Th 10
Người Nhật từng có chiều cao thuộc nhóm khiêm tốn của thế giới, vì vậy họ rất chú ý đến chế độ dinh dưỡng và hàm lượng canxi tiêu thụ mỗi ngày. Trong đó, canxi chiết xuất từ xương cá tuyết là một sản phẩm phổ biến tại Nhật với nhiều ưu điểm vượt trội. Hãy cùng tìm hiểu về vai trò của canxi đối với cơ thể và phân tích một số ưu điểm của canxi cá tuyết Nhật Bản trong bài viết dưới đây nhé. 1.VAI TRÒ CỦA CANXI ĐỐI VỚI CƠ THỂ Canxi đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong cơ thể con người. Nó chiếm khoảng 1,5-2% trọng lượng cơ thể, với 99% chủ yếu tập trung trong xương, răng và móng, chỉ 1% còn lại trong huyết tương. Canxi kết hợp với photpho để tạo thành cấu trúc cơ bản của xương và răng, giúp chúng trở nên mạnh mẽ và khỏe mạnh. Ngoài ra, canxi còn là yếu tố quan trọng trong hoạt động của hệ thần kinh, tim mạch, quá trình chuyển hóa tế bào và cả quá trình đông máu. Với trẻ nhỏ, canxi giúp thúc đẩy sự phát triển, làm cho trẻ phát triển cao hơn, tăng cường hệ miễn dịch và khả năng chống lại vi khuẩn gây bệnh. Với người trưởng thành, canxi duy trì độ chắc khỏe của xương, giúp ngăn ngừa loãng xương, giảm nguy cơ đau nhức và hạn chế vận động. Nó cũng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của tim mạch, duy trì tinh thần, sức khỏe và cải thiện trí nhớ. 2.THIẾU CANXI CÓ THỂ GÂY RA BỆNH GÌ? Thiếu hụt canxi trong khẩu phần, khả năng hấp thụ canxi kém hoặc mất nhiều canxi có thể gây rối loạn khoáng hóa tại xương. Sự thiếu hụt canxi có thể gây ra bởi khả năng hấp thụ canxi kém ở ruột non hoặc do thiếu canxi trong chế độ ăn uống. Khi thiếu canxi kéo dài, có thể dẫn đến giảm mật độ xương, một vấn đề quan trọng có thể dẫn đến loãng xương ở người trưởng thành và còi xương ở trẻ em. Tình trạng thiếu canxi gây ra những rủi ro sau: THIẾU CANXI Ở TRẺ EM Với trẻ em, canxi trực tiếp tham gia vào quá trình hình thành xương và răng. Vì vậy thiếu canxi có thể dẫn tới tình trạng phát triển kém, thấp bé, suy dinh dưỡng, xương nhỏ và yếu dẫn đến còi xương cũng như ảnh hưởng đến chất lượng răng, gây sâu răng, và sự không đều đặn trong việc mọc răng. Canxi cũng đóng vai trò quan trọng trong hệ thần kinh của trẻ em. Trẻ bị thiếu canxi thường biểu hiện bằng việc khóc đêm, co giật và dễ cáu giận. THIẾU CANXI Ở NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH Với người trưởng thành, thiếu canxi kéo dài gây ra tình trạng thiếu xương hoặc loãng xương. Thiếu xương là tình trạng mật độ khoáng xương giảm, làm cho chúng trở nên yếu đuối hơn so với mức bình thường. Loãng xương là tình trạng mật độ xương giảm mạnh, làm tăng nguy cơ gãy xương. Hơn nữa, thiếu canxi kéo dài có thể dẫn đến cơ tim yếu đuối, nhanh mệt mỏi và đổ mồ hôi khi làm việc. Ở người cao tuổi, sự thiếu hụt canxi có thể gây ra suy nhược hệ thần kinh, sự không ổn định tinh thần, đau đầu và suy giảm trí nhớ. Ngoài ra thiếu canxi trong máu có thể buộc cơ thể phải sử dụng canxi từ xương để tham gia vào các quá trình chuyển hóa, dẫn đến triệu chứng đau đớn trong xương, đặc biệt là trẻ nhỏ trong giai đoạn đang phát triển. Ngoài ra, có thể dẫn đến tình trạng mất ngủ và tăng cường tính nóng nảy. Thiếu canxi kéo dài cũng có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng như tăng huyết áp và nguy cơ mắc bệnh ung thư ruột. MỘT SỐ DẤU HIỆU CỦA VIỆC THIẾU CANXI Thường xuyên bị chuột rút Màu của răng trở nên vàng Dễ bị chóng mặt, cảm giác tê nhức hoặc đau xương Hay gặp các vấn đề về đại tràng Móng tay yếu và dễ gãy Mất xương và loãng xương Tăng nguy cơ co giật hoặc co thắt cơ, mất ngủ 3.THỪA CANXI CÓ HẠI KHÔNG? Khi nạp canxi thông qua thực phẩm, rất ít gặp phải tình trạng thừa canxi trong máu hoặc tích tụ thừa canxi trong mô do việc thiếu hụt quá nhiều canxi từ khẩu phần. Điều này xảy ra vì cơ thể có khả năng loại bỏ canxi bằng cách bài tiết ra ngoài. Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc canxi với liều cao và kéo dài, có thể dẫn đến hiện tượng cơ thể giảm khả năng hấp thụ canxi hoặc gây ảnh hưởng xấu đối với các bệnh lý liên quan đến hệ thống mạch máu. Tình trạng thừa canxi do việc uống thêm quá nhiều canxi qua bổ sung cũng gây ra một số tác dụng phụ như sỏi thận, tăng nồng độ canxi trong máu và suy thận, đồng thời làm giảm khả năng hấp thu các khoáng chất cần thiết khác như sắt, kẽm, magie, và photpho. Vì vậy, quan trọng nhất là cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ khi dùng bổ sung canxi. Mặc dù vậy theo số liệu của Tổ chức loãng xương quốc tế năm 2018 cho thấy lượng cung cấp canxi trong khẩu phần ăn hằng ngày của Việt Nam đứng trong nhóm nhất thế giới với lượng ít hơn 400mg trên ngày. Điều đó khiến người Việt Nam đang ở nhóm các quốc gia bị thiếu hụt canxi nghiêm trọng nhất toàn cầu. Vì vậy, nhìn chung tại Việt Nam, tình trạng thiếu hụt canxi phổ biến và đáng lo ngại hơn. 4.CƠ THỂ CẦN BAO NHIÊU CANXI MỖI NGÀY? Nhu cầu canxi thay đổi tùy theo độ tuổi và tình trạng sức khỏe. Những nhóm người có nhu cầu canxi cao bao gồm trẻ em dưới 5 tuổi và thanh thiếu niên đang trong giai đoạn phát triển. Phụ nữ mang thai, phụ nữ đang nuôi con nhỏ, và người cao tuổi cũng cần nhiều canxi hơn so với bình thường. Trong giai đoạn mang thai, phụ nữ cần cung cấp lượng canxi đủ cho cả mình và thai nhi.
Th 10
Trẻ biếng ăn, lười ăn, chậm tăng cân hẳn là nỗi lo lớn nhất của nhiều bậc cha mẹ. Nếu tình trạng biếng ăn, chậm tăng cân kéo dài sẽ khiến trẻ chậm phát triển về thể chất, nhẹ cân, thấp còi, suy dinh dưỡng, suy giảm hệ miễn dịch làm cho trẻ ốm yếu, và dễ mắc các bệnh vặt hơn. Tình trạng thiếu dưỡng chất do biếng ăn cũng gây nhiều ảnh hưởng đến sự phát triển trí não, ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện về IQ, EQ của trẻ. Vì vậy bổ sung gì để con ăn được tốt, tăng cân đều luôn là câu hỏi khiến nhiều cha mẹ đau đầu. 1.VITAMIN B Các vitamin nhóm B đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình trao đổi chất, quá trình chuyển hóa thức ăn thành các chất giúp cơ thể hấp thụ tạo năng lượng trong tế bào. Thiếu vitamin B khiến trẻ biếng ăn, yếu cơ, giảm khả năng miễn dịch. Chính vì vậy, bổ sung vitamin nhóm B giúp trẻ thèm ăn hơn, tăng cường trao đổi chất, tăng cường hấp thụ để tăng cân và tăng cường sức đề kháng chống lại bệnh tật. Đồng thời, vitamin B cũng giúp kích thích não và tham gia sự phát triển của hệ thần kinh. Vì vậy, đây là vi chất cần thiết cho sự phát triển cả về thể chất lẫn trí não của trẻ. Các vitamin nhóm B dễ bị phân hủy trong nước nên phần lớn sẽ bị mất đi trong quá trình chế biến món ăn. Vì vậy bên cạnh việc bổ sung cho trẻ các loại thực phẩm, cha mẹ nên cho trẻ sử dụng các sản phẩm bổ sung vitamin B hoặc lợi khuẩn tăng sản xuất vitamin nhóm B. Các lợi khuẩn này có nhiều trong sữa chua và là thành phần của men vi sinh đa chủng. 