Gần đây thuật ngữ “Sương mù não” xuất hiện nhiều trên Internet, trên các trang web sức khỏe y tế, trên các báo đài truyền thông… đặc biệt là sau đại dịch Covid-19 thuật ngữ này xuất hiện tần suất nhiều hơn, vậy mà có rất nhiều người chưa hiểu được ý nghĩa của nó như thế nào?
Thực tế, sương mù não là một dạng rối loạn chức năng nhận thức, tinh thần mệt mỏi, kém tập trung, mất trí nhớ.
Hội chứng sương mù não
Trong bài viết dưới đây hãy cùng Hadu tìm hiểu cụ thể bệnh sương mù não là gì cũng như những thông tin cần thiết xoay quanh căn bệnh này nhé:
1.HỘI CHỨNG SƯƠNG MÙ NÃO LÀ GÌ?
“Sương mù não” là cụm từ sử dụng với những người bệnh suy nghĩ chậm chạp, mờ nhạt và không nhạy bén. Giống như có một màn sương bao phủ xung quanh tâm trí, mờ mịt, xa xăm và không thể suy nghĩ rõ ràng. Tất cả chúng ta đều có thể đã trải qua cảm giác này theo thời gian:
Có lẽ bạn từng trải qua cảm giác không thể suy nghĩ mọi chuyện một cách rõ ràng khi bạn cảm cúm hoặc khi đang mắc một căn bệnh khác.
Có thể bạn đã từng gặp tình trạng lơ đễnh và suy nghĩ của bạn chậm chạp như thể bạn đã thức cả ngày làm việc dài và lúc đó là 2 hay 3 giờ sáng.
Hoặc có thể bạn đã dùng thuốc kháng histamin khi bị cảm cúm hay dị ứng, sử dụng một loại thuốc nào đó khiến bạn trở nên buồn ngủ, mơ màng, và suy nghĩ của bạn trở nên mờ nhạt trong vài giờ.
Hầu hết các trường hợp người bệnh chỉ mất một khoảng thời gian ngắn để trở lại bình thường. Nhưng trong một số trường hợp tình trạng đó kéo dài sẽ gây ảnh hưởng đến cuộc sống và công việc của người bệnh.
Định nghĩa hội chứng sương mù não
Những điều mà người bệnh có trạng thái sương mù não sau khi mắc Covid-19 hay phàn nàn với bác sĩ đó là:
- Cơ thể tôi hoàn toàn bình thường nhưng tôi không thể suy nghĩ một cách tập trung.
- Có gì đó cứ vẩn vơ trong đầu tôi, tôi không biết nó là gì.
- Tôi không thể làm việc một cách bình thường, đôi khi tôi mơ màng không biết mình đang làm gì, thậm chí tôi không biết diễn tả suy nghĩ của mình bằng lời như thế nào.
- Tôi quên mọi thứ rất nhanh, luôn có cảm giác uể oải và mệt mỏi.
- Suy giảm hiệu quả công việc.
- Nguy hiểm cho những người vận hành máy móc, phương tiện giao thông, ảnh hưởng lớn đến những người có công việc yêu cầu sự tập trung cao.
- Suy giảm chất lượng cuộc sống: quên hẹn, quên chỗ để đồ dùng, mất tập trung học tập.
2.NHỮNG LÝ DO KHIẾN BẠN GẶP HỘI CHỨNG SƯƠNG MÙ NÃO
2.1.Thai kỳ
Nhiều phụ nữ cảm thấy khó nhớ mọi việc hơn khi mang thai. Việc mang một thai nhi trong người có thể làm thay đổi cơ thể bạn rất nhiều. Trong đó các chất được tiết ra để bảo vệ và nuôi dưỡng thai nhi có thể gây ra vấn đề về trí nhớ cho người mẹ.
2.2.Bệnh đa xơ cứng (MS)
Căn bệnh này ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương và có thể thay đổi cách não giao tiếp với cơ thể. Khoảng một nửa số người bị đa xơ cứng có vấn đề về trí nhớ, sự chú ý, khả năng lập kế hoạch hoặc ngôn ngữ bị ảnh hưởng. Bác sĩ có thể hướng dẫn người bệnh thực hiện các bài tập phục hồi chức năng giúp duy trì khả năng học hỏi và trí nhớ, những phương pháp xử lý công việc hằng ngày nhằm vượt qua những trở ngại của sương mù não.
2.3.Ảnh hưởng của thuốc và hóa chất
Một số loại thuốc, kể cả kê đơn và không kê đơn, đều có thể gây ra tình trạng sương mù não. Nếu trong quá trình dùng thuốc, bạn thấy nhận thức của mình không rõ ràng như bình thường hoặc đột nhiên không thể nhớ được nhiều thứ, hãy bảo cho bác sĩ biết điều chỉnh. Ngoài ra, nếu cơ thể mẫn cảm với một số hóa chất (tự nhiên hoặc nhân tạo) bạn cũng có thể bị ảnh hưởng bởi hội chứng sương mù não.
Ảnh hưởng của thuốc và hóa chất
2.4.Bệnh ung thư và điều trị ung thư
Hóa trị - phương pháp sử dụng các loại thuốc mạnh, có thể khiến não bị ảnh hưởng. Do đó người bệnh ung thư đang trong quá trình hóa trị có thể gặp khó khăn khi nhớ các chi tiết như tên hoặc ngày tháng, khó thực hiện nhiệm vụ trong cùng một lúc hoặc chậm hoàn thành công việc. Các vấn đề về trí não khi điều trị ung thư thường quá nhanh, nhưng một số người cũng có thể bị ảnh hưởng trong một thời gian dài sau khi điều trị. Bản thân ung thư cũng có thể gây ra sương mù não, nhất là khi khối u đã ảnh hưởng đến não.
2.5.Thời kỳ mãn kinh
Phụ nữ có thể khó học tập hoặc ghi nhớ mọi thứ khi đến giai đoạn mãn kinh. Thời kỳ này xảy ra khoảng 1 năm sau kỳ kinh cuối cùng, thường ở vào độ tuổi ngoài 50. Ngoài sương mù trí não, phụ nữ mãn kinh cũng có thể bị bốc hỏa (đổ mồ hôi, tăng nhiệt độ cơ thể, tăng nhịp tim) và những thay đổi khác. Bác sĩ có thể chỉ định cho bạn một số thuốc bổ sung nội tiết tố hoặc một số thuốc khác để kiểm soát các triệu chứng khó chịu.
2.6.Hội chứng mệt mỏi mãn tính
Nếu gặp phải tình trạng này, cơ thể và tinh thần của bạn sẽ bị mệt mỏi trong một thời gian dài. Bạn có thể cảm thấy bối rối, hay quên và không thể tập trung. Không có phương pháp cụ thể để chữa trị mệt mỏi mãn tính, nhưng bệnh nhân có thể được tư vấn dùng loại thuốc phù hợp, tập thể dục và trị liệu tâm lý để cải thiện sức khỏe.
2.7.Trầm cảm
Bạn có thể không nhớ rõ mọi thứ hoặc không dễ dàng suy nghĩ thấu đáo các vấn đề khi trầm cảm. Các chuyên gia chưa rõ triệu chứng này liên quan đến việc mất năng lượng và động lực do trầm cảm, hay trầm cảm ảnh hưởng đến não và gây ra “hội chứng sương mù.” Điều trị chứng trầm cảm bằng cách dùng thuốc và liệu pháp tư vấn tâm lý sẽ giúp bạn trở lại cuộc sống bình thường.
2.8.Ngủ quá nhiều hoặc quá ít
Não cần ngủ để hoạt động bình thường, nhưng ngủ quá nhiều cũng có thể khiến bạn cảm thấy có sương mù trí não. Giấc ngủ lý tưởng kéo dài từ 7-9 tiếng. Để đảm bảo chất lượng giấc ngủ, bạn không nên uống cafe và rượu sau bữa trưa và ngay trước khi ngủ, đồng thời bỏ máy tính và điện thoại thông minh ra khỏi phòng ngủ, duy trì đi ngủ và thức dậy trong cùng một thời điểm mỗi ngày. Nếu bạn đang gặp vấn đề rối loạn giấc ngủ như ngưng thở khi ngủ, mất ngủ hoặc ngủ rũ, hãy cho bác sĩ biết nếu bạn cũng đang gặp hội chứng sương mù não vấn đề này.
Ngủ quá nhiều hoặc quá ít
2.9.Bệnh Lupus
Căn bệnh mãn tính này khiến hệ miễn dịch của bạn tấn công vào chính cơ thể bạn. Khoảng một nửa số người mắc bệnh Lupus có vấn đề về trí nhớ, lú lẫn hoặc khó tập trung. Mặc dù không có cách chữa khỏi hoàn toàn, nhưng dùng thuốc và phối hợp cùng các phương pháp khác do bác sĩ chỉ định có thể cải thiện trí nhớ.
“Sương mù não” không phải là một bệnh lý cụ thể, nhưng có các triệu chứng ảnh hưởng đến khả năng suy nghĩ, trí nhớ, từ đó có thể đảo lộn các sinh hoạt hằng ngày và chất lượng cuộc sống của bạn.
3.TRIỆU CHỨNG HỘI CHỨNG SƯƠNG MÙ NÃO
Sương mù não không phải là một bệnh lý trong y học, do đó không thể mô tả chính xác các triệu chứng theo y văn. Sương mù não là một thuật ngữ mô tả về những trạng thái sức khỏe tâm thần của một người (có thể người đó khỏe mạnh hoàn toàn hoặc đang mắc bệnh, hoặc sau mắc bệnh). Vì vậy người bệnh mắc hội chứng sương mù não thường có biểu hiện:
- Suy nghĩ chậm chạp, không nhạy bén.
- Không tập trung, suy giảm khả năng tập trung, mơ màng.
- Vấn đề về trí nhớ, tinh thần thiếu minh mẫn.
- Cảm thấy “không thể thoát ra khỏi nó”.
- Đôi khi là cảm giác đau đầu, hoang mang, uể oải.
- Hiện tượng sương mù não có thể tồn tại trong nhiều tuần hoặc vài tháng sau khi các triệu chứng hô hấp, cơ xương khớp của họ biến mất.
4.CÁC BƯỚC GIÚP TRÁNH SƯƠNG MÙ NÃO
4.1.Tránh để cơ thể căng thẳng quá lâu
Ngay cả khi chúng ta đang “thư giãn” thì cơ thể cũng có thể đang căng thẳng về mặt thể chất. Chẳng hạn như nằm ngủ sai tư thế gây cứng cổ, tập yoga hoặc chơi thể thao bị đau lưng, đau vai.
Trong những trường hợp như vậy ngoài việc tìm cách xoa dịu cơn đau, tiến sĩ Tara Swart Bieber khuyên nên thực hiện các bài tập hít thở.
Hít vào thật sâu, sau đó nhịn thở chừng 4 giây rồi thở mạnh ra, giải phóng tất cả không khí ra khỏi phổi trong vòng 4 giây tiếp theo. Sau đó lại nhịn thở 4 giây nữa và lặp lại việc hít vào thở ra như vậy ít nhất 4 vòng.
Hít thở sâu là một cách đơn giản để giúp làm dịu não bộ của chúng ta. Các nghiên cứu khoa học trước đây chỉ ra rằng nó có thể làm giảm mức độ cortisol, là chất hóa học được sản xuất khi cơ thể bị căng thẳng.
4.2.Không dùng máy tính, điện thoại trước khi đi ngủ
Đây là thói quen xấu mà nhiều người mắc phải. Ban đêm là thời gian mà mắt và não bộ nghỉ ngơi. Việc lướt Facebook, Tik tok hoặc xem phim trước khi đi ngủ có thể khiến não bộ phải hoạt động nhiều và mệt mỏi hơn.
Thay vì xem điện thoại, nên đọc sách để làm giảm tác động từ ánh sáng màn hình. Một vài tác động giãn cơ, matxa cơ bắp thời gian này và tránh uống trà, cafe giúp chúng ta có giấc ngủ ngon hơn.
Mỗi người trưởng thành cần ngủ khoảng 8 tiếng mỗi ngày. Nhiều hơn mức thời gian đó có thể dẫn đến tâm trạng chán nản và ít hơn mức đó cũng sẽ không cho não đủ thời gian để nghỉ ngơi và thiết lập hoạt động.
4.3.Giảm tiêu thụ đường
Một chế độ dinh dưỡng cân bằng sẽ cho sức khỏe tốt toàn diện, bao gồm cả sức khỏe não bộ. Quan trọng nhất là cần giảm lượng đường nạp vào cơ thể.
Glucose (đường) là năng lượng chính của cơ thể mỗi chúng ta. Nhưng giống như mọi nguồn thực phẩm hay vitamin khác, glucose chỉ phát huy tác dụng tối ưu khi nạp vào người lượng vừa phải.
Quá nhiều hay quá ít glucose đều gây tác động đến hoạt động não, khiến chúng ta trở nên cáu kỉnh, mệt mỏi, rối loạn tinh thần và suy giảm khả năng phán đoán.
Giảm tiêu thụ đường
4.4.Thiền
Theo Tiến sĩ Tara Swart Bieber, thiền ít nhất 12 phút mỗi ngày và thực hiện vào ban đêm giúp làm giảm thiểu sương mù não vào ngày hôm sau.
Cách thức “thiền” rất đơn giản: Ngồi hoặc nằm xuống ở một vị trí thoải mái, loại bỏ tất cả phiền muộn trong đầu, hít thở sâu và để tâm trí được hoàn toàn nghỉ ngơi.
Nếu không thích thiền, bạn có thể thực hiện các hoạt động thư giãn khác như nấu ăn, hoặc đi dạo trong không gian yên tĩnh.
Hy vọng bài viết vừa rồi của Hadu đã giúp các bậc phụ huynh hiểu rõ hơn về căn bệnh sương mù não nguy hiểm này.
Đừng quên theo dõi Website của Hadu để cập nhật những thông tin hữu ích và mới nhất về Y Dược nhé!