Th 10
Trẻ cần rất nhiều năng lượng để phát triển chiều cao cũng như hệ thống não bộ. Theo đó, chế độ dinh dưỡng cho bé 3 tuổi cần được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng như: vitamin, protein, canxi,... để bé có thể phát triển toàn diện, hạn chế các nguy cơ mắc bệnh còi xương và suy dinh dưỡng. 1.NHU CẦU NĂNG LƯỢNG CHO BÉ 3 TUỔI Dinh dưỡng cho bé 3 tuổi sẽ có nhiều thay đổi. Lúc này, nhu cầu năng lượng theo khuyến nghị là khoảng 1000 - 1400 calo/ ngày. Mức thay đổi này sẽ tùy thuộc vào trọng lượng và mức độ hoạt động thể chất (hầu hết các hoạt động trong ngày). Lượng thực phẩm cho bé yêu cầu đủ các thành phần từ nhóm thực phẩm nhằm đáp ứng cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Ngoài việc lựa chọn đủ thực phẩm từ mỗi nhóm thực phẩm, trẻ cần thêm 3-4 muỗng cà phê dầu lành mạnh chẳng hạn như bơ thực vật hay dầu canola. 2.CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CHO BÉ 3 TUỔI Sữa và các sản phẩm từ sữa cho bé 3 tuổi Sữa là loại thực phẩm giàu canxi và vitamin. Ngoài ra, nó cũng cung cấp đầy đủ chất béo và cholesterol cần thiết để thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển của trẻ. Hơn nữa, sữa đặc biệt có lợi vì nó cung cấp cho trẻ hàm lượng vitamin D đáng kể. (nhu cầu vitamin ở trẻ là 400 IU/ ngày). Nước trái cây Trẻ nên làm quen với hương vị của nước hơn là nước trái cây. Nước trái cây không phải là xấu, đây còn là một nguồn quan trọng của một số vitamin và khoáng chất thúc đẩy tăng trưởng, bao gồm cả vitamin C. Hơn nữa, nước trái cây cũng cung cấp một số chất dinh dưỡng khác như canxi và vitamin D. Tuy nhiên, uống nước trái cây, ngay cả khi pha loãng có thể khiến trẻ thích vị ngọt. Đồng thời uống nước trái cây khi trẻ còn nhỏ kích thích tiêu thụ “lượng calo lỏng” mà một số chuyên gia cho rằng đây là nguyên nhân gây bệnh béo phì ở trẻ em. Thêm vào đó, uống quá nhiều nước trái cây có thể khiến trẻ bị sâu răng. Vitamin Một số vitamin tổng hợp có thể bổ sung cho bé ở tuổi này. Bởi vì, bé có thể ăn uống thất thường trong vài ngày hoặc thậm chí vài tuần. Khi đó, trẻ sẽ dễ dàng bị thiếu vi chất dinh dưỡng. Bổ sung vi chất cho bé giúp đảm bảo lượng vi chất cần thiết cho trẻ trong trường hợp trẻ ăn uống không đều đặn. Tuy nhiên, cha mẹ chỉ nên bổ sung nhưng không phải khẩu phần ăn thay thế. Đường và muối trong khẩu phần ăn của trẻ Trẻ ở độ tuổi này cần làm quen với vị mặn tự nhiên từ thực phẩm. Tuy nhiên, đồ ăn chế biến chứa nhiều muối lại là thực phẩm mà trẻ con rất yêu thích như: xúc xích, mì ống, phô mai… Quá nhiều muối natri trong chế độ ăn có thể liên quan đến huyết áp cao ở người lớn. Các nghiên cứu cho thấy một lượng muối natri thấp hơn trong thời thơ ấu có thể làm giảm nguy cơ huyết áp theo tuổi khi trưởng thành. Đường tự nhiên luôn có mặt trong các thực phẩm dinh dưỡng bao gồm trái cây, rau và sữa. Tuy nhiên những thực phẩm chế biến mà có đường chẳng hạn như bánh, kẹo… thì thường chỉ chứa đường, chất béo và hầu như thiếu các chất dinh dưỡng khác. Trẻ có thể bổ sung đường từ các thực phẩm như ăn hạt cơm, ngũ cốc nguyên hạt, sữa chua… Hơn nữa, trẻ nên hạn chế uống nước ngọt hoặc nước ép trái cây, thay vào đó là trái cây tươi và rau quả. 3.MỘT SỐ LỜI KHUYÊN VỀ CHẾ ĐỘ ĂN CHO BÉ 3 TUỔI Chấp nhận sở thích của bé về thực phẩm. Sở thích của bé sẽ thay đổi theo từng ngày. Ví dụ bé có thể ăn ngấu nghiến một loại thực phẩm, nhưng ngày hôm sau bé lại không thích ăn loại đó nữa. Hoặc bé có thể ăn một loại thực phẩm trong nhiều ngày liên tiếp. Những hành vi này điển hình ở trẻ 3 tuổi. Ba mẹ hãy tiếp tục cung cấp những loại thực phẩm có lợi cho sức khỏe của bé. Khuyến khích nhưng không ép buộc trẻ thử thực phẩm mới. Cung cấp một lượng nhỏ thực phẩm mới cho bé có thể nếm thử, cùng với các loại thực phẩm khác mà bé thích. Cung cấp thức ăn dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn. Cung cấp bữa ăn đơn giản và bổ dưỡng. Bữa ăn nên có các thực phẩm cung cấp protein, ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau và sữa. Không nên để trẻ vừa ăn, vừa xem tivi. Quảng cáo trên truyền hình có thể là một thách thức lớn đối với dinh dưỡng của trẻ 3 tuổi. Bởi vì, chúng dễ bị ảnh hưởng bởi các quảng cáo thực phẩm không lành mạnh như ngũ cốc có đường, thức ăn nhanh và đồ ngọt. Chế độ dinh dưỡng cho bé 3 tuổi rất quan trọng với sự phát triển của trẻ. Ở giai đoạn này, các bậc cha mẹ cần hết sức lưu ý, bởi giai đoạn này chế độ ăn uống cũng có ảnh hưởng nhất định hình thành nên tính cách của bé. Ngoài ra, trẻ ăn uống không đúng cách có nguy cơ thiếu các vi khoáng chất gây ra tình trạng biếng ăn, chậm lớn, kém hấp thu… Nếu nhận thấy các dấu hiệu kể trên, cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng.
Th 10
Người cao tuổi thường được khuyên nên bổ sung canxi để ngừa loãng xương, nhưng quá nhiều canxi có thể làm tăng đáng kể nguy cơ mắc các vấn đề van tim ở người cao tuổi, góp phần gây ra bệnh suy tim. Loãng xương là tình trạng mất mật độ xương ở người lớn tuổi có thể dẫn tới gãy xương gây đau đớn, tàn tật và biến dạng. Mặc dù yếu tố di truyền và kích thước xương ảnh hưởng đến sự phát triển của chứng loãng xương, nhưng thông thường có thể ngăn ngừa, trì hoãn hoặc giảm thiểu quá trình mất xương thông qua một số lối sống lành mạnh khi còn trẻ. Loãng xương là một bệnh lý khá phổ biến, chỉ xếp sau các bệnh lý tim mạch. Hiện nay có khoảng ⅓ số phụ nữ và ⅛ số nam giới trên 50 tuổi có nguy cơ loãng xương. Tình trạng loãng xương sẽ càng trở nặng hơn khi về già. Do độ tuổi này, mật độ xương không đảm bảo mức độ cho phép để đảm bảo xương cứng chắc như lúc ở tuổi trưởng thành. 1.LOÃNG XƯƠNG ẢNH HƯỞNG NHIỀU TỚI CUỘC SỐNG CỦA NGƯỜI LỚN TUỔI Loãng xương là một bệnh không có triệu chứng dẫn đến tăng nguy cơ gãy xương do chấn thương nhẹ, các vị trí gãy phổ biến bao gồm cổ tay, cột sống và hông. Gãy xương xảy ra ở những khu vực này do ngã từ độ cao đứng hoặc thấp hơn được gọi là gãy xương do yếu và là bằng chứng của bệnh loãng xương. Gãy xương hông do loãng xương là một vấn đề nghiêm trọng đối với người cao tuổi. Tỷ lệ tử vong tăng lên đáng kể sau khi bị gãy xương hông, nhiều người bị tàn tật vĩnh viễn và dưới 50% người bị chấn thương này có thể phục hồi chức năng. Khoảng 25% bệnh nhân phải chăm sóc dài hạn trong một năm hoặc lâu hơn do gãy xương hông. Các yếu tố nguy cơ gây loãng xương bao gồm: Tuổi cao Có khung cơ thể nhỏ Tiền sử gia đình bị loãng xương Sử dụng quá nhiều rượu Hút thuốc lá Thiếu tập thể dục Dùng một số loại thuốc, đặc biệt là steroid và một số loại thuốc chống động kinh Các bệnh về tuyến giáp, hoặc tuyến cận giáp, và/ hoặc bệnh tuyến thượng thận Rối loạn ăn uống Nồng độ canxi và vitamin D thấp Phụ nữ sau mãn kinh, phụ nữ mãn kinh sớm hoặc đã từng phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng trước khi mãn kinh Nam giới có mức độ thấp của nội tiết tố nam testosterone hoặc đã từng điều trị ung thư tiền liệt tuyến làm giảm mức testosterone. Thường không có dấu hiệu cảnh báo loãng xương cho đến khi gãy xương xảy ra. Tuy nhiên, có nhiều cách giúp ngăn ngừa, trì hoãn và điều trị chứng loãng xương. 2.NGƯỜI CAO TUỔI BỔ SUNG QUÁ NHIỀU CANXI - LỢI BẤT CẬP HẠI Ở độ tuổi trung niên trở ra đến cao tuổi, việc bổ sung canxi và vitamin D3 quá nhiều sẽ gây hại nhiều hơn lợi. Sau khi bước sang tuổi trung niên, sự thoái hóa xương luôn mạnh hơn sự tổng hợp xương. Thêm vào đó, đối với người cao tuổi hoặc bệnh nhân bị suy giảm chức năng gan thận thì việc sản xuất các chất kích thích tăng trưởng và hormon tăng trưởng bị suy giảm. Các chất kích thích tăng trưởng này sẽ bị thiếu hụt sẽ dẫn tới thiếu hụt protein vận chuyển canxi vào máu, dẫn tới hạn chế khả năng hấp thu canxi. Như vậy, với những đối tượng này cho dù có bổ sung nhiều canxi và vitamin D3 thì cũng khó hấp thu vào máu mà còn dẫn đến dư thừa canxi trong máu. Nồng độ canxi trong máu dư thừa có thể gây hại cho cơ thể, ví dụ: gây vôi hóa thận, sỏi thận, làm suy giảm chức năng thận, gây rối loạn canxi máu và gây rối loạn nhịp tim. Đối với người lớn tuổi, việc bổ sung canxi không những không hữu ích mà thậm chí có thể gây hại. Quá nhiều canxi trong máu có thể gây yếu xương, tạo sỏi thận và cản trở hoạt động của tim và não. Đã có một số bằng chứng cho thấy lượng canxi hấp thụ có liên quan đến tổn thương não. Ngoài ra, lượng canxi giải phóng nhiều hormon khác nhau gây ra những cơn đau tim, ảnh hưởng đến sự phát triển của tim mạch… giảm hấp thu các chất khoáng khác như sắt, kẽm, magie, photpho… 3.CÁCH AN TOÀN ĐỂ TĂNG CƯỜNG CANXI NGỪA LOÃNG XƯƠNG Nhu cầu dinh dưỡng để tối ưu hóa sức khỏe của xương có thể dễ dàng được đáp ứng bằng chế độ ăn nhiều trái cây và rau quả (tương đương với 5 khẩu phần ăn trở lên/ ngày), một lượng vừa đủ protein nhưng vừa phải protein động vật, và cung cấp đủ canxi và vitamin D thông qua tiêu thụ sữa ít béo hoặc thực phẩm tăng cường canxi. Thực phẩm là nguồn ưa thích để duy trì sự cân bằng canxi vì có những chất dinh dưỡng thiết yếu khác được tìm thấy trong thực phẩm nhiều canxi. Đối với những người không đủ canxi từ chế độ ăn uống, có thể sử dụng canxi bổ sung. Nếu bạn đang muốn bổ sung canxi nên gặp bác sĩ để đánh giá tình trạng sức khỏe xem điều đó có thật sự cần thiết hay không. Canxi bổ sung hoặc chế độ ăn uống nên được chia đều trong ngày, với 500mg hoặc ít hơn được tiêu thụ trong mỗi bữa ăn để tối ưu hóa sự hấp thụ. Ở tất cả những người trên 70 tuổi, nên bổ sung lượng vitamin D ít nhất 600 IU mỗi ngày (tối đa 100 IU/ ngày), ngoài nhu cầu canxi là 1200mg mỗi ngày. Vitamin D cũng là nền tảng cho sức khỏe xương, vì nó cần thiết cho sự hấp thụ canxi tối ưu. Việc sản xuất vitamin D qua da cũng giảm theo tuổi tác, vì vậy những người lớn tuổi cần nhiều vitamin D hơn thông qua chế độ ăn uống hoặc bổ sung. Cả canxi và vitamin D đều quan trọng trong việc điều chỉnh sự gia tăng liên quan đến tuổi tác của hormon tuyến cận giáp và quá trình tái hấp thụ xương.
Th 10
Vitamin C là một loại vitamin quen thuộc và thường được nhiều người sử dụng hằng ngày với mục đích tăng cường sức đề kháng, nhưng nhiều người không biết liệu dùng vitamin C kéo dài và uống quá nhiều có thể gây ra tác dụng phụ gì không? Vitamin C là một chất dinh dưỡng thiết yếu có trong nhiều loại trái cây và rau quả. Việc cung cấp đủ vitamin này đặc biệt quan trọng để duy trì hệ thống miễn dịch khỏe mạnh. Vitamin C cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc chữa lành vết thương, giữ cho xương chắc khỏe và tăng cường chức năng não. 1.NÊN SỬ DỤNG BAO NHIÊU VITAMIN C LÀ ĐỦ? Vitamin C là một loại vitamin tan trong nước và không được lưu trữ trong cơ thể. Thay vào đó, vitamin C mà bạn tiêu thụ sẽ được vận chuyển đến các mô thông qua các chất dịch cơ thể và lượng vitamin C dư thừa sẽ được bài tiết qua nước tiểu. Vì cơ thể bạn không lưu trữ hoặc tự sản xuất vitamin C nên cần tiêu thụ thực phẩm giàu vitamin C hằng ngày. Theo các tài liệu tham khảo về dinh dưỡng, lượng khuyến nghị vitamin C là 100-110mg/ ngày cho thanh thiếu niên và người lớn. Khuyến cáo phụ nữ có thai, cho con bú, người cao tuổi và người hút thuốc lá nên tiêu thụ nhiều hơn. Trong một số trường hợp bệnh cần sử dụng vitamin C liều cao từ 500-1000mg/ ngày nhưng tuyệt đối phải tuân thủ theo chỉ định của thầy thuốc. Ngay ở liều cao, vitamin C không độc hại hoặc gây ra bất kỳ tác dụng phụ nghiêm trọng nào. Các tác dụng phụ thường gặp nhất là tiêu chảy, buồn nôn, đau bụng và các vấn đề về đường tiêu hóa khác. Tuy nhiên, nếu bạn dùng vitamin này ở liều lượng lớn hơn bình thường, cơ thể bạn có thể gặp khó khăn trong việc xử lý vấn đề này và có thể dẫn đến những tác dụng tiêu cực. Điều quan trọng cần lưu ý là việc bổ sung vitamin C thường không cần thiết vì hầu hết mọi người có thể dễ dàng có thể nhận đủ lượng vitamin này bằng cách ăn thực phẩm tươi, đặc biệt là trái cây và rau quả. 2.MỘT SỐ TÁC DỤNG PHỤ KHI DÙNG QUÁ LIỀU VITAMIN C Chính vì vitamin C mang lại nhiều giá trị cho sức khỏe nên một số người cho rằng việc bổ sung vitamin C mang lại những lợi ích vượt xa những lợi ích có thể thu được từ vitamin C có trong thực phẩm. Một trong những lý do phổ biến nhất khiến mọi người dùng thực phẩm bổ sung vitamin C là vì họ tin rằng thực phẩm bổ sung có thể giúp ngăn ngừa cảm lạnh thông thường và tăng sức đề kháng của cơ thể. Tuy nhiên, sử dụng chất bổ sung chứa lượng vitamin C lớn hơn hoặc dùng kéo dài sẽ gây ra tác dụng phụ không mong muốn trong một số trường hợp. QUÁ NHIỀU VITAMIN C DẪN ĐẾN CÁC TRIỆU CHỨNG TIÊU HÓA Tác dụng phụ phổ biến nhất của việc bổ sung nhiều vitamin C là rối loạn tiêu hóa. Nhìn chung, những tác dụng phụ này không chỉ xảy ra do ăn nhiều thực phẩm có chứa vitamin C. Chúng chỉ xảy ra khi bổ sung vitamin C liều cao. Bạn có nhiều khả năng gặp các triệu chứng tiêu hóa nhất nếu bạn tiêu thụ hơn 2.000mg cùng một lúc. Do đó, mức tiêu thụ vitamin C cao nhất có thể chấp nhận được là 2.000mg mỗi ngày đã được khuyến cáo. Các triệu chứng tiêu hóa phổ biến của việc uống quá nhiều vitamin C là tiêu chảy và buồn nôn. Ăn quá nhiều cũng đã được báo cáo là dẫn đến trào ngược acid dạ dày, mặc dù bằng chứng khoa học không chứng minh điều này. Nếu bạn đang gặp vấn đề về tiêu hóa do uống nhiều vitamin C, bạn chỉ cần cắt giảm liều bổ sung vitamin C. UỐNG NHIỀU VITAMIN C CÓ THỂ GÂY QUÁ TẢI SẮT Vitamin C được biết là có tác dụng tăng cường hấp thu sắt. Vitamin C liên kết với sắt không phải heme (non-heme), được tìm thấy trong các loại thực phẩm từ thực vật. Cơ thể bạn hấp thụ sắt non-heme không hiệu quả như sắt heme (loại sắt có trong các sản phẩm động vật). Khi vitamin C liên kết với chất sắt non-heme, nó sẽ giúp cơ thể bạn hấp thụ chất sắt này dễ dàng hơn nhiều. Đây là một chức năng quan trọng, đặc biệt là đối với những người nhận được phần lớn chất sắt từ thực phẩm có nguồn gốc thực vật. Một nghiên cứu cho thấy khả năng hấp thụ sắt của người tham gia tăng 67% khi họ uống 100mg vitamin C trong bữa ăn. Tuy nhiên, những người có các tình trạng tăng nguy cơ tích tụ sắt trong cơ thể, chẳng hạn như bệnh nhiễm sắc tố sắt mô, nên thận trọng khi bổ sung vitamin C liều cao và kéo dài. Trong những trường hợp này, uống quá nhiều vitamin C có thể dẫn đến tình trạng quá tải sắt, gây tổn thương nghiêm trọng cho gan, tuyến tụy, tuyến giáp và hệ thần kinh trung ương.
Th 10
Để có nhiều sữa cho con bú, bà mẹ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng và lối sống hằng ngày. Tham khảo một số thực phẩm và những lưu ý giúp tăng cường sản xuất sữa mẹ. Trong thời gian cho con bú, người mẹ cần tăng cường các chất dinh dưỡng cần thiết để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và đáp ứng đủ nhu cầu dưỡng chất qua nguồn sữa mẹ cho trẻ. Các bà mẹ cho con bú thường cần nhiều calo hơn để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng khi cho con bú. Sau sinh, phần lớn những bà mẹ cần từ 1.800-2.200 calo mỗi ngày và hơn 500 calo nữa (tương đương 3 chén cơm mỗi ngày) nếu cho con bú sữa mẹ. Trường hợp bà mẹ thiếu cân hoặc sinh nhiều hơn 1 con, thì con số thậm chí còn phải hơn nữa. 1.NHỮNG THỰC PHẨM THÚC ĐẨY SẢN XUẤT SỮA MẸ Nhiều loại rau, ngũ cốc nguyên hạt, thảo dược chứa nhiều estrogen thực vật và các hợp chất khác góp phần làm tăng nguồn sữa mẹ quý giá. Chúng được gọi là galactagogues. Những bà mẹ mới sinh ở nhiều nền văn hóa đã sử dụng những thực phẩm này trong nhiều thế kỷ để hỗ trợ cơ thể sản xuất prolactin, tối ưu hóa việc cho con bú. Prolactin là hormon có nhiệm vụ chủ yếu là sản sinh và làm tăng lượng sữa mẹ. Một số galactogogues phổ biến bao gồm: Ngũ cốc nguyên hạt, đặc biệt là lúa mạch và yến mạch. Thực phẩm giàu protein như cá, thịt gà, thịt hoặc đậu phụ. Các loại đậu như đậu xanh và đậu lăng. Các loại rau lá xanh như cải xoăn, rau bina và rau ngót. Hạt thì là. Quả hạch. Mầm cỏ linh lăng. Hạt cỏ cari. Hạt mè. Hạt lanh. Men bia. Mật mía đen. Nhiều bà mẹ đang cho con bú tin tưởng những thực phẩm này mặc dù hiện chưa có nhiều nghiên cứu chứng minh lợi ích của chúng đối với sữa mẹ. Tuy nhiên, tất cả những thứ này đều là những lựa chọn bổ dưỡng khi kết hợp chúng vào chế độ ăn uống của mẹ sau sinh. Ngoài thực phẩm galactagogue, ăn một chế độ ăn uống lành mạnh thực sự là cách tốt nhất để hỗ trợ nguồn sữa tốt cho sức khỏe. Chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết sẽ giúp mẹ nhanh chóng phục hồi sức khỏe và có thêm năng lượng để chăm sóc những em bé mới chào đời. Hãy đảm bảo đầy đủ những loại thực phẩm này trong thực đơn cả tuần: Trái cây Rau củ Ngũ cốc nguyên hạt (yến mạch, gạo lứt, quinoa, lúa mạch) Protein (trứng, sữa chua Hy Lạp, đậu phụ, thịt gà, cá có hàm lượng thủy ngân thấp như cá hồi, thịt bò nạc) Chất béo lành mạnh (các loại hạt, dầu oliu, bơ) 2.BÀ MẸ NÊN UỐNG GÌ ĐỂ TĂNG NGUỒN SỮA Cho con bú nhu cầu nước sẽ cao hơn, mẹ sẽ cần uống nhiều hơn ít nhất 700ml mỗi ngày so với những người không cho con bú để thay thế chất lỏng được sử dụng khi cho con bú. Mẹ nên bổ sung nước hằng ngày ở dạng sữa, nước, nước trái cây và các loại đồ uống khác. Tuy nhiên, nước tinh khiết là nguồn chất lỏng tốt nhất cho sữa mẹ. Mẹ cho con bú cũng nên tránh uống rượu, hạn chế đồ uống có chứa caffeine như trà đặc, cà phê và nước ngọt có gas. Sữa mẹ có 87% là nước, vì vậy việc uống đủ chất lỏng để hỗ trợ sản xuất sữa mẹ là rất quan trọng. Nếu người mẹ thấy mình khát hơn bình thường khi cho con bú, đó là cách cơ thể báo hiệu nên uống nhiều nước hơn. Các bà mẹ đang cho con bú cần khoảng 13 cốc chất lỏng mỗi ngày, vì vậy hãy đảm bảo luôn để chai nước bên mình. Ngoài nước, sữa thực vật và nước trái cây cũng là những lựa chọn tốt. Chúng vừa có tác dụng dưỡng ẩm vừa cung cấp các vitamin và khoáng chất quan trọng mà cơ thể cần. Các loại trả thảo dược nóng hoặc đá không chứa caffeine có thể góp phần vào mục tiêu bổ sung chất lỏng hằng ngày của mẹ. Bà mẹ có thể sử dụng các loại trà thảo dược có chứa các chất kích thích có tiết sữa như cỏ cà ri, gừng, thì là, chè vằng và các loại thảo mộc khác được cho là có tác dụng tăng nguồn sữa. Trà cho con bú hầu hết là an toàn nhưng nên kiểm tra với bác sĩ để đảm bảo các thành phần không tương tác với bất kỳ loại thuốc hoặc chất bổ sung nào. 3.NHỮNG THỰC PHẨM MẸ CHO CON BÚ NÊN TRÁNH Bà mẹ sau sinh không nên kiêng khem quá mức nhưng việc ăn hoặc uống những thực phẩm chứa calo rỗng sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, và có nguy cơ giảm lượng sữa mẹ. Tốt nhất nên hạn chế những thực phẩm, đồ uống có chứa nhiều calo nhưng ít dinh dưỡng sau đây: Đồ ăn nhẹ như khoai tây chiên. Món tráng miệng và đồ ngọt như bánh ngọt hoặc bánh quy. Thức ăn nhanh như bánh mì kẹp thịt, khoai tây chiên và pizza. Soda hoặc nước ngọt có đường. Hãy nhớ rằng những gì mẹ ăn và uống sẽ ảnh hưởng đến sự hấp thụ của em bé qua sữa mẹ. Do đó mẹ nên hạn chế uống rượu và các chất có cồn, hoặc chất gây kích thích thần kinh khác. Hạn chế đồ uống giàu cafein như cà phê hoặc trà thông thường. Quá nhiều caffeine có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của mẹ hoặc bé, dẫn đến khó chịu và quấy khóc ở một số trẻ. Các loại thức ăn, đồ uống mà bà mẹ đang cho con bú nên tránh là cá có hàm lượng thủy ngân cao, người mẹ hoặc người chăm sóc sản phụ cũng cần biết nên ăn các loại hải sản nào vì không phải bất cứ loại hải sản nào cũng nên ăn khi cho con bú. Không nên dùng caffeine, rượu bia và sữa bò (nếu trẻ bị dị ứng với sữa bò vì đạm sữa bò được hấp thụ vào sữa mẹ). Lưu ý, các loại rau họ cải như bông cải xanh, bắp cải và súp lơ trắng có thể gây đầy hơi nhưng chúng không có khả năng gây ra điều tương tự cho em bé qua nguồn sữa mẹ. Nếu lo lắng rằng thực phẩm mình ăn ảnh hưởng đến em bé, hãy tránh những thực phẩm có thể gây khó chịu trong vài ngày để đánh giá. Người mẹ có thể thử ăn lại khi đường tiêu hóa của bé hoàn thiện hơn. Ngoài ra, bà mẹ cho con bú cần được nghỉ ngơi đầy đủ giúp cơ thể phục hồi và sản xuất sữa hiệu quả hơn. Tránh stress, căng thẳng để không bị ảnh hưởng đến lượng sữa bằng cách thư giãn. Nếu mẹ có bất kỳ thắc mắc nào về lượng sữa, nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn cụ thể hơn.