2.KẼM Kẽm là một khoáng chất thiết yếu có nhiều vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất của tế bào. Kẽm hỗ trợ tăng cảm giác ngon miệng, tăng tổng hợp chất đạm cũng như khả năng hấp thu dưỡng chất. Nếu cơ thể thiếu kẽm thì sự phân chia tế bào khó xảy ra làm chậm quá trình phát triển chiều cao ở trẻ, rối loạn phát triển xương và ảnh hưởng đến sự chuyển hóa của các tế bào vị giác gây biếng ăn ở trẻ. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng bổ sung kẽm đầy đủ sẽ giúp cải thiện chiều cao đối với trẻ thấp lùn và tăng cân nhanh đối với trẻ suy dinh dưỡng. Đồng thời kẽm giúp hỗ trợ và duy trì hoạt động của hệ thống miễn dịch. Kẽm tạo nên một hệ thống phòng thủ cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh, giúp trẻ có khả năng chống đỡ bệnh tật. Cần bổ sung kẽm hằng ngày bởi cơ thể không có nguồn dự trữ kẽm. Việc bổ sung kẽm nên được cân bằng giữa các loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật và động vật, kết hợp các sản phẩm sử dụng bổ sung kẽm. 3.LYSINE VÀ TAURINE Lysine và taurine là 2 axit amin thuộc nhóm 12 acid amin thiết yếu đối với trẻ nhỏ. Những vi chất này tuy chỉ cần một lượng rất nhỏ nhưng nếu thiếu sẽ ảnh hưởng đến việc tăng trưởng thể chất và trí não của trẻ. Taurine là acid amin hỗ trợ trao đổi chất, tăng chất lượng và khối lượng cơ - xương, giúp trẻ sơ sinh hấp thu chất béo từ đường tiêu hóa. Ngoài ra, Taurine kích thích phát triển trí tuệ và tăng cường miễn dịch tự nhiên của con người. Lysine hỗ trợ trong quá trình tổng hợp protein, enzyme tiêu hóa giúp trẻ tăng cường chuyển hóa, hấp thu chất dinh dưỡng giúp trẻ ăn tốt, hết biếng ăn. Đồng thời, Lysine làm tăng hấp thu canxi sẽ hỗ trợ phát triển chiều cao của trẻ. Cả Taurine và Lysine rất cần thiết cho cơ thể trẻ nhỏ nhưng lại không tự tổng hợp được. Bố mẹ có thể bổ sung Lysine cho trẻ qua các thực phẩm hằng ngày. Lysine cũng được thêm vào các sản phẩm sữa bột, thực phẩm bổ sung. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ được bổ sung Lysine qua sữa mẹ, sữa công thức hoặc thực phẩm. Các thực phẩm chứa nhiều Taurine nhất là protein từ động vật. 4.CHẤT XƠ Ở trẻ em, chất xơ có vai trò đặc biệt quan trọng đối với hệ tiêu hóa như điều hòa nhu động ruột, cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Đồng thời chất xơ cũng tạo ra môi trường thuận lợi cho lợi khuẩn đường ruột phát triển, khiến cho mỡ, đạm dễ tiêu hóa hơn. Từ đó giúp chuyển hóa thức ăn và tạo cảm giác ngon miệng cho bé. Chất xơ tuy không được cơ thể trẻ tiêu hóa nhưng sẽ giữ cho phân ẩm hơn, dễ bài tiết. Khi trẻ thiếu chất xơ sẽ dẫn tới tình trạng táo bón làm trẻ khó chịu, đầy trướng bụng từ đó dẫn tới biếng ăn và kém hấp thu. Chất xơ có nhiều trong rau củ, hoa quả, ngũ cốc, khoai củ: Các loại bánh mì và ngũ cốc nguyên cám. Trái cây như táo, cam, chuối, lê, mận. Rau củ như các loại đậu, bông cải xanh, cải bó xôi, rau bắp cải. Các loại hạt như hạnh nhân, óc chó, hạt điều.
Th 10
Chất xơ hòa tan FOS là một thành phần quen thuộc hay xuất hiện trong bột ăn dặm cũng như các loại sữa công thức cho trẻ nhỏ luôn được các bậc phụ huynh quan tâm chú ý. Bởi nó có tác dụng làm tăng số lượng lợi khuẩn trong đường ruột, giúp giảm táo bón, hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, chống viêm… Vậy chất xơ FOS là gì? FOS có tác dụng như thế nào đối với trẻ em? Chúng có trong thực phẩm nào và có gây ra tác dụng phụ gì không? 1.CHẤT XƠ FOS LÀ GÌ? Chất xơ FOS (Fructo-Oligosaccharides) là một chất xơ hòa tan có tính mềm và dính. Chúng là một chất tiền sinh (Prebiotics) được cấu tạo từ chuỗi fructose ngắn, có nguồn gốc tự nhiên và không bị thủy phân trong ruột non. Vai trò của FOS trong cơ thể rất quan trọng, chúng giúp hỗ trợ làm ổn định lượng đường huyết trong máu, giảm thiểu táo bón, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa. Chúng thường được tìm thấy trong một số thực phẩm như cà rốt, chuối, sữa bột, bơ, rau mồng tơi… 2.LỢI ÍCH CỦA CHẤT XƠ FOS HẠN CHẾ TÌNH TRẠNG TÁO BÓN Lợi ích cho cơ thể thường được nhắc đến nhất của chất xơ hòa tan FOS là hạn chế tình trạng táo bón. Tại ruột già, quá trình lên men FOS giúp sản sinh ra nước và khí hơi đồng thời phân cũng được làm xốp và mềm. Từ đó giúp phân di chuyển dễ dàng hơn trong ruột. Ngoài ra, chất xơ hòa tan cũng thúc đẩy sự phát triển các tế bào biểu mô ruột kết, tăng hấp thụ muối và nước ở đường tiêu hóa, kích thích hoạt động của nhu động ruột và giảm sự tiếp xúc giữa chất thải với đường ruột. Cơ chế này còn giúp giảm thời gian tái hấp thu nước, giúp phân nhanh chóng được thải ra khỏi hệ tiêu hóa và hạn chế táo bón ở trẻ nhỏ. TĂNG CƯỜNG HỆ VI KHUẨN ĐƯỜNG RUỘT Chất xơ FOS được biết đến là nguồn cung cấp thức ăn chính của 2 loại lợi khuẩn: Lactobacillus tại ruột non và Bifidobacterium tại ruột già. Khi đi qua đại tràng, FOS bị lên men bởi lợi khuẩn tại đường ruột thông qua các chuỗi acid béo, từ đó đem lại nhiều lợi ích nổi bật cho cơ thể như: Ngăn chặn vi khuẩn có hại sinh trưởng Tăng cường bảo vệ niêm mạc ruột Hỗ trợ tiêu hóa tăng cường hấp thu dưỡng chất vào máu Giảm thiểu các vấn đề về tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón Tăng cường sức đề kháng và cải thiện hệ miễn dịch cho trẻ. Bên cạnh đó chất xơ hòa tan có đặc tính không bị thủy phân trong môi trường dạ dày hay ruột non khi vào trong cơ thể người. Tại ruột kết, FOS trở thành môi trường thuận lợi giúp cân bằng vi khuẩn đường ruột và tăng trưởng lợi khuẩn gấp 50 lần so với bình thường. ĐIỀU CHỈNH HỆ MIỄN DỊCH Ở TRẺ SƠ SINH Những lợi khuẩn có trong FOS giúp ngăn chặn các loại vi khuẩn gây bệnh xâm nhập vào đường ruột, hỗ trợ điều chỉnh các chức năng miễn dịch của ruột, thúc đẩy sự phát triển của tế bào lympho B - gia tăng kháng thể. Việc bổ sung FOS giúp tăng tỷ lệ lợi khuẩn trong đường ruột, giúp ức chế khả năng hình thành và phát triển của những vi khuẩn xấu gây hại cho cơ thể của trẻ. Ngoài ra, khi được cung cấp lượng FOS vừa đủ, cơ thể của trẻ em sẽ tăng tiết kháng thể, bao gồm các chất điều hòa miễn dịch Immunoglobulin A và interferon (IFN). Những tế bào và kháng thể này giúp tăng cường hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Trẻ được bổ sung đủ lượng chất xơ FOS sẽ làm tăng số lượng lợi khuẩn có trong hệ đường ruột, từ đó ức chế hình thành và phát triển các hại khuẩn trong cơ thể. Đồng thời, các lợi khuẩn này kích thích tăng tiết các chất điều hòa miễn dịch Immunoglobulin A, Interferon để tăng sức đề kháng cho trẻ và hỗ trợ điều chỉnh chức năng miễn dịch của ruột, bên cạnh đó cũng thúc đẩy sự phát triển của tế bào lympho B giúp gia tăng kháng thể. Từ đó phòng ngừa các bệnh như: Ngộ độc thực phẩm. Nhiễm khuẩn Salmonella. Nhiễm trùng đường ruột. Viêm đường ruột hoại tử ở trẻ sơ sinh. HẠN CHẾ NGUY CƠ TRẺ BỊ VIÊM DA DỊ ỨNG Trong giai đoạn sơ sinh hệ miễn dịch của trẻ phát triển chưa toàn diện nên thường dễ mắc phải các bệnh viêm da như viêm da cơ dị ứng, mề đay… Việc bổ sung chất xơ hòa tan FOS cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ sẽ giúp hỗ trợ tăng cường miễn dịch và hạn chế nguy cơ mắc viêm da dị ứng. HỖ TRỢ QUÁ TRÌNH HẤP THỤ CANXI VÀ MỘT SỐ KHOÁNG CHẤT KHÁC MỘT CÁCH HIỆU QUẢ Trong quá trình lên men, chất xơ FOS sẽ sinh ra các chuỗi acid béo ngắn, làm giảm độ pH trong ruột kết, tạo môi trường acid nhẹ ở ruột già giúp cơ thể tăng cường khả năng hấp thụ và hòa tan các chất cần thiết như canxi, magie… góp phần cho quá trình phát triển của trẻ em. DUY TRÌ LƯỢNG ĐƯỜNG HUYẾT ỔN ĐỊNH VÀ NGĂN NGỪA NGUY CƠ XƠ VỮA ĐỘNG MẠCH Chất xơ FOS hỗ trợ trong việc hỗ trợ kích thích tuyến tụy tiết insulin giúp làm giảm lượng đường trong máu. Đồng thời FOS giúp ức chế quá trình tổng hợp cholesterol, hạn chế tích tụ mỡ giúp phòng ngừa xơ vữa động mạch. 3.NHỮNG LƯU Ý KHI SỬ DỤNG CHẤT XƠ HÒA TAN FOS Bổ sung đủ 2 lít nước mỗi ngày giúp lượng chất xơ hòa tan có thể phát huy tối đa hiệu quả của chúng với hệ tiêu hóa. Hạn chế tăng cường đột ngột một lượng lớn chất xơ vì chúng có thể khiến bạn gặp phải triệu chứng khó chịu như chướng bụng, đầy hơi… Đối với phụ nữ có thai nên ưu tiên lựa chọn sử dụng sữa bầu có bổ sung chất xơ hòa tan FOS vừa hạn chế táo bón vừa bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của thai nhi.
Th 10
Loãng xương diễn tiến âm thầm nhưng có thể gây hậu quả nghiêm trọng. Để ngăn ngừa tình trạng nguy hiểm này, bạn nên tạo lập những thói quen tốt trong cuộc sống hằng ngày. 1.CÁC YẾU TỐ LÀM TĂNG NGUY CƠ LOÃNG XƯƠNG Loãng xương có thể gây gãy xương, ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống. Có nhiều nguy cơ gây loãng xương, bao gồm: Chế độ ăn ít canxi góp phần làm giảm mật độ xương, mất xương sớm, tăng nguy cơ gãy xương. Ít vận động và hoạt động thể chất. Sử dụng thuốc lá, rượu bia nhiều hơn khuyến cáo. Giới tính: Nữ giới có ít mô xương hơn nam giới nên nguy cơ loãng xương cao hơn. Tuổi tác: Xương trở nên mỏng hơn và yếu hơn khi cơ thể già đi. Quá nhiều hormon tuyến giáp có thể gây mất xương. Rối loạn ăn uống và tình trạng khác. Sử dụng một số loại thuốc như corticosteroid trong thời gian dài hay một số thuốc chống động kinh… có thể gây tổn thương xương, tăng nguy cơ loãng xương. 2.THÓI QUEN TỐT NGĂN NGỪA LOÃNG XƯƠNG Tập thể dục thường xuyên Những người ít vận động có nguy cơ loãng xương cao hơn những người năng động hơn. Do đó, tập thể dục thường xuyên là điều cần thiết. Người lớn từ 19 đến 65 tuổi nên tập ít nhất 150 phút/ tuần các hoạt động aerobic cường độ vừa phải, chẳng hạn như đạp xe hoặc đi bộ nhanh. Khi tập thể dục, các bài tập chịu lực và bài tập sức bền đặc biệt quan trọng để cải thiện mật độ xương, giúp ngăn ngừa loãng xương. -Bài tập chịu lực: Là bài tập của bàn chân và chân của bạn nâng đỡ trọng lượng cơ thể, có tác động mạnh, chẳng hạn như chạy, nhảy dây, khiêu vũ, thể dục nhịp điệu, và thậm chí là nhảy lên nhảy xuống tại chỗ, đều là những cách hữu ích để tăng hiệu quả cho cơ, dây chằng và khớp. Khi tập thể dục, hãy đi giày dép hỗ trợ mắt cá chân và bàn chân như giày thể thao hoặc giày đi bộ. -Bài tập sức bền: Bài tập sức bền sử dụng sức mạnh cơ bắp, trong đó có hoạt động của gân kéo xương giúp tăng sức mạnh của xương. Ví dụ, chống đẩy, cử tạ hoặc sử dụng thiết bị tạ tại phòng tập thể dục. Bên cạnh đó, người lớn từ 19 đến 64 tuổi cũng nên thực hiện các hoạt động tăng cường cơ bắp vào 2 ngày trở lên mỗi tuần bằng cách tập luyện tất cả các nhóm cơ chính, bao gồm chân, hông, lưng, ngực, bụng, cánh tay và vai. Ăn uống lành mạnh và bổ sung vitamin D Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng giúp ngăn ngừa nhiều tình trạng sức khỏe nghiêm trọng, bao gồm bệnh tim, đái tháo đường, nhiều dạng ung thư cũng như bệnh loãng xương. Canxi rất quan trọng để duy trì sức khỏe xương. Bạn có thể nhận được lượng canxi này từ chế độ ăn uống hằng ngày với các loại thực phẩm: rau lá xanh, trái cây sấy khô, đậu phụ, các sản phẩm từ sữa, chẳng hạn như sữa, pho mát và sữa chua… Vitamin D rất quan trọng cho xương và răng khỏe mạnh vì nó giúp cơ thể hấp thụ canxi tốt. Các nguồn thực phẩm giàu vitamin D bao gồm cá nhiều dầu, chẳng hạn như cá hồi, cá mòi, cá trích và cá thu, thịt đỏ, gan, lòng đỏ trứng. Bỏ hút thuốc và uống ít rượu hơn Nghiên cứu cho thấy, sử dụng thuốc lá góp phần làm xương yếu. Tương tự như vậy, việc thường xuyên uống hơn một ly rượu mỗi ngày đối với nam giới có thể làm tăng nguy cơ loãng xương. Do đó, để ngăn ngừa loãng xương, bạn cần bỏ thuốc lá và tránh uống quá nhiều rượu. Ngoài ra, có thể thực hiện tắm nắng để tận dụng ánh nắng mặt trời, ngăn ngừa loãng xương. Vào các tháng mùa đông, thời tiết lạnh không phù hợp tắm nắng thì cần tích cực tiêu thụ các loại thực phẩm giàu vitamin D và canxi.