Th 10
Các sản phẩm chứa collagen hỗ trợ sắc đẹp đang trở nên phổ biến nhờ những tác dụng trẻ hóa làn da. Tuy nhiên, không phải ai cũng là đối tượng phù hợp để sử dụng những sản phẩm này. Vậy những ai không nên uống collagen? Những bệnh không nên uống collagen là những bệnh nào? 1.COLLAGEN LÀ GÌ? Collagen là loại protein có nhiều nhất trong cơ thể, chiếm khoảng 30% tổng lượng protein. Đây là yếu tố then chốt giúp xây dựng xương, cơ, da, gân, dây chằng và các mô liên kết khác của cơ thể. Ngoài ra, collagen còn được tìm thấy trong các cơ quan, mạch máu và niêm mạc ruột. Các axit amin chính tạo nên collagen là proline, glycine, và hydroxyproline. Các axit amin này nhóm lại với nhau tạo thành các sợi protein theo cấu trúc xoắn ba. Cơ thể bạn cũng cần lượng vitamin C, kẽm, đồng và mangan thích hợp để tạo thành chuỗi xoắn ba. Vai trò của collagen đối với cơ thể bao gồm: Cải thiện sức khỏe làn da, giúp hình thành các nguyên bào sợi và tế bào mới phát triển, cải thiện tình trạng da nhăn nheo, chảy xệ. Tốt cho móng và tóc. Tăng khối lượng cơ bắp. Ngăn ngừa loãng xương. Cải thiện tình trạng đau khớp thoái hóa, bào mòn sụn, giúp gân và dây chằng linh hoạt. Hỗ trợ sức khỏe tim mạch, tiêu hóa. CÁC LOẠI COLLAGEN PHỔ BIẾN HIỆN NAY: Hiện có 5 loại collagen chính trong cơ thể chúng ta và có tác dụng như sau: Loại I chiếm tới 90% lượng collagen trong cơ thể, tạo thành các sợi dày đặc cung cấp cấu trúc cho da, xương, gân và dây chằng. Loại II được tìm thấy trong sụn đàn hồi, hỗ trợ sụn khớp. Loại III được tìm thấy trong cơ, động mạch và các cơ quan khác. Loại IV được tìm thấy trong các lớp da. Loại V xuất hiện trong giác mạc của mắt, một số lớp da, tóc và mô của nhau thai. Để hỗ trợ sự hình thành collagen, điều quan trọng là bạn phải đảm bảo ăn đủ thực phẩm chứa các axit amin proline, hydroxyproline và glycine, vitamin C, kẽm, đồng và mangan. Những chất dinh dưỡng này có thể được tìm thấy bằng cách ăn một chế độ ăn đa dạng, giàu trái cây, và nhiều rau, đậu, ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt, và một lượng vừa phải hải sản, thịt, thịt gia cầm, trứng và sữa. Nếu cơ thể bạn không ăn đủ dinh dưỡng giúp tái tạo collagen thì có thể sử dụng nguồn collagen tổng hợp. Nghiên cứu cho thấy collagen peptide thực sự có thể làm chậm các dấu hiệu lão hóa bằng cách giữ cho da ngậm nước, ngăn ngừa nếp nhăn. Các nghiên cứu cho thấy dùng collagen peptide có thể hữu ích trong việc điều trị và ngăn ngừa loãng xương, đau khớp, những người bị mất khối lượng cơ. 2.NHỮNG BỆNH KHÔNG NÊN UỐNG COLLAGEN Người mắc bệnh viêm loét dạ dày Viên uống collagen thường chứa các axit amin và các chất bổ sung khác tốt cho sức khỏe da và tóc như vitamin C, biotin hoặc kẽm… Trong khi đó, vitamin C bản chất là một axit. Khi đi vào cơ thể, nó làm tăng nồng độ axit trong dạ dày. Điều này khiến tình trạng viêm loét dạ dày có thể nặng hơn. Vì thế, người bị viêm loét dạ dày cần cẩn trọng khi uống các sản phẩm collagen. Phụ nữ mang thai và cho con bú Theo Thư viện y khoa quốc gia Hoa Kỳ, hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu tin cậy nào cho thấy collagen peptide an toàn khi sử dụng cho phụ nữ mang thai và cho con bú. Do đó, những đối tượng này chỉ nên bổ sung collagen thông qua các loại thực phẩm trong chế độ ăn uống như thịt bò, nước hầm xương, đậu nành, đậu phụ, thịt gia cầm, thịt lợn, cá và trứng. Người đang dùng thuốc đặc trị Người mắc những bệnh không nên uống collagen bao gồm ung thư, tiểu đường… đang dùng thuốc đặc trị. Sự kết hợp giữa collagen và thuốc đặc trị có thể làm giảm hiệu quả của thuốc, thậm chí gây ra các tác dụng phụ khác. Vì thế, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi uống. Người mắc bệnh thận mãn tính Uống collagen có hại thận không? Một trong những bệnh không nên uống collagen nên lưu ý đó là bệnh thận mãn tính. Bởi uống collagen có thể làm tăng áp lực lọc lên cầu thận, khiến tình trạng bệnh trầm trọng hơn. Hơn nữa, trong thành phần collagen có chứa hydroxyproline. Theo nghiên cứu, chất này có thể làm tăng bài tiết oxalate qua nước tiểu và hình thành sỏi thận khi tiêu thụ với lượng lớn. Vì thế, người mắc các vấn đề về thận nên cẩn trọng (hoặc không nên) uống collagen để tránh gia tăng nguy cơ cho thận. Người mắc bệnh gout Những người đang mắc bệnh gút cũng cần hạn chế tiêu thụ protein và không nên sử dụng những thực phẩm chứa collagen. 3.NHỮNG NGỘ NHẬN KHI SỬ DỤNG COLLAGEN Ngoài những bệnh không nên uống collagen vừa nêu trên, bạn cũng cần nên tránh những sai lầm khiến collagen không phát huy hiệu quả, bao gồm: Lạm dụng collagen: Bạn chỉ nên uống lượng collagen phù hợp theo hướng dẫn trên bao bì hoặc khuyến nghị của bác sĩ. Bổ sung collagen quá trễ: Bắt đầu từ độ tuổi 20, cơ thể bạn mất dần đi collagen. Ở độ tuổi 40, bạn có khả năng mất khoảng 1% collagen trong cơ thể mỗi năm và thời kỳ tiền mãn kinh làm tăng tốc độ mất mát đó, góp phần gây ra nếp nhăn, cứng khớp, mòn sụn, và giảm khối lượng cơ. Sai lầm của nhiều người là chờ đến sau 30-40 tuổi hoặc khi cơ thể có dấu hiệu lão hóa mới bổ sung collagen. Thực chất, bạn nên uống collagen từ sau 25 tuổi, để collagen phát huy hiệu quả. Không uống collagen đều đặn: Để thấy hiệu quả rõ rệt, bạn cần sử dụng collagen liên tục trong ít nhất 3 tháng. Việc ngưng uống collagen một thời gian quá lâu có thể ảnh hưởng đến tính hiệu quả của hoạt chất. Uống collagen sai thời điểm: Thời điểm tốt nhất để sử dụng collagen là trước ăn sáng và trước khi ngủ 30 phút. Không bổ sung collagen tự nhiên: Bạn không nên bỏ qua thực phẩm giúp cơ thể tạo ra collagen một cách tự nhiên như thịt gà, thịt bò, cá, sữa, trứng, đậu, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt và trái cây họ cam quýt.
Th 10
Việc sử dụng siro ho cho trẻ em là một trong những phương pháp phổ biến và hiệu quả để giảm tình trạng khó chịu do ho. Tuy nhiên, không phải bậc phụ huynh nào cũng biết cách lựa chọn siro ho đờm an toàn và hiệu quả. Dưới đây là 5 lưu ý quan trọng mà ba mẹ nên xem xét khi chọn sản phẩm siro ho cho trẻ. PHÂN BIỆT GIỮA THUỐC HO DẠNG SIRO VÀ SIRO HO THẢO DƯỢC Trước hết, cha mẹ cần hiểu rõ sự khác biệt giữa thuốc ho dạng siro và siro ho thảo dược. Thuốc ho dạng siro là các loại thuốc được bào chế dạng siro, chúng thường được chia thành 2 loại chính: thuốc giảm ho trung ương và thuốc chống dị ứng. Những loại thuốc này hoạt động theo cơ chế ức chế thần kinh trung ương, điều này có thể dẫn đến những tác dụng phụ không mong muốn. Theo khuyến cáo của hiệp hội y khoa trên thế giới, việc sử dụng thuốc ho, đặc biệt là cho trẻ dưới 2 tuổi, cần có sự hướng dẫn của bác sĩ. Vì vậy, đối với trường hợp trẻ mới chớm ho, cha mẹ có thể lựa chọn siro ho thảo dược có nguồn gốc từ thực vật. LỰA CHỌN SIRO HO PHÙ HỢP VỚI TÌNH TRẠNG BỆNH Tiêu chí thứ hai là lựa chọn siro ho dựa trên tình trạng bệnh cụ thể của trẻ. Đối với trẻ bị ho có đờm, cha mẹ nên chọn các sản phẩm chứa các dược liệu giúp làm tiêu đờm, loãng đờm. Trong khi đó với trẻ bị ho khan, siro này cần chứa các thành phần có tác dụng làm dịu họng. Việc này không chỉ giúp giảm triệu chứng mà còn hỗ trợ tăng sức đề kháng cho hệ hô hấp, phòng ngừa các bệnh lý hô hấp khác. NGUỒN GỐC VÀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM Một tiêu chí cực kỳ quan trọng là nguồn gốc và chất lượng sản phẩm. Cha mẹ cần lựa chọn những sản phẩm siro ho đã được kiểm chứng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và được phép lưu hành. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều sản phẩm siro ho chưa được kiểm định hoặc có quảng cáo quá mức. Lựa chọn sản phẩm có chất lượng từ các cơ quan chức năng sẽ đảm bảo an toàn cho trẻ. TIÊU CHUẨN NGUYÊN LIỆU ĐẦU VÀO Chất lượng nguyên liệu đầu vào của sản phẩm siro ho cũng rất quan trọng. Nguyên liệu cần phải đáp ứng các tiêu chuẩn như: không biến đổi gen, không chứa lactose, gluten, không chất tạo màu hay chất tạo ngọt công nghiệp. Những tiêu chuẩn này sẽ giúp sản phẩm an toàn hơn cho sức khỏe của trẻ, tránh gây ra dị ứng hoặc các vấn đề tiêu hóa. MÙI VỊ CỦA SIRO Mùi vị của siro cũng là yếu tố không thể bỏ qua. Cha mẹ nên lựa chọn những loại siro vị ngọt thanh, dễ uống. Điều này sẽ giúp trẻ sẽ dễ dàng hợp tác hơn trong việc sử dụng siro. Hơn nữa, việc tạo sự thích thú cho trẻ khi uống siro sẽ góp phần giúp quá trình điều trị hiệu quả hơn. Tuy nhiên nên lựa chọn sản phẩm sử dụng mùi hương tự nhiên từ nước ép cô đặc để tạo vị ngọt và mùi thơm sẽ đảm bảo sự an toàn của trẻ. NHỮNG LƯU Ý KHI SỬ DỤNG SIRO HO CHO TRẺ Ngoài việc lựa chọn siro ho đúng cách, cha mẹ cũng cần lưu ý một số vấn đề sau: -Liều lượng sử dụng: Luôn tuân thủ liều lượng khuyến cáo trên bao bì sản phẩm hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ để đạt được hiệu quả tối đa. -Thời gian sử dụng: Nên theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ sau khi sử dụng siro. Nếu triệu chứng không thuyên giảm sau vài ngày, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. -Chế độ dinh dưỡng: Bổ sung dinh dưỡng cho trẻ trong quá trình sử dụng siro ho là rất cần thiết. Nên cho trẻ ăn uống đầy đủ, đặc biệt là các thực phẩm giàu vitamin C và các loại nước trái cây tươi để tăng đề kháng. -Vệ sinh đường hô hấp: Đảm bảo vệ sinh mũi họng cho trẻ thường xuyên bằng nước muối sinh lý hoặc nước biển. Điều này không chỉ giúp giảm tình trạng ho mà còn hỗ trợ quá trình phục hồi.
Th 10
Giãn tĩnh mạch chân là hiện tượng hệ thống tĩnh mạch khu vực chân bị suy giảm chức năng dẫn máu về tim, gây ra hiện tượng ứ đọng máu và biến dạng các mô xung quanh chân. Giãn tĩnh mạch có thể xảy ra ở các vùng cánh tay hoặc bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, tuy nhiên đại đa số trường hợp bị giãn tĩnh mạch ở chân. Nếu không điều trị kịp thời thì bệnh sẽ diễn biến phức tạp và làm giảm lưu lượng máu ở động mạch đến các chi dưới, lâu dần có thể gây chảy máu, không lành các vết loét, đặc biệt là hoại tử. NGUYÊN NHÂN GÂY SUY GIÃN TĨNH MẠCH CHÂN Nguyên nhân và những yếu tố làm tăng nguy cơ suy giãn tĩnh mạch có thể kể đến như: -Suy giãn tĩnh mạch tiên phát. -Giãn tĩnh mạch vô căn: Do bất thường về mặt di truyền hoặc huyết động của hệ tĩnh mạch nông gây ra. -Suy giãn tĩnh mạch sâu tiên phát: Do bất thường về giải phẫu, bờ tự do của van quá dài, gây suy van hoặc do giãn vòng van. -Bệnh lý tĩnh mạch hậu huyết khối. -Di sản tĩnh mạch: Thiếu hụt hoặc thiếu sản van tĩnh mạch (sâu hoặc nông) bẩm sinh, dị sản tĩnh mạch có kèm theo hoặc không rò động mạch - tĩnh mạch. -Bị chèn ép: Khối u, hội chứng Cockett. CÁC YẾU TỐ LÀM TĂNG NGUY CƠ SUY GIÃN TĨNH MẠCH -Do tuổi tác: Giãn tĩnh mạch là căn bệnh dễ gặp ở người già. Nguyên nhân là do khi bị lão hóa, các van tĩnh mạch sẽ hao mòn, làm giảm khả năng bơm máu về tim. Vì vậy, càng lớn tuổi thì nguy cơ mắc suy giãn tĩnh mạch càng cao. -Do giới tính: Phụ nữ là đối tượng có khả năng cao mắc phải căn bệnh này do sự thay đổi nội tiết tố. Giai đoạn tiền mãn kinh và giai đoạn mãn kinh là hai thời điểm rủi ro nhất. Điều này cho thấy phụ nữ dễ mắc suy giãn tĩnh mạch. -Ở thời kỳ mang thai: Khi mang thai lượng máu trong cơ thể phụ nữ sẽ nhiều hơn bình thường, vì cần cung cấp máu cho cả thai nhi, lúc này van ở các tĩnh mạch sẽ phải hoạt động nhiều hơn, vì thế có khả năng gây suy giãn tĩnh mạch ở chân. -Do tiền sử gia đình: Nếu thành viên trong gia đình mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch, thì bạn sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh đó do di truyền. -Do béo phì: Do các tĩnh mạch chân phải chịu trọng lực của toàn bộ cơ thể nên nếu thừa cân sẽ gây áp lực nhiều hơn, dễ làm giãn tĩnh mạch ở chân. Nên nếu bị thừa cân, béo phì sẽ có nguy cơ cao suy giãn tĩnh mạch. -Do tính chất công việc phải đứng hoặc ngồi lâu 1 chỗ: Khi giữ nguyên trong tư thế một thời gian sẽ khiến máu bị tắc nghẽn lưu thông, nên cũng dễ mắc phải suy giãn tĩnh mạch. BIỂU HIỆN GIÃN TĨNH MẠCH CHÂN THƯỜNG GẶP Các triệu chứng giãn tĩnh mạch chân thường sẽ tăng theo cấp độ từ bệnh nhẹ cho đến bệnh nặng. Khi bệnh nhân mắc bệnh giãn tĩnh mạch chân giai đoạn nhẹ, sẽ bắt gặp những triệu chứng không rõ ràng và tức thì như nhức mỏi, đau chân, cảm giác nặng nề ở chân, tê và phù chân, chuột rút về đêm, nóng chân… Vì những triệu chứng suy giãn tĩnh mạch chân ở trên rất nhẹ và diễn ra trong thời gian ngắn, nên người bệnh thường chủ quan không để ý đến. Tuy nhiên, đến một thời điểm bệnh trở nặng thì các cơn đau sẽ kéo dài và để lại hệ lụy nghiêm trọng hơn như: Phù chân: Chân có thể bị phù khu vực mắt cá chân hoặc bàn chân, khi mang giày dép sẽ cảm giác chật hơn thường ngày. Chàm da: Màu da bị thay đổi thành xanh hoặc tím đậm, do máu đã ứ đọng quá lâu tại các tĩnh mạch trên. Nặng nề, đau nhức chân: Khi bước đi người bệnh cảm giác bị kéo lê và nhìn thấy được các đường xoắn ngoằn ngoèo trên chân. Loét da cẳng chân: Nếu bị nhẹ thì da có thể tự lành, tuy nhiên khi bệnh chuyển biến phức tạp thì da sẽ không kịp tự lành nữa, từ đó làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng da. Các triệu chứng giãn tĩnh mạch chân thường rõ hơn vào ban đêm, đặc biệt là sau khi đứng hoặc ngồi một chỗ quá lâu. Giãn tĩnh mạch chân có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng hơn khi bị biến chứng như loét da, huyết khối, thuyên tắc động mạch - tĩnh mạch. Vì thế, khi có những biểu hiện trên bạn nên nắm rõ tình trạng bệnh lý của bản thân để điều trị kịp thời. LỜI KHUYÊN THẦY THUỐC Theo thống kê có đến 77,6% người bệnh không biết bản thân mắc bệnh giãn tĩnh mạch. Điều này khiến nhiều người phát hiện bệnh muộn và chữa trị khi bệnh đã có những triệu chứng nặng nề. Vì vậy, khi có những biểu hiện suy giãn tĩnh mạch cần tới ngay cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị. Từng trường hợp mà bác sĩ có những chỉ định phù hợp.
Th 10
Trên thực tế, nhiều người rất khó tăng cân dù đã ăn rất nhiều, dẫn đến thiếu cân, xanh xao, gầy yếu. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này? 1.QUÁ TRÌNH CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG CAO Chuyển hóa năng lượng cao nghĩa là mức năng lượng tiêu thụ cho các hoạt động hằng ngày của bạn cao hơn so với người khác. Ví dụ, một người bình thường trung bình sẽ tiêu hao từ 1.200-1.400 kcal/ ngày, nhưng nếu bạn chuyển hóa năng lượng cao, dù sinh hoạt giống người kia, năng lượng tiêu hao có thể lên tới 1.600-1.800 kcal/ ngày. Biểu hiện của chuyển hóa năng lượng cao rất dễ nhận thấy, bạn chỉ cần sờ vào da lúc nào cũng thấy da nóng hay tim đập nhanh hơn. Do đó, dù ăn bao nhiêu chăng nữa cũng rất khó để tăng cân. Để quá trình chuyển hóa năng lượng được diễn ra bình thường, trong thực đơn hằng ngày bạn nên xen kẽ những thức ăn có tính mát để dung hòa. Hạn chế nước ngọt và các chất kích thích như cà phê, rượu, bia, thuốc lá. 2.HẤP THU DINH DƯỠNG KÉM Kém hấp thu là khi thức ăn được nạp vào cơ thể, dinh dưỡng trong thức ăn không được đường ruột hấp thu hết mà bị đào thải ra ngoài. Cơ thể không nhận đủ chất dinh dưỡng sẽ trở nên xanh xao, gầy gò. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng hấp thu dinh dưỡng kém có thể là do: Tổn thương niêm mạc ruột do nhiễm trùng, bệnh viêm đường ruột, mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, rối loạn dung nạp lactose… Thiếu hụt enzyme tiêu hóa. Một số ký sinh trùng gây bệnh như giun kim, giun đũa… 3.THIẾU PROTEIN Thiếu protein trong chế độ ăn uống dẫn đến giảm cân và mất khối lượng cơ bắp. Muốn tăng cân, hãy ưu tiên ăn protein và tinh bột trước trong mỗi bữa ăn (đây là hai nhóm dinh dưỡng giàu năng lượng nhất), sau đó ăn rau. Việc ăn rau đầu tiên trong bữa ăn có thể khiến bạn no sớm, không đủ ăn protein và tinh bột. Tăng cường các thực phẩm giàu protein gồm thịt, cá, trứng, hải sản, đỗ, đậu phụ, sản phẩm từ sữa… 4.VẤN ĐỀ SỨC KHỎE TINH THẦN Sức khỏe tinh thần có thể ảnh hưởng đến cân nặng. Ở nhiều người, căng thẳng cũng có thể làm giảm cảm giác thèm ăn, gây tình trạng không muốn ăn, dẫn đến tiêu thụ ít calo. Bởi vậy, muốn tăng cân bạn cần chăm sóc sức khỏe tinh thần bằng cách thư giãn, thiền, tập thể dục… 5.TẬP LUYỆN QUÁ MỨC Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích tích cực cho sức khỏe. Tuy nhiên, việc tập luyện quá sức có thể dẫn đến phản tác dụng, gây hại sức khỏe. Khi tập luyện quá sức, cơ thể tiêu tốn nhiều calo hơn và không đủ thời gian để phục hồi, xây dựng cơ bắp. Do đó, cần cân bằng giữa tập luyện và nghỉ ngơi, đồng thời tăng lượng calo nạp vào cơ thể. Trung bình để tăng cân lành mạnh, bạn nên ăn vào 300-500 calo nhiều hơn so với mức tiêu thụ calo trung bình trong ngày. Ví dụ bạn cần 1500 calo/ ngày, bạn nên ăn vào 1800-2000 calo/ ngày. 6.KHÓ TĂNG CÂN DO BỆNH LÝ Một số bệnh lý có thể gây ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa và hấp thu dinh dưỡng của cơ thể, cụ thể như sau: -Bệnh cường giáp: Bệnh cường giáp xảy ra khi tuyến giáp hoạt động quá mức, dẫn đến dư thừa hormon tuyến giáp. Đây là một loại hormone sẽ đảm nhận nhiệm vụ kiểm soát tốc độ trao đổi chất của cơ thể. Khi loại hormone này gia tăng khiến cho tốc độ trao đổi chất của cơ thể tăng cao, lúc này lượng dự trữ trong cơ thể sẽ dần cạn kiệt. Do đó, người mắc bệnh cường giáp thường gặp phải tình trạng khó khăn. -Bệnh đái tháo đường: Cơ thể sử dụng glucose làm năng lượng cho mọi hoạt động. Ở người bệnh đái tháo đường tế bào không sử dụng hiệu quả glucose sẽ dẫn đến tình trạng thiếu hụt năng lượng dù glucose luôn ở mức cao. Khi đó, cơ thể buộc phải sử dụng các nguồn năng lượng khác, dẫn tới sụt cân. -Bệnh viêm đường ruột (IBD): Bao gồm bệnh lý liên quan đến tình trạng viêm nhiễm ở đường ruột như viêm loét dạ dày, bệnh Crohn… Khi đường ruột bị viêm nhiễm, khả năng hấp thu chất dinh dưỡng sẽ bị kém đi, khiến cho người bệnh gầy yếu, khó tăng cân. 7.TÁC DỤNG PHỤ CỦA ĐIỀU TRỊ BỆNH LÝ Việc sử dụng một số thuốc hay phương pháp áp dụng điều trị chuyên sâu như phẫu thuật, xạ trị, hóa trị… có thể ảnh hưởng đến hệ vi sinh đường ruột. Điều này sẽ khiến cho khả năng hấp thu chất dinh dưỡng của cơ thể suy giảm, dẫn đến một số vấn đề về sức khỏe như tiêu chảy, sụt cân, nôn ói…