Vấn đề dinh dưỡng cho người cao huyết áp thường được rất quan tâm ở người bệnh vì thực phẩm tiêu thụ có thể tác động trực tiếp lên huyết áp.
Thay đổi chế độ ăn hợp lý có thể giúp kiểm soát bệnh lý tăng huyết áp tốt hơn. Sự thay đổi này cũng giúp giảm lượng dư thừa và giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ trong tương lai. Do đó, nhiều người có những câu hỏi xoay quanh vấn đề dinh dưỡng cho người cao huyết áp về các món đồ uống khá quen thuộc.
1.UỐNG NƯỚC CHANH MẬT ONG CÓ HẠ HUYẾT ÁP KHÔNG?
Uống nước chanh hoặc nước chanh mật ong đều giúp hạ huyết áp. Một nghiên cứu năm 2012 được thực hiện trên 101 phụ nữ trung niên tại Nhật Bản đã cho thấy kết quả giảm huyết áp ở nhóm người uống nước chanh hằng ngày.
Tác động hạ huyết áp được cho là axit citric và flavonoid có trong nước chanh. Ngoài ra, việc kết hợp uống nước chanh cùng với tập luyện thể dục như đi bộ sẽ mang lại hiệu quả tốt nhất. Các nhà nghiên cứu cho biết uống nước chanh hằng ngày và đi bộ đều có lợi cho bệnh tăng huyết áp vì cả hai điều này đều giúp cải thiện chỉ số huyết áp tâm thu.
2.TỤT HUYẾT ÁP UỐNG NƯỚC ĐƯỜNG CÓ ĐƯỢC KHÔNG?
Tụt huyết áp có thể xảy ra do rất nhiều nguyên nhân, bao gồm mang thai, mất nước, hạ huyết áp, suy tim, nhịp tim chậm, nhồi máu cơ tim, rối loạn nội tiết, đái tháo đường, mất máu, nhiễm trùng máu, phản ứng dị ứng nặng, suy dinh dưỡng… Để đưa ra phương pháp xử lý nhanh chóng khi tụt huyết áp, bạn cần xác định được đúng nguyên nhân gây ảnh hưởng đến huyết áp.
Đối với trường hợp tụt huyết áp do hạ đường huyết gây ra các triệu chứng như chóng mặt, choáng váng, buồn nôn thì người tụt huyết áp nên uống nước đường hoặc ăn đồ ngọt để giúp giải quyết tình trạng này nhanh chóng.
3.NGƯỜI HUYẾT ÁP CAO CÓ UỐNG ĐƯỢC ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO KHÔNG?
Người huyết áp cao có thể uống được đông trùng hạ thảo vì đây là một loại dược liệu quý rất tốt cho sức khỏe tổng thể nói chung và sức khỏe tim mạch nói riêng.
Theo Đông Y, đông trùng hạ thảo có vị ngọt, tính ấm, quy vào hai kinh phế và thận, giúp ích khí, chủ huyết, trừ đờm.
Ngoài ra, theo y học hiện đại, trong loại dược liệu này còn chứa đến 17 loại axit amin cùng nhiều vitamin, nguyên tố vi lượng và khoáng chất cần thiết, mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Các lợi ích sức khỏe của đông trùng hạ thảo được đánh giá qua nhiều nghiên cứu gồm:
- Làm giảm huyết áp nhờ vào tác dụng giãn mạch trực tiếp hoặc gián tiếp thụ thể, dẫn đến cải thiện tuần hoàn động mạch và tuần hoàn máu não.
- Giảm độ nhớt của máu và mức độ fibrinogen, từ đó giảm huyết áp, ngăn ngừa nhồi máu cơ tim.
- Cải thiện tình trạng rối loạn nhịp tim.
- Tăng cung cấp lượng tim đến 60% ở những bệnh nhân suy tim mạn tính.
- Sản phẩm lên men từ đông trùng hạ thảo còn giúp phòng ngừa tình trạng thiếu oxy cho cơ tim, ngăn ngừa kết tập tiểu cầu, phòng ngừa hình thành huyết khối (cục máu đông) nên giúp ngăn ngừa nhiều biến cố tim mạch.
Như vậy, bạn có thể bổ sung thêm đông trùng hạ thảo vào chế độ dinh dưỡng cho người cao huyết áp để cải thiện tình trạng này cũng như tăng cường sức khỏe tim mạch.
4.NGƯỜI CAO HUYẾT ÁP UỐNG RƯỢU ỚT CÓ HẾT KHÔNG?
Tăng huyết áp là một bệnh lý mạn tính, chỉ có thể kiểm soát bằng cách thay đổi lối sống, dùng thuốc chứ không thể chữa khỏi hoàn toàn. Do đó, người bị cao huyết áp uống rượu ớt sẽ không thể hết bệnh được. Để quản lý bệnh tăng huyết áp hiệu quả, phòng tránh những biến chứng nguy hiểm thì người bệnh nên tuân theo chỉ định của bác sĩ, cũng như thay đổi lối sống và chế độ ăn uống.
Ngoài ra, người cao huyết áp cũng cần cân nhắc những điều sau nếu muốn sử dụng rượu ớt:
- Bác sĩ đều khuyên mọi người nên tránh uống rượu hoặc chỉ uống mức độ vừa phải, nhất là những người cao huyết áp. Do đó, dù là rượu ớt thì bạn nên nhớ mức khuyên dùng tối đa là 1 ly/ ngày cho phụ nữ và 2 ly/ ngày cho nam giới (1 ly tương đương với 44ml rượu 80 độ, 148ml rượu vang hoặc 335ml bia).
- Cả rượu và ớt đều có thể gây kích ứng dạ dày nên cần chú ý nếu bạn có tiền sử viêm loét dạ dày.
- Uống rượu có thể dẫn đến dư thừa calo, gây tăng cân. Trong khi đó, tăng cân lại là yếu tố chính nguy cơ gây tăng huyết áp.
- Rượu có thể gây ra tương tác với một số loại thuốc trị tăng huyết áp, ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc hoặc làm tăng tác dụng phụ.