Th 03
Khi bị sốt phát ban, trẻ thường không muốn ăn uống. Bên cạnh việc phải cung cấp đủ nước và chất dinh dưỡng cần thiết để phục hồi, cha mẹ cần lưu ý có một số thực phẩm cần tránh khi bị sốt phát ban. Sốt phát ban do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tác nhân gây bệnh chủ yếu là virus, nhất là virus đường hô hấp. Sau khi tấn công cơ thể, virus sẽ khiến trẻ sốt, tùy thể trạng mà trẻ có thể sốt từ 38 độ lên 39 độ C, có trường hợp kèm theo ho, sổ mũi, viêm họng hoặc sưng hạch bạch huyết ở cổ và thường kéo dài 3-5 ngày. Sau khi ngưng, nốt ban sẽ xuất hiện từ ngực, lưng, bụng rồi lan dần đến cánh tay, cổ. Ban thường là nốt màu hồng, không ngứa và kéo dài trong vài ngày. Một số nốt có thể được bao quanh bởi 1 vòng tròn trắng. Một số biểu hiện khác: sưng mí mắt, quấy khóc, chán ăn, tiêu chảy nhẹ… Hầu hết các trường hợp phát ban không nguy hiểm, trường hợp ít gặp có thể gây sốt rất cao và các biến chứng khó lường. 1.TẦM QUAN TRỌNG CỦA DINH DƯỠNG KHI TRẺ BỊ SỐT PHÁT BAN Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng làm suy yếu hệ miễn dịch của trẻ và do đó dinh dưỡng đầy đủ giúp cung cấp các vitamin và khoáng chất thiết yếu (như vitamin C, A, kẽm…) để tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại virus gây bệnh. Khi trẻ bị sốt cao thường đi kèm với mất nước và điện giải, vì vậy dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp bù đắp lượng nước và điện giải mất đi, ngăn ngừa tình trạng mất nước và rối loạn điện giải. Sốt phát ban khiến trẻ mệt mỏi và chán ăn, dinh dưỡng đầy đủ giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể, giúp trẻ có đủ sức chống lại bệnh tật, điều này giúp trẻ nhanh chóng lấy lại sức khỏe. Dinh dưỡng đầy đủ cũng giúp giảm nguy cơ biến chứng do sốt phát ban, chẳng hạn như viêm phổi, viêm não… Ngoài các thực phẩm nên ăn, các thức ăn mềm, dễ tiêu như cháo, súp, các món luộc, hấp, nên bổ sung nhiều rau xanh, trái cây tươi để cung cấp vitamin và khoáng chất. Trẻ cần uống nhiều nước, chia nhỏ các bữa ăn trong ngày để tránh gây áp lực lên hệ tiêu hóa. 2.THỰC PHẨM CÓ THỂ LÀM TRẦM TRỌNG THÊM CÁC TRIỆU CHỨNG SỐT PHÁT BAN Khi trẻ bị sốt phát ban, nên tránh các thức ăn khó tiêu, cay nóng, nhiều đường, dễ gây dị ứng và đồ uống lạnh, đồng thời đưa trẻ đi khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị nhiều hơn. Việc nên hạn chế hoặc nên tránh cho trẻ ăn gì để không làm trầm trọng thêm các triệu chứng cũng rất quan trọng. Một số loại thực phẩm có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, cản trở quá trình phục hồi và thậm chí làm trầm trọng thêm tình trạng khó chịu. Khi trẻ bị phát ban và sốt, hãy tránh các loại thực phẩm chế biến sẵn, nhiều đường, cay, nhiều dầu mỡ, đồ uống có tính acid, vì những thứ này có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng và cản trở hệ thống miễn dịch. Thực phẩm cay nóng: Các món ăn cay nóng như ớt, tiêu, cà ri,... có thể làm tăng tình trạng viêm nhiễm, gây khó chịu và ngứa ngáy cho da. Thực phẩm chế biến sẵn, dầu mỡ: đồ chiên rán, thức ăn nhanh, đồ hộp,... thường chứa nhiều chất béo bão hòa, chất bảo quản và muối, không tốt cho hệ miễn dịch và quá trình phục hồi. Thực phẩm gây dị ứng: Nếu trẻ có tiền sử dị ứng với một số loại thực phẩm nào đó, hãy tránh xa chúng trong thời gian bị sốt phát ban. Các thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, trứng, sữa bò, đậu phộng… Thực phẩm khó tiêu: Khi bị sốt phát ban, hệ tiêu hóa thường kém hoạt động hơn. Do đó, nên tránh xa các loại thực phẩm khó tiêu như đồ nếp, các loại đậu, thực phẩm nhiều chất xơ thô. Các loại thực phẩm chứa hàm lượng dinh dưỡng cao nhưng khó tiêu như tôm, cua, các loại thịt đỏ, trứng… có thể khiến đầy bụng, khó tiêu. Nếu trẻ có dấu hiệu khó tiêu sau khi ăn trứng, vẫn có thể cho trẻ ăn với lượng vừa phải. Để chế biến trứng mềm, dễ tiêu nên cho trẻ ăn trứng luộc, trứng hấp, hạn chế trứng chiên, rán, xào. Nên kết hợp cùng các loại rau xanh, trái cây để đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng. Các loại đồ uống: đồ uống có gas, nước ngọt… nên được hạn chế vì chúng có thể gây mất nước và làm chậm quá trình phục hồi, nên tránh uống các loại nước đá, thức uống lạnh…
Th 03
Đối với những người có hàm lượng acid uric cao có nên kiêng ăn thịt không là câu hỏi của nhiều người. Những người acid uric cao không phải kiêng thịt hoàn toàn mà cần chú ý nên ăn và không nên ăn loại thịt nào cũng như số lượng, thời điểm phù hợp… 1.ẢNH HƯỞNG CỦA THỊT ĐẾN SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI CÓ ACID URIC CAO NHƯ THẾ NÀO? Hàm lượng acid uric trong thịt tương đối cao hơn rau, ngũ cốc và các thực phẩm khác. Acid uric trong cơ thể có liên quan mật thiết với purine, chất chuyển hóa cuối cùng của purine là acid uric nên người ta thường nói rằng cần tránh ăn thực phẩm có hàm lượng purine cao nhưng tổng lượng purine trong cơ thể không phải đều do thức ăn cung cấp. 80% trong số đó là purine nội sinh do chính cơ thể tiết ra và chỉ có khoảng 20% là purine ngoại sinh thu được từ thực phẩm. Nếu đang dùng thuốc điều trị bệnh gout hoặc không phải trong giai đoạn gout cấp tính, thì có thể ăn một hai miếng thịt cũng không ảnh hưởng gì đến sức khỏe. Hàm lượng purine cao trong thịt phần lớn có trong tôm, cua, gan động vật. Hàm lượng purine trong thịt mỡ, bụng lợn và nội tạng động vật trong thịt tương đối cao nên ít nhất nên chọn thịt nạc để ăn, chẳng hạn như thịt lưng, thăn mềm mà không bị dai. Lượng thịt ăn bình thường tốt nhất là 45-70g, tức là một miếng thịt có kích thước bằng lòng bàn tay. Đối với bệnh nhân acid uric cao, nếu không bị cơn gout cấp tính, có thể ăn một lượng thịt bình thường. Nếu lượng acid uric trong máu được kiểm soát tốt thì ăn một số thịt gia cầm, gia súc cũng không sao, có thể ăn một số hải sản có hàm lượng purin thấp như sứa, hải sâm. Một số loại cá là thực phẩm có hàm lượng purine trung bình như cá quýt, cá hồi, cá ngừ, cá chẽm, lươn… Hàm lượng purine trong các loại cá này nằm trong khoảng 100mg/100g và có thể ăn ở mức độ vừa phải. Một số loại cá có hàm lượng purine trung bình cao như: cá tuyết, cá kiếm, bào ngư, cá diếc, purine nằm trong khoảng 150mg/ 100g nên có thể ăn ít hơn. Tránh ăn các loại cá có hàm lượng purine cao, chẳng hạn như cá đối, cá chim, mực, hàu, cá thu đao, cá mòi, cá đuôi tóc, cá đuôi trắng, cá khô, tôm, cỏ, hàu và nghêu. Ngoài ra còn một số thực phẩm thịt chế biến không nên ăn, chẳng hạn như thịt xông khói, xúc xích, và các sản phẩm khác có hàm lượng muối quá cao như giăm bông, thịt viên, và các loại thịt khác có thêm chất bảo quản. Chú ý đến cách chế biến thịt, tốt nhất nên sử dụng cách nấu như hấp, luộc, hầm, tránh các phương pháp sử dụng nhiều dầu và sử dụng ở nhiệt độ cao như chiên, rán, xào. 2.NGƯỜI CÓ ACID URIC CAO CẦN CHÚ Ý ĐIỀU GÌ TRONG CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG? Kiểm soát tổng lượng calo: Bệnh nhân gout nên duy trì đạt cân nặng ổn định, phải kiểm soát tổng lượng calo ăn vào mỗi ngày, tổng lượng thức ăn ăn vào thấp hơn chế độ bình thường khoảng 10%, không ăn quá nhiều bữa phụ, không nên ăn quá no mỗi ngày. Chế độ ăn ít protein: Bệnh nhân gout nên cung cấp 0,4-0,5g protein cho mỗi kg trọng lượng cơ thể, tổng lượng protein hằng ngày được kiểm soát ở mức 40g, hạn chế ăn cá và các loại đậu một cách thích hợp. Hạn chế chất béo: Người bệnh gout nên ăn tổng lượng chất béo mỗi ngày khoảng 50g, chú ý dầu thực vật, hạn chế mỡ động vật. Tập trung vào các thực phẩm chứa nhiều carbohydrate: Thành phần chính của cơm, mì, ngũ cốc là carbohydrate vì vậy người bệnh gout nên chú trọng những thực phẩm này trong khẩu phần ăn uống hằng ngày để đảm bảo cung cấp đủ lượng calo. Tránh uống rượu, hạn chế cafe, cacao: Rượu có thể khiến bệnh gout tấn công vì khiến bệnh nặng thêm, người bệnh gout cần hạn chế tuyệt đối cấm uống rượu và không nên dùng quá nhiều cafe, cacao. Duy trì đủ lượng vitamin B, C: Vitamin B và C rất giàu trong trái cây, các loại quả, ăn cam quýt và táo sau bữa ăn hằng ngày, đồng thời ăn nhiều rau xanh trong bữa ăn có thể đảm bảo cơ thể đủ vitamin B, vitamin C. Tránh thực phẩm chứa nhiều purine: Thực phẩm chứa nhiều purine bao gồm nội tạng động vật, cá, nghêu, tôm, thịt bò hoặc thịt cừu, đậu Hà Lan… Người bệnh gout nên ăn càng ít càng tốt. Bệnh nhân nên ăn thực phẩm có hàm lượng purine thấp như sữa, trứng, bánh mì, dưa chuột, cà chua… Mặc dù hầu hết các loại thịt đều chứa purine nhưng những bệnh nhân có lượng acid uric cao không nên ăn thịt là không thực tế, vì thịt chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể người và khó thay thế bằng các thực phẩm khác. Người có lượng acid uric cao cũng cần ăn một cách thích hợp trong cuộc sống hằng ngày.
Th 03
Đường là nguồn cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động và não bộ tư duy tốt. Tuy nhiên khi tiêu thụ quá nhiều đường có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý nghiêm trọng. Đường (chất ngọt) hiện hữu trong rất nhiều thực phẩm. Tiêu thụ quá nhiều đường, không chỉ đường trắng mà các loại đường ẩn (loại đường bổ sung hoặc được thêm vào trong quá trình chế biến để cải thiện hương vị, kết cấu, hoặc kéo dài thời gian bảo quản…) có thể gây hại cho sức khỏe, làm gia tăng nguy cơ các bệnh lý như đái tháo đường, béo phì, tim mạch, sâu răng, giảm trí nhớ, trầm cảm… Dưới đây là 5 dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn có quá nhiều đường: 1.THÈM ĐỒ NGỌT MỨC CẢNH BÁO CƠ THỂ THỪA ĐƯỜNG Nếu bạn tiêu thụ quá nhiều carbohydrate hoặc đường đơn, sẽ gây ra hiện tượng thèm carbohydrate, dẫn đến thèm đồ ngọt. Hiện tượng này có thể liên quan đến sự biến động nhanh chóng của lượng đường trong máu, gây ra bởi sự hấp thụ đường của insulin. Khi lượng đường trong máu giảm đột ngột cơ thể sẽ tìm thấy nhiều đường hơn để bù đắp sự giảm sút này, dẫn đến một vòng luẩn quẩn thèm ăn đồ ngọt quá mức. 2.TĂNG CÂN KHÔNG RÕ NGUYÊN NHÂN Insulin có thể thúc đẩy tăng cân, vì vậy cơ thể sản xuất quá nhiều insulin có thể dẫn đến tình trạng kháng insulin. Cơ chế này làm chậm khả năng đốt cháy chất béo của cơ thể và đẩy nhanh quá trình tăng cân. Ngoài ra sự mất cân bằng này có thể gây ra tình trạng sụt giảm năng lượng đột ngột khi cơ thể phải vật lộn để kiểm soát lượng đường dư thừa trong máu, gây tổn hại nhiều đến chức năng trong cơ thể. 3.LÃO HÓA DA SỚM Lượng glucose dư thừa trong máu sẽ gây ra một quá trình hóa học (quá trình đường hóa), trong đó glucose liên kết với các protein trong cơ thể, bao gồm elastin và collagen, những thành phần cần thiết để duy trì sự trẻ trung cho làn da. Những chất này làm viêm tế bào và phá vỡ các protein, dẫn đến lão hóa da sớm. Quá trình này biểu hiện ở da kém đàn hồi, xuất hiện nếp nhăn, đốm nâu và mất độ sáng của da. 4.MỆT MỎI VÀ THAY ĐỔI TÂM TRẠNG Đường là dữ liệu chính cho các tế bào, vì vậy một lượng đường thích hợp sẽ đảm bảo mức năng lượng tốt. Tuy nhiên, lượng đường trong máu tăng đột biến sau đó giảm nhanh có thể dẫn đến tình trạng mệt mỏi dữ dội và thay đổi tâm trạng đột ngột. Lượng đường trong máu dư thừa mà không có phản ứng insulin thích hợp có thể dẫn đến tình trạng lờ đờ và trầm cảm, mặc dù lượng đường nạp vào cơ thể dường như là không đủ. 5.MẤT CÂN BẰNG ĐƯỜNG RUỘT Tiêu thụ quá nhiều đường làm mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột, dẫn đến tình trạng loạn khuẩn, phát triển gia tăng vi khuẩn có hại gây bất lợi cho hệ vi khuẩn có lợi. Điều này dẫn đến các triệu chứng tiêu hóa phổ biến như đầy hơi, tiêu chảy, táo bón và cảm giác nặng bụng sau bữa ăn. Loạn khuẩn đường ruột có thể làm suy yếu hệ miễn dịch, ảnh hưởng đến khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng thiết yếu và sức khỏe tổng thể.
Th 03
Thời kỳ mãn kinh thường mang lại nhiều vấn đề ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của chị em. Tham khảo một số mẹo giúp vượt qua giai đoạn mãn kinh một cách nhẹ nhàng. Gần như tất cả phụ nữ đều sẽ phải trải qua giai đoạn mãn kinh nhưng nếu có kiến thức, có sự chuẩn bị về mặt tâm lý thì chị em sẽ đón nhận nó một cách nhẹ nhàng, nếu không sẽ là hàng loạt biến cố gây xáo trộn về mặt tâm lý, thể chất và đời sống của người phụ nữ. 1.ƯU TIÊN GIẤC NGỦ Mãn kinh có thể làm rối loạn giấc ngủ, từ chứng mất ngủ đến thức dậy vì đổ mồ hôi do bốc hỏa. Để giúp dễ ngủ, hãy thử một thói quen trước khi đi ngủ, ví dụ như tắm, uống một cốc sữa ấm, và đọc một chương sách. Điều này có thể giúp cơ thể biết rằng đã đến lúc thư giãn và chuẩn bị cho giấc ngủ. Để cơn bốc hỏa vào ban đêm dễ chịu hơn, hãy đảm bảo phòng ngủ mát mẻ và thông gió tốt thông qua mở cửa sổ hoặc quạt. Mặc bộ đồ ngủ bằng vải cotton nhẹ và trải qua một lớp ga trải giường mỏng để có thể bỏ chăn khi nóng nhưng vẫn đủ ấm áp. 2.THAY ĐỔI SẢN PHẨM CHĂM SÓC DA Một số phụ nữ nhận thấy da của họ nhăn khi mãn kinh, trở nên nhạy cảm và dễ bị khô. Hãy điều chỉnh thói quen làm đẹp cho phù hợp, tìm loại kem dưỡng ẩm giàu dưỡng chất nhưng không chứa dầu và có chỉ số SPF cao hơn khi da trở nên nhạy cảm hơn với ánh nắng mặt trời. 3.GHI LẠI CÁC TRIỆU CHỨNG MÃN KINH Khi mọi người nghĩ đến thời kỳ mãn kinh, triệu chứng đầu tiên mà hầu hết chúng ta nghĩ đến là bốc hỏa. Khi gặp phải triệu chứng này, có một số nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng này như caffeine, đồ ăn cay, hút thuốc và uống rượu. Mỗi khi bị bốc hỏa, hãy nghĩ về những gì mình đã ăn hay hoạt động vừa thực hiện và ghi vào nhật ký. Tìm hiểu các nguyên nhân và thấy có điều gì đó dường như đang gây ra bốc hỏa, tốt nhất là nên tránh yếu tố nghi ngờ. Chị em cũng có thể thấy mình đau đầu nhiều hơn bình thường thậm chí đau nửa đầu. Nên ghi vào nhật ký những nguyên nhân gây ra tình trạng này và cố gắng tránh trong tương lai. 4.CHUẨN BỊ VỚI NHỮNG TÌNH HUỐNG BẤT NGỜ Bốc hỏa có thể xảy ra ở bất cứ đâu và bất cứ lúc nào, vì vậy cần chủ động chuẩn bị. Mặc nhiều lớp quần áo để có thể nhanh chóng cởi bỏ quần áo khi đang bốc hỏa. Ngoài ra hãy tập trung vào hơi thở. Hít thở chậm và sâu từ bụng cho tới khi cơn bốc hỏa qua đi. Một triệu chứng khác của thời kỳ mãn kinh là bàng quang nhạy cảm hơn, vì vậy khi đi ra ngoài luôn trang bị những miếng băng vệ sinh mỏng để giúp loại bỏ tình trạng ẩm ướt và mùi hôi từ bất kỳ vết rò rỉ bất ngờ nào. 5.NÓI CHUYỆN VỚI BẠN BÈ Đừng ngại chia sẻ với bạn bè về cảm giác mình gặp phải trong thời kỳ mãn kinh vì rất có thể họ cũng đang trải qua thời kỳ tương tự. Thử tham gia một diễn đàn trực tuyến nơi mà bạn nhận được sự hỗ trợ và những câu chuyện được chia sẻ sẽ giúp bạn nhận ra rằng mình không phải là người duy nhất đang phải vật lộn trong giai đoạn cuộc sống này. 6.THỬ NHỮNG SỞ THÍCH MỚI Bạn có thể hay quên hơn và gặp phải tình trạng sương mù não thường xuyên hơn khi trải qua thời kỳ mãn kinh. Giữ cho trí óc luôn hoạt động và não bộ hoạt động bằng cách đọc sách, giải ô chữ, hoặc thậm chí là học một kỹ năng mới, có thể tham gia lớp học khiêu vũ hoặc khóa học ngôn ngữ mới. 7.TẬP THỂ DỤC THƯỜNG XUYÊN Tập thể dục rất tốt giúp chị em cảm thấy khỏe mạnh và có lợi cho tim mạch. Điều này cũng sẽ giúp duy trì sức mạnh cơ bắp và mật độ khoáng trong xương. Đi bộ nhanh là cách giúp hệ tim mạch hoạt động, và không khí trong lành rất tốt cho sức khỏe tinh thần và thể chất tổng thể. Yoga cũng là một lựa chọn tuyệt vời khác. Việc thực hiện tất cả các động tác uốn cong và duỗi người, cần tập trung vào hơi thở, điều này cũng giúp làm dịu tâm trí và làm giảm mức độ căng thẳng. Hãy thử các tư thế yoga để giảm các triệu chứng mãn kinh. 8.ĂN THỰC PHẨM LÀNH MẠNH Giai đoạn này chị em cần chú ý điều chỉnh lối sống và chế độ dinh dưỡng phù hợp để cải thiện những vấn đề sức khỏe thường gặp sau mãn kinh. Ăn uống đều đặn giúp duy trì lượng đường trong máu ổn định, điều này có lợi trong thời kỳ mãn kinh do sự thay đổi nội tiết tố gây ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và sự thèm ăn. Các chuyên gia khuyên phụ nữ mãn kinh nên ăn uống đủ chất, ưu tiên các thực phẩm lành mạnh tốt cho sức khỏe như: protein nạc, trái cây, rau xanh, chất béo lành mạnh, ngũ cốc nguyên hạt… Ngoài ra, áp dụng chế độ ăn Địa Trung Hải rất tốt, tăng lượng hấp thụ canxi và vitamin D rất cần thiết cho hệ thống sinh học thúc đẩy quá trình hấp thụ canxi, giúp xương chắc khỏe và ngăn ngừa té ngã. 9.LOẠI BỎ CÁC THÓI QUEN ĐỘC HẠI KHỎI CUỘC SỐNG Hút thuốc là một trong các yếu tố nguy cơ quan trọng nhất gây ra bệnh tim mạch và loãng xương. Bạn càng hút thuốc ít càng tốt. Tốt nhất là hãy thay đổi lối sống, không hút thuốc lá để ngăn ngừa các yếu tố nguy cơ. Điều này rất quan trọng vì nguyên nhân gây tử vong hàng đầu sau thời kỳ mãn kinh là bệnh tim mạch. 10.TẦM SOÁT UNG THƯ VÚ Kiểm tra sức khỏe định kỳ để ngăn ngừa ung thư vú. Nếu không có yếu tố nguy cơ, phụ nữ nên chụp nhũ ảnh 2 năm một lần từ 50 tuổi. Nếu có yếu tố nguy cơ, nên thống nhất tần suất chụp với bác sĩ phụ khoa. Sự phổ biến rộng rãi và những cải tiến trong các kỹ thuật chụp X-quang, đặc biệt là chụp nhũ ảnh, giúp chẩn đoán khối u sớm, cải thiện tỷ lệ sống sót và cung cấp tùy chọn điều trị phẫu thuật ít xâm lấn hơn.