CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ DƯỢC PHẨM HADU

5 TÁC DỤNG PHỤ KHI DÙNG QUÁ NHIỀU NGHỆ
09

Th 09

5 TÁC DỤNG PHỤ KHI DÙNG QUÁ NHIỀU NGHỆ

  • admin
  • 0 bình luận

Nghệ có cả đặc tính chống viêm và chống oxy hóa, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng dùng nhiều nghệ có gây hại không? Nghệ là một loại gia vị châu Á có nguồn gốc từ cây nghệ Curcuma longa, một phần của họ gừng Zingiberaceae, chứa curcumin, một số sắc tố tự nhiên tạo nên màu vàng cho nghệ.  Cả nghệ và curcumin đều được cho là có tác dụng điều trị nhiều tình trạng viêm, bao gồm viêm xương khớp, dị ứng theo mùa và nhiễm trùng đường hô hấp. Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, nghệ có thể giúp cải thiện tình trạng sức khỏe như trầm cảm, tăng lipid máu và bệnh Alzheimer. Có thể dùng nghệ như một loại gia vị hoặc trà và dùng như chất bổ sung. Tuy nhiên, có một số tác dụng phụ và rủi ro liên quan đến việc bổ sung nghệ, bao gồm rối loạn tiêu hóa, làm loãng máu và bệnh gan. 1.RỐI LOẠN TIÊU HÓA KHI DÙNG QUÁ NHIỀU NGHỆ Tác dụng phổ biến nhất do nghệ gây ra liên quan đến dạ dày hoặc hệ tiêu hóa, đặc biệt phổ biến khi dùng nghệ liều cao hơn. Nguyên nhân do đường tiêu hóa hấp thụ nghệ kém, biểu hiện với các triệu chứng: Chướng bụng Táo bón Khó tiêu Tiêu chảy Đầy hơi Buồn nôn hoặc nôn Trào ngược axit hoặc ợ nóng Phân vàng Dùng nghệ cùng với thức ăn có thể hạn chế số lượng tác dụng phụ liên quan đến đường tiêu hóa. 2.PHÁT BAN DA Các sản phẩm bôi ngoài da (bôi trực tiếp lên da) có chứa nghệ hoặc curcumin đã được chứng minh có thể gây phát ban da trong một số trường hợp, thậm chí phát ban sau khi thoa nghệ lên da hoặc da đầu. Trường hợp bị phát ban sau khi sử dụng nghệ, hãy ngừng sử dụng ngay lập tức và đi khám, hoặc trao đổi với bác sĩ. 3.TĂNG NGUY CƠ CHẢY MÁU Nghệ có đặc tính làm loãng máu, ngăn ngừa hình thành cục máu đông. Những người mắc chứng rối loạn chảy máu (bệnh máu khó đông), nên thận trọng khi sử dụng nghệ và thực phẩm bổ sung nghệ trong chế độ ăn uống hoặc cân nhắc khi sử dụng chúng. Những người dùng thuốc hoặc thực phẩm bổ sung có thể làm loãng máu, nên tránh dùng nghệ. Tác dụng phụ chảy máu có thể bao gồm dễ bị bầm tím, chảy máu bất thường (chảy máu mũi, chảy máu nướu răng) và có máu trong phân hoặc nước tiểu. Đối với người bị rối loạn chảy máu hoặc đang dùng thuốc có ảnh hưởng đến máu, hãy trao đổi với bác sĩ trước khi bắt đầu sử dụng thực phẩm bổ sung nghệ. 4.GIẢM LƯỢNG ĐƯỜNG TRONG MÁU Nghệ có thể làm giảm lượng đường trong máu, đặc biệt là những người có tiền sử đái tháo đường type 2. Tác dụng này của nghệ có thể hữu ích với một số người, nhưng lại nguy hiểm với những người đang phải kiểm soát lượng đường trong máu hoặc những người đang dùng thuốc có tác dụng hạ đường huyết. Các dấu hiệu và triệu chứng của lượng đường trong máu thấp bao gồm nhịp tim nhanh, bồn chồn, đau đầu và thay đổi trạng thái tinh thần. 5.TỔN THƯƠNG GAN KHI DÙNG QUÁ NHIỀU NGHỆ Tác dụng phụ nghiêm trọng nhất được báo cáo đối với nghệ là tổn thương gan. Trong các nghiên cứu cho thấy, tổn thương gan có thể xảy ra với liều cao curcumin, hoặc từ 250-1800mg mỗi ngày. Ví dụ về tổn thương gan bao gồm viêm gan, ứ mật và tổn thương tế bào gan. Các triệu chứng phổ biến của tổn thương gan bao gồm vàng da, đau bụng, buồn nôn và nước tiểu sẫm màu. Nếu xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào trong số này, hãy ngừng dùng nghệ và đi khám bác sĩ. Việc ngừng dùng thực phẩm bổ sung nghệ sẽ giúp giải quyết bất kỳ tổn thương nào gây ra. Tuy nhiên, nếu tổn thương nghiêm trọng, có thể cần phải điều trị bổ sung. DÙNG BAO NHIÊU NGHỆ LÀ QUÁ LIỀU? Nghệ với liều lượng lên đến 3g mỗi ngày đã được nghiên cứu và được coi là an toàn trong tối đa 3 tháng. Các sản phẩm có tới 8g curcumin được coi là an toàn để sử dụng hằng ngày trong khoảng thời gian tối đa 2 tháng. Theo cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) nghệ được coi là an toàn ở liều lượng 4.000-8.000mg/ ngày. Điều này bao gồm lượng gia vị nghệ được thêm vào thực phẩm cũng như chất bổ sung nghệ. Tuy nhiên, cần nhiều nghiên cứu hơn để xác định liều lượng nghệ hiệu quả và an toàn nhất. Người ta vẫn chưa biết liệu nghệ có an toàn cho phụ nữ có thai và cho con bú hay không. Tốt nhất nên tránh dùng dạng thực phẩm bổ sung nghệ nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú, hoặc trao đổi với bác sĩ trước khi dùng.              

10 THÓI QUEN ĂN UỐNG LÀNH MẠNH DỄ THỰC HIỆN GIÚP BẠN SỐNG VUI KHỎE MỖI NGÀY
09

Th 09

10 THÓI QUEN ĂN UỐNG LÀNH MẠNH DỄ THỰC HIỆN GIÚP BẠN SỐNG VUI KHỎE MỖI NGÀY

  • admin
  • 0 bình luận

Thói quen ăn uống lành mạnh là yếu tố quan trọng giúp bạn sống vui, sống khỏe mạnh mỗi ngày. Song bạn đã thực sự hiểu ăn uống lành mạnh là gì? Những thói quen và thực phẩm bạn ăn mỗi ngày bạn đang áp dụng liệu đã đúng theo phân tích khoa học chưa?  1.THÓI QUEN ĂN UỐNG LÀNH MẠNH LÀ GÌ? Thói quen ăn uống lành mạnh là những hành vi được lặp đi lặp lại cho việc lựa chọn và ăn các loại thực phẩm cung cấp cho cơ thể những dưỡng chất cần thiết để duy trì sức khỏe, cảm thấy vui vẻ và có năng lượng. Những chất dinh dưỡng này bao gồm protein, carbohydrate, chất béo, nước, vitamin và khoáng chất. Mỗi loại thực phẩm mang một giá trị dinh dưỡng nhất định. Mặc dù có nhiều loại thực phẩm hoặc chất dinh dưỡng đã được chứng minh là tốt cho tâm trạng hoặc sức khỏe của bạn nhưng chế độ ăn tổng thể mới là điều quan trọng khi nói về chế độ ăn uống lành mạnh. Vậy cách để tạo thói quen ăn uống lành mạnh là gì? 2.MƯỜI CÁCH TẠO THÓI QUEN ĂN UỐNG LÀNH MẠNH DỄ THỰC HIỆN Không bao giờ bỏ bữa sáng Bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày để tái tạo năng lượng, chuẩn bị cho một ngày mới. Để theo đuổi thói quen ăn uống lành  mạnh, bạn nên ăn một bữa sáng với đầy đủ dưỡng chất và duy trì đều đặn mỗi ngày. Điều này giúp dạ dày rèn luyện thói quen tiết axit đều đặn để hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Uống đủ nước mỗi ngày Nước chiếm 55-60% trọng lượng cơ thể người trưởng thành nam và 50% trọng lượng cơ thể người trưởng thành nữ. Muốn đảm bảo tiêu hóa, hấp thụ và sử dụng tốt lương thực, thực phẩm cơ thể cần phải có nước dưới dạng đồ uống hoặc ăn vào cùng với các loại thức ăn. Không những thế, uống nước còn giúp cơ thể đào thải độc tố, giúp trao đổi chất tốt hơn và cải thiện làn da. Vậy mỗi ngày nên uống bao nhiêu nước để tạo thói quen ăn uống lành mạnh? Viện hàn lâm khoa học, kỹ thuật và y học quốc gia Hoa Kỳ đã xác định lượng chất lỏng nên hấp thụ hằng ngày đầy đủ ở người trưởng thành khỏe mạnh, sống ở vùng khí hậu ôn hòa là: Đối với nam giới: khoảng 3,7 lít. Đối với nữ giới: Khoảng 2,7 lít. Lượng chất lỏng khuyến nghị đến từ nước, đồ uống, và thực phẩm khác. Trong đó, khoảng 20% lượng chất lỏng hằng ngày thường đến từ thực phẩm. Phần còn lại là từ đồ uống. Protein Protein là dưỡng chất quan trọng trong việc cấu tạo, duy trì và phát triển cơ thể. Nó là phần không thể thiếu để hình thành những chất cơ bản giúp cơ thể thực hiện hoạt động sống. Khi xây dựng và theo đuổi thói quen ăn uống lành mạnh, bạn nên thêm bông cải xanh, đậu nành, đậu lăng, măng tây, rau bina là những thực phẩm giàu protein thực vật cùng các loại thịt và sản phẩm từ sữa ít béo. Đó cũng là nguồn cung cấp protein dồi dào. Ưu tiên tiêu thụ các loại rau lá xanh cũng là thói quen ăn uống khoa học Các loại rau lá xanh là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất như A, C, K, sắt, canxi và đặc biệt là giàu chất xơ cho cơ thể. Nhai thức ăn chậm rãi Những việc nhỏ như học cách nhai đúng sẽ hữu ích rất nhiều trong việc hình thành các thói quen ăn uống lành mạnh.  Theo đó, bạn càng nhai thức ăn thì dạ dày càng dễ tiêu hóa và bạn càng đốt cháy nhiều calo khi di chuyển hàm. Ngược lại, việc nhai thức ăn vội vàng sẽ khiến hệ tiêu hóa làm việc nhiều và mất thời gian tiêu hóa thức ăn hơn. Tập trung vào thức ăn trong mỗi bữa ăn Khi chỉ tập trung vào đồ ăn trong mỗi bữa, bạn sẽ ăn đủ lượng nhu cầu của cơ thể. Ngược lại, khi vừa ăn vừa làm việc khác (như xem tivi, sử dụng điện thoại) bạn có xu hướng ăn nhiều hơn lượng thức ăn cơ thể cần. Điều này về lâu dài sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu cho cân nặng hoặc sức khỏe tổng thể. Không tiêu thụ đồ ăn nhanh và nước ngọt Đồ ăn nhanh và nước ngọt có thể làm bạn cảm thấy ngon miệng hơn nhưng chúng thường gây nhiều tác hại đối với sức khỏe.  Đồ ăn nhanh chứa nhiều chất béo chuyển hóa. Trong khi đó, nước ngọt thường có hàm lượng đường cao, làm tăng nguy cơ tăng cân, béo phì, tiểu đường và nhiều ảnh hưởng tiêu cực khác. Các chuyên gia sức khỏe không khuyến khích bạn tiêu thụ đồ ăn nhanh và nước ngọt khi theo đuổi thói quen ăn uống lành mạnh. Nấu ăn tại nhà Nấu ăn tại nhà là cách tuyệt vời để bạn đảm bảo bản thân và các thành viên trong gia đình tuân thủ thói quen ăn uống lành mạnh. Theo đó, bạn chủ động trong việc lựa chọn nguyên liệu, hình thức chế biến thực phẩm và định lượng khẩu phần theo nhu cầu. Cắt giảm lượng muối tiêu thụ Thường xuyên ăn mặn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch. Nếu như trước đây khẩu vị của bạn đã quen với việc ăn quá mặn, nêm nhiều mắm, muối và các loại gia vị khác vào thức ăn, thì việc cắt  giảm đột ngột sẽ làm ảnh hưởng đến khẩu vị, gây khó khăn cho quá trình theo đuổi thói quen ăn uống lành mạnh. Thay vì cắt giảm đột ngột, bạn hãy giảm lượng muối tiêu thụ từ từ theo thời gian để khẩu vị của bạn kịp thích nghi. Lựa chọn các món ăn vặt lành mạnh Đồ ăn vặt lành mạnh, bạn nên ưu tiên lựa chọn các loại đồ ăn nhẹ như trái cây sấy khô, các loại hạt, sữa chua hoặc nước ép rau củ. Chúng vừa bổ dưỡng, vừa tăng cường đề kháng cho cơ thể.                

ĂN NHIỀU QUẢ CHÀ LÀ CÓ TỐT KHÔNG 7 LỢI ÍCH TUYỆT VỜI CỦA QUẢ CHÀ LÀ VỚI SỨC KHỎE
09

Th 09

ĂN NHIỀU QUẢ CHÀ LÀ CÓ TỐT KHÔNG 7 LỢI ÍCH TUYỆT VỜI CỦA QUẢ CHÀ LÀ VỚI SỨC KHỎE

  • admin
  • 0 bình luận

Quả chà là là một loại cây ngon và giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là nếu thường xuyên ăn quả chà là hay ăn nhiều chà là có tốt không? Chà là được nhiều người yêu thích bởi kết cấu dẻo mịn, hương thơm và vị ngọt đặc trưng. Vậy quả chà là có tác dụng gì và ăn như thế nào?  1.ĂN NHIỀU QUẢ CHÀ LÀ CÓ TỐT KHÔNG? Chà là mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Theo Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ, trong 100g chà là có chứa một lượng vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe như: Đồng: 40% (362mg) Magie: 15% (54mg) Manga: 14% (296mg) Kali: 23% (696mg) Vitamin B6: 17% (249mg) Bên cạnh đó, trong 100g chà là cũng có chứa khoảng 7g chất xơ tương đương với một cốc mì nguyên cám nấu chín hoặc ½ cốc đậu lăng. Ngoài ra, bổ sung chà là vào chế độ ăn uống cũng là cách để bạn tăng cường hàm lượng khoáng chất sắt cần thiết cho cơ thể. 2.ĂN QUẢ CHÀ LÀ CÓ TÁC DỤNG GÌ VỚI SỨC KHỎE Cải thiện sức khỏe tổng thể Trong một nghiên cứu năm 2018 cho thấy, bổ sung chất xơ từ trái cây và rau củ không chỉ giúp ngăn ngừa tắc nghẽn đường ruột mà còn mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nếu bạn bổ sung chà là là một loại trái cây giàu chất xơ có thể mang lại nhiều lợi ích như: Cải thiện sức khỏe tim mạch. Ngăn ngừa tăng cân và béo phì. Duy trì lượng đường trong máu ổn định. Giảm mức cholesterol xấu (LDL) và tổng lượng cholesterol. Giảm nguy cơ ung thư đại tràng, đột quỵ, tiểu đường loại 2, và bệnh tim mạch. Ngăn ngừa các bệnh mãn tính Quả chà là chín có chứa nhiều chất chống oxy hóa như carotenoid, flavonoid, lignans, axit phenolic, polyphenol. Các chất này giúp ngăn ngừa những tổn thương tế bào và nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn. Tăng cường sức khỏe não bộ Một số nghiên cứu đã chỉ ra, ăn chà là có thể cải thiện chức năng não bộ nhờ hàm lượng chất chống oxy hóa có trong loại quả này. Chất chống oxy hóa ngăn ngừa tình trạng viêm ở tất cả các cơ quan trong cơ thể, bao gồm cả não bộ. Trong đó tình trạng viêm não có liên quan đến một số bệnh lý như Alzheimer, bệnh Parkinson và bệnh xơ cứng cột bên teo cơ. Một nghiên cứu năm 2015 trên các mô hình trong phòng thí nghiệm cho thấy ăn chà là có thể cải thiện khả năng học tập và giảm lo lắng hiệu quả. Ngoài ra, bổ sung chà là cũng giúp bổ sung một lượng ít protein beta amyloid cho não. Việc thiếu lượng protein này có thể là một trong những nguyên nhân hình thành bệnh Alzheimer. Tuy nhiên kết luận này cũng cần thêm nhiều nghiên cứu để kiểm chứng. Hỗ trợ quá trình chuyển dạ Một nghiên cứu khác vào năm 2017 cho thấy, việc ăn chà là có thể giúp hỗ trợ rút ngắn quá trình chuyển dạ sinh nở. Tuy nhiên nghiên cứu chỉ ra vẫn chưa cụ thể thai phụ nên ăn chà là trong bao lâu thì mới thực sự hỗ trợ cho việc chuyển dạ. Trong nghiên cứu cho biết, các hợp chất trong chà là giúp kích thích hormone oxytocin giúp thúc đẩy cơn co thắt chuyển dạ hỗ trợ cho việc sinh nở. Song, chà là cũng là nguồn carbohydrate lành mạnh và chứa nhiều đường tự nhiên nên giúp cơ thể dự trữ nhiều năng lượng hơn cho quá trình chuyển dạ. Giúp ổn định đường huyết Chà là là một thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp khoảng 42 là có thể giúp duy trì lượng đường trong máu ổn định. Do đó thay vì bạn dùng đường tinh luyện khi chế biến các món ăn hằng ngày thì có thể sử dụng chà là. Hỗ trợ sức khỏe xương Trong chà là có chứa nhiều chất khoáng như photpho, magie và canxi. Mặc dù, lượng khoáng chất này không cao nhưng cũng là một yếu tố giúp xương được chắc khỏe. Hơn nữa, hàm lượng khoáng chất đồng trong chà là cũng khá là cao nên cũng có thể cải thiện được hệ xương chắc khỏe hơn.                  

CHẾ ĐỘ ĂN CHO NGƯỜI BỆNH THIẾU MÁU
05

Th 09

CHẾ ĐỘ ĂN CHO NGƯỜI BỆNH THIẾU MÁU

  • admin
  • 0 bình luận

Thiếu máu ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể, chức năng liên quan đến thần kinh, trí nhớ, thậm chí gây ra bệnh lý nghiêm trọng. 1.TẦM QUAN TRỌNG CỦA CHẾ ĐỘ ĂN CHO NGƯỜI BỆNH THIẾU MÁU Thiếu máu là tình trạng phổ biến khiến nhiều người cảm thấy mệt mỏi, suy nhược, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt, công việc hằng ngày. Thiếu máu do cơ thể chúng ta không đủ các tế bào hồng cầu để vận chuyển oxy đến các mô của cơ thể. Bởi vậy chế độ ăn uống rất quan trọng cho bệnh nhân thiếu máu. Thiếu máu do thiếu sắt có thể được cải thiện bằng cách điều chỉnh chế độ ăn uống. Ăn một số loại rau xanh lá, sẫm màu, hải sản, đậu, quả hạch và hạt có thể giúp một người tăng cường lượng sắt trong cơ thể. Ngoài ra bổ sung sắt có thể mang lại những lợi ích cho những người nhận không đủ sắt từ chế độ ăn. Tuy nhiên, cần phải có sự hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ nếu không sẽ gây các vấn đề như ngộ độc sắt. 2.CÁC DƯỠNG CHẤT THIẾT YẾU CHO CƠ THỂ NGƯỜI THIẾU MÁU Thực phẩm bổ máu không chỉ giúp ngăn ngừa mà còn giúp điều trị tình trạng thiếu máu vô cùng hiệu quả. THỰC PHẨM GIÀU SẮT Các thực phẩm có chứa sắt là thực phẩm tốt nhất để bổ sung máu. Sắt là thành phần quan trọng cấu tạo nên hồng cầu - một loại tế bào chuyên chở oxy đi nuôi khắp cơ thể. Chính vì thế, thiếu sắt là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh thiếu máu. Người bệnh hoàn toàn có thể bổ sung sắt vào khẩu phần ăn hằng ngày để gia tăng dự trữ lượng sắt trong cơ thể. Một số thực phẩm giàu sắt bao gồm: thịt đỏ, các loại hải sản, rau củ, trái cây, sữa, và các sản phẩm từ sữa. THỰC PHẨM GIÀU VITAMIN B12 Vitamin B12 đóng một vai trò quan trọng giúp cơ thể tạo ra hồng cầu. Theo nghiên cứu, nồng độ vitamin B12 thấp làm giảm quá trình sản xuất hồng cầu, đồng thời ngăn cho tế bào hồng cầu phát triển bình thường. Vitamin B12 có thể giúp bạn ngăn ngừa được bệnh thiếu máu này - một tình trạng rối loạn khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi và suy nhược. Một số thực phẩm giàu vitamin B12 thường gặp là gan động vật (bò, ngỗng, cá tuyết..) cá biển, sữa, sữa chua, phô mai, bơ, thịt đỏ và ngũ cốc nguyên cám. THỰC PHẨM GIÀU FOLATE Folate - hay còn gọi là vitamin B9 - là chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình hình thành tế bào máu nói riêng và sự phát triển tế bào nói chung. Vì thế, thiếu folate làm sụt giảm mật độ hồng cầu, gây ra bệnh thiếu máu do thiếu folate. Khi thiếu folate, các tế bào hồng cầu có kích thước lớn bất thường, khiến chúng dễ bị tắc nghẽn ở tủy xương, khó lưu thông để cung cấp oxy cho cơ thể và gây ra bệnh thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ. Cơ thể bạn không thể lưu trữ folate với số lượng lớn. Vì thế, cần liên tục ăn các loại thực phẩm giàu axit folic hằng ngày để duy trì hàm lượng chuẩn của vi chất này trong máu. Các loại thực phẩm giàu folate có thể kể đến như: Rau có màu xanh đậm gồm: xà lách xoong, cải ngọt, bông cải xanh, cải xoăn, bắp cải, cải bó xôi, rau răm, rau ngót, cải chíp… Trái cây gồm: cam, quýt, bưởi, kiwi, dâu tây, dâu tằm, dứa, chuối, xoài, lê, táo, nho.. Đậu và hạt: đậu phộng, đen, xanh, đậu nành, đậu Hà Lan… Thực phẩm chế biến từ ngũ cốc gồm: bánh mì, gạo lứt, mì ống, mì trứng, bột mì, các loại sữa đậu và bột ngũ cốc. THỰC PHẨM GIÀU PROTEIN Protein có vai trò là thành phần cấu tạo nên khung tế bào, tham gia vào các phản ứng sinh học bên trong tế bào. Protein có mặt trong cả chất nền ngoại bào cũng như trong nhân tế bào, giúp duy trì và phát triển mô. Nhờ đó, protein là dưỡng chất quan trọng định hình và duy trì hoạt động của tế bào máu. Theo Viện dinh dưỡng quốc gia, nam và nữ trưởng thành cần phải bổ sung trung bình 1.13g protein/ kg cơ thể/ ngày để duy trì một sức khỏe tối ưu. Để làm được điều này, bạn cần cân nhắc đưa vào khẩu phần ăn các thực phẩm giàu protein sau: Thịt động vật: Đây là nguồn protein động vật chứa nhiều protein cần thiết cho cơ thể. Trứng gồm: trứng gà, trứng vịt, trứng cút, trứng cá hồi… là một trong những nguồn protein chất lượng cao, có thể được sử dụng trong nhiều món ăn khác nhau và được cơ thể hấp thụ rất nhanh. Sữa và sản phẩm từ sữa gồm: phô mai, sữa bò, sữa đặc, whey protein… có thể cung cấp cho cơ thể một lượng lớn protein hấp thụ nhanh mà không cần gan, dạ dày phải làm việc quá nhiều. Các loại đậu gồm: đậu nành, đậu lăng, đậu trắng, đậu Hà Lan, đậu tây, đậu đen… là những nguồn thực phẩm giàu protein thực vật phong phú. Các loại hạt: hạt vừng, hạt cây gai dầu, hạt bí, hạt hướng dương, hạt hạnh nhân, hạt lanh, hạt điều, hạt chia, hạt quinoa,.. đều là những loại hạt có chứa nhiều protein cung cấp cho cơ thể nhiều khoáng chất và chất xơ. Các loại rau củ gồm: cải bó xôi, bắp, rau mầm, khoai lang, bông cải xanh, măng tây, cải xoăn, nấm hàu, nấm kim châm, nấm đông cô… đều là những loại thực vật giàu protein. THỰC PHẨM GIÀU VITAMIN C Vitamin không đóng góp trực tiếp cấu tạo hay sự phát triển tế bào máu. Tuy nhiên, tiêu thụ nhiều vitamin C giúp hỗ trợ cơ thể bạn hấp thu sắt hiệu quả hơn, từ đó sản xuất ra nhiều hồng cầu hơn. Nghiên cứu cho thấy chỉ cần tiêu thụ 100mg vitamin C mỗi ngày là bạn hoàn toàn có thể cải thiện khả năng hấp thụ sắt của cơ thể lên đến 67%. Những nguồn thực phẩm giàu vitamin C nhất bao gồm các loại rau củ quả như: ổi, ớt chuông, cam, chanh, quýt, cà chua, dưa lưới, kiwi, dâu tây và những loại rau như bông cải xanh, bắp cải đỏ, cải bó xôi… THỰC PHẨM GIÀU ĐỒNG Đồng là thành phần cần thiết cho quá trình sản xuất hồng cầu. Đồng giúp tạo ra một enzyme mang tên laccase - một loại enzyme có khả năng giúp cơ thể hấp thụ và sử dụng sắt hiệu quả hơn. Nhờ đó, đồng gián tiếp tham gia vào quá trình sản xuất và tái tạo máu. Thiếu đồng, cơ thể sẽ mắc bệnh thiếu máu do thiếu sắt. THỰC PHẨM GIÀU KẼM Kẽm là chất xúc tác cho nhiều enzyme cần thiết cho quá trình hình thành hồng cầu. Do vậy một chế độ ăn thiếu kẽm sẽ làm suy giảm khả năng tái tạo hồng cầu khỏe mạnh. Bạn có thể bổ sung chế độ ăn uống đầy đủ với kẽm như nấm, thịt đỏ, hải sản, trứng, các loại đậu và hạt. THỰC PHẨM GIÀU VITAMIN A Cũng giống như kẽm, vitamin A đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ sản xuất hồng cầu. Người bệnh có thể bổ sung vào thực đơn thực phẩm giàu vitamin A để ngăn ngừa thiếu máu như gan động vật, cà rốt, bơ thực vật, khoai lang, bí đỏ, ớt đỏ, dưa lưới, cải bó xôi, cải xoăn, lòng đỏ trứng… Để ngăn ngừa thiếu máu thì chế độ dinh dưỡng lành mạnh, đủ dưỡng chất cũng là điều vô cùng cần thiết. Thực phẩm bổ máu, ngăn thiếu máu tốt nhất là những thực phẩm chứa nhiều sắt, axit folic, vitamin C giúp tăng sản xuất hồng cầu và hemoglobin trong máu.                

Đối tác chiến lược

Hotline 1900 633 486
popup

Số lượng:

Tổng tiền: