CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ DƯỢC PHẨM HADU

04

Th 09

CÂU HỎI THƯỜNG GẶP LIÊN QUAN ĐẾN DẬY THÌ SỚM

CÂU HỎI THƯỜNG GẶP LIÊN QUAN ĐẾN DẬY THÌ SỚM

  • admin
  • 0 bình luận

Trẻ dậy thì sớm ngày càng gia tăng nhanh chóng khiến nhiều phụ huynh lo lắng. Khi bị dậy thì sớm, trẻ có nguy cơ gặp phải những vấn đề sức khỏe trong tương lai, đặc biệt ảnh hưởng nhất định tới tâm lý.

1.ĐÔNG Y CÓ CHỮA ĐƯỢC DẬY THÌ SỚM?

Dậy thì là một giai đoạn phát triển để cơ thể trở nên hoàn thiện và bước sang giai đoạn trưởng thành. Dậy thì sớm diễn ra nhờ vào sự điều tiết của các hoạt động ở hormone tuyến sinh dục do các cơ quan sinh lý như: tuyến đồi, tuyến yên, tuyến sinh dục phụ trách. Có những yếu tố về di truyền gây nên dậy thì sớm không thể tránh khỏi. 

Hiện nay chưa có tài liệu nào về điều trị chứng dậy thì sớm bằng Y Học cổ truyền. Tuy nhiên vẫn có thể tác động vào ngoại cảnh để hạn chế tình trạng này. Cha mẹ nên đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ, không tẩm bổ quá, tránh cho uống thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc, tránh steroid tăng trưởng…

2.CHĂM SÓC TRẺ DẬY THÌ SỚM

Ngoài việc chăm sóc dinh dưỡng, cha mẹ còn là chỗ dựa tâm lý. Khi trẻ có bất kỳ dấu hiệu phát triển bất thường nào cần đưa trẻ đi khám ngay. Trẻ dậy thì sớm cảm thấy lạc lõng với bạn bè, tâm lý sợ hãi, bất an nên cha mẹ nên gần gũi và có sự quan tâm đặc biệt.

Cần hướng dẫn cách vệ sinh vùng kín cho trẻ hằng ngày, đặc biệt trong kỳ kinh bởi có nhiều bé gái mới 10-12 tuổi đã bị viêm nhiễm âm đạo do vệ sinh không đúng cách. Cha mẹ cần để ý tới trẻ nhiều hơn mỗi khi tới kỳ kinh. Nếu trẻ bị ra máu nhiều cần đưa trẻ đến bệnh viện để được điều trị. Ngoài ra, thực hiện giáo dục giới tính để trẻ biết cách tránh bị lạm dụng tình dục.

3.DẬY THÌ SỚM GÂY RA HẬU QUẢ GÌ?

Trẻ được coi là dậy thì sớm nếu bé gái trước 8 tuổi đã xuất hiện lông mu, âm vật lớn hơn, ngực phát triển và thấy kinh lần đầu trước 12 tuổi. Với bé trai trước 9 tuổi đã có râu, yết hầu lớn, nói giọng trầm khàn… Dậy thì sớm gây ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của trẻ, về chiều cao, khung xương thường đóng lại sớm khiến trẻ có chiều cao khi trưởng thành thấp hơn những đứa trẻ khác.

Trẻ dậy thì sớm cũng gặp những vấn đề về tinh thần như: cảm giác tự ti khác biệt với bạn bè cùng trang lứa, có lúc cảm thấy chán ghét chính mình. Do trẻ chưa có nhận thức đúng về tình dục nên khả năng tự bảo vệ và chăm sóc bản thân chưa tốt, dẫn tới nguy cơ bị lạm dụng và quan hệ tình dục sớm…

Khi không được chăm sóc tốt, bé gái dậy thì sớm có nguy cơ bị viêm nhiễm âm hộ, âm đạo, nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến viêm dính âm hộ, âm đạo, nhiễm trùng vùng tử cung, buồng trứng. Nguy cơ bệnh lý ở những trẻ dậy thì sớm cũng cao hơn, nhất là những bệnh mạn tính, tim mạch, lão hóa sớm khi trẻ trưởng thành.

4.DÙNG THUỐC ĐIỀU TRỊ DẬY THÌ SỚM CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

Điều trị dậy thì sớm là cần thiết để trẻ phát triển cả thể chất và tinh thần tốt hơn, hạn chế nguy cơ ảnh hưởng tâm sinh lý và bệnh lý trong tương lai. Trẻ được tiêm hormone đúng cách sẽ làm chậm quá trình dậy thì sớm, vì thế trẻ vẫn có thể đạt được chiều cao cuối theo di truyền của bố mẹ. Các áp lực tâm sinh lý và những nguy cơ khác cũng được hạn chế, giúp trẻ phát triển đúng độ tuổi.

Tuy nhiên, thuốc điều trị dậy thì sớm ở dạng nội tiết tố cần được sử dụng theo đúng chỉ định của bác sĩ, đảm bảo liều lượng sử dụng và thời gian thích hợp. Nếu lạm dụng dùng sai cách hoặc không đúng liều lượng, trẻ sẽ gặp phải các vấn đề như:

  • Rối loạn nội tiết tố, đặc biệt nội tiết tố sinh dục không ổn định gây ra sự phát triển không bình thường ở trẻ, nguy cơ bệnh lý ở tuyến nội tiết cùng nhiều vấn đề sức khỏe sau này.
  • Chậm hoặc ngưng dậy thì hoàn toàn: Thuốc điều trị nội tiết tố có thể tác dụng ngược, làm ngưng hoặc dừng quá trình dậy thì hoàn toàn ảnh hưởng đến quá trình phát triển thể chất và sức khỏe sinh sản khi trẻ trưởng thành.

Ngoài ra, thuốc điều trị dậy thì sớm có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn như: hình thành khối u nội tiết, rối loạn cảm xúc, giảm thị lực, bất thường hệ thần kinh trung ương, cảm giác đau nhức, ngứa ran tại vị trí tiêm hoặc đặt thuốc, chảy máu âm đạo ở bé gái, đau dạ dày, buồn nôn…

Do đó trong quá trình điều trị dậy thì sớm trẻ cần được theo dõi sát sao bởi cả cha mẹ và bác sĩ điều trị. Nếu có dấu hiệu bất thường, hãy thông báo với bác sĩ điều trị để được hỗ trợ. Cha mẹ hãy là người đồng hành cùng trẻ, là nơi giải tỏa, động viên, và giải quyết các vấn đề của trẻ trong quá trình trưởng thành này.

 

 

 

Viết bình luận của bạn:

Đối tác chiến lược

Hotline 1900 633 486
popup

Số lượng:

Tổng tiền: