CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ DƯỢC PHẨM HADU

LÝ DO KHÔNG DÙNG THỰC PHẨM BỔ SUNG MAGIE VỚI SẮT, KẼM VÀ CANXI
18

Th 11

LÝ DO KHÔNG DÙNG THỰC PHẨM BỔ SUNG MAGIE VỚI SẮT, KẼM VÀ CANXI

  • admin
  • 0 bình luận

Magie là một khoáng chất thiết yếu mà cơ thể cần để thực hiện một số chức năng sinh học quan trọng, nhưng nếu tiêu thụ thực phẩm bổ sung magie không đúng cách, sẽ không mang lại kết quả tối ưu mà còn gây hại… Một số loại thực phẩm bổ sung khoáng chất như canxi, sắt, kẽm có thể cản trở quá trình hấp thụ magie, gây tương tác tiêu cực. Dưới đây là một số lưu ý khi dùng: CANXI CÓ THỂ CẠNH TRANH VỚI MAGIE ĐỂ HẤP THỤ VÀO CƠ THỂ Magie và canxi là những khoáng chất thiết yếu thường được khuyến nghị dùng chung cho sức khỏe xương, nhưng chúng có thể cạnh tranh hấp thụ trong cơ thể (có chung các con đường hấp thụ trong ruột, khiến chúng cạnh tranh nếu dùng cùng lúc). Khi điều này xảy ra, sẽ giảm hiệu quả hấp thụ và sử dụng của từng loại khoáng chất, khiến bạn có thể không nhận được lợi ích đầy đủ của 1 trong 2 loại thực phẩm bổ sung, dẫn đến tình trạng thiếu hụt theo thời gian. Để giảm thiểu nguy cơ này, khuyến cáo bổ sung canxi và magie nên cách nhau ít nhất vài giờ. Ngoài ra, canxi ảnh hưởng đến cách magie được sử dụng trong tế bào, đặc biệt là liên quan đến chức năng của nó trong các enzyme và sự giãn cơ. Do đó, sự tương tác của các chất bổ sung này khi dùng cùng 1 lúc, có thể gây ra chuột rút, mệt mỏi, mất ngủ vì magie là chất làm giãn cơ tự nhiên, đóng vai trò quan trọng trong việc làm dịu hệ thần kinh. KẼM LÀM GIẢM LỢI ÍCH CỦA MAGIE Kẽm cũng là một khoáng chất thiết yếu cho chức năng miễn dịch, tổng hợp protein và chữa lành vết thương, nhưng lại cản trở quá trình hấp thụ magie khi dùng chung với liều lượng cao. Giống như canxi, kẽm sử dụng cách tương tự để hấp thụ trong ruột, nghĩa là chúng có thể cạnh tranh nếu dùng cùng lúc. Nếu nồng độ kẽm quá cao, có thể ức chế quá trình hấp thụ magie và làm giảm lợi ích của magie. Nồng độ kẽm cao cũng làm phá vỡ sự cân bằng của các khoáng chất trong cơ thể, đặc biệt là magie và đồng. Kẽm và đồng có mối quan hệ đối kháng, nghĩa là lượng kẽm dư thừa, có thể dẫn đến tình trạng thiếu đồng, từ đó có thể ảnh hưởng đến sự cân bằng magie. Đây là lý do tại sao tốt nhất nên hạn chế bổ sung kẽm khi dùng magie, đặc biệt là nếu bạn đang dùng magie liều cao. Để ngăn ngừa mất cân bằng khoáng chất, hãy cân nhắc dùng chất bổ sung này vào các thời điểm khác nhau trong ngày hoặc tham khảo ý kiến chuyên gia y tế hoặc dinh dưỡng để xác định mức cân bằng phù hợp với nhu cầu cá nhân. SẮT CÓ THỂ CẢN TRỞ SỰ HẤP THỤ MAGIE Sắt là khoáng chất quan trọng để sản xuất hemoglobin, hỗ trợ sức khỏe miễn dịch, nhưng có thể ức chế sự hấp thụ magie cùng lúc. Cả magie và sắt đều cần cơ chế vận chuyển tương tự trong ruột để hấp thụ, dẫn đến sự cạnh tranh nếu dùng cùng nhau. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, sắt có thể làm suy yếu sự hấp thụ magie trong ruột, đặc biệt là khi dùng liều cao. Tương tác của sắt với magie không chỉ dừng ở việc hấp thụ. Sắt dư thừa cũng có thể làm tăng stress oxy hóa trong cơ thể, có khả năng phá vỡ vai trò của magie trong việc duy trì sức khỏe tế bào. Ngoài ra, các chất bổ sung sắt thường được kê đơn cho các tình trạng như thiếu máu, trong đó việc tối ưu hóa khả năng hấp thụ là điều cần thiết. Do đó, việc dùng magie cùng với sắt có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của liệu pháp sắt cũng như giảm khả năng hấp thụ magie, dẫn đến tình trạng thiếu hụt hai khoáng chất. Đối với những người cần cả 2 chất bổ sung này, thường được khuyến cáo nên dùng sắt vào buổi sáng và magie vào buổi tối, hoặc theo lời khuyên của bác sĩ, để tránh xung đột tiềm ẩn.  

VAI TRÒ CỦA VITAMIN D TRONG NGĂN NGỪA LOÃNG XƯƠNG Ở PHỤ NỮ MÃN KINH
18

Th 11

VAI TRÒ CỦA VITAMIN D TRONG NGĂN NGỪA LOÃNG XƯƠNG Ở PHỤ NỮ MÃN KINH

  • admin
  • 0 bình luận

Để giữ cho xương chắc khỏe và ngăn ngừa loãng xương, một trong những dưỡng chất quan trọng mà phụ nữ ở giai đoạn mãn kinh cần bổ sung đó là vitamin D. Vậy vitamin D giúp ngăn ngừa loãng xương ở phụ nữ mãn kinh như thế nào và làm sao để bổ sung hiệu quả? LOÃNG XƯƠNG - BỆNH LÝ THƯỜNG GẶP Ở PHỤ NỮ MÃN KINH Loãng xương là tình trạng sức khỏe mà xương bị yếu đi, khiến xương trở nên mỏng manh và dễ gãy hơn. Tình trạng này thường phát triển chậm, âm thầm trong vài năm và chỉ được chẩn đoán khi bị ngã hoặc va chạm đột ngột khiến xương bị gãy. Ở giai đoạn đầu, bệnh thường không có dấu hiệu ngoài những dấu hiệu như mệt mỏi, ăn uống kém, nhức xương không thường xuyên. Càng về sau khi bệnh càng tiến triển nặng, các triệu chứng đau nhức lưng, đau chân tay, các khớp, mỏi bại hông mới  trở nên rõ rệt. Mỗi năm, thế giới có khoảng 200 triệu người bị loãng xương. Tại Việt Nam, loãng xương ảnh hưởng tới ⅓ phụ nữ và ⅛ đàn ông trên 50 tuổi. Ở phụ nữ, khi bước vào giai đoạn mãn kinh, thì nguy cơ loãng xương tăng lên đáng kể. Nhiều nghiên cứu cho thấy có đến 20% trường hợp phụ nữ bị mất xương trong giai đoạn mãn kinh và khoảng 10% phụ nữ trên 60 tuổi bị ảnh hưởng bởi chứng loãng xương trên toàn thế giới. Nguyên nhân là do ở giai đoạn mãn kinh, nội tiết tố trong cơ thể có sự thay đổi, nồng độ estrogen bắt đầu dao động và giảm xuống. Estrogen là hormone có tác dụng bảo vệ xương bằng cách làm chậm quá trình phân hủy xương tự nhiên. Khi lượng estrogen giảm xuống thời kỳ tiền mãn kinh, tốc độ mất xương sẽ tăng lên và làm tăng nguy cơ loãng xương. Trong số 3 loại hormone estrogen được sản xuất tự nhiên trong cơ thể là estradiol, estriol và estron thì estradiol là hormon có liên quan nhiều nhất đến nguy cơ loãng xương ở phụ nữ mãn kinh. Ở giai đoạn mãn kinh, nồng độ estradiol sẽ thấp hơn do buồng trứng không còn sản xuất, theo thời gian, mức estradiol thấp có thể dẫn đến loãng xương. Ngoài nguyên nhân về nội tiết, một lý do khác khiến phụ nữ mãn kinh có nguy cơ loãng xương cao là do cơ thể không có đủ canxi để duy trì xương khỏe mạnh. Khi không có đủ canxi, cơ thể sẽ sử dụng canxi dự trữ trong xương. Điều này khiến xương bị suy yếu và dễ gãy. BỔ SUNG VITAMIN D - BÍ QUYẾT PHÒNG NGỪA LOÃNG XƯƠNG CHO PHỤ NỮ MÃN KINH Canxi từ lâu đã được công nhận là chất dinh dưỡng quan trọng và cần thiết cho sức khỏe và duy trì mật độ xương. 99% lượng canxi trong cơ thể tập trung ở xương và răng, nếu muốn xương và răng chắc khỏe thì cần phải có đủ canxi. Để cơ thể có đủ canxi và giảm nguy cơ loãng xương ở giai đoạn mãn kinh, việc bổ sung vitamin D đóng vai trò rất quan trọng. Bởi đây là dưỡng chất tăng khả năng hấp thụ canxi ở ruột, tăng tái hấp thụ canxi ở thận và tham gia vào quá trình canxi hóa sụn tăng trưởng. Bên cạnh đó, vitamin D giúp cơ thể hấp thụ photpho - khi kết hợp với canxi, chúng sẽ giúp các dây thần kinh truyền thông điệp đi khắp cơ thể và hỗ trợ các bộ phận hoạt động bình thường. Không những thế, vitamin D còn giúp điều hòa nồng độ canxi trong máu. Việc thiếu hụt vitamin D có thể khiến cho ruột không hấp thu đủ canxi, dẫn đến canxi trong máu giảm. Từ đó, canxi buộc huy động từ xương ra để ổn định nồng độ canxi trong máu dẫn đến loãng xương, thưa xương, xương dễ gãy… LÀM THẾ NÀO ĐỂ BỔ SUNG VITAMIN D VÀ BỔ SUNG BAO NHIÊU LÀ ĐỦ? Thông thường, lượng vitamin D cần bổ sung cho phụ nữ mãn kinh khỏe mạnh là 800-1000IU/ ngày. Tuy nhiên với những phụ nữ mãn kinh bị thiếu vitamin D, lượng vitamin D cần bổ sung có thể hơn 2000IU/ ngày. Còn đối với người có nguy cơ loãng xương hoặc đang điều trị loãng xương, liều dùng vitamin D không nên ít hơn 700-800 IU mỗi ngày. Không như canxi, cách bổ sung vitamin D sẽ có chút khác biệt. Để bổ sung đủ vitamin D nhằm ngăn ngừa loãng xương ở phụ nữ mãn kinh, bạn có thể thực hiện 3 cách: 1.TIẾP XÚC VỚI ÁNH NẮNG MẶT TRỜI Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời là cách để bổ sung vitamin D dễ dàng nhất. Khi phơi nắng, da sẽ tự sản sinh ra vitamin D khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời và chất dinh dưỡng này sẽ được lưu trữ trong chất béo để sử dụng trong tương lai. Lượng vitamin D mà da có thể sản sinh sẽ phụ thuộc vào một số yếu tố như: Thời điểm và thời gian tiếp xúc với ánh nắng trong ngày. Mùa Vị trí địa lý Sắc tố da Tuổi tác và một số yếu tố khác Để việc sản sinh vitamin D hiệu quả, phụ nữ cần tiếp xúc với ánh nắng mặt trời vào buổi trưa - thời điểm tia UVB (loại tia duy nhất trong ánh nắng mặt trời có tác dụng kích thích sản sinh vitamin D) có cường độ mạnh nhất - trong khoảng 5 đến 30 phút từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều mà không có sự “che chắn” của quần áo hay kem chống nắng ở các bộ phận như mặt, cánh tay, chân và bàn tay. Tuy nhiên đây lại là thời điểm có ánh nắng gay gắt nên đa phần phụ nữ sẽ ít ra ngoài. Ngoài ra, khi chúng ta già đi, da sẽ mất dần khả năng tạo vitamin D - nhất là nếu bạn đang sống trong thành phố, dành quá ít thời gian ở ngoài trời và thường xuyên sử dụng kem chống nắng để ngăn ngừa ung thư da khi ra ngoài. Do đó, nếu phụ nữ ở giai đoạn mãn kinh chỉ bổ sung vitamin D theo cách này thì có thể dễ bị thiếu hụt. 2.BỔ SUNG VITAMIN D THÔNG QUA THỰC PHẨM Ngoài việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, để ngăn ngừa loãng xương ở giai đoạn mãn kinh, phụ nữ còn có thể bổ sung vitamin D bằng cách thêm vào chế độ ăn các thực phẩm giàu vitamin D như: Các loại cá béo như cá thu, cá hồi (khoảng 526IU/100g) Gan (42IU/ 85,05g) Lòng đỏ trứng (37IU) Nước cam (100IU/ 237ml) Sữa tươi và các sản phẩm từ sữa khác (115IU/ 237ml) Ngũ cốc ăn sáng (tùy thuộc vào nhãn hiệu) Tuy nhiên, khác biệt hoàn toàn so với canxi, vitamin D thường được tìm thấy trong rất ít loại thực phẩm. Thông thường một khẩu phần sữa (236ml) sẽ chứa khoảng 25% lượng vitamin D cần bổ sung 1 ngày, tức 100IU (dựa trên tổng lượng cần bổ sung hằng ngày là tối thiểu 400IU vitamin D). Do đó, rất khó để hấp thụ lượng vitamin D cần thiết chỉ từ nguồn thực phẩm. Hầu hết mọi người phải bổ sung vitamin D thêm bằng phương thức khác để có đủ lượng canxi nhằm hỗ trợ sức khỏe xương. 3.SỬ DỤNG VIÊN UỐNG BỔ SUNG CHỨC NĂNG VITAMIN D Để đảm bảo nhận được đủ lượng vitamin D mà cơ thể cần để phòng ngừa loãng xương, phụ nữ ở giai đoạn mãn kinh có thể cân nhắc sử dụng viên uống bổ sung vitamin D. Bởi viên uống bổ sung có thể cung cấp đủ lượng vitamin D cần thiết hằng ngày cho phụ nữ ở giai đoạn mãn kinh.  

MÁCH BẠN 3 VITAMIN GIÚP TĂNG CƯỜNG HỆ MIỄN DỊCH HIỆU QUẢ
18

Th 11

MÁCH BẠN 3 VITAMIN GIÚP TĂNG CƯỜNG HỆ MIỄN DỊCH HIỆU QUẢ

  • admin
  • 0 bình luận

Hệ miễn dịch được xem là “lá chắn” giúp con người ít mắc bệnh vặt. Chính vì vậy, làm thế nào để tăng cường miễn dịch luôn là vấn đề thu hút sự quan tâm. Có nhiều cách để tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, trong đó bổ sung các vitamin có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch là một trong những việc quan trọng nhất. 1.VITAMIN D - DƯỠNG CHẤT VÀNG CHO HỆ MIỄN DỊCH KHỎE MẠNH Vitamin D là một loại vitamin tan trong chất béo, vốn nổi tiếng với tác dụng tốt cho sức khỏe xương. Thế nhưng, không chỉ dừng lại ở đó, đây còn là vi chất có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ tăng cường miễn dịch. Cụ thể, vitamin D có thể tác động đến chức năng của các tế bào của hệ miễn dịch như bạch cầu đơn nhân (monocyte), các tế bào đại thực bào ( 1 loại tế bào chuyên biệt tham gia vào việc phát hiện, thực bào và tiêu diệt các vi khuẩn và các sinh vật có hại khác), tế bào thần kinh, tế bào NK (tế bào diệt tự nhiên), tế bào T và tế bào B (tế bào chịu trách nhiệm bảo vệ các tế bào và mô của cơ thể khỏi những mầm mống gây hại trong cơ thể) để bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh. Trong miễn dịch bẩm sinh (miễn dịch tự nhiên), vitamin D có thể tăng cường hoạt động thực bào của các đại thực bào, kích hoạt giải phóng các peptide kháng khuẩn, giúp bảo vệ sức khỏe con người và giảm nguy cơ nhiễm virus gây bệnh. Ngoài ra, vitamin D còn có ảnh hưởng đến sự trưởng thành, biệt hóa di trú của tế bào đuôi gai, dẫn đến sự ức chế toàn bộ quá trình miễn dịch. Trong đáp ứng miễn dịch được thực hiện bởi các tế bào T, tế bào B, vitamin D giúp ngăn chặn sự biệt hóa tế bào B, ức chế sự hoạt hóa tế bào T, đồng thời ức chế tế bào T bài tiết các cytokine. Đặc biệt theo một báo cáo vào tháng 1/2020 trên tạp chí Nutrients, vitamin D còn có đặc tính chống viêm và điều hòa miễn dịch, giúp làm giảm sản xuất các kháng khuẩn, giúp bảo vệ sức khỏe con người và làm giảm nguy cơ nhiễm virus gây bệnh. Ngoài ra, vitamin D còn ảnh hưởng đến sự trưởng thành, biệt hóa di trú của các tế bào đuôi gai, dẫn đến sự ức chế của toàn bộ quá trình miễn dịch. Ngoài ra, chức năng phổi cũng có thể bị suy giảm, gây ảnh hưởng đến khả năng chống nhiễm trùng đường hô hấp và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như cảm lạnh, viêm mũi dị ứng, viêm phế quản, viêm xoang, viêm họng, lao, hen suyễn và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD). Nếu như trước đây người ta cho rằng nhu cầu vitamin D ở cả trẻ em và người lớn chỉ cần 200-400IU/ ngày thì hiện nay ngày càng có nhiều nghiên cứu cho thấy rằng nhu cầu này không đủ đảm bảo, nhất là với người lớn tuổi. Nhiều bằng chứng từ những nghiên cứu dịch tễ học cũng cho thấy tỷ lệ thiếu vitamin D của người Việt Nam trong những năm qua là rất cao so với các nước xung quanh. Do đó, việc bổ sung vitamin D rất quan trọng. Để có một hệ miễn dịch khỏe mạnh, việc cung cấp đủ vitamin D cho cơ thể đóng vai trò rất quan trọng. Theo các cố vấn dinh dưỡng của chính phủ Hoa Kỳ đã đưa ra mức nhu cầu về vitamin D hằng ngày phù hợp cho từng đối tượng khác nhau, cụ thể như sau: Trẻ sơ sinh đến 1 tuổi: cần ít nhất 400IU/ ngày. Tuy nhiên cần lưu ý rằng, không được vượt quá 1000IU/ ngày đối với trẻ sơ sinh đến 6 tháng và 1500IU/ ngày đối với trẻ từ 6 tháng đến 1 tuổi. Từ 1-18 tuổi: Cần 600-1000IU/ ngày, không được vượt quá 2500IU/ ngày đối với trẻ 1-3 tuổi, 3000IU/ ngày đối với trẻ từ 4-8 tuổi và 4000IU/ ngày đối với trẻ trên 8 tuổi. Từ 19-70 tuổi: Cần 1500-2000 IU/ ngày, mức ít nhất là 800 IU/ ngày, tuy nhiên không được vượt quá 4000 IU/ ngày. Nếu không bổ sung đủ lượng vitamin D kể trên, bạn có thể dễ bị ốm, nhất là cảm lạnh và cảm cúm. Một số nghiên cứu còn cho thấy mối liên hệ giữa việc thiếu hụt vitamin D và các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp như cảm lạnh, viêm phế quản và viêm phổi. Không những vậy, nghiên cứu gần đây còn cho thấy việc thiếu hụt vitamin D còn có thể làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh và có nguy cơ gặp phải các biến chứng nghiêm trọng. Có nhiều cách để cung cấp lượng vitamin D kể trên như: Thêm các thực phẩm giàu vitamin D vào chế độ ăn như cá hồi, nấm, sữa tươi, ngũ cốc, trứng,... vào chế độ ăn. Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời vào buổi trưa - thời điểm tia UVB (loại tia duy nhất trong ánh nắng mặt trời có tác dụng kích thích sản sinh vitamin D) có cường độ mạnh nhất - trong khoảng 5-30 phút từ 10h sáng đến 3 giờ chiều mà không có sự che chắn của quần áo hay kem chống nắng ở các bộ phận như mặt, cánh tay, chân và bàn tay. Tuy nhiên, rất khó để bổ sung đủ lượng vitamin D từ thực phẩm bởi vitamin D chỉ xuất hiện trong số ít thực phẩm. Ngoài ra, việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời gay gắt mà không có sự bảo vệ đúng cách cũng có thể gây cháy nắng, sạm da và làm tăng nguy cơ ung thư da. Do đó, bên cạnh 2 cách kể trên, một trong những giải pháp hiệu quả và đơn giản là bổ sung các thực phẩm chức năng. Mỗi viên uống bổ sung có thể chứa đến 1000 IU vitamin D3, giúp đảm bảo bổ sung đủ lượng vitamin cần thiết hằng ngày để trẻ có 1 hệ miễn dịch khỏe mạnh. Tuy nhiên vẫn cần hỏi lưu ý của bác sĩ trước khi dùng nhé. 2.KHÔNG THỂ BỎ QUA VITAMIN C NẾU MUỐN TĂNG CƯỜNG HỆ MIỄN DỊCH Là một loại vitamin tan trong nước mà cơ thể không thể tự sản sinh được, vitamin C đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe con người, nhất là hệ miễn dịch. Vitamin C được xem là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ, góp phần bảo vệ miễn dịch bằng cách hỗ trợ chức năng của các tế bào miễn dịch khác nhau. Vitamin C khuyến khích sự sản sinh của các tế bào bạch cầu (tế bào lympho và tế bào thực bào), giúp bảo vệ cơ thể chống lại nhiễm trùng. Vitamin C giúp bảo vệ các tế bào bạch cầu hoạt động hiệu quả hơn và bảo vệ chúng khỏi sự xâm hại từ các phân tử xấu, chẳng hạn như các gốc tự do. Từ đó giúp cơ thể chống lại các mầm bệnh từ môi trường bên ngoài. Vitamin C có khả năng kích thích sự di chuyển của bạch cầu trung tính - một loại bạch cầu tấn công vi khuẩn gây hại khi chúng xâm nhập vào cơ thể - đến vị trí đang bị nhiễm trùng để tiêu diệt các tác nhân gây hại. Vitamin C đóng vai trò thiết yếu trong hàng rào biểu mô, giúp cơ thể chống lại mầm bệnh xâm nhập. Cụ thể, vitamin C được vận chuyển đến da và hoạt động như một chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ khỏi sự oxy hóa từ môi trường. Có nhiều cách để cung cấp vitamin C nhằm tăng hệ miễn dịch trong cơ thể. Lượng vitamin C khuyến nghị nên bổ sung hằng ngày ở người trưởng thành là 90mg/ ngày đối với nam, 75mg/ ngày đối với nữ và không bổ sung quá 2000mg/ ngày. Bạn có thể bổ sung bằng cách ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin C như các loại rau củ, cà chua, khoai tây, bông cải, cam, quýt… Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng viên uống bổ sung vitamin C nếu không dùng đủ chúng từ thực phẩm hằng ngày. Tuy nhiên, cần lưu ý kỹ về liều lượng bởi nếu dư thừa, có thể gây tiêu chảy, buồn nôn, đau quặn bụng và các rối loạn tiêu hóa. 3.VITAMIN E - GIÚP TĂNG CƯỜNG HỆ MIỄN DỊCH HIỆU QUẢ Vitamin E là một chất tan trong chất béo, có tác dụng hiệu quả trong việc hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch. Vitamin này hoạt động như một chất chống oxy hóa mạnh - giúp duy trì sức sống của màng tế bào lympho T - tế bào chịu trách nhiệm giúp bảo vệ các tế bào và mô của cơ thể khỏi những mầm mống gây hại trong cơ thể, giúp các tế bào này sản sinh và thực hiện tốt chức năng, từ đó giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng. Bên cạnh đó vitamin E còn giúp tăng cường miễn dịch bằng cách bảo vệ các tế bào khỏi bị tổn thương. Nhờ vậy mà sức đề kháng cũng tăng lên, giúp cơ thể đủ mạnh mẽ đối mặt với các bệnh nhiễm khuẩn nguy hiểm. Ngoài ra vitamin E còn làm giảm nguy cơ mắc phải các bệnh truyền nhiễm như nhiễm trùng đường hô hấp và các bệnh dị ứng như hen suyễn. Thông thường, lượng vitamin E cần thiết được bổ sung qua chế độ ăn rơi vào khoảng 22,4 IU/ ngày (15mg/ ngày) đối với người trưởng thành nhưng khi có nhu cầu chống oxy hóa, chống lão hóa… liều bổ sung thông thường 400 IU/ ngày. Vitamin E có thể được tìm thấy trong các loại thực phẩm như:  Dầu hoặc bơ thực vật Các loại đậu, hạt (hạnh nhân, đậu phộng, hạt dẻ, hạt hướng dương…) Các loại rau lá xanh (rau bina, bông cải xanh) Ngũ cốc ăn sáng Nước ép trái cây Ngoài ra bạn cũng có thể bổ sung bằng viên uống để đảm bảo cung cấp đủ lượng vitamin E cần thiết nhằm cải thiện và nâng cao sức khỏe cho hệ miễn dịch.  

CẢNH GIÁC VỚI 6 MÓN ĂN KHIẾN TRẺ DẬY THÌ SỚM
15

Th 11

CẢNH GIÁC VỚI 6 MÓN ĂN KHIẾN TRẺ DẬY THÌ SỚM

  • admin
  • 0 bình luận

Nhiều ý kiến cho rằng chế độ dinh dưỡng có mối liên quan mật thiết với quá trình dậy thì ở trẻ. Do đó nhiều bậc phụ huynh quan tâm đến những món ăn này có nguy cơ dẫn đến tình trạng trẻ dậy thì sớm. 6 món ăn khiến trẻ dậy thì sớm được nhiều chuyên gia y tế cảnh báo là những món nào? 1.NHƯ THẾ NÀO LÀ DẬY THÌ SỚM Dậy thì sớm là tình trạng phát triển về tâm lý, thể chất và các khía cạnh sinh dục khác sớm hơn bình thường (trước 8 tuổi ỏ bé gái và 9 tuổi ở bé trai). Khi bước vào tuổi dậy thì sớm hơn, trẻ bắt đầu phát triển cơ xương mạnh mẽ, có chiều cao tăng vọt, có sự thay đổi rõ rệt về cơ thể và cả tâm sinh lý. 2.DẬY THÌ SỚM CÓ TÁC HẠI GÌ? Nếu không được phát hiện và kịp thời can thiệp, trẻ dậy thì sớm có thể đối diện với nhiều nguy cơ như: Chiều cao thấp bé: Với trẻ dậy thì sớm thì giai đoạn đầu có thể phát triển nhanh hơn các bạn bè đồng trang lứa. Tuy nhiên vì xương trẻ phát triển sớm hơn bình thường nên cũng ngừng phát triển sớm hơn, dẫn đến việc thấp bé hơn bạn bè đồng trang lứa khi trưởng thành. Các vấn đề về xã hội tâm lý: Trẻ dậy thì sớm có thể vô cùng e ngại về các vấn đề của cơ thể hoặc bị bạn bè xung quanh chọc ghẹo. Điều này có thể khiến trẻ xảy ra tâm lý chán ghét, xấu hổ, tự ti thậm chí là trầm cảm và có nguy cơ lạm dụng chất kích thích. Vậy nên bố mẹ cần chú ý quan sát con cũng như đảm bảo một chế độ ăn phù hợp cho trẻ tiền dậy thì và dậy thì, nhằm ngăn ngừa tình trạng dậy sớm. 3.ĐIỂM MẶT 6 MÓN ĂN KHIẾN TRẺ DẬY THÌ SỚM Thực tế hiện nay nguyên nhân dậy thì sớm ở trẻ em đến nay vẫn chưa được làm rõ. Thế nhưng nhiều ý kiến đồng quan điểm cho rằng việc tiêu thụ quá mức một số loại thức ăn có thể là yếu tố nguy cơ kích thích tình trạng dậy thì sớm. Dưới đây là 6 món ăn khiến trẻ dậy thì sớm mà bố mẹ cần lưu ý: THỨC ĂN NHANH Thức ăn nhanh bao gồm trà sữa, nước ngọt có gas, khoai tây chiên, gà rán… là ‘thủ phạm” hàng đầu trong danh sách 6 món ăn khiến trẻ dậy thì sớm. Các loại thực phẩm này thường không cân đối về hàm lượng dinh dưỡng, giàu chất béo nhưng lại ít chất xơ, vitamin và khoáng chất, không tốt cho sức khỏe. Không những thế thói quen ăn nhiều thức ăn nhanh còn làm tăng nguy cơ béo phì ở trẻ. Theo nhiều nghiên cứu, tình trạng chất béo dư thừa trong cơ thể có thể làm biến đổi hormone, từ đó kích hoạt quá trình dậy thì ở trẻ diễn ra nhanh hơn. ĐỒ CHIÊN RÁN, DẦU MỠ Tương tự như thức ăn nhanh, đồ chiên rán dầu mỡ cũng là một trong 6 món ăn khiến trẻ dậy thì sớm vì có liên quan đến nguy cơ thừa cân, béo phì. Ngoài ra, khi chiên rán ở nhiệt độ cao một số dưỡng chất trong thức ăn cũng bị biến đổi và có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ khi tiêu thụ một lượng lớn. THỊT CHẾ BIẾN SẴN Thủ phạm tiếp theo trong 6 món ăn khiến trẻ dậy thì sớm chính là các loại thịt chế biến sẵn. Mặc dù thịt là nguồn cung cấp protein, chất sắt cùng các dưỡng chất cần thiết khác cho cơ thể nhưng tiêu thụ quá nhiều từ protein động vật cũng không tốt, nhất là các loại thịt chế biến sẵn. Lượng protein động vật cao có thể làm tăng mức IGF-1 và thúc đẩy tăng trưởng, điều này có thể dẫn đến quá trình dậy thì nhanh. Các loại thịt chế biến sẵn là các loại thịt đã được xử lý với muối, đường, chất bảo quản, chất phụ gia… bao gồm xúc xích, lạp xưởng, thịt nguội, thịt xông khói, thịt đóng hộp. THUỐC BỔ: MỘT TRONG NHỮNG TÁC NHÂN GÓP PHẦN GÂY DẬY THÌ SỚM Ngày nay kinh tế ngày càng phát triển, các ông bố bà mẹ muốn mang những điều tốt nhất cho con mình, mong muốn con cao lớn vượt trội. Cũng chính vì tâm lý này mà nhiều bậc phụ huynh lạm dụng các loại thực phẩm chức năng bảo vệ sức khỏe (hay còn gọi là thuốc bổ) không phù hợp, các loại thảo dược được gắn nhãn đại bổ. Do đó đã không có ít ý kiến của chuyên gia nhi khoa lên tiếng cảnh báo về việc này. Thế nên, gần đây, trên một số hội nhóm có nhiều ý kiến băn khoăn về việc trẻ uống hồng sâm có bị dậy thì sớm hay không hay trẻ ăn yến có dậy thì sớm hay không. Thực tế các nguồn dinh dưỡng được cung cấp qua các bữa ăn đa dạng hằng ngày giúp trẻ phát triển toàn diện, vì việc bổ sung thêm thực phẩm chức năng có thể không cần thiết. Thế nhưng, hiện nay dù các bé đang phát triển rất cân đối và phù hợp với lứa tuổi nhưng không ít bậc cha mẹ vẫn muốn con cái vẫn muốn con phát triển tốt hơn nên hay đề nghị bác sĩ kê toa hoặc tự mua thêm các thực phẩm chức năng không cần thiết. Mặc dù các loại thực phẩm chức năng này giúp cung cấp thêm dưỡng chất cho cơ thể nhưng nếu sử dụng không đúng cách, không đúng đối tượng thì có thể làm rối loạn nội tiết tố và ảnh hưởng đến sự tăng trưởng bình thường của cơ thể. RAU, CỦ TRÁI MÙA EDC là hóa chất tổng hợp gây rối loạn nội tiết tố, được tìm thấy trong nhựa, thuốc trừ sâu và các hóa chất công nghiệp khác, có khả năng ức chế hoặc thay đổi hoạt động của hormone tự nhiên. Trong các loại trái cây trái mùa thường  có chứa nhiều chất tăng trưởng, thuốc bảo vệ thực vật… Vì vậy đây cũng có khả năng cao là một thủ phạm kích hoạt quá trình dậy thì sớm diễn ra ở trẻ. 4.SỮA ĐẬU NÀNH CÓ PHẢI MỘT TRONG SÁU MÓN ĂN KHIẾN TRẺ DẬY THÌ SỚM? Sữa đậu nành có chứa isoflavone được chuyển đổi thành phytoestrogen - có tác dụng tương tự như hormone estrogen trong cơ thể. Theo các chuyên gia, nếu đậu nành từ các nguồn tự nhiên và được tiêu thụ một cách hợp lý không gây biến động nồng độ hormone. Vậy nên trả lời cho câu hỏi sữa đậu nành liệu có nằm trong danh sách 6 món ăn khiến trẻ dậy thì sớm không thì loại sữa này vẫn an toàn để bổ sung dinh dưỡng cho trẻ em bạn nhé! Tuy nhiên việc tiêu thụ quá nhiều đạm đậu nành hoặc các sản phẩm từ đạm đậu nành cũng có thể làm tăng nồng độ estrogen trong máu, có liên quan đến những tình trạng tăng estrogen một cách mãn tính.  

Đối tác chiến lược

Hotline 1900 633 486
popup

Số lượng:

Tổng tiền: