Th 06
Thiếu hụt vitamin A, B, C, D ảnh hưởng đến quá trình sản xuất melatonin, dopamine, có thể dẫn đến căng thẳng, rối loạn giấc ngủ. Thiếu hụt vitamin làm mất cân bằng các chất dẫn truyền thần kinh như serotonin (chất thúc đẩy cảm giác hạnh phúc, thư giãn) và melatonin (hormone ngủ tự nhiên của cơ thể), ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Vitamin tham gia vào quá trình điều chỉnh chu kỳ sinh học, giảm nguy cơ gặp các tình trạng liên quan như ngưng thở khi ngủ, suy giảm trí nhớ do mất ngủ… Thiếu hụt vitamin còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan như ung thư, tim mạch, đột quỵ, trầm cảm, các bệnh rối loạn thần kinh khác. Vitamin A chứa axit retinoic đóng vai trò điều chỉnh chức năng não, trong đó có điều hòa giấc ngủ. Vitamin A hoạt động tương tự như melanopsin - có khả năng kiểm soát một số phản ứng sinh học quan trọng đối với ánh sáng. Nếu cơ thể thiếu hụt vitamin A, não không thể phân biệt ngày và đêm, nhịp sinh học bị xáo trộn dẫn đến rối loạn giấc ngủ. Thực phẩm giàu vitamin A như trứng, sữa, thịt gia cầm, cà chua, khoai lang, cà rốt, bông cải xanh. Vitamin nhóm B (B6, B12) có liên quan đến hoạt động của não bộ và giấc ngủ. Vitamin B6 thúc đẩy cơ thể sản sinh melatonin, serotonin, điều chỉnh lượng tryptophan tạo ra giấc ngủ ngon và sâu hơn. Bổ sung vitamin B6 thông qua thực phẩm như gan heo, trứng, thịt bò, cà rốt. Vitamin B12 góp phần tăng sản xuất melatonin. Thiếu hụt vitamin này dễ bị khó ngủ, mất ngủ. Thịt gà, thịt bò, ngũ cốc, trứng, sữa, sữa chua giàu vitamin B12. Vitamin D có khả năng điều hòa giấc ngủ bằng cách tham gia vào quá trình sản xuất melatonin và dopamine thông qua tác động thần kinh đệm. Thiếu hụt vitamin D gây khó ngủ, thời gian ngủ ngắn, thức dậy nhiều lần, tăng nguy cơ ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn, hội chứng chân không yên và các rối loạn giấc ngủ khác. Tăng cường vitamin D bằng cách tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời hoặc bổ sung các món ăn như cá béo, trứng, sữa. Vitamin E là chất chống oxy hóa bảo vệ tế bào cơ thể khỏi sự tấn công của các gốc tự do. Vitamin E hỗ trợ bảo vệ vùng hồi hãi mã - một phần nằm trong thùy thái dương, giúp chống lại tình trạng suy giảm trí nhớ, sa sút trí tuệ do mất ngủ kéo dài. Nó còn góp phần cải thiện nhịp thở vào ban đêm và chất lượng giấc ngủ ở người mắc chứng ngưng thở khi ngủ. Tăng cường vitamin E qua thực phẩm như hạt hướng dương, hạnh nhân, dầu đậu nành, cà chua, bông cải xanh, bí ngô, bơ, tôm. Vitamin C là chất chống oxy hóa giúp kiểm soát mức độ căng thẳng oxy hóa, nhờ đó thúc đẩy giấc ngủ tốt hơn. Vitamin C kết hợp với vitamin E hạn chế các cơn buồn ngủ vào ban ngày, ngăn ngừa suy giảm trí nhớ do mất ngủ. Bên cạnh bổ sung thực phẩm giàu vitamin cải thiện chất lượng giấc ngủ, bác sĩ khuyến cáo tránh ăn tối sau 20h, không ăn quá no. Mỗi ngày nên ngủ - thức đúng giờ, hạn chế ngủ trưa quá nhiều, tạo không gian yên tĩnh, mát mẻ, đủ độ tối. Tránh sử dụng thiết bị điện tử ít nhất từ 1-2 giờ trước khi đi ngủ, tập thể dục thể thao đều đặn, hạn chế sử dụng chất kích thích như trà, cà phê, nước có ga… vào chiều tối cũng giúp ngon giấc. Các tinh chất thiên nhiên chiết xuất từ blueberry (việt quất) và ginkgo biloba (bạch quả) có khả năng vượt qua hàng rào mạch máu não, hỗ trợ chống gốc tự do, tăng cường tuần hoàn máu não, nhờ đó cải thiện mất ngủ, khó ngủ.
Th 06
Suy dinh dưỡng là tình trạng thiếu hụt năng lượng và các chất dinh dưỡng làm ảnh hưởng đến quá trình sống, hoạt động và tăng trưởng bình thường của cơ thể trẻ. 1.NGUYÊN NHÂN SUY DINH DƯỠNG Ở TRẺ NHỎ Có thể phân loại suy dinh dưỡng trẻ em ra làm 3 thể: Suy dinh dưỡng thể nhẹ cân: do tình trạng thiếu dinh dưỡng dẫn đến cân nặng thấp hơn so với mức tiêu chuẩn của trẻ cùng tuổi và giới, được xác định khi cân nặng thấp hơn với mức tiêu chuẩn của trẻ cùng tuổi và giới. Thể nhẹ cân phản ánh tình trạng thiếu dinh dưỡng kéo dài cũng như tình trạng thiếu dinh dưỡng tại thời điểm đánh giá. Suy dinh dưỡng thấp còi: Do tình trạng chậm tăng trưởng kéo dài dẫn đến trẻ không đạt được chiều cao cần có của một đứa trẻ cùng tuổi ở quần thể tham khảo, được xác định khi chiều cao thấp hơn với mức tiêu chuẩn của trẻ cùng tuổi và giới. Thể còi cọc phản ánh tình trạng chậm phát triển mãn tính, kéo dài từ trong quá khứ, có thể bắt đầu sớm từ giai đoạn bào thai do mẹ bị thiếu dinh dưỡng. Suy dinh dưỡng thể gầy còm: Khi chỉ tiêu cân nặng theo chiều cao của trẻ tụt xuống thấp đáng kể so với chỉ số nên có ở quần thể tham khảo, được xác định khi cân nặng chiều cao thấp hơn với mức tiêu chuẩn của trẻ cùng tuổi và cùng giới. Thể gầy còm phản ánh tình trạng thiếu dinh dưỡng cấp tính do tình trạng không lên cân hoặc tụt cân. Suy dinh dưỡng có thể xảy ra do thiếu cung cấp, tăng tiêu hao dưỡng chất hoặc cả hai. Thiếu cung cấp: -Không cung cấp đủ lương thực, thực phẩm. -Trẻ biếng ăn, ăn không đủ nhu cầu. -Chế độ ăn nghèo nàn, cách chế biến không phù hợp, thiếu năng lượng và dưỡng chất. Tăng tiêu hao: -Trẻ bị bệnh, nhất là bệnh kéo dài. -Rối loạn tiêu hóa - hấp thụ. -Nhiễm ký sinh trùng đường ruột. -Thất thoát chất dinh dưỡng do bệnh lý. Trong đa số trường hợp thì suy dinh dưỡng xảy ra do sự kết hợp của cả 2 cơ chế, vừa giảm năng lượng ăn vào vừa tăng năng lượng tiêu hao. 2.SUY DINH DƯỠNG DẪN ĐẾN HỆ LỤY GÌ? Thiếu năng lượng và các chất dinh dưỡng có thể khiến trẻ bị suy dinh dưỡng. Tình trạng này có thể dẫn tới hậu quả nặng nề như trẻ chậm phát triển thể chất, trí não, sức đề kháng yếu, tăng tỷ lệ bệnh tật tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi. ẢNH HƯỞNG CỦA SUY DINH DƯỠNG ĐẾN TRẺ NHỎ BAO GỒM: Suy yếu hệ miễn dịch, tăng nguy cơ nhiễm trùng Suy dinh dưỡng và thiếu vi chất (thiếu đạm, sắt, kẽm, vitamin…) làm hệ miễn dịch của trẻ yếu đi nên dễ mắc bệnh nhiễm trùng, phải sử dụng kháng sinh thường xuyên, gây biếng ăn, tiêu hóa kém, không hấp thụ được dưỡng chất, càng làm suy dinh dưỡng nặng hơn. Rối loạn các chức năng cơ thể, gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe Tình trạng suy dinh dưỡng sẽ làm cho các cơ quan quan trọng trong cơ thể bị rối loạn. Các cơ quan bị ảnh hưởng nặng nề nhất là gan, tim và thận, có thể dẫn đến gan thoái hóa, suy tim, suy thận… Thiếu vi chất cũng gây nhiều vấn đề sức khỏe. Ví dụ thiếu vitamin A gây khô giác mạc, quáng gà, ảnh hưởng xấu đến thị giác của trẻ, thiếu sắt, đạm và một số vitamin nhóm B gây thiếu máu, thiếu đạm, canxi, kẽm, vitamin A, D, K…. ảnh hưởng đến sự phát triển của xương, thiếu đạm gây phù… Chậm phát triển thể chất Ảnh hưởng trên tầm vóc. Thiếu dinh dưỡng ảnh hưởng trên chức năng toàn bộ các hệ cơ quan của cơ thể, kể cả hệ xương, nhất là giai đoạn 1000 ngày đầu đời (giai đoạn bào thai và 2 năm đầu). Suy dinh dưỡng sớm và kéo dài làm cho trẻ phát triển còi cọc, khi trưởng thành có tầm vóc thấp, tăng nguy cơ béo phì sau này. Chậm phát triển tâm thần Suy dinh dưỡng ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của não bộ trong giai đoạn trẻ dưới 6 tuổi do thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển não bộ và trí tuệ của trẻ như chất béo, chất đường bột, sắt, iot, DHA, taurine… Trẻ bị suy dinh dưỡng cũng thường chậm chạp, hay gặp các vấn đề về ngôn ngữ, trí nhớ và giao tiếp xã hội, kéo theo sự giảm chú ý, học tập, tiếp thu. 3.CÁCH PHÒNG CHỐNG SUY DINH DƯỠNG CHO TRẺ Cho trẻ bú mẹ ngay sau khi sinh, bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu: sữa mẹ luôn là thức ăn đầu đời hoàn hảo nhất cho trẻ sơ sinh và là thức ăn tốt nhất, được trẻ chấp nhận trong giai đoạn sau. Sữa mẹ ngoài cung cấp chất dinh dưỡng còn cung cấp các yếu tố chống lại bệnh tật, bảo vệ trẻ khỏi các bệnh lý nhiễm trùng. Chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ bằng bữa ăn hợp lý: Tập cho trẻ ăn dặm khi trẻ bắt đầu 6 tháng tuổi. Cho trẻ ăn đầy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng (bột, đường, đạm, béo), không kiêng khem, có thể duy trì sữa mẹ trong thời gian dưới 2 tuổi. Nếu không có sữa mẹ đủ, chọn loại sữa thay thế phù hợp. Vệ sinh an toàn thực phẩm: Là vấn đề quan trọng hàng đầu trong việc bảo vệ trẻ tránh các bệnh nhiễm trùng về đường ruột, giun sán… Chọn lựa thực phẩm tươi cho trẻ, tránh bảo quản dài ngày, trừ trường hợp có tủ cấp đông theo đúng quy cách, hạn chế cho trẻ dùng các thực phẩm chế biến sẵn, đóng hộp, nấu nướng thức ăn chín kỹ. Vệ sinh môi trường - vệ sinh cá nhân cho trẻ, người chăm sóc trẻ Theo dõi biểu đồ tăng trưởng của trẻ hằng tháng: nhằm phát hiện sớm tình trạng suy dinh dưỡng hoặc các nguy cơ nếu có và can thiệp sớm. Ngừa và trị bệnh: điều trị triệt để các bệnh lý nhiễm trùng hô hấp, tiêu chảy… không lạm dụng kháng sinh mà dùng kháng sinh đúng chỉ định, đủ liều, đủ thời gian, chăm sóc dinh dưỡng tích cực trong thời gian bệnh và phục hồi dinh dưỡng sau thời gian bệnh. Tẩy giun định kỳ mỗi 6 tháng cho trẻ từ 2 tuổi
Th 06
Canxi là một khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của xương, răng và nhiều bộ phận khác trong cơ thể. Khi mức canxi trong máu hạ xuống thấp hơn bình thường sẽ gây ra hiện tượng hạ canxi máu và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. 1.HẠ CANXI MÁU LÀ GÌ? Hạ canxi máu là tình trạng nồng độ canxi trong máu bị hạ xuống thấp hơn so với mức bình thường. Cụ thể, khi xét nghiệm nồng độ canxi toàn phần, nếu kết quả cho thấy nồng độ canxi hạ xuống thấp dưới mức 8.8 mg/dL tức nhỏ hơn mức 2.10 mmol/L nghĩa là bạn đã bị hạ canxi máu. 2.NGUYÊN NHÂN HẠ CANXI MÁU Thông thường hiện tượng tụt canxi máu xảy ra khi cơ thể bài tiết canxi quá nhanh hoặc hấp thu và chuyển hóa canxi quá chậm. Theo đó, bất kỳ nguyên nhân nào ảnh hưởng đến quá trình bài tiết, chuyển hóa và hấp thu canxi của cơ thể đều có thể là nguyên nhân gây ra hiện tượng hạ canxi máu. Nguyên nhân hạ canxi máu bao gồm: Suy tuyến cận giáp: Hiện tượng này xảy ra khi tuyến cận giáp không sản xuất đủ hormon tuyến cận giáp (PTH). Đây là loại hormone giúp tăng cường khả năng hấp thu và duy trì nồng độ canxi có trong xương. Vì thế, khi hàm lượng PTH thấp, tình trạng hạ canxi máu sẽ xảy ra. Thiếu vitamin D: Vitamin D là dưỡng chất cần thiết giúp cơ thể hấp thu canxi một cách hiệu quả hơn. Khi cơ thể thiếu vitamin D sẽ khiến quá trình hấp thu và tổng hợp canxi bị chậm lại dẫn đến hạ canxi máu. Thông thường, tình trạng hạ canxi máu do thiếu vitamin D thường xảy ra khi người bệnh bị rối loạn dinh dưỡng hoặc không tiếp xúc đủ với ánh nắng mặt trời. Suy thận: Là bệnh xảy ra khi hàm lượng photpho trong máu tăng lên, khiến quá trình sản xuất vitamin D ở thận bị ngưng trệ. Giả suy tuyến cận giáp: Đây là một hiện tượng rối loạn di truyền do cơ thể không phản ứng với hormon PTH. Hiện tượng rối loạn này khiến cơ thể không hấp thu hoặc tạo canxi từ đó rơi vào tình trạng hạ canxi máu. Hạ magie máu: Hiện tượng này xảy ra khi lượng magie trong máu bị hạ xuống mức thấp bất thường. Lượng magie thấp sẽ làm giả khả năng sản sinh hormon PTH và ảnh hưởng đến quá trình hấp thu canxi của cơ thể. Viêm tụy: Căn bệnh này xảy ra khi tuyến tụy của cơ thể bị viêm gây tụt canxi máu. Rối loạn di truyền: Các bệnh về đột biến gen - chẳng hạn như hội chứng DiGeorge là những hiện tượng rối loạn di truyền có thể gây hạ canxi máu. Dùng thuốc: Các loại thuốc trị loãng xương, thuốc kháng viêm, thuốc kháng khuẩn, thuốc điều trị tuyến giáp, thuốc trị sốt rét, thuốc trị rối loạn chuyển hóa canxi đều có thể gây hạ canxi máu. 3.AI DỄ BỊ HẠ CANXI MÁU Bất kỳ ai cũng có thể dễ bị hạ canxi máu nếu không được bổ sung đầy đủ canxi trong khẩu phần ăn hoặc có bệnh lý gây rối loạn chuyển hóa và hấp thu canxi. Theo đó, căn bệnh hạ canxi huyết có thể xảy ra với mọi đối tượng ở nhiều độ tuổi khác nhau bao gồm: Phụ nữ trong thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh, đặc biệt là những người có thói quen hút thuốc hoặc uống nhiều rượu. Phụ nữ mang thai và cho con bú cũng cần đủ lượng canxi để hỗ trợ sự phát triển của thai nhi và sữa mẹ. Người lớn tuổi có thể hấp thu canxi kém hơn do quá trình lão hóa. Những người không ăn đủ thực phẩm giàu canxi hoặc chế độ ăn không cân bằng, đặc biệt là những người ăn chay hoặc chế độ ăn kiêng khem. Những người có bệnh đường ruột hoặc thuốc chống loãng xương có thể hấp thu canxi kém hơn. Trẻ sơ sinh bị canxi máu do rối loạn di truyền. 4.TRIỆU CHỨNG HẠ CANXI Những người bị thiếu canxi hoặc hạ canxi máu ở mức độ nhẹ và vừa thường không có triệu chứng hạ canxi cụ thể. Tuy nhiên, khi bệnh tiến triển nặng, bệnh nhân thường thấy: Cơ bắp bị chuột rút, đặc biệt ở vùng lưng và chân. Da bị khô và xuất hiện vảy. Móng tay bị nứt nẻ, giòn và dễ gãy. Tóc rụng thường xuyên và liên tục. Tình trạng này nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra các triệu chứng thần kinh ảnh hưởng đến tâm lý người bệnh như: lú lẫn, trầm cảm, ảo giác, ngứa ran ở môi/ lưỡi/ ngón tay/ bàn chân, đau cơ, co thắt cơ trong cổ họng gây khó thở, cứng và co thắt cơ bắp. 5.HẠ CANXI MÁU CÓ NGUY HIỂM KHÔNG? Hạ canxi máu có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến hiện tượng suy tim, động kinh, loạn nhịp tim, thậm chí là tử vong. Bên cạnh đó, tình trạng hạ canxi máu còn gây ra các triệu chứng thần kinh như lú lẫn, suy giảm trí nhớ, trầm cảm và ảo giác. Do đó nếu bạn nghi ngờ mình bị hạ canxi máu hãy nhanh chóng đến các cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và điều trị kịp thời tránh các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng. 6.HẠ CANXI NÊN ĂN GÌ VÀ KHÔNG NÊN ĂN GÌ? HẠ CANXI NÊN ĂN GÌ? Người bị hạ canxi nên tăng cường các loại thực phẩm giàu canxi, magie và vitamin D. Dưới đây là một số thực phẩm giàu canxi mà bạn có thể bổ sung vào khẩu phần ăn hằng ngày để hỗ trợ điều trị chứng hạ canxi: Sữa và chế phẩm từ sữa: gồm sữa bò, phô mai, sữa chua, kem, sữa đậu nành… Các loại cá béo và hải sản: cá hồi, cá mòi, cá chình, tôm, cua… Rau xanh: gồm cải xoăn, cải bó xôi, bắp cải, bông cải xanh… Các loại hạt và đậu: hạt hướng dương, hạt chia, hạt mè, hạt hạnh nhân, đậu phộng, đậu nành. Các nguồn khác: đậu hũ, nước ép cam, bột mì được bổ sung canxi và một số loại nước khoáng có chứa canxi. Ngoài canxi, vitamin D, magie đóng vai trò tổng hợp quan trọng trong quá trình tổng hợp và hấp thu canxi cho xương. Vậy bạn cần tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu canxi, vitamin D, magie như sữa ít béo và không béo, cá mòi, cá hồi đóng hộp, đậu phụ, cải xoăn, bông cải xanh, ớt đỏ, dâu tây… HẠ CANXI KHÔNG NÊN ĂN GÌ? Ngược lại, người bị thiếu canxi không nên ăn các thực phẩm giàu phylate, oxalate, caffeine và muối cùng với thời điểm ăn các loại thực phẩm giàu canxi. Nguyên nhân là bởi cả 4 hợp chất trên đều có khả năng hấp thu hoặc tăng cường khả năng bài tiết canxi của cơ thể. Trong khi đó: Oxalate: có nhiều trong cải bó xôi, củ cải đường, đậu nành, cà phê, socola, cà chua, cải xoăn, lạc, lúa mạch, dưa hấu… Phytate: có nhiều trong các loại ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt và đậu phộng, hạt điều, hạt hướng dương, ngô… Tuy nhiên nếu bạn sơ chế đậu (hạt) kỹ, ngâm chúng lâu trong nước hoặc áp dụng các phương pháp lên men trong chế biến thì hàm lượng phytate có thể giảm đi đáng kể. Caffeine: có trong trà, cà phê, socola và nước ngọt có ga. Muối ăn: việc tiêu thụ nhiều muối ăn có thể tăng bài tiết canxi qua nước tiểu. Do đó làm hạn chế lượng muối ăn giúp bạn giảm được nguy cơ bị hạ canxi máu. Ngoài các thực phẩm này thì các thói quen xấu như hút thuốc lá và uống quá nhiều cà phê cũng ảnh hưởng đến sự hấp thu canxi, bởi chúng có tác dụng như thuốc lợi tiểu nhỏ, đẩy canxi ra ngoài theo đường bài tiết trước khi nó có thể được cơ thể hấp thu.
Th 06
Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe và sự phát triển của cơ thể. Tuy nhiên, hiện nay, do lối sống hiện đại, đồ ăn nhanh phát triển rầm rộ khiến sự mất cân bằng về dinh dưỡng ngày càng trầm trọng. 1.THỰC TRẠNG MẤT CÂN BẰNG DINH DƯỠNG HIỆN NAY Tỷ lệ thiếu năng lượng thường diễn ra ở người trưởng thành, vẫn còn tương đối cao trong khi tỷ lệ thừa cân béo phì đang gia tăng nhanh chóng, đặc biệt ở khu vực thành thị. Năm 2018, Tổ chức Y Tế thế giới báo cáo rằng 25% phụ nữ và 20% nam giới trưởng thành ở Việt Nam bị thừa cân béo phì. Khi tăng trưởng kinh tế cùng với sự can thiệp của các chương trình dinh dưỡng tại nông thôn đã làm giảm thiểu tình trạng thiếu năng lượng trong khẩu phần ăn nhưng lại thay thế bằng các vấn đề dinh dưỡng phức tap hơn. Đó là tình trạng tiêu thụ quá nhiều thực phẩm chứa năng lượng rỗng như thức ăn nhanh, đồ ăn đóng hộp, nước uống có đường vượt ngưỡng ngày càng phổ biến. Những sản phẩm này rất dễ tiếp cận từ vô số điểm bán, sự tiện lợi và giá thành phải chăng. Đặc biệt trong bối cảnh cuộc sống ngày càng bận rộn, mọi người thường có xu hướng lựa chọn các bữa ăn nhanh chóng, đơn giản, tiện lợi, ngoài ra các loại thức ăn nhanh còn rất hấp dẫn về mặt thị giác và vị giác. Đây chính là những yếu tố làm thay đổi dần mô hình ăn uống truyền thống với những bữa ăn gia đình vốn dĩ đã cân đối và cung cấp nguồn dưỡng chất đa dạng. Bên cạnh đó, khẩu phần ăn của người Việt cũng có nhiều thay đổi trong vòng 10 năm qua: -Mức tiêu thụ thịt tăng nhanh, từ 84g/ người/ ngày năm 2010 tăng lên 136,4g/ người/ ngày năm 2020, vượt quá khuyến nghị. -Mức tiêu thụ rau (231g/ người/ ngày) và hoa quả (140,7g/ người/ ngày) tuy có tăng nhưng vẫn chưa đạt được mức khuyến nghị tối đa 400g/ ngày. -Tỷ lệ protein động vật/ protein tổng số tăng cao, đặc biệt ở thành thị tăng tới 53,5% vượt quá mức 30-35% theo nhu cầu khuyến nghị. Sự kết hợp của việc tiêu thụ thực phẩm năng lượng rỗng và sự mất cân bằng giữa các nhóm thực phẩm trong khẩu phần ăn đang dẫn đến nguy cơ vừa thiếu vi chất, chất xơ, vitamin, vừa dư thừa năng lượng, chất béo. Đây chính là nguyên nhân mất cân bằng dinh dưỡng, làm gia tăng các bệnh mãn tính không lây như thừa cân béo phì, đái tháo đường, tim mạch ở Việt Nam. 2.MỘT SỐ VÍ DỤ VỀ BỮA ĂN MẤT CÂN BẰNG DINH DƯỠNG THƯỜNG GẶP Chế độ dinh dưỡng cân bằng là chế độ ăn bao gồm đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất cần thiết: chất đạm, chất bột đường, chất béo, vitamin và khoáng chất với tỷ lệ phù hợp để cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống hằng ngày. Mất cân bằng dinh dưỡng là tình trạng cơ thể không được nạp đầy đủ và cân đối các chất cần thiết do bữa ăn không đảm bảo sự đa dạng thực phẩm. Bữa sáng với một phần bánh mì hamburger có thể khiến bạn nạp nhiều dầu mỡ và tinh bột mà thiếu rau xanh, hoặc bữa trưa với một phần gà rán, khoai tây chiên kèm theo một ly nước ngọt (ví dụ điển hình cho việc tiêu thụ năng lượng rỗng) chỉ cung cấp các chất dinh dưỡng giàu năng lượng như chất béo, đường đơn giản nhưng không có vitamin và khoáng chất để có thể chuyển hóa được các chất dinh dưỡng này. Vì vậy tất cả năng lượng cơ thể nạp vào đều sẽ được tích trữ dưới dạng mỡ thừa. Trong khi đó, bữa tối muộn với nhiều món xào, nướng, sử dụng quá nhiều dầu mỡ kèm nước uống có cồn là sự kết hợp chết người. Khi đã ngà ngà ta rất dễ mất kiểm soát và ăn uống vô độ. Lúc này, cơ thể không chỉ tích tụ một lượng lớn năng lượng dư thừa từ dầu mỡ và cồn mà còn phải oằn mình giải độc. Lâu dần, thói quen ăn uống kiểu này sẽ đẩy cơ thể đến gần hơn với nguy cơ thừa cân béo phì và gánh nặng bệnh tật về sau. Bên cạnh đó, thói quen ăn vặt với snacks, bánh kẹo, nước ngọt dễ khiến cơ thể nạp thừa năng lượng rỗng, tinh bột và đường mà thiếu chất xơ, vitamin. 3.GIẢI PHÁP NÀO KHẮC PHỤC MẤT CÂN BẰNG DINH DƯỠNG? Để khắc phục tình trạng mất cân bằng dinh dưỡng, mỗi người cần thực hiện chế độ ăn phù hợp với từng bữa ăn lành mạnh. Bữa ăn lành mạnh là bữa ăn cung cấp đầy đủ, cân đối, hợp lý các chất dinh dưỡng (chất đạm, chất béo, chất bột đường), vitamin và khoáng chất, thực phẩm chế biến phải đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và không trở thành nguồn gây bệnh. Bên cạnh đó, người chế biến bữa ăn phải biết lựa chọn thực phẩm vệ sinh, an toàn, tươi ngon, không sử dụng thực phẩm hết hạn, không để rau lâu ngày, không chế biến thức ăn quá sớm trước khi ăn…