CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ DƯỢC PHẨM HADU

CÂU HỎI THƯỜNG GẶP LIÊN QUAN ĐẾN VÔI HÓA CỘT SỐNG
04

Th 09

CÂU HỎI THƯỜNG GẶP LIÊN QUAN ĐẾN VÔI HÓA CỘT SỐNG

  • admin
  • 0 bình luận

Vôi hóa cột sống là tình trạng lắng đọng canxi ở các cột sống, thường là do cột sống bị suy giảm chức năng tự nhiên. Dù vậy vẫn có những trường hợp vôi hóa cột sống ở người trẻ do sai tư thế, tạo áp lực quá mức lên cột sống, làm việc nặng với cường độ cao. Bệnh gây ra những cản trở nhất định trong cuộc sống hằng ngày, nhất là hoạt động di chuyển vì cột sống đóng vai trò chịu trọng lượng cơ thể và giữ thăng bằng cho người ở tư thế đứng. 1.ĐÔNG Y CÓ CHỮA ĐƯỢC VÔI HÓA CỘT SỐNG KHÔNG? Hầu hết các bài thuốc dân gian chữa vôi hóa cột sống đều mang lại tác dụng chậm nhưng an toàn. Nếu sử dụng kiên trì trong một thời gian dài, người bệnh có thể thấy được sự thuyên giảm của các triệu chứng bệnh mà không cần dùng đến thuốc tây y khác. Lưu ý, khi dùng các bài thuốc đông y chữa vôi hóa cột sống, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi điều trị đặc biệt đối với phụ nữ mang thai và cho con bú, những người mắc bệnh tiểu đường, cao huyết áp… Ngoài ra có thể áp dụng thêm các biện pháp khác như: xoa bóp, châm cứu, bấm huyệt và chườm ngoài lên vùng cột sống bị đau, co cứng. 2.XỬ TRÍ VÔI HÓA CỘT SỐNG Việc xử trí vôi hóa cột sống tùy thuộc vào vị trí xuất hiện gai và gai xương có thể gây nên đau đớn hay không. Nếu gai xương không gây đau, người bệnh có thể không cần phải điều trị. Đối với các trường hợp vôi hóa cột sống gây đau đớn và hạn chế vận động, người bệnh nên nói chuyện với bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm có thể gặp phải do bệnh vôi hóa cột sống. Các biện pháp điều trị vôi hóa cột sống hiệu quả phải đáp ứng mục tiêu là làm thuyên giảm đau đớn cũng như các triệu chứng khác, đồng thời ngăn ngừa tiến triển xấu đi của bệnh. Hiện nay, các cách điều trị vôi cột sống bao gồm: Sử dụng các loại thuốc chống viêm không có steroid như aspirin, ibuprofen, naproxen, diclofenac… Đồng thời kết hợp chườm nước đá và nghỉ ngơi để giảm đau và giảm sưng viêm. Một số trường hợp các gai cột sống đã mọc dài và đâm vào một số dây thần kinh hay mô mềm gây ra những cơn đau lưng dữ dội, thì bác sĩ sẽ tiêm thuốc steroid tại chỗ giảm viêm và giảm đau ở cơ bắp. Vật lý liệu pháp cũng giúp hỗ trợ quá trình điều trị vôi hóa cột sống đạt được những chuyển biến tích cực. Các thủ thuật xoa bóp, châm cứu, vận động, tập các bài yoga phù hợp… sẽ giúp giảm đau nhức và các ảnh hưởng khác của vôi hóa cột sống. Thủy liệu pháp: Hay còn gọi là liệu pháp hồ bơi hoặc trị liệu thủy sinh, là một dạng trị liệu trong nước. Sử dụng nước để làm giảm áp lực lên cột sống và giúp bệnh nhân thực hiện các hoạt động một cách dễ dàng hơn, từ đó cải thiện đau đớn, cứng khớp do vôi hóa cột sống. 3.CÁCH XỬ TRÍ VÔI HÓA CỘT SỐNG TẠI NHÀ BẰNG CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG Đối với người bệnh vôi hóa cột sống, bên cạnh việc tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, người bệnh cần đặc biệt lưu ý chế độ dinh dưỡng. Một chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh sẽ giúp bạn có hệ thống miễn dịch khỏe mạnh từ đó chống lại bệnh tật nói chung và các bệnh lý về xương khớp nói riêng. Bạn cần thực hiện:  Bổ sung thực phẩm giàu canxi. Một số loại thực phẩm giàu canxi có thể kể đến như: hải sản, trứng, sữa, các sản phẩm từ sữa, các loại hạt dinh dưỡng, rau xanh đậm. Bổ sung thực phẩm giàu protein như: thịt lợn, thịt gia cầm, thịt bò… Thực phẩm giúp bổ sung collagen: theo thời gian, collagen sẽ mất dần đi cùng với sự lão hóa tự nhiên của cơ thể. Một số thực phẩm bổ sung collagen hoặc tốt cho quá trình sản sinh collagen, người mắc bệnh lý về xương khớp có thể kể đến như: ngũ cốc nguyên hạt, hạt đậu nành, cá ngừ, trái cây có múi, rau củ có màu đỏ, hành tây, tỏi tây… Thực phẩm giàu vitamin và chất xơ: các loại rau xanh được coi là nguồn cung ứng chất xơ và vitamin lý tưởng, giúp hỗ trợ sức khỏe xương khớp. Đặc biệt là cà rốt - thực phẩm giàu vitamin A và E giúp bảo vệ khớp và đầu xương. Bên cạnh đó, người bệnh vôi hóa cột sống cũng nên kiêng: Đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh để tránh làm trầm trọng thêm tình trạng vôi hóa cột sống. Thực phẩm chứa nhiều đường hoặc muối, bởi thực phẩm chứa nhiều muối sẽ làm nặng thêm các triệu chứng của vôi hóa cột sống, còn thực phẩm chứa nhiều đường lại gây thừa cân béo phì, từ đó tạo áp lực cho xương. Rượu bia và nước có ga. 4.VÔI HÓA CỘT SỐNG CÓ CHỮA KHỎI ĐƯỢC KHÔNG? Tùy vào tình trạng của mỗi người cũng như điều kiện sức khỏe mà bệnh có thể chữa khỏi hay không. Dù vậy hầu hết các ca vôi hóa cột sống đều có thể điều trị dứt điểm và phục hồi chức năng cột sống nếu được điều trị kịp thời, đúng cách. Người có cột sống vôi hóa nếu không phải là biến chứng do những bệnh lý mạn tính khác, có thể điều trị bằng tập luyện và vật lý trị liệu. Rất hiếm những trường hợp bác sĩ chỉ định phẫu thuật.      

CÂU HỎI THƯỜNG GẶP LIÊN QUAN ĐẾN DẬY THÌ SỚM
04

Th 09

CÂU HỎI THƯỜNG GẶP LIÊN QUAN ĐẾN DẬY THÌ SỚM

  • admin
  • 0 bình luận

Trẻ dậy thì sớm ngày càng gia tăng nhanh chóng khiến nhiều phụ huynh lo lắng. Khi bị dậy thì sớm, trẻ có nguy cơ gặp phải những vấn đề sức khỏe trong tương lai, đặc biệt ảnh hưởng nhất định tới tâm lý. 1.ĐÔNG Y CÓ CHỮA ĐƯỢC DẬY THÌ SỚM? Dậy thì là một giai đoạn phát triển để cơ thể trở nên hoàn thiện và bước sang giai đoạn trưởng thành. Dậy thì sớm diễn ra nhờ vào sự điều tiết của các hoạt động ở hormone tuyến sinh dục do các cơ quan sinh lý như: tuyến đồi, tuyến yên, tuyến sinh dục phụ trách. Có những yếu tố về di truyền gây nên dậy thì sớm không thể tránh khỏi.  Hiện nay chưa có tài liệu nào về điều trị chứng dậy thì sớm bằng Y Học cổ truyền. Tuy nhiên vẫn có thể tác động vào ngoại cảnh để hạn chế tình trạng này. Cha mẹ nên đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ, không tẩm bổ quá, tránh cho uống thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc, tránh steroid tăng trưởng… 2.CHĂM SÓC TRẺ DẬY THÌ SỚM Ngoài việc chăm sóc dinh dưỡng, cha mẹ còn là chỗ dựa tâm lý. Khi trẻ có bất kỳ dấu hiệu phát triển bất thường nào cần đưa trẻ đi khám ngay. Trẻ dậy thì sớm cảm thấy lạc lõng với bạn bè, tâm lý sợ hãi, bất an nên cha mẹ nên gần gũi và có sự quan tâm đặc biệt. Cần hướng dẫn cách vệ sinh vùng kín cho trẻ hằng ngày, đặc biệt trong kỳ kinh bởi có nhiều bé gái mới 10-12 tuổi đã bị viêm nhiễm âm đạo do vệ sinh không đúng cách. Cha mẹ cần để ý tới trẻ nhiều hơn mỗi khi tới kỳ kinh. Nếu trẻ bị ra máu nhiều cần đưa trẻ đến bệnh viện để được điều trị. Ngoài ra, thực hiện giáo dục giới tính để trẻ biết cách tránh bị lạm dụng tình dục. 3.DẬY THÌ SỚM GÂY RA HẬU QUẢ GÌ? Trẻ được coi là dậy thì sớm nếu bé gái trước 8 tuổi đã xuất hiện lông mu, âm vật lớn hơn, ngực phát triển và thấy kinh lần đầu trước 12 tuổi. Với bé trai trước 9 tuổi đã có râu, yết hầu lớn, nói giọng trầm khàn… Dậy thì sớm gây ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của trẻ, về chiều cao, khung xương thường đóng lại sớm khiến trẻ có chiều cao khi trưởng thành thấp hơn những đứa trẻ khác. Trẻ dậy thì sớm cũng gặp những vấn đề về tinh thần như: cảm giác tự ti khác biệt với bạn bè cùng trang lứa, có lúc cảm thấy chán ghét chính mình. Do trẻ chưa có nhận thức đúng về tình dục nên khả năng tự bảo vệ và chăm sóc bản thân chưa tốt, dẫn tới nguy cơ bị lạm dụng và quan hệ tình dục sớm… Khi không được chăm sóc tốt, bé gái dậy thì sớm có nguy cơ bị viêm nhiễm âm hộ, âm đạo, nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến viêm dính âm hộ, âm đạo, nhiễm trùng vùng tử cung, buồng trứng. Nguy cơ bệnh lý ở những trẻ dậy thì sớm cũng cao hơn, nhất là những bệnh mạn tính, tim mạch, lão hóa sớm khi trẻ trưởng thành. 4.DÙNG THUỐC ĐIỀU TRỊ DẬY THÌ SỚM CÓ NGUY HIỂM KHÔNG? Điều trị dậy thì sớm là cần thiết để trẻ phát triển cả thể chất và tinh thần tốt hơn, hạn chế nguy cơ ảnh hưởng tâm sinh lý và bệnh lý trong tương lai. Trẻ được tiêm hormone đúng cách sẽ làm chậm quá trình dậy thì sớm, vì thế trẻ vẫn có thể đạt được chiều cao cuối theo di truyền của bố mẹ. Các áp lực tâm sinh lý và những nguy cơ khác cũng được hạn chế, giúp trẻ phát triển đúng độ tuổi. Tuy nhiên, thuốc điều trị dậy thì sớm ở dạng nội tiết tố cần được sử dụng theo đúng chỉ định của bác sĩ, đảm bảo liều lượng sử dụng và thời gian thích hợp. Nếu lạm dụng dùng sai cách hoặc không đúng liều lượng, trẻ sẽ gặp phải các vấn đề như: Rối loạn nội tiết tố, đặc biệt nội tiết tố sinh dục không ổn định gây ra sự phát triển không bình thường ở trẻ, nguy cơ bệnh lý ở tuyến nội tiết cùng nhiều vấn đề sức khỏe sau này. Chậm hoặc ngưng dậy thì hoàn toàn: Thuốc điều trị nội tiết tố có thể tác dụng ngược, làm ngưng hoặc dừng quá trình dậy thì hoàn toàn ảnh hưởng đến quá trình phát triển thể chất và sức khỏe sinh sản khi trẻ trưởng thành. Ngoài ra, thuốc điều trị dậy thì sớm có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn như: hình thành khối u nội tiết, rối loạn cảm xúc, giảm thị lực, bất thường hệ thần kinh trung ương, cảm giác đau nhức, ngứa ran tại vị trí tiêm hoặc đặt thuốc, chảy máu âm đạo ở bé gái, đau dạ dày, buồn nôn… Do đó trong quá trình điều trị dậy thì sớm trẻ cần được theo dõi sát sao bởi cả cha mẹ và bác sĩ điều trị. Nếu có dấu hiệu bất thường, hãy thông báo với bác sĩ điều trị để được hỗ trợ. Cha mẹ hãy là người đồng hành cùng trẻ, là nơi giải tỏa, động viên, và giải quyết các vấn đề của trẻ trong quá trình trưởng thành này.      

10 NGUYÊN NHÂN SỐT PHÁT BAN Ở TRẺ CẦN LƯU Ý
29

Th 08

10 NGUYÊN NHÂN SỐT PHÁT BAN Ở TRẺ CẦN LƯU Ý

  • admin
  • 0 bình luận

Việc trẻ bị sốt phát ban có thể khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng. Để có được phương pháp chăm sóc đúng cách giúp các triệu chứng thuyên giảm, cha mẹ cần hiểu rõ nguyên nhân sốt phát ban ở trẻ. 1.SỐT PHÁT BAN Ở TRẺ LÀ GÌ? Sốt phát ban là một trong những vấn đề lâm sàng phổ biến nhất ở trẻ em. Mặc dù các triệu chứng thường không quá nguy hiểm, nhưng việc điều trị muộn hoặc sai cách có thể dẫn đến các biến chứng. Do đó, cha mẹ cần hiểu rõ sốt phát ban là gì, các nguyên nhân gây ra tình trạng này, từ đó có cách chăm sóc phù hợp nhất. Sốt phát ban là tình trạng trẻ bị sốt kèm theo tình trạng xuất hiện các đốm nhỏ màu đỏ trên da, trong đó:  Sốt: Sốt thường là dấu hiệu nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus gây ra. Trẻ có thể bị sốt trong khoảng 38-39 độ C hoặc hơn tùy tác nhân gây bệnh và tình trạng sức khỏe, sức đề kháng của bé. Phát ban: Phát ban do sốt được phân thành phát ban dát sẩn, ban mẩn đỏ lan tỏa toàn thân và phát ban mụn nước, mụn mủ, nốt sần, đốm xuất huyết và ban xuất huyết, tùy thuộc vào hình thái đặc trưng, sự phân bố và các triệu chứng kèm theo. Phát ban cũng được chia thành phát ban da nhiễm trùng và không nhiễm trùng, tùy thuộc vào nguyên nhân. Triệu chứng này cũng được phân loại là toàn thân hoặc cục bộ thùy thuộc vào sự phân bổ và đối xứng hoặc bất đối xứng của các nốt ban. Nếu không có nhiễm trùng huyết toàn thân, phát ban cục bộ liên quan đến nhiễm trùng có xu hướng gây ra ít triệu chứng toàn thân hơn so với phát ban toàn thân liên quan đến nhiễm trùng. Ngoài ra, trẻ bị sốt phát ban có thể kèm theo các triệu chứng như đau họng, nôn mửa, tiêu chảy, mệt mỏi, khó chịu, chán ăn, viêm kết mạc, ho, trằn trọc và khó ngủ… 2.TỔNG HỢP 10 NGUYÊN NHÂN SỐT PHÁT BAN Ở TRẺ EM BỆNH SỞI Sởi là một bệnh truyền nhiễm dễ lây lan và gây ra các vấn đề nghiêm trọng ở một số trẻ. Bé mắc bệnh sởi thường có các triệu chứng khởi phát giống cảm lạnh, chẳng hạn như sốt, chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi, ho, hắt hơi… Triệu chứng phát ban sẽ xuất hiện vài ngày sau đó. Các nốt ban sởi đôi khi nổi lên và dính lại với nhau tạo thành các mảng mờ. Phát ban do sởi thường có màu nâu và đỏ và không gây ngứa. Mặc dù bệnh sởi là nguyên nhân sốt phát ban thường gặp ở trẻ, nhưng hiện nay cha mẹ có thể phòng ngừa bệnh này cho trẻ bằng cách tiêm vaccine phòng bệnh sởi hoặc vaccine phối hợp phòng ngừa sởi, quai bị, rubella. RUBELLA Tương tự như sởi, tình trạng nhiễm virus gây bệnh rubella cũng là một nguyên nhân gây sốt phát ban ở trẻ. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ mắc bệnh rubella thường chỉ phát ban nhẹ, sốt nhẹ, tiêu chảy nhẹ và triệu chứng về hô hấp như sổ mũi.  Phát ban bắt đầu trên mặt dưới dạng phát ban màu hồng với các vùng tổn thương nhỏ nổi lên. Sau đó, ban dần lan xuống tay, thân, chân trong khi vết phát ban trên mặt biến mất. Trẻ nhỏ cũng có thể bị sưng hạch bạch huyết ở cổ. Trẻ lớn hơn có thể bị đau, viêm khớp. BAN ĐỎ NHIỄM TRÙNG Ban đỏ nhiễm trùng còn được gọi là bệnh thứ năm, do parvovirus B19 gây ra. Bệnh khiến trẻ bị sốt, đau đầu, sổ mũi. Sau đó, các vết ban đỏ hoặc sẫm màu nổi lên trên má và lan rộng ra. Thông thường trẻ bị ban đỏ nhiễm trùng, triệu chứng phát ban chỉ xuất hiện sau khi trẻ hết sốt. Một số trẻ cũng có thể bị đau khớp kéo dài 1-3 tuần. Bệnh thứ năm thường tự khỏi. Tuy nhiên, đôi khi, bệnh có thể gây ra các biến chứng, chẳng hạn như thiếu máu, nhưng tình trạng này rất hiếm. Ban đỏ nhiễm trùng dễ lây lan trong thời gian trẻ bị sốt và không còn khả năng lây khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn phát triển. BỆNH BAN ĐÀO Bệnh do một loại virus họ herpes virus gây ra, khiến trẻ bị nổi các đốm phẳng nhỏ, hoặc vết sưng nhỏ. Bao quanh những vết sưng có thể là một quầng sáng màu hơn hoặc nhạt hơn một chút. Trẻ mắc bệnh ban đào thường bị ho, sốt, sổ mũi, có thể mệt mỏi, cáu kỉnh. Triệu chứng phát ban thường bắt đầu ở mặt rồi lan khắp cơ thể. Hai triệu chứng sốt và phát ban ít khi xảy ra ở cùng thời điểm, phát ban thường xuất hiện ngay sau khi cơn sốt biến mất. Bệnh ban đào thường tự khỏi sau vài ngày và không có cách điều trị. BỆNH THỦY ĐẬU Virus có tên là varicella zoster là tác nhân gây bệnh thủy đậu. Mặc dù hầu hết trẻ em đều nay đều được tiêm phòng vacxin bệnh thủy đậu và vắc xin này cũng cho thấy dấu hiệu phòng bệnh tốt, nhưng một số trẻ vẫn bị nhiễm bệnh. Trẻ em nhiễm bệnh thủy đậu từng tiêm vắc xin có xu hướng nhiễm bệnh nhẹ hơn. Dấu hiệu trẻ bị bệnh thủy đậu thường bắt đầu bằng các triệu chứng như sốt, mệt mỏi, khó chịu hoặc đau đầu. Để phân biệt với bệnh tay chân miệng - bệnh dễ gây nhầm lẫn với thủy đậu, thì tình trạng phát ban có xu hướng xuất hiện trong vòng 1-2 ngày và ban thủy đậu thường mọc ở mặt, lưng thân mình trước rồi lan sang tứ chi. Tuy nhiên, các nốt ban thủy đậu ít mọc ở tứ chi hơn. Các mụn nước chứa đầy dịch lỏng thường gây ngứa và có thể vỡ ra, rỉ dịch và chảy máu làm tăng nguy cơ bị bội nhiễm. Hầu hết trẻ bị thủy đậu sẽ khỏe hơn sau khoảng 1 tuần. Tuy nhiên những trẻ có bệnh nền nghiêm trọng hoặc hệ thống miễn dịch yếu có thể bị bệnh thủy đậu với các triệu chứng nặng. SỐT TINH HỒNG NHIỆT Đây là kết quả của tình trạng nhiễm trùng Streptococcus nhóm A, chẳng hạn như viêm họng liên cầu khuẩn. Strep là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra, với các triệu chứng xuất hiện ngay sau khi bệnh nhân bị nhiễm trùng vài ngày. Nếu trẻ bị đau họng hoặc phát ban hay phát ban sau khi hết đau họng, rất có thể là bé đã bị sốt tinh hồng nhiệt. Trẻ bị sốt tinh hồng nhiệt có thể bị phát ban ở cổ, ngực, háng. Thuốc kháng sinh có thể được sử dụng để điều trị sốt tinh hồng nhiệt. Tuy nhiên, ở một số trẻ, tình trạng nhiễm trùng có thể trở lên rất nghiêm trọng. Do đó, nếu nhận thấy tình trạng của bé không cải thiện sau vài ngày, hãy đưa trẻ đi khám. BỆNH TAY CHÂN MIỆNG Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm phổ biến ở dưới 5 tuổi. Ngoài triệu chứng sốt, trẻ còn có các triệu chứng giống cúm, chẳng hạn như đau nhức cơ thể. Các vết loét quanh miệng, trên tay hoặc chân có thể xuất hiện trong vòng vài ngày sau khi nhiễm bệnh.  Virus gây bệnh tay chân miệng rất dễ lây lan cho cả cha mẹ hoặc người chăm sóc bé. Phần lớn các trẻ bị tay chân miệng thường chỉ xuất hiện các triệu chứng nhẹ và tự khỏi sau 7-10 ngày. Điều quan trọng là phải chăm sóc bé đúng cách, biết cách nhận biết các dấu hiệu cảnh báo bệnh diễn tiến nặng cần can thiệp y tế kịp thời. BỆNH VIÊM MÀNG NÃO DO NÃO MÔ CẦU Đây là một bệnh nhiễm trùng máu hiếm gặp nhưng nguy hiểm, do vi khuẩn Neisseria meningitidis (còn được gọi là não mô cầu) gây ra. Bệnh viêm màng não do não mô cầu xảy ra phổ biến nhất ỏ trẻ nhỏ dưới 1 tuổi. Các triệu chứng ban đầu bao gồm sốt, đau khớp, đau cơ, thở nhanh, mệt mỏi và nôn mửa. Ban đỏ không gồ, lan nhanh, có thể kết thành đám dạng như bản đồ. Thông thường, ở giai đoạn sau, các vết ban đen sẽ xuất hiện.  Bệnh viêm màng não mô cầu rất nguy hiểm và có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm, chẳng hạn như sốc nhiễm trùng. Việc điều trị y tế sớm bằng kháng sinh là cần thiết. Nếu bạn nghi ngờ trẻ bị nhiễm trùng não mô cầu, hãy đưa bé đến cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán và điều trị ngay.                

ĐI TIỂU NHIỀU KHI MANG THAI: 4 NGUYÊN NHÂN VÀ 7 GIẢI PHÁP CẦN NHỚ
29

Th 08

ĐI TIỂU NHIỀU KHI MANG THAI: 4 NGUYÊN NHÂN VÀ 7 GIẢI PHÁP CẦN NHỚ

  • admin
  • 0 bình luận

Nhiều bà bầu than phiền về việc đi tiểu nhiều khi mang thai làm gián đoạn công việc, giấc ngủ khiến họ cảm thấy mệt mỏi, khó chịu. Vậy nguyên nhân do đâu gây nên tình trạng này, làm thế nào để khắc phục? 1.NGUYÊN NHÂN GÂY NÊN TÌNH TRẠNG ĐI TIỂU NHIỀU KHI MANG THAI? Nhiều mẹ bầu thường thắc mắc mang thai 3 tháng đầu đi tiểu nhiều có sao không hay bầu 7 tuần đi tiểu nhiều là do đâu? Trong tam cá nguyệt đầu tiên: Nguyên nhân khiến bạn đi tiểu nhiều lần khi mang thai chủ yếu là do sự thay đổi nội tiết tố cùng sự phát triển kích thước của tử cung gây áp lực lên bàng quang. Trong tam cá nguyệt thứ hai: Kích thước tử cung không ngừng tăng lên nhưng do được xương chậu nâng đỡ giúp làm giảm áp lực lên bàng quang ở nhiều người nhu cầu đi tiểu khi mang thai giảm. Trong tam cá nguyệt thứ ba: Thai nhi bắt đầu xoay đầu để chuẩn bị sinh gây áp lực lên bàng quang làm tăng tần suất đi tiểu. Cụ thể hơn, dưới đây là một số nguyên nhân gây đi tiểu nhiều khi mang thai: DO THAY ĐỔI NỘI TIẾT TỐ Nhiều chị em thường thắc mắc “đi tiểu nhiều có phải là mang thai?” Câu trả lời là có thể. Hormone HCG hoạt động trong thai kỳ là một trong những nguyên nhân chính thúc đẩy bạn có nhu cầu đi tiểu nhiều khi mang thai. Hormone này làm tăng lưu lượng máu về phía vùng chậu, tử cung và thận. Đây là các nguyên nhân làm cho bàng quang bị chèn ép khiến bạn có nhu cầu đi tiểu thường xuyên hơn. ÁP LỰC TÁC ĐỘNG LÊN BÀNG QUANG Khi không mang thai, bàng quan của phụ nữ có thể chứa được một lượng lớn nước tiểu (khoảng 400-500ml). Trong ba tháng đầu của thai kỳ, việc tử cung mở rộng và bắt đầu chèn ép lên bàng quang khiến bộ phận này không thể giữ nước tiểu nhiều và lâu. Điều này thúc đẩy nhu cầu đi tiểu ở phụ nữ mang thai. LƯỢNG CHẤT LỎNG DƯ THỪA Bạn có biết trong toàn bộ thai kỳ, lượng máu trong cơ thể bạn sẽ tăng và tăng hơn gần 50% so với trước khi thụ thai? Do đó, thận phải làm việc nhiều hơn để lọc bỏ chất thải, lượng chất lỏng dư thừa nhiều hơn. Từ đó làm tăng lượng nước tiểu khiến bạn muốn đi tiểu nhiều hơn trước. NHIỄM TRÙNG ĐƯỜNG TIẾT NIỆU HOẶC BÀNG QUANG Tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu hay nhiễm trùng bàng quang không được điều trị có thể gây ra vấn đề nghiêm trọng. Đi tiểu thường xuyên là một trong số đó. Các triệu chứng khác bao gồm cảm giác nóng rát khi đi tiểu, nước tiểu có máu, đi tiểu đau… Nghiêm trọng hơn, các tình trạng nhiễm trùng này có thể dẫn đến sinh non hoặc sảy thai. 2.MẸO GIÚP KIỂM SOÁT HIỆU QUẢ TÌNH TRẠNG ĐI TIỂU NHIỀU KHI MANG THAI Nhiều chị em bầu bí thường thắc mắc đi tiểu nhiều khi mang thai phải làm sao? Để giảm số lần đi tiểu, chị em bầu bí hãy thực hiện các gợi ý sau: NGỒI HƠI CHÚI VỀ PHÍA TRƯỚC KHI ĐI TIỂU Trong khi đi tiểu, để tạo một lực ép lên bàng quang, các mẹ bầu hãy ngồi hơi cúi người về phía trước. Điều này giúp bàng quang có thể đẩy sạch nước tiểu ra ngoài, giúp khoảng thời gian giữa các lần đi tiểu được kéo dài hơn. TRÁNH CÁC THỨC UỐNG CÓ TÍNH CHẤT LỢI TIỂU Phụ nữ mang thai nên tránh các đồ uống có tính chất lợi tiểu như trà, cà phê, các loại nước giải khát như soda… MẸ KHÔNG NÊN UỐNG QUÁ NHIỀU NƯỚC TRƯỚC KHI ĐI NGỦ Bạn cần cắt giảm lượng chất lỏng nạp vào cơ thể trước khi đi ngủ nhưng vẫn phải đảm bảo cơ thể được cung cấp đủ nước. Theo khuyến cáo của bác sĩ sản phụ khoa, phụ nữ mang thai nên uống 8-10 cốc nước (2-2,5l) hoặc đồ uống khác (sữa, nước trái cây) mỗi ngày. Điều này giúp cơ thể có đủ lượng nước cần thiết cho các hoạt động. Bạn có thể nhận biết mình uống đủ nước hay chưa thông qua việc quan sát màu sắc của nước tiểu. Nước tiểu trong hoặc có màu vàng nhạt nghĩa là bạn đã uống đủ nước. Nước tiểu có màu vàng đậm hoặc đục là dấu hiệu cho biết cơ thể bạn cần lượng nước nhiều hơn so với lượng nước bạn uống hằng ngày. THỰC HIỆN BÀI TẬP KEGEL Thực hiện các bài tập kegel giúp tăng cường sức mạnh cho cơ sàn chậu, giúp giảm tình trạng đi tiểu không tự chủ do căng thẳng và giúp mẹ nhanh hồi phục sau sinh. Điều thú vị là các bài tập này có thể tập bất cứ lúc nào, miễn là bạn có thời gian để tập.  ĐI TIỂU TRƯỚC KHI ĐI NGỦ Hãy cố gắng đi tiểu trước khi bước lên giường đi ngủ. Một điều lưu ý là quãng đường từ giường ngủ đến nhà vệ sinh phải đảm bảo an toàn, không có vật cản, công tắc đèn chiếu sáng được đặt ở vị trí thuận tiện để ngăn rủi ro cho mẹ bầu khi di chuyển. ĐI TIỂU NGAY KHI CÓ NHU CẦU Hãy đi tiểu ngay khi bạn có cảm giác buồn tiểu. Nguyên do là do việc nhịn tiểu nhiều lần có thể khiến cơ sàn chậu của bạn bị suy yếu dẫn đến tiểu không tự chủ. Do đó, nếu phải xếp hàng chờ đi tiểu nhà vệ sinh công cộng, chị em bầu bí đừng ngần ngại khéo léo đề nghị người khác nhường chỗ nhé. DÙNG BĂNG VỆ SINH Nếu bị rỉ nước tiểu khi ho, hắt hơi hay vận động mạnh, mẹo hữu ích là bạn nên mang băng vệ sinh hằng ngày. 3.KHI NÀO BẠN NÊN ĐI KHÁM? Nếu bạn đã thực hiện các mẹo trên mà tình trạng đi tiểu nhiều lần khi mang thai không được cải thiện hoặc khi bạn bị tiểu rát, tiểu buốt hoặc có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào khác, hãy đi sớm. Bác sĩ có thể đề nghị bạn làm một số xét nghiệm chẩn đoán như siêu âm, xét nghiệm nước tiểu… Sau khi sinh khoảng vài ngày, nhu cầu đi tiểu thường xuyên sẽ không giảm. Nguyên nhân là do lúc này, cơ thể bạn đang cố gắng loại bỏ các chất lỏng dư thừa sản sinh trong thai kỳ. Nhưng nếu tình trạng đi tiểu nhiều kéo dài, bạn nên đến bác sĩ để chẩn đoán và thăm khám.                

Đối tác chiến lược

Hotline 1900 633 486
popup

Số lượng:

Tổng tiền: