CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ DƯỢC PHẨM HADU

23

Th 05

MỘT SỐ THỰC PHẨM VÀ ĐỒ UỐNG GIÚP LÀM DỊU TRIỆU CHỨNG CỦA CẢM CÚM

MỘT SỐ THỰC PHẨM VÀ ĐỒ UỐNG GIÚP LÀM DỊU TRIỆU CHỨNG CỦA CẢM CÚM

  • admin
  • 0 bình luận

Cúm là một bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính do virus cúm gây ra. Khi mắc cúm, người bệnh cần lưu ý, một số thực phẩm và đồ uống, có thể giúp bạn cảm thấy dễ chịu và hồi phục nhanh hơn.

Khi bị cúm, người bệnh thường mệt mỏi và chán ăn.Tuy nhiên, cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể sẽ giúp quá trình hồi phục diễn ra nhanh chóng, hỗ trợ làm giảm các triệu chứng cúm.

Bên cạnh việc nghỉ ngơi, dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, mọi người có thể bổ sung những thực phẩm và đồ uống sau:

1.NƯỚC DÙNG ẤM

Các triệu chứng của bệnh cúm bao gồm sốt, tiêu chảy, nôn mửa… nên dẫn tới tình trạng mất nước. Lúc này, cơ thể cần được bổ sung điện giải và nước đầy đủ. 

Trong một nghiên cứu, các nhà khoa học đã so sánh tác động của đồ uống nóng và đồ uống ở nhiệt độ phòng, đối với nhóm người đang bị cảm lạnh hoặc cảm cúm, cho thấy: đồ uống nóng giúp giảm ngay lập tức và lâu dài các triệu chứng sổ mũi, ho, hắt hơi, đau họng, ớn lạnh và mệt mỏi… trong khi cùng loại đồ uống đó ở nhiệt độ phòng, chỉ giúp giảm các triệu chứng sổ mũi, ho và hắt hơi. Do đó, họ kết luận rằng những lợi ích có thể là do chất lỏng nóng thúc đẩy tiết nước bọt và chất nhầy đường thở để bôi trơn và làm dịu đường hô hấp trên.

Dùng nước ấm giúp làm giảm các triệu chứng cảm cúm

Theo đó, nước dùng (nước dùng gà, rau hoặc xương) là một lựa chọn tuyệt vời khi bạn bị cúm, vì nó giàu chất dinh dưỡng và tính nóng có thể làm dịu cơn đau họng. Tuy nhiên, nên lựa chọn loại có hàm lượng natri thấp, bởi vì khi cơ thể yếu, nếu dùng thực phẩm có hàm lượng natri cao có thể gây mệt mỏi.

2.SÚP GÀ

Súp gà thường là món được khuyến khích bổ sung khi bị cúm, cảm lạnh hoặc mệt mỏi. Các thành phần trong súp gà kết hợp với nhau có thể làm giảm viêm và hỗ trợ hệ thống miễn dịch, từ đó giúp giảm các triệu chứng bệnh cúm, giúp người bệnh nhanh phục hồi.

Súp gà

Có thể nấu súp gà với rau xanh hoặc đậu xanh để cân bằng dưỡng chất.

3.TỎI

Tỏi có lịch sử lâu đời được sử dụng cho mục đích y học trong các nền văn hóa trên thế giới. Ví dụ, ở Trung Quốc và Ấn Độ cổ đại, tỏi được sử dụng điều trị các vấn đề về hô hấp và tiêu hóa, trong khi ở thời Trung Cổ, một số người coi nó như một phương thuốc chữa viêm khớp, đau răng, ho mãn tính và côn trùng cắn.

Tỏi giúp hỗ  trợ chữa trị cảm cúm

Ngày nay, một số nghiên cứu cho thấy, tỏi có thể hữu ích trong việc giúp chống lại bệnh cúm. Việc bổ sung tỏi có thể tăng cường chức năng tế bào miễn dịch và giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng cúm. Thêm tỏi vào trong các món ăn hoặc có thể dùng tỏi sống.

4.TRÁI CÂY VÀ RAU CỦ GIÀU VITAMIN C

Sự thiếu hụt vitamin C sẽ làm suy yếu đáng kể hệ thống miễn dịch và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng. Một số nghiên cứu cho thấy vitamin C có thể giúp giảm mức độ nghiêm trọng và kéo dài của cảm lạnh thông thường, vốn có chung một số triệu chứng với bệnh cúm.

Trái cây và rau củ giàu vitamin C

Một số loại trái cây giàu vitamin C các bạn có thể bổ sung khi bị cúm như: trái cây có múi như cam và bưởi, kiwi, khoai tây, ớt, bông cải xanh, bắp cải, dâu tây, cà chua, dưa lưới,...

5.RAU LÁ XANH

Rau lá xanh cũng chứa nhiều vitamin C, giúp tăng cường miễn dịch, chống viêm. Ví dụ như: rau bina, bắp cải, bắp cải xoăn… các loại rau này cung cấp sắt cho cơ thể.

Sắt cần thiết cho việc sản xuất các tế bào miễn dịch, đặc biệt là các tế bào bạch cầu, giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng.

6.MẬT ONG

Khi bị cúm, nhất là có các triệu chứng như đau họng, ho, ngứa họng,... bạn có thể dùng mật ong để làm dịu họng, giảm các cơn ho. Vì mật ong có đặc tính kháng khuẩn và làm lành vết thương, nên khi bị nhiễm virus cúm, bạn hoàn toàn có thể dùng mật ong để hỗ trợ điều trị.

Mật ong

Bạn có  thể sử dụng mật ong với nhiều cách như pha với nước ấm, hấp với quất, pha với nước chanh, kết hợp với gừng hoặc tỏi.

Lưu ý không dùng mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi vì có thể gây ngộ độc.

7.TRÀ NÓNG

Một trong những cách tốt nhất để thưởng thức mật ong là thêm một thìa cà phê vào trà nóng. Loại đồ uống ấm này giúp làm dịu cơn đau họng và hơi nước có thể giúp thông cổ họng.

Trà có chứa một nhóm chất chống oxy hóa được gọi là polyphenol. Các nghiên cứu cho thấy, chất này có tác dụng bảo vệ chống lại các bệnh mãn tính.

Trà nóng

Hoa cúc đã được phát hiện là có đặc tính kháng khuẩn, trong khi trà bạc hà có thể giúp làm dịu các triệu chứng tiêu hóa. Trà xanh có chứa một loại polyphenol được gọi là catechin, có thể làm tăng số lượng tế bào T điều hòa, giúp kiểm soát hệ thống miễn dịch.

Mặc dù có nhiều loại trà để lựa chọn, nhưng bạn nên tránh xa bất kỳ loại trà nào có chứa caffeine, chẳng hạn như trà đen, có thể gây mất nước.

8.GỪNG VÀ NGHỆ

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng chiết xuất gừng cung cấp các đặc tính chống vi khuẩn. Trong khi curcumin một hợp chất tự nhiên có trong nghệ, có tác dụng chống oxy hóa và chống viêm.

Mặc dù có lợi cho những người bị cúm, nhưng gừng và nghệ không mang tính điều trị, chỉ góp phần hỗ trợ làm giảm các triệu chứng và quá trình phục hồi của người bệnh.

Gừng và nghệ

Các bạn có thể cho gừng và nghệ vào các món ăn phù hợp. Nhưng cần lưu ý, mọi người chỉ nên sử dụng gừng và nghệ vừa đủ, nếu ăn quá nhiều có thể gây ra một vài tác dụng phụ như:

-Sử dụng gừng với liều lượng lớn sẽ gây ra tình trạng khó chịu ở bụng, ợ chua, tiêu chảy, kích ứng miệng và cổ họng.

-Do hoạt tính chống đông máu, curcumin trong nghệ có thể gây ra chảy máu quá nhiều nếu dùng chung với thuốc làm loãng máu như aspirin, clopidogrel hoặc warfarin. Vì vậy nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng.

9.SỮA CHUA

Khi bị cảm cúm, bạn có thể bị tiêu chảy hoặc nôn mửa. Sử dụng sữa chua có thể khôi phục vi khuẩn khỏe mạnh sống trong đường ruột và cải thiện sức khỏe. 

Mọi người có thể kết hợp sữa chua với hoa quả, các loại hạt để bổ sung đa dạng dưỡng chất hơn.



 

Viết bình luận của bạn:

Đối tác chiến lược

Hotline 1900 633 486
popup

Số lượng:

Tổng tiền: