CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ DƯỢC PHẨM HADU

7 LÝ DO PHẢI ÁP DỤNG GMP TRONG SẢN XUẤT THỰC PHẨM CHỨC NĂNG
31

Th 01

7 LÝ DO PHẢI ÁP DỤNG GMP TRONG SẢN XUẤT THỰC PHẨM CHỨC NĂNG

  • admin
  • 0 bình luận

    Theo PGS.TS Trần Đáng - Chủ tịch hiệp hội thực phẩm chức năng Việt Nam (VAFF), đạt chứng nhận Thực hành tốt sản xuất thực phẩm chức năng (TPCN) chính là sự đầu tư tuyệt vời của doanh nghiệp muốn khẳng định mình trên thị trường trong nước và quốc tế. Tuy nhiên không phải doanh nghiệp sản xuất TPCN nào cũng hiểu được điều đó. Bởi vậy, dù VAFF đã ban hành Hướng dẫn Thực hành sản xuất tốt TPCN (GMP-HS) đến nay đã được 6 năm, số cơ sở sản xuất TPCN được cấp chứng nhận GMP-HS mới chỉ đếm trên đầu ngón tay. PGS.TS Trần Đáng - Chủ tịch hiệp hội TPCN Việt Nam (VAFF) Theo PGS.TS Trần Đáng, sau đây là 7 lý do để áp dụng GMP trong sản xuất TPCN: 1.GMP là công cụ để đảm bảo sản xuất TPCN an toàn GMP thực sự là một công cụ có hiệu quả để đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP), có khả năng ngăn ngừa một cách chủ động nguy cơ ô nhiễm thực phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến, tạo ra các sản phẩm an toàn cho người sử dụng. GMP là quy phạm sản xuất, tức là các biện pháp, thao tác thực hành cần tuân thủ ở từng công đoạn hoặc một phần công đoạn cho từng sản phẩm hoặc nhóm sản phẩm, từ khâu tiếp nhận nguyên liệu đến thành phẩm cuối cùng. 2.Đáp ứng xu thế quản lý ATTP trên thế giới Để có thể lấn sang thị trường quốc tế, các doanh nghiệp phải luôn cập nhật các xu hướng mới và không được phép tụt hậu. Xu thế quản lý ATTP đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu có các đặc điểm sau: -Chuyển từ kiểm tra thành phẩm sang kiểm soát quá trình: cũng giống như việc kiểm tra sức khỏe tiền hôn nhân và trước khi mang thai, cha mẹ có khỏe mạnh thì mới sinh ra được những đứa con khỏe mạnh, không mắc bệnh di truyền. Sản phẩm TPCN muốn tốt thì phải lựa chọn từ khâu chuẩn hóa nguyên liệu, sản xuất,... -Chuyển từ kiểm tra các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm sang kiểm soát các yếu tố tác động tới chất lượng trong quá trình sản xuất. -Chuyển từ loại bỏ các sản phẩm bị lỗi sang phòng ngừa chủ động và toàn diện các nguy cơ gây ra lỗi. -Chuyển từ kiểm tra độc lập sang công nhận, thừa nhận lẫn nhau. Tiêu chuẩn GMP trong sản xuất TPCN 3.Đáp ứng yêu cầu của tiến trình hòa nhập và đòi hỏi thị trường Các nước gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) cũng như các tổ chức, hiệp định, liên minh quốc tế (ví dụ Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP) đều phải chấp nhận sự hài hòa các quy định pháp luật cũng như hài hòa các tiêu chuẩn. Trong luật TPCN và và giáo dục DSHEA 1994 của Mỹ, một trong những ông lớn trong ngành TPCN, nhấn mạnh rằng TPCN phải tuân thủ GMP hiện tại. Luật TPCN của Hàn Quốc cũng quy định: Thiết lập tiêu chuẩn GMP và áp dụng cho sản xuất TPCN. Các nước khác như Canada, Nhật Bản, Trung Quốc, Australia, Thái Lan, Malaysia, khối EU,...đều quy định áp dụng bắt buộc GMP cho sản xuất TPCN, và TPCN muốn nhập khẩu phải có chứng nhận GMP. Điều đó chứng tỏ tuân thủ GMP là yêu cầu của toàn nhân loại. 4.Xuất phát từ thực trạng sản xuất TPCN trong nước Hoạt động sản xuất TPCN ở Việt Nam bùng nổ nhưng mất kiểm soát. Bằng chứng là trong năm 2000 chúng ta mới có 13 cơ sở sản xuất với 63 sản phẩm TPCN, nhưng đến 2013 số cơ sở đã tăng lên 3512 với 6851 sản phẩm TPCN. Vậy mà đến nay Bộ Y Tế vẫn chưa ban hành được một tiêu chuẩn nào về TPCN. Các văn bản chưa đầy đủ và còn nhiều khiếm khuyết. PGS.TS Trần Đáng lấy ví dụ: -Quy định về điều kiện sản xuất, kinh doanh TPCN ghi trong Điều 14, Thông tư 43/2014/TT-BYT ngày 24/11/2014 Quy định về Quản lý TPCN có viết: “Thực hiện theo quy định tại Điều 3 Thông tư số 16/2012/TT-BYT của Bộ Trưởng Bộ Y Tế.” -Điều 3, Thông tư 16/2012/TT-BYT ngày 22/10/2012 lại ghi: “Đối với cơ sở vật chất, trang thiết bị dụng cụ, và người trực tiếp sản xuất TPCN, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm phải tuân thủ theo các yêu cầu quy định tại các điều 1,2,3 Thông tư số 15/2022/TT-BYT ngày 12/9/2022 của Bộ Y Tế.” -Điều 1,2,3 Thông tư số 15/2012/TT-BYT ngày 12/9/2012 của Bộ Y Tế là: “Điều kiện chung đảm bảo ATTP đối với cơ sở sản xuất TPCN, trong đó có: +Điều 1: Yêu cầu đối với cơ sở +Điều 2: Yêu cầu đối với trang thiết bị, dụng cụ +Điều 3: Yêu cầu đối với người trực tiếp sản xuất” PGS.TS Trần Đáng cho rằng đây là những yêu cầu rất chung chung cho thực phẩm thường như cơ sở sản xuất nước đóng chai, cơ sở làm bánh trung thu, cơ sở làm thức ăn đường phố, cơ sở chế biến thịt lợn,...với các yêu cầu rất đơn giản từ nhà xưởng, trang thiết bị dụng cụ cho đến con người. Liệu rằng với những điều kiện như vậy có thể sản xuất ra các sản phẩm an toàn, hiệu quả? Thêm vào đó, nguy cơ mất an toàn về sản xuất TPCN trong nước đang bộc lộ rất trầm trọng: thiếu quy định phù hợp về nguồn nguyên liệu (GAP), điều kiện để sản phẩm được lưu hành, quy định về thành phần được phép sử dụng/ thành phần cấm, cũng như quy định đánh giá chất lượng, tính an toàn, tính hiệu quả,...Thực trạng này cho thấy GMP là cần thiết và thực sự cấp bách lúc này. 5.GMP không chỉ để đảm bảo sản xuất ra TPCN chất lượng GMP còn là công cụ để: -Sàng lọc, loại bỏ các cơ sở sản xuất TPCN không đủ điều kiện -Giảm thiểu hàng giả, hàng lậu, hàng kém chất lượng -Xây dựng ngành TPCN tại Việt Nam thành một ngành kinh tế - y tế, phát triển bền vững, lành mạnh vì sức khỏe người tiêu dùng 6.Đem lại lợi ích cho cả doanh nghiệp, người tiêu dùng, ngành công nghiệp thực phẩm và cả chính phủ Ấp dụng GMP TPCN sẽ đem lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, trong đó lợi ích lớn nhất là khẳng định chất lượng và tạo dựng niềm tin, thương hiệu trong lòng người tiêu dùng. Đó là cơ sở để đưa TPCN thương hiệu Việt vươn tầm thế giới. Khi đó người tiêu dùng không chỉ được sử dụng sản phẩm an toàn, chất lượng mà còn tăng nhận thức về vệ sinh cơ bản, thêm tin tưởng vào hàng Việt Nam và cải thiện chất lượng cuộc sống. Đối với ngành công nghiệp thực phẩm, áp dụng GMP TPCN giúp tăng số lượng người tiêu dùng, tăng độ tin cậy của Chính phủ, đảm bảo giá cả, tăng khả năng cạnh tranh và tiếp thị, giảm chi phí cho sản phẩm hỏng và thu hồi, cải tiến quá trình sản xuất và môi trường, cải tiến năng lực quản lý đảm bảo ATTP và tăng cơ hội kinh doanh, hội nhập. Đối với Chính Phủ, áp dụng GMP TPCN giúp cải thiện sức khỏe cộng đồng, nâng cao hiệu quả và kiểm soát ATTP, giảm chi phí cho sức khỏe cộng đồng, tạo điều kiện cho phát triển thương mại của đất nước, và tăng lòng tin của người dân vào việc cung cấp thực phẩm cũng như góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên thị trường khu vực và thế giới. 7.Cần tuân thủ GMP để kiểm soát các yếu tố liên quan đến chất lượng ATTP GMP TPCN là quy phạm sản xuất, là biện pháp, thao tác thực hành cần tuân thủ để kiểm soát tất cả các yếu tố liên quan đến chất lượng vệ sinh ATTP của sản phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến, từ khâu tiếp nhận nguyên liệu đến sản phẩm cuối cùng. Với đặc điểm công nghệ và quy trình sản xuất TPCN không thể chỉ kiểm soát các điểm trọng yếu như kiểm soát sản xuất các thực phẩm thường mà là kiểm soát toàn bộ quá trình sản xuất. Và nếu các cơ sở sản xuất TPCN không chú ý thì sau ngày 1/7/2019 sẽ có hơn 3.000 cơ sở phải đóng cửa vì không đạt chuẩn GMP. Hy vọng bài viết vừa rồi của Hadu đã cho bạn một nhìn nhận khách quan hơn về tiêu chí GMP trong sản xuất TPCN. Đừng quên theo dõi Website Hadu để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích mới nhất nhé!  

HADU TRAO TẶNG 100 SUẤT QUÀ TẾT ẤM ÁP THIỆN NGUYỆN CUỐI NĂM
13

Th 01

HADU TRAO TẶNG 100 SUẤT QUÀ TẾT ẤM ÁP THIỆN NGUYỆN CUỐI NĂM

  • admin
  • 0 bình luận

Hơn 10 năm qua tuy bộn bề với hoạt động sản xuất, kinh doanh nhưng công ty Cổ Phần Quốc Tế Dược Phẩm Hadu vẫn luôn dành nhiều thời gian cho các hoạt động xã hội, giúp đỡ những mảnh đời bất hạnh. Với mong muốn chia sẻ một phần yêu thương, mang niềm vui, chút hơi ấm của mùa xuân đến với các bệnh nhân khi Tết Nguyên Đán Quý Mão 2023 đang cận kề, ngày 9/1 vừa qua công ty Hadu đã phối hợp cùng báo Gia Đình Việt Nam đã đến thăm và trao tặng 100 phần quà từ thiện cho các bệnh nhân nhi có hoàn cảnh khó khăn đang điều trị tại bệnh viện K Tân Triều, Hà Nội. Cụ thể, Hadu đã trao tặng 50 phần quà, mỗi phần quà trị giá 800.000 đồng cho các bé và gia đình có hoàn cảnh khó khăn đang điều trị tại bệnh viện. Những phần quà nhỏ bé nhưng mang lại giá trị vật chất và ấm áp về tinh thần không nhỏ cho các bé và các bậc phụ huynh. Hadu mong muốn góp công sức nhỏ bé của mình vào hoạt động xã hội, hưởng ứng lời dạy của Bác: "Lá lành đùm lá rách", giúp các bệnh nhân nhi có hoàn cảnh khó khăn tại viện K Tân Triều được đón một cái Tết trong viện thực sự ấm áp, tràn đầy tình yêu thương, giữ mãi nụ cười tươi trên môi của các em, giúp các em có thêm sức mạnh vượt qua hoàn cảnh khó khăn của bản thân, những đau đớn các em đã và đang phải chịu đựng mỗi ngày. Đón nhận những phần quà, tình cảm ý nghĩa này, nhiều bệnh nhân không giấu được niềm vui và xúc động. "Tết đến xuân về ai ai cũng mong muốn được trở về và sum họp bên gia đình nhưng nhìn con đang phải gồng mình mỗi ngày để chống chọi, chiến đấu với bệnh tật, nỗi lo Tết này sẽ phải ăn Tết tại bệnh viện. Được đón nhận tình cảm của Hadu cũng như của Tạp chí Gia đình Việt Nam tôi cảm thấy hạnh phúc, xúc động bởi tình cảm trân quý của các nhà hảo tâm đã dành tặng cho chúng tôi và giúp xua bớt những buồn phiền khi Tết đang cận kề", một phụ huynh của bệnh nhi đang điều trị tại bệnh viện K tâm sự. Trao quà từ thiện là một trong những nhiệm vụ quan trọng mà Hadu đưa vào trong danh sách công việc thường niên mỗi năm. Hadu muốn lan tỏa nhiều hơn nữa sự ấm áp, yêu thương không chỉ của người Việt nói chung, mà các doanh nghiệp Việt nói riêng tới những mảnh đời, những hoàn cảnh khó khăn.

THỰC PHẨM CHỨC NĂNG HAY THỰC PHẨM BẢO VỆ SỨC KHỎE CÓ PHẢI LÀ 1?
09

Th 01

THỰC PHẨM CHỨC NĂNG HAY THỰC PHẨM BẢO VỆ SỨC KHỎE CÓ PHẢI LÀ 1?

  • admin
  • 0 bình luận

Thuật ngữ "Thực phẩm chức năng", "Thực phẩm bảo vệ sức khỏe" không còn xa lạ với chúng ta. Đây là dòng sản phẩm giúp bổ sung dinh dưỡng, dưỡng chất, giúp phòng chống, hỗ trợ điều trị một số loại bệnh cụ thể, đem đến chất lượng cuộc sống tốt hơn. Thực phẩm chức năng hay thực phẩm bảo vệ sức khỏe có phải là một?  Hãy cùng Hadu tìm hiểu câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé! Thực phẩm chức năng hay thực phẩm bảo vệ sức khỏe có phải là một I.THỰC PHẨM CHỨC NĂNG HAY THỰC PHẨM BẢO VỆ SỨC KHỎE CÓ PHẢI LÀ MỘT? 1.Thực phẩm chức năng là gì? Theo quy định của Luật An toàn thực phẩm (2010), TPCN được hiểu rằng: là dòng thực phẩm dùng để hỗ trợ chức năng của cơ thể con người, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng, giảm bớt nguy cơ mắc bệnh, bao gồm thực phẩm bổ sung, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học. Cũng từ khái niệm trên, những dòng sản phẩm được xếp vào nhóm "thực phẩm chức năng" gồm có: Dòng sản phẩm giúp bổ sung Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Thực phẩm dinh dưỡng về mặt y học Những dòng sản phẩm trên giúp hỗ trợ chức năng cơ thể con người, tăng sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc bệnh. Thực phẩm chức năng là gì? 2.Thực phẩm chức năng hay thực phẩm bảo vệ sức khỏe có phải là một? Với khái niệm trên, ta có thể khẳng định rằng: thực phẩm bảo vệ sức khỏe chắc chắn là thực phẩm chức năng nhưng thực phẩm chức năng chưa chắc đã là thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Hadu sẽ bổ sung thêm cho các bạn một số thông tin về dòng sản phẩm Thực phẩm bảo vệ sức khỏe này! Đây là một loại thực phẩm chức năng được đưa ra dưới dạng liều (để có thể kiểm soát được) với những liều lượng nhỏ như là viên nang, viên nén, dạng bột, dạng lỏng và các dạng khác nhau để sử dụng bằng đường uống, có chứa một hoặc hỗn hợp của các chất: ->Các vitamin, khoáng chất, axit amin, axit béo, enzyme, probiotic và các chất có hoạt tính sinh học khác. ->Các chất có nguồn gốc từ tự nhiên, bao gồm các chất có nguồn gốc động vật, các chất khoáng và nguồn gốc thực vật ở các dạng như chiết xuất, phân lập, cô đặc và chuyển hóa. Trên thực tế, tùy theo xuất xứ hoặc công dụng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe còn có tên gọi khác: Thực phẩm cho mục đích đặc biệt (FOSU), thực phẩm bảo vệ sức khỏe (Health Supplements), Thực phẩm bổ sung chế độ ăn (Dietary Supplements), Thực phẩm chức năng y học. Thực phẩm chức năng hay thực phẩm bảo vệ sức khỏe? II.QUY ĐỊNH CỦA NHÀ NƯỚC VỀ CÁC DÒNG TPBVSK Theo thông tư 43/2014/TT-BYT ngày 24/11/2014 quy định về quản lý thực phẩm chức năng, các yêu cầu đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe bao gồm: Điều 10: Yêu cầu về nội dung công bố 1.Công bố về hàm lượng a)Thành phần chính tạo nên công dụng của sản phẩm phải được liệt kê trước cùng tên đầy đủ và hàm lượng. Các thành phần khác được liệt kê tiếp sau theo thứ tự giảm dần về khối lượng; b)Hàm lượng của vitamin, khoáng chất có trong thực phẩm tính theo liều khuyên dùng hằng ngày của nhà sản xuất phải đạt được tối thiểu 15% RNI được quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo thông tư này; c)Hàm lượng tối đa của vitamin, khoáng chất có trong thực phẩm tính theo liều khuyên dùng hằng ngày của nhà sản xuất không được vượt quá ngưỡng dung nạp tối đa của các vitamin và khoáng chất được quy định tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo thông tư này; d)Hàm lượng vitamin và khoáng chất có trong sản phẩm phải được ghi trên nhãn bằng số và phải được công bố dưới dạng tỷ lệ phần trăm (%) tính theo RNI, dựa trên liều khuyên dùng hằng ngày của sản phẩm hoặc dựa trên một đơn vị sử dụng (serving size). Trong trường hợp Việt Nam chưa có mức RNI và ngưỡng dung nạp tối đa thì áp dụng theo quy định của CODEX hoặc các tổ chức quốc tế có liên quan. 2.Công bố khuyến cáo về sức khỏe (Health Claims) a)Công bố khuyến cáo về sức khỏe phải đúng bản chất của sản phẩm, chỉ công bố công dụng của thành phần cấu tạo có công dụng chính hoặc công bố công dụng hợp thành của những thành phần cấu tạo khi có bằng chứng khoa học chứng minh và không công bố công dụng theo cách liệt kê công dụng của các thành phần; b)Công bố khuyến cáo về sức khỏe, liều lượng, đối tượng sử dụng và cách dùng phù hợp phải thống nhất và phù hợp với các tài liệu hồ sơ; c)Khi hàm lượng vitamin, khoáng chất, các hoạt chất sinh học nhỏ hơn mức trong các tài liệu khoa học chứng minh thì không được công bố công dụng sản phẩm; d)Khi hàm lượng vitamin, khoáng chất, các hoạt chất sinh học đạt như trong tài liệu khoa học khuyến cáo thì được công bố công dụng nhưng phải chỉ ra đối tượng, liều dùng phù hợp; đ)Khi hàm lượng các thành phần cấu tạo chưa có mức RNI thì phải cung cấp tài liệu khoa học chứng minh về công dụng của thành phần đó cùng khuyến cáo liều dùng khi công bố. 3.Đối tượng sử dụng a)Đối tượng phải phù hợp với công dụng đã công bố và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp nhận thông qua bản Xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm. b)Phải cảnh báo đối tượng không được sử dụng (nếu có) Điều 11: Yêu cầu về ghi nhãn tiếng Việt Ngoài việc phải đáp ứng các yêu cầu tại Điều 6 của Thông tư này, nhãn thực phẩm bảo vệ sức khỏe phải đáp ứng các quy định sau đây: 1.Ghi cụm từ thể hiện tên nhóm thực phẩm: "Thực phẩm bảo vệ sức khỏe" trên phần chính của nhãn để phân biệt với thực phẩm thông thường và thuốc. 2.Khi lấy thành phần chính tạo nên công dụng của sản phẩm làm tên sản phẩm thì phải ghi rõ ở bên cạnh hoặc dưới tên sản phẩm trên phần nhãn chính và trong thành phần cấu tạo ở nhãn sản phẩm nội dung sau: a)Hàm lượng hoạt chất trong thành phần đó nếu định lượng được; hoặc b)Hàm lượng thành phần đó nếu không định lượng được hoạt chất trong thành phần. 3.Không ghi cơ chế tác dụng trên nhãn sản phẩm. 4.Phải ghi cụm từ "Chú ý": sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh ngay sau phần ghi nhãn về công dụng của sản phẩm hoặc cùng chỗ với các khuyến cáo nếu có. Cụm từ này phải có màu tương phản với màu nền của nhãn và chiều cao chữ không được thấp hơn 1,2mm, đối với trường hợp một mặt của bao gói dùng để ghi nhãn nhỏ hơn 80cm2 thì chiều cao chữ không được thấp hơn 0,9mm. Mong rằng với những thông tin trên, bạn đã biết được thực phẩm chức năng hay thực phẩm bảo vệ sức khỏe, chúng có phải là một hay không! Đừng quên theo dõi Website của Hadu để cập nhật thêm những thông tin Y Dược mới nhất bạn nhé!    

MỖI NGÀY UỐNG BAO NHIÊU SỮA LÀ TỐT?
06

Th 01

MỖI NGÀY UỐNG BAO NHIÊU SỮA LÀ TỐT?

  • admin
  • 0 bình luận

Sữa là nguồn thực phẩm có đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng như chất béo, vitamin và khoáng chất. Uống sữa đều đặn giúp cơ thể phát triển toàn diện về cả thể chất và trí não, vấn đề còn lại là mỗi ngày, chúng ta nên uống bao nhiêu ly sữa thì tốt? Hãy cùng Hadu tìm hiểu vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé! TÁC DỤNG CỦA SỮA VÀ CÁC CHẾ PHẨM TỪ SỮA Sữa là thức uống với những tác dụng vượt trội trong việc bổ sung dưỡng chất, cung cấp năng lượng cho cơ thể. Vậy ngoài giúp bổ sung dinh dưỡng sữa còn đem đến hiệu quả nào khác? Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng các sản phẩm từ sữa, đặc biệt là sữa chua, phô mai giúp chống lại bệnh tật nếu được sử dụng thường xuyên. Giúp giảm 20% nguy cơ tử vong đối với những người có tiền sử bệnh tim mạch, khi sử dụng sữa và các chế phẩm từ sữa. Giúp giảm 9% nguy cơ đột quỵ với những người sử dụng đều đặn mỗi ngày 1 ly sữa. Giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính, các bệnh ung thư đại tràng, bàng quang, dạ dày, ung thư vú,... Sở dĩ, đem lại những công dụng trên là nhờ vào 5 thành phần dinh dưỡng có trong sữa: canxi, vitamin D, protein, các chuỗi peptit có hoạt tính sinh học và axit béo. Tác dụng của sữa với cơ thể con người CÓ NÊN UỐNG NHIỀU SỮA KHÔNG Cái gì quá cũng không tốt, không có lợi cho sức khỏe và còn làm phản tác dụng. Uống sữa và các sản phẩm từ sữa cũng vậy. Uống quá nhiều sữa cũng không tốt cho cơ thể. Theo nghiên cứu, trên tạp chí y khoa của Anh, những người uống quá nhiều sữa nguyên kem hằng ngày, sẽ có nguy cơ tử vong cao hơn những người sử dụng theo mức khuyến nghị. Uống sữa nhiều sẽ dẫn đến tăng cân, đầy hơi, tiêu chảy, đau bụng, táo bón,... Với nhiều tác dụng phụ khác nữa có thể gây ra do uống sữa nhiều. Nên uống nhiều sữa không NÊN UỐNG BAO NHIÊU SỮA MỖI NGÀY Theo số liệu nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng các nước Anh, Mỹ, và các nước châu Âu có khuyến nghị:  Để xương chắc khỏe, không nên uống quá 1 ly mỗi ngày Một người trung bình 1 ngày chỉ cần uống 1 ly - tương đương 235ml sữa mỗi ngày, giúp cung cấp canxi và vitamin B2 hằng ngày Không nên uống quá 3 ly sữa mỗi ngày Theo nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng tại Việt Nam, liều lượng sữa đối với từng nhóm đối tượng theo thể trạng của người Việt Nam. Sữa và chế phẩm từ sữa Đối với trẻ em Trẻ em từ 3-5 tuổi: Mỗi ngày nên sử dụng 4 đơn vị sữa và chế phẩm sữa. Tương đương 15g phô mai (1 miếng phô mai) + 100ml sữa chua + 200ml sữa dạng lỏng (2 ly sữa nhỏ) Trẻ em từ 6-7 tuổi: mỗi ngày nên sử dụng 4,5 đơn vị sữa và các chế phẩm từ sữa. Bao gồm 15g phô mai + 100ml sữa chua + 250ml sữa dạng lỏng Trẻ em từ 8-9 tuổi: nên sử dụng 5 đơn vị sữa mỗi ngày. Bao gồm 30g phô mai + 100ml sữa chua + 200ml sữa dạng lỏng Từ 10-19 tuổi: nên sử dụng 6 đơn vị sữa và chế phẩm sữa. Gồm 30g phô mai + 200ml sữa chua + 200ml sữa dạng lỏng Đối với người trưởng thành Từ 20-49 tuổi: nên sử dụng 3 đơn vị sữa và chế phẩm từ sữa mỗi ngày. Gồm 15g phô mai + 100ml sữa chua + 100ml sữa dạng lỏng Từ 50-69 tuổi: mỗi ngày nên uống 3,5 đơn vị sữa. Tương đương 15g phô mai + 100ml sữa chua + 150ml sữa dạng lỏng Người trên 70 tuổi: mỗi ngày nên uống 4 đơn vị sữa và chế phẩm sữa. Gồm 30g phô mai + 100ml sữa chua + 100ml sữa dạng lỏng Phụ nữ có thai được khuyến cáo nên sử dụng 6 đơn vị sữa mỗi ngày. Bao gồm 30g phô mai + 200ml sữa chua + 200ml sữa dạng lỏng Như vậy liều lượng sử dụng sữa ở mỗi lứa tuổi là khác nhau. Khuyến khích sử dụng theo liều lượng chia sẻ ở phía trên. Liều lượng sử dụng sữa và chế phẩm từ sữa đã được các chuyên gia dinh dưỡng nghiên cứu riêng cho thể trạng người Việt Nam.  Hãy theo dõi Website của Hadu để cập nhật những thông tin Y Dược mới nhất nhé!!!  

Đối tác chiến lược

Hotline 1900 633 486
popup

Số lượng:

Tổng tiền: