Th 09
Một chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học trong thời kỳ mang thai đóng vai trò hết sức quan trọng giúp đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé. Tuy nhiên, ngoài những thực phẩm cần bổ sung thì thai phụ cũng cần tránh một số thực phẩm, bởi đây có thể là nguyên nhân gây sảy thai. Vậy thai phụ không nên ăn gì khi mang thai? 1.THAI PHỤ KHÔNG NÊN ĂN GÌ KHI MANG THAI 3 THÁNG ĐẦU? 3 tháng đầu thai kỳ là giai đoạn quan trọng nhất của thai kỳ, bởi đây là giai đoạn trẻ bắt đầu hình thành các cơ quan, các hệ thần kinh. Do đó, chế độ dinh dưỡng trong 3 tháng đầu thai kỳ là yếu tố quyết định tới cân nặng và sự phát triển của trẻ sau này. Bên cạnh đó, giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ, người mẹ phải đối diện với rất nhiều tình trạng nguy hiểm như: sảy thai, thai chết lưu, vì thế cần chú ý đặc biệt đến chế độ dinh dưỡng trong giai đoạn này. Theo đó, để trả lời cho câu hỏi không nên ăn gì trong 3 tháng đầu thai kỳ thì các bác sỹ khuyến cáo các thai phụ không nên ăn các loại thực phẩm sau: Rau mầm: Các loại rau mầm như giá đỗ luôn tồn tại các vi khuẩn trong hạt trước khi cây mầm lớn lên, vì thế các thai phụ tuyệt đối không được ăn sống (có thể ăn nếu nấu chín). Nếu cố tình sử dụng thì các loại vi khuẩn xâm nhập sẽ gây dị dạng cho thai nhi. Đồ muối chua: Các loại đồ muối chua như dưa cà, dưa muối… thường được lên men dưới tác dụng của một số vi sinh vật. Trong giai đoạn vi sinh vật chuyển hóa nitrat trong các nguyên liệu thành nitrit, làm lượng nitrit tăng cao rất có hại đối với cơ thể. Hải sản: Hải sản chứa rất nhiều protein, tuy nhiên, một số loại cá như cá thu, cá đồng, cá ngừ, cá kiếm, cá trình… các loại cá càng lớn, nhiều tuổi sẽ chứa hàm lượng thủy ngân cao. Vì vậy để trả lời cho câu hỏi không nên ăn gì khi mang thai 3 tháng đầu thì câu trả lời là các thai phụ không nên ăn loại cá này. Các loại đồ uống: trà thảo mộc, đồ uống có ga, có cồn, cà phê… không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe mà còn có nguy cơ gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi, tăng nguy cơ sảy thai. Ngoài các thực phẩm trên thì một số loại rau củ như rau ngót, rau dăm, củ dền… đều là những thực phẩm không nên ăn khi mang thai 3 tháng đầu để phòng ngừa nguy cơ sảy thai. Các loại thực phẩm này có chứa những chất làm kích thích co bóp tử cung, tăng nguy cơ sảy thai cho các bà mẹ. 2.KHÔNG NÊN ĂN GÌ KHI MANG THAI 6 THÁNG CUỐI Khi thai nhi đã dần ổn định, trong 6 tháng cuối thai nhi sẽ dần phát triển cân nặng. Bên cạnh đó đến tháng thứ 4 thai phụ cũng đã giảm dần các triệu chứng ốm nghén nên sẽ có cảm giác ăn ngon miệng hơn và thèm ăn vặt. Vì vậy, trong 6 tháng cuối, thai phụ cần một chế độ ăn hợp lý phòng ngừa tăng cân quá mức, rối loạn đường huyết, tăng huyết áp gây tiền sản giật. Một số loại thực phẩm mẹ bầu không nên ăn trong quá trình mang thai bao gồm: ĐỒ NGỌT Trong quá trình mang thai chức năng thải đường ở thận sẽ giảm. Nếu ăn đồ ngọt nhiều sẽ làm cho đường trong máu tăng cao, thậm chí là quá tải và không có lợi cho sức khỏe. Ngoài ra một số nghiên cứu cho rằng lượng đường hấp thụ quá nhiều sẽ làm suy yếu khả năng miễn dịch của cơ thể, dẫn đến giảm khả năng đề kháng dễ mắc bệnh và nhiễm virus. Tuy nhiên vẫn sử dụng một lượng vừa phải theo nhu cầu hằng ngày của cơ thể. ĐỒ ĂN QUÁ MẶN Tỷ lệ tăng huyết áp có liên quan đến lượng muối ăn mỗi ngày. Vì vậy nếu ăn đồ quá mặn thai phụ sẽ có nguy cơ cao tăng huyết áp, đây cũng là một trong những nguyên nhân gây nhiễm độc thai nghén 3 tháng cuối thai kỳ. Để đảm bảo sức khỏe trong thời kỳ mang thai, các mẹ bầu nên ăn khoảng 6g muối/ ngày. CÁC LOẠI CÁ CÓ HÀM LƯỢNG THỦY NGÂN CAO Cá thu, cá ngừ, cá đóng hộp… là những thực phẩm chứa hàm lượng thủy ngân cao. Nếu ăn thường xuyên sẽ làm thủy ngân tích tụ trong cơ thể, gây tổn thương đến hệ thần kinh và sự phát triển của hệ thần kinh. CÁC LOẠI THỊT CÁ SỐNG TÁI Bò bít tết, sushi, các loại cá sống đều có chứa vi khuẩn salmonella, toxoplasmosis, coliform… gây ngộ độc. THỊT NƯỚNG, THỊT XÔNG KHÓI Đây là những thực phẩm có hương vị thơm ngon được chế biến bằng than hay chất đốt để nướng. Tuy nhiên, khi đốt than sẽ tạo ra một lượng chất độc nhiễm vào thức ăn và có khả năng gây ung thư. Vì vậy thai phụ nên hạn chế ăn các thực phẩm là đồ nướng để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé. CÁC LOẠI THỊT CHẾ BIẾN SẴN Các loại thịt chế biến sẵn như thịt nguội, giăm bông, xúc xích… đều có nguy cơ chứa vi khuẩn listeria. Thai phụ sẽ có nguy cơ sảy thai cao khi nhiễm vi khuẩn listeria. Vì vậy thai phụ không nên ăn những loại thực phẩm này, nếu muốn ăn thay đổi khẩu vị thì cần chế biến và nấu kỹ. GAN ĐỘNG VẬT Gan động vật là thực phẩm chứa nhiều sắt và vitamin A. Tuy nhiên trong quá trình mang thai, thai phụ đã được bổ sung sắt và hấp thụ vitamin từ các loại vitamin tổng hợp. Do đó nếu thường xuyên ăn gan động vật sẽ làm dư thừa sắt và vitamin A gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi, thậm chí là dị dạng thai nhi. SỮA VÀ CÁC CHẾ PHẨM TỪ SỮA KHÔNG TIỆT TRÙNG Hầu hết các loại sữa đều tiệt trùng và là nguồn cung cấp canxi và vitamin D dồi dào giúp trẻ phát triển tốt. Bên cạnh đó một số chế phẩm không được tiệt trùng như phomat sẽ chứa vi khuẩn listeria gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của thai nhi. CÁC LOẠI RAU Các rau sống chứa nhiều vi khuẩn E.coli, salmonella,... có nguy cơ gây ngộ độc. Vì thế, thai phụ cần tránh các loại rau này. Bên cạnh đó, rau ngót cũng chứa các thành phần Papaverin có tác dụng giãn cơ trơn, hạ huyết áp, giảm đau. Nếu thai phụ ăn nhiều loại rau này sẽ làm cổ tử cung co thắt và dẫn tới nguy cơ sảy thai. Khổ qua chứa các thành phần Monodicine, Quinine, … kích thích co bóp tử cung làm tăng nguy cơ sảy thai. Do đó mẹ bầu tránh nên ăn khổ qua. Ngoài các thực phẩm trên thì măng tươi cũng là một thực phẩm mẹ bầu cần tránh, vì chúng có chứa cyanide một chất nguy hiểm với cơ thể. Thai phụ có thể bị ngộ độc nếu không loại bỏ chất này trước khi ăn. Các triệu chứng có thể xuất hiện như nôn, đau đầu, khó thở… trường hợp nặng có thể dẫn tới tử vong. MỘT SỐ LOẠI TRÁI CÂY Mặc dù, hoa quả cung cấp rất nhiều vitamin và khoáng chất cho cơ thể nhưng một số loại quả có thể làm ảnh hưởng thai phụ khi mang thai như: Đu đủ xanh, dứa: có chứa chất kích thích cơ trơn tử cung hoạt động, có thể gây sảy thai. Nhãn, na: chứa nhiều glucose, nếu ăn nhiều mẹ bầu sẽ có nguy cơ mắc đái tháo đường thai kỳ và táo bón. Vì vậy thai phụ nên hạn chế ăn những loại quả có hàm lượng đường cao.
Th 09
Mãn kinh là giai đoạn mà người phụ nữ nào cũng trải qua. Nó xảy ra khi phụ nữ ngừng kinh nguyệt. Trước khi mãn kinh, phụ nữ dần sản xuất ít estrogen được gọi là giai đoạn tiền mãn kinh. Việc uống bổ sung các loại vitamin có thể giúp làm giảm triệu chứng của mãn kinh và tiền mãn kinh. 1.GIAI ĐOẠN MÃN KINH CÓ THỂ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CƠ THỂ NHƯ THẾ NÀO? Những rối loạn thường gặp trong giai đoạn tiền mãn kinh bao gồm: Nóng bừng Mất ngủ Khô âm đạo Đổ mồ hôi đêm Tăng cân Tâm trạng lâng lâng Thay đổi ham muốn tình dục Một số phụ nữ trải qua thời kỳ mãn kinh khá nhẹ nhàng với một vài triệu chứng nhẹ. Một số người khác lại trải qua các triệu chứng nghiêm trọng hơn. Khi nồng độ estrogen trong cơ thể giảm, nguy cơ phát triển một số bệnh ở người già sẽ tăng lên. Các bệnh này bao gồm: Loãng xương Bệnh tim Tiểu không tự chủ Một số vitamin có thể giúp giảm bớt các triệu chứng tiền mãn kinh và hỗ trợ sức khỏe tổng thể. Dưới đây là 5 loại vitamin giúp giảm bớt các triệu chứng do estrogen thấp. 2.TIỀN MÃN KINH VÀ MÃN KINH UỐNG GÌ? VITAMIN A Vitamin A là tên của một nhóm hợp chất có tên gọi là retinoids và được lưu trữ trong gan. Tuy nhiên quá nhiều vitamin A cũng có thể độc hại. Vitamin A được bổ sung vào cơ thể khi bạn ăn các thực phẩm từ động vật, thực phẩm tăng cường hoặc viên uống vitamin A. Bạn cũng nhận được vitamin A khi bạn ăn trái cây và rau quả giàu beta-carotene. Cơ thể bạn sẽ chuyển đổi beta-carotene thành vitamin A khi cần thiết. Vitamin A rất cần thiết cho một hệ xương chắc khỏe, tuy nhiên có nên uống vitamin A trong thời kỳ mãn kinh hay không là điều gây tranh cãi. Một nghiên cứu năm 2002 cho thấy việc bổ sung vitamin A liều cao có thể làm tăng nguy cơ gãy xương hông ở phụ nữ mãn kinh. Điều này khiến một số người đặt câu hỏi vitamin A có thực sự tốt cho xương của bạn hay không? Câu hỏi này hiện nay vẫn chưa có câu trả lời chắc chắn. Tuy nhiên nếu vitamin A được lấy từ beta-carotene thì không làm tăng nguy cơ gãy xương, ngược lại còn giúp duy trì sức khỏe xương sau khi mãn kinh. Bạn có thể bổ sung vitamin A từ beta-carotene bằng cách ăn trái cây và rau quả có màu cam và vàng. Nếu bạn muốn bổ sung viên uống vitamin A, liều khuyến nghị hằng ngày là 5000IU. Bạn nên tìm viên uống bổ sung có ít nhất 20% vitamin A từ beta-carotene. VITAMIN B12 Vitamin B12 là một vitamin tan trong nước và có trong nhiều loại thực phẩm, rất cần thiết cho sức khỏe của xương. Vitamin B12 có vai trò quan trọng trong: Sản xuất DNA Chức năng thần kinh Tạo hồng cầu Khi có tuổi cơ thể sẽ mất đi một phần khả năng hấp thụ vitamin B12 và nguy cơ thiếu vitamin B12 tăng lên. Các triệu chứng thiếu vitamin B12 rất mơ hồ có thể bao gồm: Mệt mỏi Yếu đuối Táo bón Ăn mất ngon Tê và ngứa ran ở tay và chân Phiền muộn Lú lẫn Mất trí nhớ Ở giai đoạn muộn hơn, thiếu vitamin B12 có thể gây thiếu máu. Mức đề nghị vitamin B12 hằng ngày là 2,4 microgam cho nữ 14 tuổi trở lên. Bạn có thể giúp đáp ứng lượng yêu cầu này trong và sau khi mãn kinh bằng cách bổ sung vitamin B12 thông qua thực phẩm và viên uống tăng cường. VITAMIN B6 Vitamin B6 giúp tạo serotonin, một hóa chất chịu trách nhiệm truyền tín hiệu tới não. Khi phụ nữ có tuổi, nồng độ serotonin giảm dần. Mức độ serotonin dao động có thể là nguyên nhân dẫn tới sự thay đổi tâm trạng và trầm cảm phổ biến trong thời kỳ mãn kinh. VITAMIN D Thiếu vitamin D có thể làm tăng nguy cơ gãy xương, đau xương và nhuyễn xương (mềm xương). Cơ thể bạn có thể tự tổng hợp ra vitamin D sau khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Bổ sung vitamin D cho phụ nữ lớn tuổi là cần thiết. Phụ nữ lớn tuổi, đặc biệt là những người ở nhà hoặc không tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, có nguy cơ bị thiếu vitamin D cao. Thực phẩm giàu vitamin D bao gồm: Cá béo Dầu gan cá Gan bò Mặc dù bạn có thể bổ sung vitamin D qua chế độ ăn giàu vitamin D hằng ngày, nhưng tốt nhất nên bổ sung bằng viên uống để đảm bảo rằng bạn có thể nhận đủ lượng vitamin D cần thiết mỗi ngày. VITAMIN E Vitamin E là chất chống oxy hóa giúp chống lại các gốc tự do gây tổn thương tế bào trong cơ thể. Vitamin E cũng giúp giảm các phản ứng viêm trong cơ thể. Căng thẳng có thể gây tổn thương tế bào và tăng nguy cơ của triệu chứng phiền muộn, bệnh tim và tăng cân. Trầm cảm thời kỳ mãn kinh tương đối phổ biến. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng bổ sung vitamin E giúp giảm căng thẳng, giảm stress oxy hóa, và có thể giúp giảm nguy cơ trầm cảm. Để tăng vitamin E trong và sau mãn kinh, hãy bổ sung vitamin E và tăng cường thực phẩm giàu vitamin E vào chế độ ăn uống hằng ngày.
Th 09
Các loại vitamin và khoáng chất là nguồn dinh dưỡng cần thiết cho mọi hoạt động của cơ thể. Khi sự tổng hợp các loại vitamin bị gián đoạn, cơ thể sẽ suy giảm chức năng và mất dần đi hệ miễn dịch vốn có. Đặc biệt là người cao tuổi, cần được bổ sung vitamin và khoáng chất nhiều hơn để đảm bảo sức khỏe. 1.CÁC LOẠI VITAMIN VÀ KHOÁNG CHẤT CÓ LỢI CHO SỨC KHỎE Có vô số loại vitamin đang tồn tại xung quanh chúng ta. Tuy nhiên, cơ thể cần được bổ sung 13 loại vitamin phổ biến nhất. Các loại vitamin và khoáng chất đó là: A, B1, B2, B3, B5, B6, B7, B9, B12, C, D, E, K. Mỗi loại vitamin có công dụng riêng biệt, nhưng mục đích chung đều là hỗ trợ thúc đẩy sự chuyển hóa và trao đổi chất của các tế bào trong cơ thể. Một số vitamin có chức năng chống viêm, giảm nguy cơ nhiễm trùng trong khi các loại khác thì hỗ trợ làm đông máu. Số khác lại có khả năng chuyển hóa năng lượng trong cơ thể và tăng cường sức khỏe xương cùng hệ thần kinh trung ương. Bằng nhiều cách khác nhau, cơ thể được nhận một lượng vitamin nhất định. Trong đó, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng, tổng hợp vitamin từ những thực phẩm ăn hằng ngày là phương pháp tốt nhất. Bên cạnh cung cấp vitamin, các nguyên tố khoáng cũng đóng góp vai trò không nhỏ cho các hoạt động của cơ thể chúng ta. Tuy nhiên, nguyên tố này tồn tại ở khắp mọi nơi chứ không chỉ trong thực phẩm như vitamin. Cơ thể chúng ta cần được bổ sung săt, canxi, i ốt để tăng cường sức khỏe và phòng chống nguy cơ mắc bệnh bướu giáp, ung thư… Bạn cần có chế độ ăn uống đa dạng để cơ thể được tiếp nhận đầy đủ các loại vitamin và chất khoáng. 2.MẸO GIÚP CƠ THỂ TỔNG HỢP CÁC LOẠI PROTEIN Các loại vitamin và khoáng chất có thể được tổng hợp theo 2 cách. Thông thường, cơ thể sẽ tổng hợp vitamin bằng cách ăn những thực phẩm giàu dinh dưỡng. Đây cũng là cách được khuyên dùng để tránh tình trạng mất cân bằng dinh dưỡng trong cơ thể. Một số khác, do lượng vitamin thiếu hụt quá lớn sẽ lựa chọn cách uống các thực phẩm bổ sung trực tiếp nhóm vitamin cơ thể đang cần. Vitamin cho người già theo các chuyên gia nhận định nên được cung cấp từ các thực phẩm hơn là thực phẩm chức năng. Tuy nhiên đó chỉ là giả thuyết và được khuyên dùng vì nguồn dinh dưỡng tự nhiên luôn mang lại những năng lượng tích cực. Tuy nhiên trong một số trường hợp đặc biệt, bác sĩ vẫn chỉ định sử dụng thực phẩm để cung cấp vitamin cho người già. Liều lượng và chỉ định luôn là vấn đề mà mỗi chúng ta cần quan tâm khi muốn tổng hợp các loại vitamin mang lại hiệu quả cao. Cơ thể chúng ta cần lượng vitamin rất thấp chỉ tính bằng microgam nên nếu lạm dụng khiến lượng vitamin trong cơ thể tăng cao sẽ gây hại nghiêm trọng đến sức khỏe. Một mẹo để cân bằng dinh dưỡng trong cơ thể chính là tạo một thực đơn đa dạng bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể. Đồng thời, sự đa dạng của các loại thực phẩm cũng giúp bạn có cảm giác ngon miệng và thích thú với mỗi bữa ăn hơn. 3.ĐƠN VỊ ĐO LƯỜNG VITAMIN CHUẨN QUỐC TẾ Lượng vitamin mà cơ thể tổng hợp rất ít nên cần đo lường đơn vị phù hợp. Hơn thế nữa, đây là nguồn dinh dưỡng được chú trọng nên cần được đo lường theo đơn vị chuẩn để dễ dàng tính toán như: mg, mcg, và IU. Gam là đơn vị khá phổ biến trong việc tính toán trọng lượng của mọi vật thể. Tuy nhiên, lượng vitamin cơ thể cần rất ít nên sẽ không thể tính bằng gam mà cần đơn vị đo nhỏ hơn nữa là miligam thậm chí microgam. Điều này dần gặp một số khó khăn khi đơn vị của Mỹ dùng Lb để tính toán trọng lượng thay vì Kg. Chính vì vậy, IU là một đơn vị chuẩn để đo lường vitamin. 4.BỔ SUNG NATRI CHO NGƯỜI CAO TUỔI Natri là một trong những nguyên tố vi lượng có tính kiềm rất quan trọng đối với cơ thể. Bạn cũng đang sử dụng nguyên tố này mỗi ngày nhưng chúng ta gọi nó là muối biển. Tuy nhiên, nguyên tố này nếu sử dụng quá liều sẽ không tốt đặc biệt là với người cao tuổi. Điều đó lý giải vì sao ăn mặn không tốt cho thận, tăng nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp nguy hiểm hơn là cơn đau tim và dẫn đến đột quỵ. Với những nguy cơ trên, cơ thể nên cung cấp bao nhiêu natri là đủ? Khi bạn bước qua tuổi 50, nhu cầu natri nên giảm xuống còn 2,3g mỗi ngày. Điều đó có thể rất khó khăn vì 2,3g chỉ bằng một thìa cà phê mà bạn đã quen với hương vị đậm đà. Tuy nhiên tuổi tác càng cao thói quen ăn muối càng cần hạ bớt để duy trì cơ thể khỏe mạnh. Ở đối tượng từ trung niên, nguy cơ mắc bệnh huyết áp cao hay tăng huyết áp cũng nhiều hơn. Chính vì vậy, nếu bản thân đang mắc bệnh về huyết áp, bạn cần hạ thấp lượng natri xuống còn 1,5g mỗi ngày. Để kiểm soát được lượng natri nạp vào cơ thể, bạn nên tự chuẩn bị các bữa ăn. Hạn chế thực phẩm chế biến sẵn sẽ giúp kiểm soát tốt lượng natri trong khẩu phần ăn. Khi nấu ăn, bạn nên cân đối lượng muối thêm vào thực phẩm đồng thời tránh việc ướp muối vào thực phẩm. Đây là một giải pháp giúp bạn hạn chế lượng natri nạp vào xuống mức thấp nhất có thể. Khi bước vào lứa tuổi cao niên, bạn có thể bổ sung natri từ việc sử dụng rau xanh và trái cây tươi. Rau xanh có chứa hàm lượng natri tự nhiên khá thấp phù hợp cho người cao tuổi nhưng đồng thời cung cấp cho cơ thể nhiều kali. 5.NHỮNG LOẠI VITAMIN CHO NGƯỜI GIÀ Vitamin cho người già cũng được tổng hợp từ thực phẩm và có liều lượng nhất định. Dưới đây là tổng hợp các loại vitamin và liều lượng phù hợp cho người cao tuổi: VITAMIN D Vitamin D chứa nhiều trong dầu cá, các loại cá giàu chất béo, gan cá, sữa và ngũ cốc. Trên 50 tuổi, nhu cầu vitamin D mỗi ngày rơi vào khoảng 600 IU đến 400 IU tương đương với 15mcg đến 100mcg. Với người trên 70 tuổi lượng vitamin cần cao hơn để bảo vệ xương với sức khỏe. Do đó người trên 70 tuổi cần 800 IU vitamin D mỗi ngày. VITAMIN B12 Vitamin B12 được tìm thấy trong thịt, cá, thịt gia cầm, sữa và ngũ cốc ăn sáng. Trên 50 tuổi cần bổ sung 2,4 mcg vitamin B12 mỗi ngày là đủ. Tuy nhiên loại vitamin này khó được hấp thụ tự nhiên bởi người cao tuổi. Do đó, nên bác sĩ sẽ yêu cầu bổ sung bằng thực phẩm chức năng. CANXI Canxi là thành phần cấu tạo xương, cần được quan tâm bổ sung nhất là khi cao tuổi. Các loại rau lá xanh, sữa, đậu… luôn là nguồn canxi tự nhiên cho bạn lựa chọn, khi lớn tuổi nhu cầu canxi sẽ cao hơn thậm chí là tăng gấp đôi. Do đó, người trên 50 tuổi cần 1g canxi mỗi ngày còn người trên 70 tuổi sẽ cần 2g canxi mỗi ngày. Phụ nữ cần canxi nhiều hơn nam giới khoảng 200mg. MAGIE Magie có thể tìm thấy trong rất nhiều thực phẩm như rau xanh, các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt… Khi bước qua tuổi 50, phụ nữ cần 320mg magie mỗi ngày, còn đàn ông thì cần nhiều hơn thế 100mg. Ngoài các thực phẩm thường dùng, bạn cũng có thể bổ sung magie qua nước uống đóng chai. KALI Kali có sẵn trong các loại trái cây tươi và rau củ. Người trưởng thành sử dụng nhiều trà, cà phê, đồ uống có cồn cũng được sử dụng một lượng kali nhất định. Khi bước qua tuổi 50, nhu cầu tiêu thụ kali của phụ nữ đạt đến 2,6g mỗi ngày còn đàn ông cần 3,4g. NATRI Nguyên tố natri như nói ở trên sẽ không được khuyến khích dùng nhiều khi tuổi cao. Chủ yếu natri cơ thể hấp thụ đến từ muối ăn. Do vậy bạn cần có chế độ ăn uống hợp lý và bổ sung lượng natri vừa phải để luôn đảm bảo sức khỏe của bản thân. VITAMIN B6 Vitamin B6 được tìm thấy trong một số thực phẩm như: cá, gan, bò, khoai tây, trái cây tươi trừ họ nhà cam. Phụ nữ sau 50 tuổi cần 1,5mg vitamin này còn đàn ông chỉ cần 1,7mg. VITAMIN A Vitamin A có thể được tìm thấy trong hầu hết các loại thực phẩm như trái cây tươi, rau xanh, trứng, sữa… Lượng vitamin cho nam nữ luôn có sự chênh lệch nhất định. Khi đến gần tuổi 50 nhu cầu tiêu thụ vitamin A của phụ nữ khoảng 0,7mg mỗi ngày trong khi đàn ông cần nhiều hơn vậy 0,2mg. VITAMIN C Rau xanh và trái cây tươi là nguồn cung cấp vitamin C tự nhiên dồi dào nhất. Với vitamin này, nhu cầu tiêu thụ của phụ nữ cao hơn lên đến 90mg mỗi ngày còn đàn ông chỉ 75mg. VITAMIN E Tổng hợp vitamin E cho cơ thể nhờ uống trực tiếp hoặc ăn một số thực phẩm như: đậu phộng, hạnh nhân, dầu thực vật và một số loại rau xanh. Mỗi ngày vitamin cho người già hấp thụ đủ là 15mg. VITAMIN B1 Bạn sẽ dễ dàng bắt gặp vitamin B1 trong thịt, cá và các loại hạt. Ở độ tuổi 50 trở đi, nhu cầu sử dụng vitamin B1 dao động trong khoảng 1,1 đên 1,2 mg mỗi ngày. VITAMIN B2 Trứng, thịt nạc và nội tạng động vật là nguồn cung cấp vitamin B2 dồi dào cho bạn tham khảo. Người cao tuổi từ 50 cần bổ sung 1,1 đến 1,3mg vitamin mỗi ngày. VITAMIN B3 Bạn có thể hấp thụ vitamin B3 từ một số thực phẩm như thịt gia cầm, cá và các loại hạt. Tổng hợp vitamin B3 cho người cao tuổi có chút chênh lệch về giới tính. Với người trên 50 tuổi, phụ nữ cần cung cấp 14mg trong khi đó đàn ông cần 16mg. VITAMIN K Trái cây tươi và rau sẫm màu là nguồn cung cấp vitamin K dồi dào cho cơ thể. Hầu hết phụ nữ trên 50 tuổi cần cung cấp 90mg vitamin mỗi ngày còn đàn ông thì cần 120mg. FOLATE Folate ẩn chứa bên trong các loại rau sẫm màu và một số loại hạt họ đậu. Mỗi ngày, người cao tuổi nên bổ sung 400mcg để tăng cường sức khỏe cho hệ thần kinh.
Th 09
Khi bước qua tuổi 50, việc duy trì đường ruột khỏe mạnh trở nên rất quan trọng cho sức khỏe thể chất và tinh thần nói chung. Hệ vi sinh đường ruột cân bằng giúp cải thiện đường tiêu hóa, tăng cường khả năng miễn dịch và thậm chí có thể ảnh hưởng đến tâm trạng và chức năng nhận thức. 1.CHUỐI Chuối là nguồn chất xơ prebiotic tuyệt vời, nuôi dưỡng các vi khuẩn có lợi trong ruột. Chúng cũng chứa pectin, giúp điều hòa tiêu hóa và có thể làm giảm táo bón. Thưởng thức chuối như một món ăn nhẹ hoặc thêm chúng vào ngũ cốc hoặc sinh tố. 2.TỎI Tỏi chứa prebiotics và allicin, một hợp chất được biết tới với đặc tính chống viêm và kháng khuẩn. Những thành phần này thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn đường ruột có lợi và giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Sử dụng tỏi trong nấu ăn để tăng hương vị và tăng cường sức khỏe đường ruột. 3.SỮA CHUA HY LẠP Sữa chua Hy Lạp là nguồn cung cấp lợi khuẩn, vi khuẩn có lợi hệ vi sinh đường ruột cân bằng, chứa các vi khuẩn sống giúp cải thiện hệ tiêu hóa, tăng cường chức năng miễn dịch và có thể làm giảm các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích. Hãy chọn sữa chua Hy Lạp nguyên chất, không đường để tránh thêm đường. 4.YẾN MẠCH Yến mạch giàu chất xơ hòa tan, đặc biệt là beta-glucan, giúp điều hòa nhu động ruột và hỗ trợ sự phát triển của vi khuẩn có lợi trong ruột. Chất xơ này cũng hỗ trợ làm giảm cholesterol, ổn định lượng đường trong máu. Kết hợp yến mạch vào bữa sáng với bột yến mạch hoặc sinh tố. 5.DƯA BẮP CẢI Dưa bắp cải là một sản phẩm từ bắp cải lên men (muối) giàu lợi khuẩn, hỗ trợ hệ vi sinh đường ruột khỏe mạnh. Quá trình lên men làm tăng hàm lượng vi khuẩn có lợi và có thể hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thụ các chất dinh dưỡng. Có thể sử dụng dưa bắp cải như một món ăn kèm trong bữa ăn. 6.HẠT CHIA Hạt chia chứa nhiều chất xơ và axit béo omega 3, cả hai đều hỗ trợ sức khỏe tiêu hóa. Chất xơ hòa tan trong hạt chia hấp thụ nước, tạo thành một chất giống như gel giúp hấp điều hòa nhu động ruột và hỗ trợ sức khỏe đường ruột. Thêm hạt chia vào sinh tố, sữa chua hoặc salad. 7.RAU LÁ XANH Rau lá xanh như rau bina, cải xoăn, và cải mù tạt rất giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất hỗ trợ sức khỏe nói chung. Chúng cũng chứa chất chống oxy hóa giúp giảm viêm và hỗ trợ niêm mạc ruột khỏe mạnh. Thêm rau lá xanh vào salad, sinh tố hoặc làm món ăn kèm. 8.TÁO Táo cung cấp chất xơ hòa tan, đặc biệt là pectin, giúp điều hòa và thúc đẩy sự phát triển của các vi khuẩn có lợi trong đường ruột. Ăn táo cũng có thể giúp giảm mức cholesterol và cải thiện đường ruột. Thưởng thức táo như một món ăn nhẹ tươi hoặc thêm chúng vào salad hoặc sữa chua. 9.NƯỚC DÙNG XƯƠNG Nước dùng xương giàu collagen và axit amin hỗ trợ niêm mạc ruột và sức khỏe tiêu hóa nói chung, giúp chúng sửa chữa và duy trì hàng rào ruột, có thể cải thiện tiêu hóa, giảm các triệu chứng của hội chứng rò rỉ ruột. Nhâm nhi nước dùng xương như một thức uống ấm hoặc sử dụng làm nước dùng cho súp và món hầm. 10.HẠNH NHÂN Hạnh nhân giàu chất xơ, chất béo lành mạnh và vitamin E, tất cả đều hỗ trợ sức khỏe đường ruột, giảm viêm. Loại hạt này cũng chứa prebiotic nuôi dưỡng vi khuẩn đường ruột có lợi. Ăn nhẹ hạnh nhân hoặc thêm chúng vào salad vào các món ăn để tăng cường dinh dưỡng.