Th 11
Sữa mẹ là nguồn nuôi dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhưng chẳng phải bà mẹ nào cũng có đủ lượng sữa cho bé bú. Vậy làm thế nào để gọi sữa về nhiều hơn? Để con “tu ti” thỏa thuê mỗi ngày, nhiều mẹ không ngại thử hết mọi cách, từ các phương pháp khoa học bao gồm massage bầu ngực, ăn uống hợp lý cho tới những bài thuốc “dân gian” như canh chân giò hầm đu đủ, canh đậu hầm xương, canh gà… Những món ăn như vậy tuy mang lại lợi ích nhất định cho sức khỏe nhưng lại gây ngán và dễ khiến mẹ tăng cân. Do vậy nhiều chị em vì sợ ảnh hưởng đến cân nặng nên đã chuyển sang dùng nước lợi sữa. Bài viết này HADU PHARMA sẽ giới thiệu tới bạn đọc 7 thức uống lợi sữa mẹ nên dùng: 1.NƯỚC LỌC - THỨC UỐNG ĐƠN GIẢN NHƯNG HIỆU QUẢ THẦN KỲ Đừng lấy làm ngạc nhiên, bởi nước chính là thành phần quan trọng của sữa mẹ. Cơ thể người mẹ thiếu nước chắc chắn sẽ không thể sản xuất đủ lượng sữa đáp ứng nhu cầu của trẻ. Vì thế, mỗi ngày mẹ nên uống từ 2,5-3 lít. Lời khuyên là nên dùng nước ấm do nước lạnh có thể gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của sản phụ sau sinh. Mẹo là trước khi cho bé bú, mẹ hãy uống một cốc nước ấm để sữa ra nhiều hơn nhé. 2.NƯỚC NGÂM HOA QUẢ Thoạt nghe có vẻ lạ, nhưng nước ngâm hoa quả chính là thức uống lợi sữa tuyệt vời đấy. Ngoài vai trò thanh lọc cơ thể, hỗ trợ giảm cân như chị em đã biết thì những dưỡng chất trong hoa quả tươi còn giúp cải thiện quá trình tiết sữa. Đây còn được xem là thức uống lành mạnh bởi không dùng thêm đường mà chỉ có vị ngọt tự nhiên của trái cây hòa lẫn vào nước. Cách thực hiện khá đơn giản, trái cây (tùy chọn) rửa sạch, sau đó nguyên vỏ thái lát mỏng (quả việt quất, dâu tây bổ đôi). Cho tất cả nguyên liệu vào bình thủy tinh, đổ đầy nước, khuấy đều và cho vào ngăn mát tủ lạnh để khoảng 2 giờ trước khi dùng. 3.NƯỚC ÉP CÀ RỐT - THỨC UỐNG LỢI SỮA GIÚP PHỤC HỒI VÓC DÁNG SAU SINH Cho con bú uống nước ép cà rốt được không? Để có dòng sữa mát thơm, ngọt lành cho con bú, mẹ nên tích cực dùng thức uống lợi sữa này. Lý do vì cà rốt là loại rau củ nổi tiếng với hàm lượng vitamin A cao, beta-carotene và phytoestrogen có tác dụng cải thiện chất lượng sữa, cung cấp năng lượng cho các bà mẹ cho con bú. Cho con bú ăn cà rốt được không? Mặt khác, những dưỡng chất trên còn đóng vai trò như tác nhân oxy hóa giúp mẹ mau chóng phục hồi vóc dáng sau sinh, đồng thời sở hữu làn da sáng mịn tự nhiên. Sau mỗi bữa ăn, mẹ hãy tự thưởng cho con mình một cốc nước ép cà rốt và nên dùng khoảng 3-4 lần/ tuần để có kết quả tốt nhất.
Th 11
Mùa đông nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể thay đổi, có những thực phẩm và thói quen ăn uống cần tránh để không làm tổn hại đến sức khỏe. Theo Y học cổ truyền, âm dương của bốn mùa là căn bản sinh tồn của vạn vật. Nguyên tắc sinh dưỡng bốn mùa tuân theo luật “mùa xuân, mùa hạ dưỡng dương, mùa thu, mùa đông dưỡng âm.” Mùa đông là mùa của khí lạnh chủ lệnh, âm khí cực thịnh, vạn vật thu tàng, có nơi đất đai, cây cối bị băng giá, tuyết và gió lạnh. Việc thay cũ đổi mới trong con người tương đối chậm hoặc cân bằng. Với khí hậu lạnh giá, mùa đông là thời điểm cơ thể rất dễ bị tổn thương đặc biệt là đối với hệ hô hấp và tiêu hóa. Dưới đây là một số điều cần lưu ý trong chế độ ăn uống để giữ gìn sức khỏe kiện khang trong thời kỳ lạnh giá: 1.TRÁNH ĂN CÁC THỰC PHẨM, ĐỒ UỐNG LẠNH VÀO MÙA ĐÔNG Một trong những điều quan trọng nhất trong chế độ ăn uống vào mùa đông là tránh tiêu thụ thực phẩm và đồ uống lạnh. Khi nhiệt độ giảm xuống, cơ thể cần nhiều năng lượng để duy trì thân nhiệt. Việc ăn hoặc uống các thực phẩm lạnh có thể khiến dạ dày phải làm việc vất vả hơn để tiêu hóa, từ đó dễ gây ra các vấn đề về tiêu hóa như đau bụng, tiêu chảy hoặc viêm loét dạ dày… Ngoài ra, thức ăn lạnh còn khiến cơ thể dễ bị cảm lạnh và suy giảm miễn dịch, đặc biệt trong thời tiết mùa đông. Vì vậy, trong mùa lạnh, nên chọn các món ăn nóng như cháo, súp, canh hầm… để cung cấp năng lượng và giữ ấm cho cơ thể. Tuy nhiên, không nên ăn quá cay, quá nóng, đề phòng dương khí bị tổn hao hoặc âm dịch bị thương tổn. Các thực phẩm có tính lạnh như đá, dưa hấu, quả cam, lê hoặc thực phẩm từ biển như tôm, cua,... có thể làm cơ thể dễ bị hàn, suy yếu khí huyết và dễ mắc bệnh về tiêu hóa. Thay vào đó, có thể bổ sung các gia vị ấm như gừng, tỏi, hành tây để hỗ trợ tiêu hóa và tăng cường sức đề kháng. Nên ăn những thực phẩm như ngó sen, mộc nhĩ để dưỡng âm. Thịt dê có tính ấm nóng để tráng dương, tủy bò có tính ấm, chứa nhiều âm tinh, giúp ích khí tư âm rất tốt cho mùa đông. 2.HẠN CHẾ THỨC ĂN XÀO, NHIỀU DẦU MỠ Mùa đông là thời điểm nhu cầu ăn uống có xu hướng tăng lên để giữ ấm cho cơ thể. Tuy nhiên, việc tiêu thụ quá nhiều thức ăn chiên xào, nhiều dầu mỡ có thể gây ra các vấn đề về cân nặng, tăng cholesterol và ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Mặc dù thực phẩm chiên xào có thể tạo cảm giác ấm áp và đầy đủ năng lượng, nhưng nó lại gây gánh nặng cho gan và dạ dày, dễ dẫn đến các vấn đề như đầy bụng, khó tiêu, táo bón. Thay vì ăn đồ chiên xào, nên ưu tiên các món nướng, hấp hoặc hầm để đảm bảo dinh dưỡng mà không làm cơ thể bị nặng thêm. 3.TRÁNH ĂN QUÁ NHIỀU THỰC PHẨM CÓ TÍNH ACID Các thực phẩm có tính acid như trái cây, dưa muối, thực phẩm chế biến sẵn có thể kích thích dạ dày, gây cảm giác khó chịu hoặc các vấn đề tiêu hóa khác trong mùa đông. Thực phẩm chua làm tăng tính acid trong dạ dày, gây đau rát dạ dày hoặc trào ngược acid, đặc biệt khi tiêu thụ vào buổi tối. Vì vậy mùa đông nên ăn nhiều thực phẩm có tính kiềm như rau xanh, khoai lang và các loại thực phẩm dễ tiêu hóa để bảo vệ dạ dày. 4.TRÁNH ĂN QUÁ MẶN Mùa đông khiến cơ thể dễ mất nước hơn do không khí khô hanh. Ăn quá mặn sẽ làm cơ thể mất nhiều nước, dẫn đến khô da, khô môi và nguy cơ tăng huyết áp. Theo Y học cổ truyền, những tháng mùa đông thuộc thận thủy. Thủy khắc hỏa, hỏa thuộc tâm, sẽ làm tổn thương đến tâm mà gây ra bệnh. Vì thế mùa đông nên giảm ăn mặn, tăng ăn những thực phẩm có vị đắng. Mùa đông là thời điểm mà cơ thể cần chăm sóc đặc biệt và chế độ ăn uống đóng 1 vai trò quan trọng trong viêc duy trì sức khỏe. Bằng cách kiêng kỵ các thực phẩm có thể làm suy yếu cơ thể và thay thế chúng bằng những món ăn bổ dưỡng, ấm áp, sẽ giúp cơ thể chống lại cái lạnh và duy trì cơ thể khỏe mạnh trong suốt mùa đông.
Th 11
Axit uric cao là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ mắc phải nhiều bệnh lý như bệnh gout, bệnh tim mạch, bệnh thận… Vậy làm thế nào để đào thải axit uric nhanh và đơn giản là vô cùng quan trọng. AXIT URIC CAO GÂY RA BỆNH GÌ? Axit uric là kết quả từ quá trình cơ thể chuyển hóa purin - một hợp chất hữu cơ phổ biến chứa trong thực phẩm. Ở người bình thường, chất này dường như vô hại. Tuy nhiên, khi axit uric tích lũy nồng độ cao trong máu hoặc khả năng đào thải chất này có vấn đề thì đó lại là một câu chuyện khác. Khi này, axit uric có thể kết tinh, lắng đọng nhiều nơi trong cơ thể gây viêm. Như vậy, có thể nói nồng độ của axit uric tăng là vấn đề sức khỏe đáng báo động, có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm nguy cơ mắc bệnh liên quan đến xương khớp, và hệ tim mạch. Ghi nhận cho thấy, nồng độ axit uric tăng là vấn đề sức khỏe đáng báo động, có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm nguy cơ mắc bệnh liên quan đến xương, khớp và hệ tim mạch. Ghi nhận cho thấy, nồng độ axit uric tăng là vấn đề sức khỏe báo động, có thể là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ sớm mắc các bệnh liên quan đến xương, khớp và hệ tim mạch. Ghi nhận cho thấy, nồng độ axit uric trong máu tăng cao là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh gout - một dạng viêm khớp mạn tính khiến người bệnh đau đớn và bị biến dạng khớp nếu không được điều trị kịp thời. Ngoài ra, axit uric cũng có thể tích tụ trong thận dưới dạng sỏi thận, gây ra đau và có thể ảnh hưởng tới chức năng thận. Mặt khác, axit uric cao có thể làm tăng đáng kể nguy cơ các bệnh suy giảm chức năng sinh lý, tiểu đường. AI CÓ NGUY CƠ BỊ TĂNG AXIT URIC MÁU? Mọi đối tượng đều có nguy cơ axit uric máu cao. Trong đó, nguy cơ này có thể gia tăng ở các đối tượng như: lạm dụng rượu bia, đồ uống có cồn, người có chế độ dinh dưỡng giàu purin, người mắc các bệnh lý như thận, tăng huyết áp, suy giáp, tiểu đường, thừa cân, béo phì… có nguy cơ bị tăng axit uric máu. Tuy vậy, không phải tất cả những người có nồng độ axit uric trong máu cao đều mắc phải các bệnh lý này. Nếu phát hiện sớm và có phương pháp kiểm soát nồng độ chất này trong máu, khả năng phòng ngừa bệnh sẽ rất cao. NHỮNG CÁCH ĐÀO THẢI AXIT URIC RA KHỎI CƠ THỂ Axit uric thường được loại bỏ khỏi cơ thể qua đường nước tiểu. Vì vậy, những cách đào thải nhanh chất này ra khỏi cơ thể phải kể đến như: Tuân thủ điều trị Một số trường hợp axit uric trong máu cao kèm nhiều yếu tố nguy cơ mắc bệnh, bác sĩ sẽ kê một số đơn thuốc hằng ngày. Điều trị tăng axit uric máu được chủ yếu là điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, giảm hàm lượng purine động vật có trong bữa ăn. Trong trường hợp người bệnh có xuất hiện những triệu chứng của bệnh gout, bác sĩ kê đơn thuốc để kiểm soát các triệu chứng này, đồng thời sử dụng thuốc hạ axit uric khi có chỉ định. Đây là bài thuốc giúp việc tăng cường đào thải axit uric nhanh chóng ra khỏi cơ thể. Tuân thủ uống đúng, đủ liều đủ lượng là cách đào thải axit uric nhanh nhất hiện nay. Tránh rượu bia, nước ngọt Nước ngọt không chỉ có hại cho sức khỏe mà còn có tác động xấu đến một số tình trạng bệnh. Người có axit uric không nên uống loại nước này vì có thể khiến tình trạng bệnh của bạn nặng hơn. Nhiều người cho rằng chỉ có ăn nhiều thịt mới ảnh hưởng đến nồng độ axit uric, vì vậy những người đã và đang có nguy cơ gout nên tránh sử dụng chúng. Uống nhiều nước hơn mỗi ngày Uống nhiều nước sẽ đào thải axit uric bởi khoảng ⅔ axit uric trong cơ thể con người được loại bỏ thông qua quá trình đào thải qua thận. Uống đủ nước giúp duy trì giá trị pH của nước tiểu trong khoảng 6,3-6,8 đơn vị. Đây là điều kiện lý tưởng để axit uric bài tiết ra khỏi cơ thể cũng như ngăn chặn sự hình thành các tinh thể axit uric. Ngoài ra, uống đủ nước có thể giúp làm giảm tần suất và cường độ của các cơn đau do gout gây ra. Việc cơ thể được cung cấp đủ nước sẽ giúp ngăn ngừa tích tụ axit uric và làm giảm khả năng hình thành tinh thể axit uric gây đau khớp. Vì vậy, chúng ta nên uống khoảng 2 lít nước mỗi ngày, chia nhỏ ra nhiều lần trong ngày. Việc bổ sung nước giúp kích thích tạo nước tiểu và tăng cường hoạt động lọc của thận. Khi này, axit uric sẽ được loại bỏ khỏi cơ thể nhanh chóng hơn. Ăn nhiều rau xanh Nếu người bệnh có thắc mắc ăn gì để đào thải axit uric thì đó chính là rau xanh. Trong thực đơn của người tăng axit uric luôn phải có các loại rau xanh. Đây là thức ăn đào thải axit uric hiệu quả. Chất xơ chứa nhiều trong các thực phẩm này giúp nhanh no và giảm bớt việc ăn thịt đỏ chứa nhiều nhân purin. Purin là một trong những tiền chất khi vào cơ thể sẽ bị chuyển hóa thành axit uric. Ngoài ra, một số loại rau có tính kiềm, khi vào cơ thể sẽ trung hòa được lượng axit uric và tránh hiện tượng kết tinh trong bệnh gout. Tập thể dục thường xuyên Tập thể dục, vận động thường xuyên rất có lợi cho sức khỏe, kiểm soát nồng độ axit uric và ngăn ngừa xuất hiện các biến chứng của bệnh gout. Tập thể dục ở những người bệnh gout mang lại nhiều lợi ích trong việc giảm viêm, tăng cường sức mạnh cơ bắp, duy trì cân nặng khỏe mạnh. Nghiên cứu cho thấy người béo phì có khả năng bị bệnh gout cao hơn gấp 4 lần so với bình thường. Các chuyên gia cũng cho rằng tập thể dục giúp lưu thông mạch máu, giảm nguy cơ mắc bệnh gout - một bệnh viêm khớp do tích tụ quá nhiều axit uric trong máu. Vì vậy, nếu nồng độ axit uric trong máu quá cao kèm theo đó là một cơ địa hơi mũm mĩm thì nên lựa chọn những bài tập phù hợp để giảm cân. NHỮNG LƯU Ý KHI GIẢM AXIT URIC Bên cạnh những nguyên tắc giảm axit uric, bệnh nhân cũng nên lưu ý thường xuyên đến thăm khám và theo dõi nồng độ axit trong máu định kỳ, ít nhất mỗi năm 1 lần. Việc phát hiện sớm cũng ngăn ngừa nhiều bệnh mãn tính nguy hiểm. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thuốc có thể làm tăng nồng độ axit uric trong máu. Vì vậy, khi có nguy cơ cao mắc bệnh gout nên tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi quyết định sử dụng thêm bất kỳ loại thuốc nào.
Th 11
Sau khi chào đời, trẻ có thể nhìn thấy được mọi vật như người lớn? Để trả lời thắc mắc này, bạn hãy tham khảo bài viết về sự phát triển thị giác của trẻ sơ sinh. Cuối cùng, cuộc vượt cạn cũng thành công tốt đẹp. Bạn hạnh phúc lắm khi nhận con từ tay cô y tá. Đôi mắt bé dường như chưa quen với ánh sáng bên ngoài nên lúc nào cũng nhắm nghiền lại. Thi thoảng bé mở mắt he hé ra để làm quen với thế giới xung quanh. Mỗi lần như thế bạn lại òa lên: “Đây là mẹ nè, đây là ba nè con.” Thật ra lúc này bé đã có thể thấy bạn chưa? Bài viết sau sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn. KHI NÀO TRẺ CÓ THỂ NHÌN THẤY? Trẻ sơ sinh sẽ phát triển thị giác đầy đủ vào cuối tháng thứ 9 và hoàn thiện khi bé 1 tuổi. Bé sẽ thích nhìn những màu sắc có độ tương phản cao và hình thể rõ ràng. Đôi mắt của bé đã có thể nhìn thấy khi vừa mới chào đời, nhưng lúc này não vẫn chưa sẵn sàng để xử lý và giải thích những thông tin phức tạp. Do đó, khả năng xử lý màu sắc của bé vẫn còn khá hạn chế. Trong những tháng tiếp theo, bé sẽ dần phát triển thị giác về màu sắc. 5 ĐIỀU BẠN NÊN BIẾT VỀ THỊ GIÁC CỦA BÉ SƠ SINH 1.Đôi mắt “Sơ Khai” Tiền thân của đôi mắt là 2 đường rãnh nhỏ xuất hiện trên phôi thai ở ngày thứ 22 của thai kỳ. Từ đây, hình thành dây thần kinh thị giác và sau đó là đôi mắt. 2.Kiểm tra các dị tật mắt bẩm sinh Ngay khi bé chào đời, bác sĩ kiểm tra xem em bé có mắc các dị tật mắt bẩm sinh hay không. Bên cạnh đó, bác sĩ còn nhỏ nước muối sinh lý cho bé để ngăn nhiễm trùng. 3.Bé sẽ nhìn thấy gì? Ngay khi sinh ra, bé chỉ nhìn thấy sự vật xung quanh 2 màu: đen, trắng và sắc độ xám xung quanh. Điều này là do các tế bào thần kinh não và các tế bào mắt chưa phát triển hoàn toàn. 4.Tầm nhìn hạn chế Bé không thể di chuyển mắt của mình để quan sát cùng lúc 2 đối tượng và chỉ có thể nhìn thấy vật thể trong phạm vi 20-30cm trước mặt. 5.Tật khúc xạ Trẻ sơ sinh sẽ mắc phải một số tật khúc xạ tự nhiên. Người lớn mắc tật khúc xạ thì sẽ phải đeo kính. Tuy nhiên, đối với trẻ nhỏ, bạn không cần phải lo lắng vì đây là do võng mạc của bé đang phát triển. Ngoài ra, bạn cũng sẽ thường thấy bé phản ứng với ánh sáng rực rỡ bằng cách nhấp nháy mắt. SỰ PHÁT TRIỂN THỊ GIÁC CỦA BÉ TỪ 0-2 TUỔI 1.BÉ SẼ THẤY MÀU GÌ ĐẦU TIÊN? Bé có thể nhìn thấy tất cả các màu sắc, nhưng có một số màu bé thấy rõ hơn những màu còn lại. Một số nghiên cứu cho rằng trẻ sơ sinh có thể phân biệt được những màu sắc cơ bản như đỏ, xanh dương, xanh lá cây. Tuy nhiên, bé không phân biệt được các màu tương tự nhau như màu đỏ và màu cam. Điều này có nghĩa là bé có thể nhận biết được các màu sắc nhưng không phân biệt được các sắc thái. 2.BỊ “ĐƠ” Những màu sắc có sự tương phản cao dễ khiến bé chú ý. Thế nhưng, não của bé vẫn chưa thể xử lý hết các hình ảnh dữ liệu. Do đó, đừng quá ngạc nhiên khi bé bỗng rơi vào trạng thái “vô hồn” khi bạn mỉm cười hoặc nhấp nháy mắt. 3.GIÃN ĐỒNG TỬ Đồng tử của bé thường co lại trong 2 tuần đầu để hạn chế sự xâm nhập của ánh sáng vì võng mạc của bé còn rất nhạy cảm. Đến tuần thứ 3, đồng tử của bé sẽ bắt đầu giãn ra để ánh sáng lọt vào nhiều hơn. Sau khi chào đời vài tuần, bạn sẽ thấy bé mở mắt trong 1 khoảng thời gian nhất định. 4.THỊ LỰC MỜ Ở tháng đầu tiên, tầm nhìn của bé giống như một lớp sương bao phủ. Do đó, bé chỉ có thể phản ứng khi đối tượng mà bé nhìn thấy lớn, hình thể rõ ràng và có nhiều màu sắc tương phản. 5.PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG PHỐI HỢP TAI - MẮT Cuối tháng đầu tiên, bé sẽ phát triển kỹ năng phối hợp giữa tai và mắt. Điều này có nghĩa là khi bạn rung cái lúc lắc cách mặt bé từ 20-30cm, bé sẽ phản ứng lại bằng cách nhìn vào nó. 6.PHÁT TRIỂN TẦM NHÌN NGOẠI VI Bé sẽ có tầm nhìn ngoại vi tốt hơn và có thể nhìn tập trung vào một vật cách bé 1m. 7.HỌC CÁCH TẬP TRUNG Ở thời điểm này, bạn sẽ có cảm giác dường như bé bị lé. Điều này hoàn toàn bình thường vì bé vẫn đang học cách để nhìn chăm chú vào một vật. 8.PHÂN BIỆT MÀU SẮC Cuối tháng thứ hai, bé sẽ bắt đầu phân biệt được các sắc thái màu. Trẻ nhỏ thường thích màu sáng và đó là lý do tại sao đồ chơi trẻ em thường có màu sắc rực rỡ. 9.MẸ ĐANG MỈM CƯỜI Bây giờ bé đã nhận biết được nụ cười trên gương mặt bạn và biết nở nụ cười đáp lại. Đây là một dấu hiệu cho thấy bé đã có thể tập trung vào một đối tượng cụ thể. SỰ PHÁT TRIỂN THỊ GIÁC CỦA BÉ TỪ 2-4 THÁNG TUỔI 1.MỞ RỘNG PHẠM VI THỊ GIÁC Ở giai đoạn này, phạm vi thị giác của bé sẽ được mở rộng. Điều này có nghĩa là bé nhận thức được vật thể cách bé bao xa. Ngoài ra, đây cũng là một dấu hiệu cho thấy sự phối hợp giữa mắt và não trở nên tốt hơn. 2.GHI NHẬN CÁC VẬT THỂ Lúc này bé đã có thể ghi nhận sự chuyển động của các vật thể tốt hơn. Nếu có vật thể nào thay đổi vị trí, bé sẽ nhìn nó. Bé bắt đầu quan sát mọi thứ xung quanh. Hãy di chuyển cái lúc lắc trong tầm nhìn, bé sẽ dựa theo âm thanh và nhìn theo nó. 3.NHIỀU MÀU SẮC HƠN Bé sẽ nhìn thấy nhiều màu hơn. 4.BÉ NHÌN THẤY XA VÀ RÕ HƠN Cuối tháng thứ 4, tầm nhìn của bé được cải thiện. Bây giờ khi bạn đặt bé ngồi bên cửa sổ, bé không chỉ nhìn thấy tấm kính mà còn nhìn thấy những vật xuyên qua đó. SỰ PHÁT TRIỂN THỊ GIÁC CỦA BÉ 4-8 THÁNG TUỔI 1.Một thế giới đầy màu sắc: Đến tháng thứ năm, thị giác màu sắc của bé đã phát triển rất mạnh mẽ. 2.Ghi nhớ khuôn mặt: Bé đã nhận thức sự quen thuộc của khuôn mặt và vật thể ở cách mình 2m. 3.Sự cố định: Lúc này, bé đã dần có tầm nhìn như người lớn. Bé đã nhìn được những chi tiết nhỏ và hiểu về sự cố định của các vật thể. Điều này có nghĩa là nếu bạn giấu một món đồ chơi ở dưới tấm chắn ngay trước mặt, bạn sẽ biết món đồ chơi vẫn còn ở đó. SỰ PHÁT TRIỂN THỊ GIÁC CỦA BÉ TỪ 9-12 THÁNG TUỔI 1.Thị giác của bé dần hoàn thiện Đây là lúc bé đã có khả năng thị giác giống như người lớn. Thị giác màu sắc và nhận thức của bé đã dần cải thiện rất nhiều. 2.Màu mắt cố định Màu mắt của bé lúc này không còn thay đổi nữa và sẽ theo bé đến suốt cuộc đời. 3.Nhận thức được gần xa Khi 1 tuổi, bé sẽ có tầm nhìn như người lớn, sẽ phân biệt được giữa gần và xa, phân biệt được màu sắc và nhận ra khuôn mặt và vật thể quen thuộc. 4.Phối hợp giữa mắt và cơ Bé sẽ dần học được cách phối hợp giữa cơ và mắt. Tuy nhiên, lúc này các cơ của bé vẫn chưa phát triển đầy đủ. Đôi lúc bạn sẽ thấy khá vụng về đấy. Kiểm tra mắt thường xuyên là điều mà bác sĩ đề nghị bạn sẽ thực hiện để đảm bảo sức khỏe của đôi mắt. LÀM THẾ NÀO ĐỂ BÉ PHÁT TRIỂN THỊ GIÁC TỐT HƠN? Bạn có thể thực hiện các bước sau để giúp bé phát triển tốt hơn: 0-2 tháng tuổi Sử dụng những đồ chơi có màu sắc tương phản cao và đặt cách bé 30cm. Sử dụng ánh sáng mờ trong phòng bé. Trẻ sơ sinh thường thấy khuôn mặt của mẹ khi bú. Vì vậy, hãy cho bé bú luân phiên cả 2 bên để quan sát bạn bằng cả 2 mắt. Khi bé 1,5 tháng tuổi, hãy cho bé chơi những trò chơi đơn giản. Để bé xa bạn khoảng 15cm và nhìn vào mắt bé. Khi bé đã nhìn vào mắt bạn, hãy di chuyển từ từ sang 2 bên. Đây sẽ là bài tập luyện mắt tuyệt vời. Khi 2 tháng tuổi, bé sẽ mỉm cười và phản ứng lại những biểu cảm trên khuôn mặt của bạn. Hãy nhìn vào mắt bé và mỉm cười hoặc nói chuyện. Điều này sẽ giúp cải thiện sự tập trung tăng chú ý. 2-4 tháng tuổi Thị giác của bé đã bắt đầu phát triển trong giai đoạn này. Cho bé chơi những đồ chơi có màu sắc sống động. Kệ treo đồ chơi (kệ chữ A) là một nơi lý tưởng để bé phát triển thị giác. Bạn có thể treo những món đồ lủng lẳng để kích thích sự tò mò của bé. 4-8 tháng tuổi Cho bé chơi những món đồ chơi có nhiều màu sắc. Mua các loại trái cây để bé nhận biết các màu sắc tự nhiên. Giấu đồ vật, kiếm kho báu… là những trò chơi bạn có thể chơi với bé. Những trò chơi này sẽ kích thích thị giác bé phát triển. Những đồ chơi với màu sắc rực rỡ sẽ là những thứ mà bé yêu thích. Do đó, mua cho bé nhiều món đồ chơi loại này để thu hút sự chú ý. 9-12 tháng tuổi Chơi những trò chơi di chuyển vật thể đơn giản như ném bóng. Đọc truyện cho bé nghe. Bạn hãy mua những quyển truyện có nhiều màu sắc, để trước mặt bé, vừa đọc vừa minh họa. Khuyến khích bé chỉ vào hình ảnh minh họa và nhắc lại tên. Bé thích nhìn khuôn mặt con người. Do đó, bạn và các thành viên khác trong gia đình nên chơi với bé nhiều hơn. Đây là cách tuyệt vời để kích thích khả năng ghi nhớ khuôn mặt mới.