Trong tình hình dịch Covid 19 có nguy cơ bùng phát, mỗi người dân phải nâng cao ý thức giữ vệ sinh cá nhân, đeo khẩu trang nơi công cộng, giữ khoảng cách an toàn,… đồng thời cũng phải tìm hiểu các biện pháp tăng cường sức đề kháng để giảm nguy cơ lây nhiễm virus.
Biện pháp đơn giản nhất là bổ sung các chất dinh dưỡng cho cơ thể từ thực phẩm sử dụng hàng ngày.
Tỏi
Trong tỏi chứa chất đạm, đường, chất béo và một số dưỡng chất quan trọng khác như vitamin B, C, A, sắt, magie, canxi, kali, selen, mangan, photpho,...Tỏi được ví như một thuốc kháng sinh tự nhiên nên giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng, hạ sốt, hỗ trợ điều trị cảm cúm.
Theo y học cổ truyền, tỏi có vị cay tính ôn và quy kinh can nên chúng có khả năng chữa bệnh lỵ ra máu, tiêu đờm, trừ ho hiệu quả đồng thời thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể.
Theo y học hiện đại, Allicin có trong tỏi là chất tạo ra mùi vị đặc trưng của tỏi và có tác dụng mạnh trong việc làm lưu thông mũi, tăng quá trình trao đổi khí trong phổi. Nhờ đó, hệ hô hấp được khỏe mạnh. Không chỉ vậy, tỏi còn chứa chất chống oxy hóa và kích thích hệ tiêu hóa tốt, ngăn ngừa đau bụng do nhiễm hàn.
Tuy nhiên trong củ tỏi sống allicin chưa tồn tại, tiền chất của Allicin là Alliin. Phải đến khi bạn nghiền nát hoặc đập dập củ tỏi, kích thích enzym alinase hoạt động thì Allicin có trong tỏi sống mới biến thành Allicin và có hoạt tính kháng sinh tốt.
Theo khuyến cáo của các chuyên gia, mỗi người nên ăn từ 1-3 tép tỏi 1 ngày. Không nên ăn quá nhiều vì ăn quá nhiều cũng có thể gây độc. Chế biến tỏi nên đập dập hoặc cắt lát tỏi sau đó đợi 10-15 phút rồi hãy chế biến nhằm giữ lại tối đa công dụng của tỏi. Lưu ý rằng khi chế biến không nên chế biến ở nhiệt độ quá cao.
Hoa quả thuộc chi cam chanh (Citrus)
Vitamin C là dưỡng chất thiết yếu giúp tăng cường sức đề kháng, bởi vitamin C làm tăng sự sản xuất bạch cầu. Vitamin C có đặc tính chống oxy hóa, có thể bảo vệ các tế bào khỏi các chất gây hại. Nếu một người thiếu vitamin C, vết thương sẽ chậm lành, phản ứng miễn dịch suy giảm và không có khả năng chống lại sự nhiễm trùng.
Các trái cây giàu vitamin C như bưởi, cam, quýt, chanh, ổi, dâu tây, mâm xôi,…
Do vitamin C không được dự trữ trong cơ thể nên việc bổ sung vitamin C cần đều đặn hàng ngày.
Những trái cây thuộc chi cam chanh rất giàu vitamin C và beta-carotene - một chất chống oxy hóa tự nhiên mạnh mẽ giúp cải thiện làn da và màu da.
Nước cam bưởi là thức uống thơm ngon, hợp khẩu vị của nhiều người đồng thời sự kết hợp này mang lại nguồn vitamin C dồi dào cho cơ thể.
Súp lơ xanh
Súp lơ chứa hàm lượng vitamin và khoáng chất dồi dào như vitamin A, C, E,.... Đây là loại rau tốt cho sức khỏe nên bổ sung vào thực đơn các món ăn của cả gia đình.
Bí quyết để giữ hàm lượng các vitamin và khoáng chất trong súp lơ không bị giảm đi là thời gian đun nấu càng ngắn càng tốt, hoặc thậm chí là không cần đun nấu.
Ớt chuông đỏ
Ớt chuông đỏ không chỉ có vị ngọt tự nhiên, ít đường mà còn chứa hàm lượng vitamin C rất cao, gấp đôi so với cam quýt. Chỉ cần một trái ớt chuông đỏ là đủ vitamin C một ngày cho cơ thể.
Bạn có thể dùng ớt chuông là salad, xào, nấu súp hay ăn sống,…
Cà chua
Cà chua rất giàu vitamin B9, thường được gọi là folate. Nếu cơ thể được bổ sung thường xuyên vitamin này sẽ giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng cao. Ngoài ra, cà chua được chứng minh là có thể giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể theo thời gian, do chứa hàm lượng lycopene cao.
Bí ngô
Ngoài nấu canh thông thường thì có thể kết hợp bí ngô với sữa để tạo ra món sữa bí ngô vô cùng bổ dưỡng, không những giúp căng cường hệ thống miễn dịch mà còn giúp cải thiện sức khỏe xương, ngăn ngừa mãn kinh sớm, giảm cholesterol xấu, tốt cho da và tóc...
Trong bí ngô chứa rất nhiều kẽm, đây là thành phần phổ biến trong các loại thuốc chữa viêm và tăng cường miễn dịch.
Chuối
Chuối cũng chứa vitamin C - vitamin có giá trị trong việc tổng hợp các mô liên kết, hấp thụ sắt và sự hình thành của máu.
Kali trong chuối là một khoáng chất có ích trong việc tạo cơ bắp và protein synthesis.
Có thể nói không có loại trái cây nào chứa carbohydrate dễ tiêu hóa hơn chuối, đốt cháy calo từ carbohydrate dễ dàng hơn và nhanh chóng hơn so với lượng calo từ chất béo hoặc protein.
Trong chuối còn chứa nhiều loại đường tự nhiên, sucrose, fructose và glucose cùng với chất xơ.
Thịt gà
Thịt gà giàu vitamin B có lợi cho miễn dịch đường ruột, tăng cường sức đề kháng.
Khi ốm thì món cháo gà không chỉ giúp bạn có cảm giác ăn uống ngon miệng mà còn là một loại thuốc. Nó giúp cải thiện các triệu chứng cảm lạnh.
Động vật có vỏ
Tuy không được biết đến nhiều như vitamin và các khoáng chất khác nhưng kẽm lại có tác dụng cực tốt giúp các tế bào miễn dịch thực hiện được tốt chức năng của nó. Một số loại động vật có vỏ có thể kể đến là: cua, sò tôm, trai,... là nguồn thực phẩm top đầu được lựa chọn để bổ sung kẽm cho cơ thể.
Bên cạnh chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, chúng ta nên tập thể dục thường xuyên, ngủ đủ giấc, giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng quá mức, hạn chế chất kích thích,… để có một sức đề kháng tốt chống lại dịch bệnh.