Th 09
Với quan niệm “ăn cho hai người” nhiều người lầm tưởng thai phụ cần ăn gấp đôi lượng thức ăn thông thường trong thời kỳ mang thai. Tuy nhiên điều này sẽ dẫn đến những rủi ro về sức khỏe cho mẹ bầu. Thực tế, thay vì ăn lượng gấp đôi, các chuyên gia khuyến nghị: “Hãy ăn uống lành mạnh gấp đôi.” Vậy đâu là những thực phẩm bà bầu nên ưu tiên sử dụng? HƯỚNG DẪN LỰA CHỌN THỰC PHẨM ĐÚNG CHO BÀ BẦU Trong thai kỳ, các nguyên tắc ăn uống lành mạnh cơ bản hầu như không thay đổi. Thực phẩm dành cho bà bầu bao gồm: trái cây, rau củ, ngũ cốc nguyên hạt, protein nạc và chất béo lành mạnh. Tuy nhiên, có một số chất dinh dưỡng trong chế độ ăn khi mang thai cần được chú ý, đặc biệt là: 1.THỰC PHẨM DÀNH CHO BÀ BẦU TRONG 3 THÁNG ĐẦU Trong 3 tháng đầu tiên, số lượng calo mà mẹ bầu cần nạp mỗi ngày hầu như không tăng đáng kể. Theo khuyến nghị, lượng calo hằng ngày mà mẹ bầu nên nạp trong tam cá nguyệt thứ nhất là 1.800 calo mỗi ngày. Trong tam cá nguyệt đầu tiên của thai kỳ, chế độ ăn uống đóng vai trò cực kỳ quan trọng để hình thành và phát triển những bộ phận quan trọng của bé. Để hỗ trợ sự phát triển của thai nhi và duy trì sức khỏe của mẹ bầu, có một số dưỡng chất thiết yếu cần được ưu tiên trong chế độ ăn bổ sung của mẹ bầu: Axit folic (hay vitamin B9) Đây là dưỡng chất quan trọng trong việc ngăn ngừa dị tật ống thần kinh. Dưỡng chất này còn tham gia vào quá trình tổng hợp DNA, giúp tế bào phân chia và phát triển khỏe mạnh ở thai nhi. Các thực phẩm dành cho bà bầu chứa nhiều vitamin B9 bao gồm: rau lá xanh đậm (như cải xoăn, rau bina, bông cải xanh..), các loại đậu, trái cây họ cam, quýt, ngũ cốc nguyên hạt, trứng, quả bơ, măng tây, gan bò, sữa. Vitamin B12 Vitamin B12 hỗ trợ hình thành và duy trì chức năng của hệ thần kinh, phát triển não bộ của thai nhi. Thiếu vitamin B12 có thể dẫn đến các vấn đề về phát triển thần kinh và não bộ của trẻ…. Những thực phẩm chứa vitamin B12 bao gồm thịt, nội tạng, thịt gia cầm, hải sản, trứng, sữa và ngũ cốc. Vitamin B6 Vitamin B6 đã được chứng minh có hiệu quả trong việc giảm chứng buồn nôn và nôn trong thai kỳ, một tình trạng thường gặp trong 3 tháng đầu. Bổ sung vitamin B6 có thể giúp giảm cơn ốm nghén và cải thiện cảm giác vị giác của bà bầu. Mẹ bầu có thể bổ sung vitamin B6 từ các thực phẩm: hạt hướng dương, hạt dẻ cười, các loại hạt khác (hạt phỉ, óc chó, đậu phộng, hạt điều), cá (đặc biệt là cá ngừ và cá hồi), thịt gia cầm, thịt lợn nạc, trái cây khô (như mận, nho khô, mơ khô), thịt bò nạc, chuối, bơ, rau chân vịt. Choline Dưỡng chất này cần thiết cho sự phát triển não bộ và hệ thần kinh của thai nhi, đặc biệt là trong những tháng đầu thai kỳ. Thực phẩm giàu Choline bao gồm: trứng, gan, cá (đặc biệt là cá hồi và cá thu), thịt đỏ, thịt gia cầm, sữa. 2.THỰC PHẨM DÀNH CHO BÀ BẦU 3 THÁNG GIỮA THAI KỲ Trong tam cá nguyệt thứ hai của thai kỳ, nhu cầu dinh dưỡng của mẹ bầu thay đổi để đáp ứng sự phát triển nhanh chóng của bé. Trong tam cá nguyệt thứ hai, mẹ bầu cần thêm khoảng 340 calo so với nhu cầu hằng ngày. Theo khuyến nghị, hầu hết phụ nữ mang thai cần khoảng 2.200-2.900 calo trong giai đoạn này. Tam cá nguyệt thứ hai là giai đoạn thai nhi phát triển rất nhanh, các cơ quan và hệ thống trong cơ thể bé bắt đầu hoàn thiện. Do đó, nhu cầu về các chất dinh dưỡng, đặc biệt là sắt, canxi và protein tăng lên đáng kể. Dưới đây là những nhóm chất quan trọng và các thực phẩm cho bà bầu từ tuần thứ 13 đến tuần thứ 27: Sắt Sắt chịu trách nhiệm tạo máu và tham gia vào quá trình tạo nhân tế bào. Thiếu sắt có thể dẫn đến mệt mỏi và thiếu máu thai kỳ. Những thực phẩm giàu sắt nên thêm vào thực đơn bao gồm: cá, thịt gia cầm, các loại thịt có màu đỏ, tim, gan, nghêu, hàu, lòng đỏ trứng, các loại đậu, ngũ cốc, các loại rau có lá xanh đậm, trái cây khô. Protein Đây là dưỡng chất quan trọng cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi, đặc biệt là phát triển cơ bắp và mô. Thực phẩm giàu protein gồm có: thịt nạc, gia cầm, cá, trứng, đậu, hạt, các sản phẩm từ đậu nành như đậu phụ, nato… Canxi Canxi là khoáng chất cần thiết trong sự phát triển của thai nhi. Ngoài ra, canxi cũng giúp giảm nguy cơ loãng xương ở mẹ bầu, góp phần duy trì chức năng tim mạch, thần kinh và cơ bắp của mẹ. Những thực phẩm cho mẹ bầu chứa nhiều canxi gồm có: sữa, pho mát, sữa chua, tôm đồng/ tôm nước ngọt, cua biển, bông cải xanh, rau bina, cải xoăn, chuối, cam. 3.THỰC PHẨM CHO BÀ BẦU 3 THÁNG CUỐI Tam cá nguyệt thứ ba là giai đoạn quan trọng trong sự phát triển của thai nhi, khi các cơ quan và hệ thống trong cơ thể bé hoàn thiện. Do đó nhu cầu về các chất dinh dưỡng, đặc biệt là omega 3, canxi và protein tăng lên đáng kể. Axit béo Omega 3 Dưỡng chất này đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường lưu lượng máu đến tử cung và hỗ trợ sự phát triển của thai nhi. Omega 3 là chất béo thiết yếu giúp phát triển não bộ, thị giác và hệ thần kin của trẻ. Nguồn Omega tự nhiên có trong thực phẩm cho bà bầu bao gồm: cá nước lạnh (cá hồi, cá ngừ, cá mòi, cá cơm và cá trích), hạt chia, hạt lanh, quả óc chó. Ngoài ra, ở 3 tháng cuối thai kỳ những thực phẩm cho bà bầu nên có đầy đủ các nhóm chất quan trọng như vitamin D, sắt, axit folic.
Th 09
Lười tập thể dục là một trong những thói quen xấu gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe. Hãy duy trì các thói quen vận động ngay hôm nay để bảo vệ sức khỏe, giảm nguy cơ gặp phải các tình trạng sức khỏe dưới đây. 1.NHỮNG NGƯỜI LƯỜI TẬP THỂ DỤC CÓ NGUY CƠ CAO MẮC TĂNG HUYẾT ÁP Lười vận động có thể làm tăng nguy cơ mắc tăng huyết áp. Chúng ta không thường xuyên vận động dẫn đến cơ tim không được luyện tập đủ, làm giảm khả năng bơm máu hiệu quả và gây áp lực lên các thành mạch. Điều này dẫn đến cao huyết áp. Không những thế, lối sống tĩnh tại, ít vận động thường đi kèm với tình trạng thừa cân, tích tụ mỡ thừa, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Thói quen vận động thường xuyên giúp cải thiện lưu thông máu, giảm mỡ thừa và tăng sức khỏe tim mạch, nhờ đó giúp duy trì huyết áp ở mức ổn định. Bởi vậy tập thể dục đều đặn có vai trò rất quan trọng để phòng ngừa và kiểm soát huyết áp cao. 2.NGUY CƠ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 Nếu không tập thể dục thường xuyên, lượng đường dư thừa sẽ nằm trong máu thay vì đưa vào cơ bắp để sử dụng làm năng lượng, làm gián đoạn phản ứng của cơ thể với insulin, cơ thể không còn giải phóng insulin để các tế bào hấp thụ, dẫn đến đường huyết cao mạn tính. Bên cạnh đó, lười vận động cũng đi kèm với thừa cân, béo phì. Ba yếu tố này có thể làm gia tăng đáng kể nguy cơ đái tháo đường type 2. Tập thể dục giúp kiểm soát tốt cân nặng và giảm tình trạng kháng insulin, kết quả giảm nguy cơ tiến triển đái tháo đường type 2. 3.TĂNG NGUY CƠ MẮC BỆNH TIM MẠCH VÀ ĐỘT QUỴ Không tập thể dục khiến mức cholesterol xấu (LDL) tăng cao hơn, một trong những nguy cơ hàng đầu gây ra bệnh tim mạch và đột quỵ. Khi duy trì thói quen vận động đều đặn, lượng cholesterol xấu (LDL) giảm xuống và mức lượng cholesterol tốt (HDL) tăng lên, điều này rất hữu ích trong việc hạn chế hình thành xơ vữa động mạch và tăng tác dụng bảo vệ tim mạch. 4.TĂNG NGUY CƠ MẮC MỘT SỐ BỆNH UNG THƯ Lười hoạt động thể chất có thể làm tăng nguy cơ ung thư đại tràng, do quá trình tiêu hóa bị chậm lại khi ít vận động, khiến chất thải gây độc nằm và tiếp xúc trong ruột già lâu hơn, trong đó có cả chất gây ung thư đại tràng. Nghiên cứu cho thấy, nguy cơ phát sinh ung thư vú cao hơn ở những phụ nữ lười vận động và không tập thể dục. Tập thể dục giúp điều chỉnh lượng hormone, khi nội tiết tố nữ mất cân bằng, nguy cơ ung thư vú tăng cao. Theo Viện Ung Thư Quốc Gia Hoa Kỳ, tập thể dục thường xuyên giúp điều chỉnh nội tiết tố và giảm lượng hormone có thể gây ra khối u ác tính. 5.DỄ BỊ STRESS VÀ TRẦM CẢM Ngoài những rắc rối về thể chất, bạn cũng có thể gặp phải những vấn đề tiêu cực về tinh thần. Nghiên cứu cho thấy những người ít vận động có khả năng bị trầm cảm và lo lắng cao hơn. Khi bạn tập thể dục đều đặn, các chất hóa học được giải phóng trong cơ thể như dopamine, endorphin… giúp giảm căng thẳng và cải thiện tâm trạng. 6.TĂNG CÂN VÀ BÉO PHÌ Tăng cân, béo phì là những hệ quả tất yếu của lối sống ít vận động. Điều này là do các nguyên nhân như: -Giảm tiêu hao năng lượng: Lười hoạt động thể chất làm giảm mức tiêu hao calo, nếu lượng calo nạp vào cơ thể qua thực phẩm vượt quá lượng calo tiêu hao, sẽ dẫn đến tích tụ mỡ thừa. -Tăng cảm giác thèm ăn: Lười vận động có thể ảnh hưởng đến các hormone điều chỉnh cảm giác đói và no, như leptin và ghrelin. Điều này có thể dẫn đến cảm giác đói nhiều hơn và tiêu thụ nhiều thực phẩm hơn, làm tăng nguy cơ tăng cân. -Khối lượng cơ thấp: Cơ bắp đóng vai trò quan trọng trong việc tiêu hao năng lượng, người có ít cơ hơn sẽ đốt cháy ít calo hơn người có cùng cân nặng nhưng nhiều cơ. -Ảnh hưởng tâm lý: Lười vận động có thể gây ra các vấn đề tâm lý như stress và lo âu, có thể ảnh hưởng đến thói quen ăn uống và dẫn đến việc ăn uống không lành mạnh, góp phần vào tăng cân. 7.LOÃNG XƯƠNG Nghiên cứu cho thấy, khối lượng xương sẽ mất nhanh khi bạn ít vận động và không tập thể dục. Bạn càng không hoạt động lâu, bạn càng có nhiều khả năng thấy xương của mình yếu dần đi. Sau đó bạn bị loãng xương và dễ bị gãy xương hơn, nhất là khi tuổi càng cao. Do đó, cần tập luyện thường xuyên để duy trì sức khỏe ở trạng thái tốt nhất. Thói quen này có thể giúp xương chắc khỏe và làm chậm lại chứng loãng xương. 8.GIẢM SỨC BỀN Sức bền là khả năng cơ thể lặp đi lặp lại một hoạt động thể lực ở mức độ nhiều nhất có thể. Khi không thường xuyên vận động, cơ bắp không được rèn luyện để duy trì hoặc cải thiện sức mạnh cũng như khả năng chịu đựng. Điều này khiến cơ bắp yếu đi, giảm sức bền, thậm chí teo cơ, mất cơ. Không những thế, lười vận động còn ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tim mạch. Tim không hoạt động hiệu quả sẽ khiến bạn cảm thấy mệt mỏi và nhanh chóng kiệt sức khi hoạt động thể chất. Do đó, việc vận động thường xuyên không chỉ giúp duy trì sức mạnh cơ bắp mà còn cải thiện hiệu suất tim mạch, từ đó tăng cường sức bền tổng thể của cơ thể. 9.VẬN ĐỘNG GIÚP LÀM GIẢM NGUY CƠ TÉ NGÃ Ở NGƯỜI CAO TUỔI Tập thể dục đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện sức khỏe tổng thể và giảm nguy cơ té ngã ở người lớn tuổi nhờ: -Cải thiện sức mạnh cơ bắp: Các bài tập tăng cường cơ bắp giúp cải thiện sức mạnh của chân và cơ lõi, điều này làm tăng khả năng duy trì thăng bằng và kiểm soát cơ thể khi di chuyển. -Tăng cường sự cân bằng và linh hoạt: Vận động thường xuyên, đặc biệt là các bài tập như yoga, tai chi hoặc các bài tập cân bằng, giúp cải thiện khả năng giữ thăng bằng và linh hoạt, giúp người lớn tuổi dễ dàng điều chỉnh và phản ứng nhanh chóng trong các tình huống không ổn định. -Nâng cao khả năng phối hợp và sự chính xác, ổn định: Vận động giúp cải thiện khả năng phối hợp các động tác và phản ứng, làm giảm nguy cơ gặp phải các tình huống gây té ngã do sự phối hợp kém. -Giảm nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan: Vận động thường xuyên giúp duy trì trọng lượng cơ thể hợp lý, và giảm nguy cơ mắc các bệnh như loãng xương, có thể làm yếu xương và dễ gây té ngã.
Th 09
Thông thường sau khi trẻ bị nôn bố mẹ sẽ lo sợ con đói. Thế nhưng thường sau khi bị nôn, trẻ sẽ khó có thể ăn bất cứ thứ gì. Do đó, bố mẹ thường chọn cho bé uống sữa để bổ sung năng lượng và dinh dưỡng. Vậy trẻ bị nôn có nên cho uống sữa không? 1.CÁC NGUYÊN NHÂN KHIẾN CHO TRẺ BỊ NÔN Ăn quá no So với trẻ bú mẹ, trẻ bú bình thường sẽ bú nhiều hơn và nhanh hơn dẫn đến việc bú quá no so với nhu cầu. Điều này có thể do sữa công thức luôn có sẵn nên bố mẹ thường mất kiểm soát khi cho trẻ uống. Đôi lúc bố mẹ có thể cho trẻ bú nhiều hơn nhu cầu cần thiết. Trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh từ 4-5 tuần tuổi chỉ có thể uống 88-118ml sữa trong một lần bú. Bởi vì, dạ dày của trẻ lúc này còn rất nhỏ, nên cha mẹ nên chia nhỏ mỗi cữ bú. Việc bú quá nhiều sữa khiến trẻ nôn trớ. Không ợ hơi đúng cách sau khi bú Trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh cần được ợ hơi sau mỗi lần bú. Bởi vì ngoài sữa ra trẻ cũng có thể nuốt nhiều không khí trong khi đang bú. Việc nuốt nhiều không khí có thể khiến trẻ quấy khóc, đầy hơi và gây nôn trớ. Để giúp trẻ tránh nuốt quá nhiều không khí, bố mẹ cho trẻ bú bình có dung tích tùy theo nhu cầu, kiểm tra lỗ núm vú không quá lớn, đảm bảo bé ngậm núm vú đúng cách và không để trẻ tiếp tục nuốt nước bọt khi đã bú cạn sữa. Trào ngược dạ dày Bé có thể bị trào ngược dạ dày giống như người lớn. Điều này xảy ra vì dạ dày và ống dẫn thức ăn đang tập làm quen với việc chứa sữa. Tình trạng trào ngược dạ dày có thể khiến trẻ bị nôn ói và kích ứng cổ họng. Táo bón Trẻ sơ sinh bị táo bón rất hiếm khi có kèm theo dấu hiệu nôn ói. Hầu hết, trẻ sơ sinh đang trong giai đoạn bú sữa mẹ hoặc sữa công thức đều phải đi tiêu ít nhất 1 lần/ ngày. Tuy nhiên nếu trẻ không đi tiêu trong ngày có thể bị coi là táo bón. Trẻ bị nôn do táo bón thường có các biểu hiện: Đầy hơi Bụng to cứng Thường quấy khóc và cáu gắt Không đi tiêu nhiều hơn 3-4 ngày Căng thẳng đi tiêu hoặc đi tiêu ra ít phân Đi tiêu ra phân nhỏ, khô cứng và sẫm màu Bệnh dạ dày Nếu trẻ bị nôn ói sau khi uống sữa thì có thể là dấu hiệu của bệnh dạ dày. Trẻ có thể nôn nhiều lần trong ngày. Ngoài nôn ói, trẻ bị bệnh dạ dày có thể xuất hiện thêm các dấu hiệu sau: Đầy hơi Tiêu chảy Đau bụng Quấy khóc Bụng sôi Sốt nhẹ (hoặc không sốt ở trẻ sơ sinh) Dị ứng Trong một số trường hợp, trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh nôn ói là do dị ứng đạm sữa bò. Tuy nhiên hầu hết trẻ nhỏ sẽ hết dị ứng khi 5 tuổi. Nếu trẻ bị dị ứng đạm sữa bò thì có thể bị nôn ói và kèm theo các dấu hiệu sau: Ho Khó thở Phát ban Tiêu chảy Thở khò khè Không dung nạp lactose Dị ứng sữa khác với chứng không dung nạp lactose. Tình trạng này thường khiến trẻ bị tiêu chảy hoặc nôn ói sau khi bú sữa công thức. Trong trường hợp khá hiếm, trẻ có thể bị chứng không dung nạp lactose tạm thời sau khi bị đau bụng hoặc viêm dạ dày. Các chứng không dung nạp lactose gồm: Táo bón Đầy hơi Đau bụng Tiêu chảy Chướng bụng Nguyên nhân khác Bên cạnh các nguyên nhân trên, trẻ bị nôn ói có thể do các nguyên nhân sau: Thời tiết quá nóng bức Say tàu xe Nhiễm trùng tai Dị ứng với thuốc Cảm lạnh và cúm Bệnh lồng ruột Hội chứng hẹp môn vị Có quá nhiều galactose tích tụ trong máu 2.TRẺ BỊ NÔN CÓ NÊN CHO UỐNG SỮA KHÔNG? Sau khi trẻ bị nôn ói, bố mẹ thường rất lo lắng và muốn trẻ bú bù sữa để nạp đủ năng lượng cũng như dưỡng chất cần thiết. Tuy nhiên, trẻ bị nôn có nên cho uống sữa? Tùy vào từng nguyên nhân khiến trẻ bị nôn ói mà bố mẹ nên cho trẻ uống sữa hay không. Bởi vì, nếu trẻ đã bú quá no mà bị nôn trớ thì bố mẹ không nên cho trẻ uống thêm sữa. Tuy nhiên, nếu trẻ bị dị ứng đạm sữa hoặc không dung nạp lactose thì cần cho trẻ uống sữa từng chút một để theo dõi biểu hiện. Còn với những trường hợp khác, sau khi nôn bố mẹ có thể cho uống sữa để bù nước và đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng. Hơn nữa, sữa cũng là một thức uống bù nước dễ dàng hơn các thực phẩm khác. Tuy nhiên, bố mẹ nên cho trẻ bú hoặc uống sữa từng chút một trong nhiều lần, cứ khoảng 5-10 phút uống một lần và cho uống trong 30 phút. Sau khoảng 2-3 giờ, nếu trẻ không ói nữa thì cho bú hoặc uống sữa bình thường.
Th 09
Yến mạch là loại thực phẩm tốt nên có trong chế độ ăn kiêng dành cho bệnh nhân đái tháo đường. Ăn yến mạch giàu chất xơ có lợi cho tim mạch và giúp kiểm soát lượng đường trong máu. 1.YẾN MẠCH GIÀU CHẤT XƠ TỐT CHO NGƯỜI ĐÁI THÁO ĐƯỜNG Yến mạch là một loại ngũ cốc rất giàu chất xơ cùng với các loại khoáng chất thiết yếu như magie, kali, canxi, photpho, kẽm và sắt. Yến mạch không chỉ bổ dưỡng và tạo cảm giác no mà còn có thể mang lại những lợi ích cụ thể cho những người mắc bệnh đái tháo đường type 2. Người lớn mắc bệnh đái tháo đường type 2 có thể được hưởng lợi từ việc ăn ngũ cốc nguyên hạt như yến mạch do chúng có tác dụng giảm đường và cholesterol. Ngoài ra chất xơ hòa tan trong yến mạch giúp đạt được mục tiêu và lượng đường trong máu, kiểm soát cân nặng. 2.ĂN BỘT YẾN MẠCH GIÚP QUẢN LÝ LƯỢNG ĐƯỜNG TRONG MÁU NHƯ THẾ NÀO? Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ cho biết, cân bằng lượng carbohydrate nạp vào là chìa khóa cho chế độ ăn cho bệnh nhân đái tháo đường. Mặc dù bột yến mạch có hàm lượng carbohydrate cao nhưng càng ít chế biến thì chỉ số đường huyết (GI) càng thấp. Lý do là nó được tiêu hóa và chuyển hóa chậm, dẫn đến lượng đường trong máu tăng thấp hơn. Ví dụ, như yến mạch cắt thép chế biến ít hơn so với yến mạch ăn liền. Hàm lượng chất xơ cao trong yến mạch giúp quản lý lượng đường trong máu và cân nặng. Một cốc bột yến mạch có khoảng 30g carbs với 4g chất xơ. Chất xơ rất quan trọng đối với tất cả người lớn, đặc biệt là đối với những người mắc bệnh đái tháo đường. Chất xơ không chỉ giúp tiêu hóa đều đặn mà beta-glucan, một loại chất xơ hòa tan trong bột yến mạch, làm tăng thời gian tiêu hóa, giúp làm chậm quá trình glucose trong ruột non. Một lợi ích tiềm tàng khác của thực phẩm giàu chất xơ như yến mạch là khả năng giúp người ăn cảm thấy no lâu hơn, giảm khả năng ăn quá nhiều. Thực phẩm giàu chất xơ cũng có xu hướng ít calo hơn, tạo ra mức thâm hụt calo hằng ngày có thể giúp giảm hoặc duy trì cân nặng. 3.YẾN MẠCH TĂNG KHẢ NĂNG GIẢM VIÊM Một lý do khác để bổ sung năng lượng bằng yến mạch là đặc tính chống viêm. Viêm là một trong những cơ chế bảo vệ tự nhiên của cơ thể. Khi một người bị thương hoặc bị bệnh, cơ thể sẽ giải phóng các tế bào viêm giúp chữa lành. Tuy nhiên, tình trạng viêm quá nhiều có thể xảy ra do bệnh tật (chẳng hạn như bệnh đái tháo đường type 2) hoặc do căng thẳng kéo dài, chế độ ăn uống kém và lối sống ít vận động. Tình trạng viêm quá mức sẽ gây căng thẳng lên các cơ quan, góp phần gây ra các biến chứng bệnh về tim và não. Yến mạch có chứa một hợp chất chống viêm gọi là avenanthramide, giúp làm giảm tình trạng viêm ở người bệnh đái tháo đường type 2 có thể dẫn đến bệnh tiến triển. Trong một thử nghiệm ngẫu nhiên có kiểm soát, các nhà nghiên cứu đã xem xét tác động của chế độ ăn giàu yến mạch ở bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường type 2. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng chế độ ăn kiêng này làm giảm các vi hạt được tìm thấy trong tiểu cầu trong máu có thể góp phần làm tăng lượng đường trong máu và viêm nhiễm. Những kết quả này áp dụng cho những người mắc bệnh tiểu đường type 2 đã có chế độ ăn uống khá cân bằng, tập thể dục thường xuyên và áp dụng thói quen sống lành mạnh khác. 4.GIẢM NGUY CƠ MẮC BỆNH TIM VÀ CHOLESTEROL CAO Bệnh tim là một biến chứng được biết đến của bệnh đái tháo đường type 2 vì lượng đường trong máu cao có thể làm tổn thương dây thần kinh và mạch máu kết nối với tim. Mặc dù chỉ ăn bột yến mạch sẽ không ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tim, nhưng thực phẩm giàu chất xơ, chống viêm như yến mạch, cùng với việc tuân theo các thói quen lành mạnh khác, có thể góp phần giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch trong thời gian dài.