Th 03
1.GIỚI THIỆU Ăn chay là một chủ đề được quan tâm trong xã hội ngày nay. Theo các nghiên cứu, số lượng người ăn chay tăng lên đáng kể trong những năm gần đây. Một trong những lý do chính là do nhận thức của con người về sức khỏe và tác động tiêu cực của thói quen ăn thịt đến môi trường. Ăn chay đúng cách có tầm quan trọng với sức khỏe của con người. Chế độ ăn chay giúp cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết và giảm nguy cơ mắc bệnh liên quan bao gồm tim mạch, tiểu đường, béo phì, và bệnh ung thư. Ngoài ra, ăn chay đúng cách còn giúp cải thiện chức năng tiêu hóa, tăng cường miễn dịch và giúp cơ thể khỏe mạnh hơn. Việc lựa chọn thực phẩm ăn chay đúng cách, cân bằng dinh dưỡng và bổ sung protein, canxi, sắt và vitamin B12 từ các nguồn thực phẩm thực vật là rất quan trọng. Do đó cần có kiến thức và hiểu biết để áp dụng cách ăn chay đúng cách và đảm bảo sức khỏe tối đa cho bản thân. 2.LỰA CHỌN THỰC PHẨM Lựa chọn thực phẩm rất quan trọng trong chế độ ăn chay để đảm bảo cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Các loại thực phẩm chay giàu chất dinh dưỡng bao gồm chất đạm, chất béo, carbohydrate, vitamin và khoáng chất. Các nguồn đạm chay bao gồm các loại hạt, đậu, quiona, các loại rau củ quả, đậu phụ. Các loại chất béo chay có trong hạt hạnh nhân, hạt chia, bơ hạt điều và dầu oliu. Các loại carbohydrate chay có trong lúa mì, lúa mạch, khoai tây, bắp, hoa quả và rau củ. Các loại vitamin và khoáng chất chay có trong cà chua, cà rốt, bí ngô, bí đỏ, cam, quýt, nho, dâu tây, đào, mận và các loại rau xanh. Các loại thực phẩm chay nên tránh hoặc hạn chế bao gồm các sản phẩm chay chế biến sẵn, thực phẩm chay có chứa nhiều đường và muối. Các thực phẩm chay chế biến sẵn có thể chứa các chất bảo quản và phụ gia khác, gây hại cho sức khỏe nếu dùng quá nhiều. 3.CÂN BẰNG DINH DƯỠNG TRONG ĂN CHAY Cân bằng dinh dưỡng bao gồm đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất cần thiết sau đây: đạm, tinh bột, chất béo và vitamin, khoáng chất. Để cân bằng dinh dưỡng trong chế độ ăn chay thì cần cân bằng được 4 nhóm chất trên: Đạm Là một trong các chất dinh dưỡng quan trọng để xây dựng và sửa chữa các tế bào trong cơ thể. Các nguồn đạm chay bao gồm các loại đậu (đậu nành, đậu gà, đậu xanh, đậu lăng, đậu Hà Lan), hạt (hạt hạnh nhân, hạt dẻ cười, hạt óc chó), quiona, các loại rau củ quả (bông cải xanh, cải xoăn) và đậu phụ. Chất béo Là một nguồn năng lượng quan trọng cho cơ thể và cũng giúp hấp thu các vitamin và khoáng chất. Các loại chất béo chay có trong quả hạch, hạt chia, bơ hạt điều và dầu oliu. Thông thường chất béo cung cấp 9 calo cho mỗi gram, gấp khoảng 2 lần so với năng lượng cung cấp bởi carbohydrate và protein. Ngoài ra, chất béo còn giúp cơ thể hấp thu các vitamin tan trong chất béo như vitamin A, D, E, K cũng như hấp thu và sử dụng các chất như canxi, magie và kẽm. Tuy nhiên, cần phân biệt giữa các loại chất béo. Chất béo không bão hòa, được tìm thấy trong các loại dầu thực vật như dầu oliu, hạt lanh và dầu đậu nành, có lợi cho sức khỏe khi sử dụng ở mức độ hợp lý. Chất béo bão hòa, được tìm thấy trong thịt đỏ, phô mai và bơ, khi sử dụng quá mức có thể gây hại cho sức khỏe. Carbohydrate Cũng là một nguồn năng lượng quan trọng cho cơ thể và cần được cung cấp để duy trì hoạt động của cơ thể. Các loại carbohydrate chay có trong lúa mì, lúa mạch, khoai tây, bắp, hoa quả và rau củ. Vitamin và khoáng chất Các loại vitamin và khoáng chất chay có trong cà chua, cà rốt, bí ngô, bí đỏ, cam, quýt, nho, dâu tây, đào, mận và các loại rau xanh… Để đảm bảo cân bằng dinh dưỡng trong chế độ ăn chay, nên ăn đa dạng các loại thực phẩm chay, bao gồm các loại rau củ quả, đậu, hạt, sản phẩm từ đậu phụ, đảm bảo đủ 4 nhóm dưỡng chất thiết yếu đạm, tinh bột, chất béo, vitamin và khoáng chất trong mỗi buổi ăn. 4.BỔ SUNG ĐỦ 4 LOẠI CANXI, SẮT, VITAMIN B12, PROTEIN TỪ CÁC NGUỒN THỰC VẬT Bổ sung đủ protein, sắt, canxi, vitamin B12 trong chế độ ăn chay rất quan trọng để đảm bảo cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Canxi và sắt là khoáng chất cần thiết cho sức khỏe xương và hồng cầu. Vitamin B12 là một loại vitamin cần thiết cho sự phát triển và hoạt động của hệ thần kinh và tế bào máu. Để cung cấp đủ canxi và sắt, nên ăn các loại rau xanh như cải rổ, rau bina, cải xoăn và cải bó xôi. Các loại hạt như hạt óc chó, hạt chia, hạt lanh và hạt điều cũng là nguồn cung cấp canxi và sắt tốt. Tuy nhiên các nguồn thực phẩm thực vật không chứa đủ vitamin B12, vì vậy cần bổ sung vitamin B12 từ các nguồn thực phẩm chức năng. 5.KẾT LUẬN CÁCH ĂN CHAY ĐÚNG CÁCH Cách ăn chay đúng cách có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nó giúp giảm nguy cơ mắc bệnh mãn tính như bệnh tim mạch, ung thư và tiểu đường. Các chất dinh dưỡng trong thực phẩm chay giúp cải thiện sức khỏe đường ruột và giảm nguy cơ bệnh tật liên quan đến đường ruột. Ngoài ra, cách ăn chay đúng cách còn giúp giảm cân và cân bằng đường huyết.
Th 02
Cơ thể luôn cần cung cấp đầy đủ dưỡng chất giúp con người có thể duy trì sự sống, vận động và phát triển một cách toàn diện nhất. Dựa vào nguồn chất dinh dưỡng mà thực phẩm cung cấp thì người ta chia ra 4 nhóm chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với cơ thể, mỗi giai đoạn phát triển hay mỗi người lại có nhu cầu cung cấp năng lượng khác nhau. 1.CARBOHYDRATE (CÒN GỌI LÀ NHÓM CHẤT ĐƯỜNG BỘT) Là nguồn cung cấp nhiên liệu chính cho hệ thống thần kinh trung ương và năng lượng cho các cơ quan trong cơ thể làm việc. Thành phần cấu tạo nên tế bào và các mô, điều hòa hoạt động của cơ thể, cung cấp chất xơ cần thiết. Phân loại carbohydrate: Thông thường được chia làm 2 loại là carbohydrate đơn giản và carbohydrate phức tạp. Carbohydrate đơn giản có cấu tạo đơn giản và dễ tiêu hóa, hấp thụ nhanh hơn, chúng có trong các loại thực phẩm như trái cây, các sản phẩm sữa, đường ăn, kẹo, nước ngọt, siro… Carbohydrate phức tạp thời gian tiêu hóa lâu hơn. Chúng có trong các thực phẩm như trong thực phẩm chứa tinh bột, bao gồm: các loại đậu, khoai, ngô, củ cải, bánh mì nguyên cám và ngũ cốc. CARBOHYDRATE CHUYỂN HÓA TRONG CƠ THỂ NHƯ THẾ NÀO? Sau khi chúng ta ăn những thực phẩm có chứa chất đường bột, cơ thể sẽ phân giải thành các đơn vị đường nhỏ hơn hấp thụ vào máu và theo máu đến gan, tại gan xảy ra quá trình chuyển hóa các đường này thành glucose và được sử dụng ngay để tạo ra năng lượng. Phần dư sẽ được dự trữ dưới dạng glycogen ở gan và cơ, tới một mức nhất định không thể lưu trữ thêm được thì carbohydrate lúc này mới chuyển thành mỡ. Khi đói lượng đường trong máu giảm xuống thì glycogen ở cơ và gan sẽ được chuyển thành glucose để cung cấp nguồn năng lượng ngay lập tức cho cơ thể hoạt động. Khi cơ thể tiêu thụ lượng carbohydrate quá mức cần thiết thì lượng dư thừa sẽ dần tích lũy thành mỡ. Ngược lại, nếu cơ thể được cung cấp thiếu carbohydrate, lượng glycogen cạn kiệt đi thì phải lấy protein làm nhiên liệu, khi đó thận sẽ bị tạo áp lực và tạo ra những chất gây hại. Đối với những người bệnh huyết áp, đái tháo đường hay có nguy cơ bệnh thì khuyến cáo nên sử dụng những carbohydrate có chỉ số đường thấp như ngũ cốc nguyên hạt. 2.PROTEIN (HAY CHẤT ĐẠM) Chất đạm là cần thiết để xây dựng và duy trì cơ bắp, máu, da, xương và các cơ quan tổ chức khác của cơ thể. Protein cũng cung cấp năng lượng. Là nguyên liệu tạo các men, các hormone trong cơ thể giúp điều hòa hoạt động của cơ thể. Nguyên liệu tạo các kháng thể giúp cơ thể chống đỡ bệnh tật, vận chuyển các dưỡng chất và thuốc. Khi cơ thể tiêu thụ các thực phẩm có chứa protein tại đường tiêu hóa các men tiêu hóa protein sẽ cắt ra thành các axit amin hấp thụ. Trong số 20 loại axit amin mà cơ thể con người sử dụng thì có 9 loại được gọi là thiết yếu mà cơ thể không tự tổng hợp được mà cần lấy từ thực phẩm, nếu thiếu các axit amin này thì cơ thể không tạo được đủ lượng protein cần thiết. NGUỒN CUNG CẤP PROTEIN: Các loại thịt, cá, đậu, đỗ, sữa và các chế phẩm trứng, sữa. Protein từ động vật chứa nhiều axit amin thiết yếu hơn nhưng kết hợp nhiều loại thực phẩm thì sẽ mang tới sự phối hợp để có đầy đủ các axit amin mà cơ thể cần. Protein rất quan trọng với cơ thể đặc biệt là trẻ em đang lớn. Sữa mẹ chứa các axit amin được kết hợp hoàn hảo nên các bà mẹ cần được khuyến khích nuôi con bằng sữa mẹ và khi trẻ bắt đầu ăn bổ sung thì cần được ăn các thực phẩm có đầy đủ lượng protein cần thiết. 3.CHẤT BÉO Cung cấp năng lượng, giúp hấp thu các vitamin tan trong dầu như A, D, E, K. Thành phần chính của màng tế bào và nhất là các tế bào thần kinh giúp sự phát triển các tế bào não và hệ thần kinh, là thành phần cấu tạo một số loại hormone ví dụ như testosterone, cortisol,... Có tác dụng cung cấp năng lượng. Chất béo cũng làm cho việc chế biến thực phẩm ngon và hấp dẫn hơn. Cấu tạo chất béo: Chất béo được tạo bởi các axit béo, bao gồm các loại acid béo no (chủ yếu đến từ các chất béo động vật, dầu cọ, dầu dừa), và không no (có nhiều hơn trong dầu thực vật như dầu olive, hướng dương, đậu nành, mỡ gà, mỡ cá…). Chất béo đến từ thức ăn gồm triglyceride và cholesterol, được hấp thu vào cơ thể ở ruột non. Cholesterol được gan tổng hợp là chính, ngoài ra từ các tế bào và từ thực phẩm chúng ta ăn vào. Cholesterol là chất sinh học có nhiều chức năng quan trọng, tuy nhiên khi cholesterol trong máu làm tăng nguy cơ các bệnh xơ vữa động mạch. Người ta nhận thấy khi các thức ăn có thành phần là acid béo no làm tăng LDL là một chất vận chuyển cholesterol từ máu đến các tổ chức và có thể tích lũy ở thành mạch gây xơ vữa. Ngược lại, các acid béo chưa no làm tăng các lipoprotein có tỷ trọng cao vận chuyển cholesterol từ các mô đến gan thoái hóa. NGUỒN CUNG CẤP Các loại dầu mỡ, bơ trong thành phần của thịt, trứng, sữa, các loại hạt có dầu. Phòng và điều trị cholesterol trong máu cao nên có một chế độ ăn giảm chất béo động vật, tăng dầu thực vật, bớt ăn thịt, tăng ăn cá và các chế phẩm đậu nành. 4.VITAMIN VÀ KHOÁNG CHẤT Vitamin và khoáng chất còn được gọi là các vi chất dinh dưỡng, nhóm chất này không sinh ra năng lượng. Vi chất dinh dưỡng là những chất mà cơ thể chỉ cần một lượng rất nhỏ nhưng lại có vai trò rất quan trọng, khi thiếu sẽ dẫn đến những ảnh hưởng nghiêm trọng cho cơ thể, đặc biệt là trẻ nhỏ. Cơ thể cần trên 20 loại vitamin và trên 20 loại khoáng chất cần thiết. MỘT SỐ KHOÁNG CHẤT CẦN THIẾT Sắt Sắt gần với protein để tạo thành hemoglobin, còn gọi là huyết sắc tố trong hồng cầu để vận chuyển oxy đến khắp cơ thể, và tham gia vào các thành phần các men oxy hóa khử. Thiếu máu do thiếu sắt là vấn đề dinh dưỡng phổ biến và có thể nghiêm trọng ở trẻ em và phụ nữ lứa tuổi sinh đẻ, dẫn đến tình trạng giảm năng suất lao động, ảnh hưởng đến trí tuệ, tăng trưởng và phát triển, tăng khả năng mắc bệnh, tăng các tai biến sản khoa. Nguồn cung cấp: sắt có nhiều trong thịt đỏ, cá, phủ tạng động vật. Vitamin C hỗ trợ cho việc hấp thu và sử dụng sắt từ các thực phẩm động vật tốt hơn. Canxi và phospho Cần để duy trì hoạt động cơ thể và để có được hệ xương răng khỏe mạnh. Canxi còn tham gia vào các phản ứng sinh hóa khác: đông máu, co cơ, dẫn truyền thần kinh, hấp thu vitamin B12, hoạt động của men tụy trong tiêu hóa mỡ… Chế độ ăn cân bằng hai chất khoáng này để đảm bảo được hấp thu tốt và tránh gây kéo canxi từ xương gây hiện tượng còi xương ở trẻ. Nguồn cung cấp: Sữa và các chế phẩm của sữa là nguồn canxi và phospho cân bằng. I-ốt Là chất cần cho tăng trưởng và phát triển bình thường, i-ốt giúp tuyến giáp hoạt động bình thường, phòng bệnh bướu cổ và thiểu năng trí tuệ. Thiếu i-ốt bào thai do mẹ thiếu i-ốt dẫn đến hậu quả nặng nề như tăng tỷ lệ tử vong trước và sau sinh, trẻ sinh ra kém thông minh, đần độn… Nguồn cung cấp: I-ốt có trong hải sản và thực phẩm nuôi trồng bằng đất giàu i-ốt. Hiện nay, i-ốt được bắt buộc bổ sung vào muối ăn để có lượng i-ốt cần thiết cho cơ thể. MỘT SỐ VITAMIN CẦN THIẾT Vitamin A Là vitamin tan trong dầu cần thiết cho việc xây dựng và duy trì các mô khỏe mạnh, đặc biệt là mắt, dạ, xương, biểu mô đường tiêu hóa và hô hấp. Nó cũng có vai trò quan trọng đối với miễn dịch. Thiếu vitamin A gây bệnh khô mắt, có thể gây mù, làm trẻ chậm lớn, giảm chức năng bảo vệ cơ thể, trẻ dễ mắc bệnh nhiễm trùng. Vitamin A có trong các thực phẩm có nguồn gốc động vật như sữa mẹ, gan, trứng, các sản phẩm sữa, rau quả có màu vàng và đỏ (cà rốt, khoai nghệ, đu đủ, xoài, cà chua, bí đỏ), rau có màu xanh thẫm có chứa nhiều tiền chất vitamin A khi ăn vào sẽ được chuyển thành vitamin A. Các vitamin nhóm B (B1, B2, B6, B9,...) Là nhóm vitamin tan trong nước, có tác dụng cần thiết cho việc chuyển hóa carbs, chất béo và protein thành năng lượng để xây dựng và tái tạo mô của cơ thể. Trong đó axit folic (vitamin B9) quan trọng cho việc tạo màu và nếu thiếu trong thời gian mang thai sẽ dẫn đến dị tật ống thần kinh cho trẻ. Thực phẩm giàu vitamin B có trong rau màu xanh thẫm, đậu, đỗ, lạc, ngũ cốc, cá và trứng. Vitamin C Cần thiết cho việc hấp thu sắt từ thức ăn, tham gia tạo mô liên kết và có tác dụng chống oxy hóa. Có nhiều trong các loại rau quả tươi như các loại quả có múi (cam, quýt, bưởi),... ớt xanh, dâu tây, cà chua, bông cải xanh, khoai tây, khoai lang… Vitamin D Vitamin D giúp cơ thể hấp thu canxi và phospho để hình thành và duy trì hệ xương và răng bền vững. Thiếu vitamin D gây giảm quá trình kháng hóa ở xương dẫn đến còi xương ở trẻ nhỏ, loãng xương ở người lớn. Vitamin D có nhiều trong dầu cá, trứng, sữa và một số nguồn lớn vitamin D được quang hợp trong da nhờ tác động của ánh nắng mặt trời. Nước Tuy không thuộc nhóm chất dinh dưỡng nào kể trên nhưng nước không thể thiếu và rất cần thiết cho việc tạo tế bào và dịch cơ thể, giúp các phản ứng hóa học xảy ra và tạo nước tiểu để tống các chất thải ra khỏi cơ thể. Cần phải đảm bảo duy trì lượng nước sạch vào để thay thế dịch mất đi. Một chế độ ăn uống phù hợp là biết phối hợp các chất dinh dưỡng, cung cấp đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể.
Th 02
Mặc dù trẻ em không nhất thiết phải cần một lượng đáng kể của mỗi và mọi loại vitamin trong phức hợp B, nhưng trẻ cần phần lớn chúng. Vitamin nhóm B rất quan trọng đối với sự trao đổi chất, giúp thúc đẩy sự phát triển lành mạnh của cả não và cơ thể, do đó cần bổ sung vitamin nhóm B cho trẻ mỗi ngày. 1.VITAMIN NHÓM B LÀ GÌ? Có tổng cộng 8 loại vitamin nhóm B khác nhau trong phức hợp vitamin nhóm B. Một điều quan trọng mà bạn cần biết về phức hợp vitamin nhóm B là chúng tan trong nước. Điều này có nghĩa là chúng hoàn toàn tan trong nước và không được lưu trữ lâu dài trong cơ thể. Vì vậy, để duy trì một lượng vitamin nhóm B ổn định, bạn cần phải bổ sung mỗi ngày thông qua chế độ ăn uống hoặc chế độ bổ sung. Dưới đây là các loại vitamin khác nhau có trong phức hợp vitamin nhóm B và tên gọi của chúng. -Vitamin B1 hoặc thiamine. -Vitamin B2 hoặc riboflavin. -Vitamin B3 hoặc niacin, niacinamide. -Vitamin B5 hoặc axit pantothenic. -Vitamin B6 hoặc pyridoxine. -Vitamin B7 hoặc biotin. -Vitamin B9 hoặc axit folic. -Vitamin B12 hoặc cyanocobalamin, methylcobalamin. 2.VÌ SAO NÊN BỔ SUNG VITAMIN NHÓM B CHO BÉ? Mặc dù trẻ em không nhất thiết phải dùng một lượng đáng kể của mỗi và mọi loại vitamin trong phức hợp vitamin B, nhưng trẻ cần phần lớn chúng. Vitamin nhóm B rất quan trọng đối với sự trao đổi chất, giúp thúc đẩy sự phát triển lành mạnh của cả não và cơ thể, do đó cần bổ sung vitamin nhóm B cho trẻ. Tuy nhiên, mỗi loại vitamin nhóm B làm việc trong cơ thể theo những cơ chế khác nhau như: Vitamin B1: Thiamine thúc đẩy sự phát triển và củng cố các dây thần kinh và cơ của trẻ nhỏ. Nó cũng giúp cơ thể chuyển đổi carbohydrate thành năng lượng. Vitamin B2: Riboflavin thúc đẩy sản xuất các tế bào hồng cầu khỏe mạnh trong cơ thể. Nó cũng hỗ trợ sản xuất năng lượng và chức năng hệ tiêu hóa. Vitamin B3: Niacin giúp cơ thể chuyển đổi chất béo và carbohydrate. Nó cũng giúp cơ thể tạo ra các tế bào hồng cầu và kích thích tổ tuyến thượng thận điều chỉnh sự trao đổi chất, hệ miễn dịch và huyết áp, do đó bé cần được bổ sung vitamin B. Vitamin B6: Pyridoxine thúc đẩy sự phát triển trí não khỏe mạnh ở trẻ. Nó cũng kết nối với các hóa chất như serotonin và norepinephrine, giúp điều chỉnh tâm trạng, chức năng bình thường của cơ thể và phản ứng với căng thẳng. Vitamin B7: Biotin thúc đẩy sự phát triển của tóc, móng và da khỏe mạnh. Nó cũng cần thiết trong quá trình trao đổi chất của cholesterol, axit amin, và axit béo. Vitamin B9: Axit folic giúp hình thành các tế bào hồng cầu khỏe mạnh cũng như góp phần sản xuất DNA thích hợp. Vitamin B12: Cyanocobalamin tham gia vào quá trình hình thành các tế bào hồng cầu, đồng thời thúc đẩy hệ thần kinh khỏe mạnh. 3.NGUỒN CUNG CẤP BỔ SUNG VITAMIN NHÓM B CHO TRẺ Phức hợp vitamin nhóm B được tìm thấy trong rất nhiều thực phẩm như: Lá rau xanh. Các sản phẩm từ sữa như sữa, pho mát và sữa chua. Thịt đỏ và thịt gia cầm. Cá, trứng. Các loại hạt và hạt giống. Các loại ngũ cốc. Khoai tây. Trái cây, đặc biệt là chuối, bưởi và dưa hấu. Như bạn có thể thấy, phức hợp vitamin nhóm B được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm khác nhau. Tuy nhiên, với những trẻ kén ăn, việc bổ sung vitamin B thông qua các nguồn thực phẩm dường như là một thử thách khó khăn. Nhiều thực phẩm chứa vitamin nhóm B là những thứ mà trẻ em từ chối, như rau, ngũ cốc nguyên hạt, thịt đỏ và cá. Vậy cha mẹ phải làm gì? Một điều bạn có thể làm là sáng tạo trong cách nấu ăn của mình để cung cấp những món ăn này dưới hình thức vui nhộn và thân thiện với trẻ nhỏ hơn. Có rất nhiều công thức nấu ăn có thể biến những thứ rau củ và lựa chọn lành mạnh khác thành những bữa ăn ngon mà bạn thực sự muốn ăn. Tuy nhiên không phải phụ huynh nào cũng có thời gian để có thể vào bếp. Do đó, trong những trường hợp này, bạn nên xem xét các phương án để bổ sung vitamin nhóm B cho trẻ, chẳng hạn như thông qua các chất bổ sung hoặc vitamin cho trẻ.
Th 02
Tiểu đường (đái tháo đường) là bệnh ảnh hưởng tới khả năng sử dụng đường trong máu để tạo năng lượng cho cơ thể. Có 3 loại tiểu đường là tiểu đường tuýp 1, tiểu đường tuýp 2 và bệnh tiểu đường thai kỳ. Các bác sĩ thường chẩn đoán bệnh tiểu đường tuýp 1 ở trẻ em có thể gây ảnh hưởng đến khả năng sản xuất insulin của cơ thể. Hormone này đóng vai trò quan trọng giúp cơ thể chuyển hóa đường trong máu. Nếu không có đủ lượng insulin, lượng đường trong máu dư thừa có thể gây hại cho cơ thể. Bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 chiếm 5% trong tổng số các ca mắc tiểu đường. Bệnh tiểu đường tuýp 2 là bệnh ảnh hưởng tới khả năng sử dụng insulin một cách hợp lý của cơ thể. Những người bị bệnh tiểu đường tuýp 2 có thể tạo ra insulin, nhưng không đủ để bắt kịp với mức độ tăng cao của đường trong máu. Các bác sĩ cho rằng bệnh tiểu đường tuýp 2 có liên quan với các yếu tố về lối sống như bệnh béo phì. Tiểu đường trong thời kỳ thai nghén là tình trạng nồng độ đường trong máu rất cao khi mang thai ở phụ nữ. Tình trạng này thường chỉ là tạm thời. Sau đây là một số yếu tố nguy cơ dẫn tới tiểu đường mà bạn nên lưu ý để có thể sớm có biện pháp ngăn ngừa bệnh. 1.DO DI TRUYỀN Bệnh tiểu đường có di truyền không? Các bác sĩ chưa xác định được nguyên nhân chính xác của bệnh tiểu đường tuýp 1, tuy nhiên, tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 được coi là một yếu tố nguy cơ di truyền. Cha bị bệnh tiểu đường tuýp 1 có 1/17 nguy cơ con sinh ra mắc bệnh tiểu đường tiểu đường tuýp 1. Nếu mẹ bị bệnh tiểu đường tuýp 1, 1/25 nguy cơ con sinh ra mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 trong trường hợp người mẹ chưa tới 25 tuổi. Phụ nữ mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 sinh con ở tuổi 25 trở lên có 1/100 nguy cơ sinh con mắc bệnh tiểu đường tuýp 1. Cha hoặc mẹ bị bệnh tiểu đường tuýp 2 cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường ở trẻ. Do bệnh tiểu đường thường liên quan đến lối sống, cha mẹ có thể có các lối sống ảnh hưởng không tốt tới con trẻ. Điều này làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Một đứa trẻ có cả cha lẫn mẹ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 có ½ nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Trẻ có cha hoặc mẹ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 chẩn đoán trước 50 tuổi có 1/7 nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ nếu có một thành viên trong gia đình mắc bệnh tiểu đường. 2.DO MÔI TRƯỜNG Nếu bị nhiễm virus A (không rõ loại) khi còn nhỏ có thể gây ra bệnh tiểu đường tuýp 1 ở một số người. Bạn cũng có nhiều nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 nếu sống trong môi trường khí hậu lạnh. Vì vậy, tỷ lệ bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 vào mùa đông sẽ cao hơn mùa hè. 3.DO LỐI SỐNG Tiểu đường tuýp 1 có liên quan đến chế độ ăn uống. Những trẻ không được bú sữa mẹ hoặc trẻ sinh sớm ăn thức ăn thô có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao. Bệnh tiểu đường tuýp 2 thường do yếu tố lối sống: Béo phì. Không tập thể dục. Hút thuốc lá. Chế độ ăn không lành mạnh. 4.DO BỆNH LÝ Bạn có nhiều nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 nếu nằm trong danh sách những bệnh sau đây: Mắc bệnh gai đen, tình trạng bệnh trên da làm cho da trông tối màu hơn bình thường. Tăng huyết áp. Cholesterol cao. Hội chứng buồng trứng đa nang. Tiền tiểu đường hoặc lượng đường trong máu cao hơn bình thường, nhưng không phải ở cấp độ tiểu đường. Nồng độ triglyceride từ 250 trở lên. Phụ nữ mắc tiểu đường trong thai kỳ sinh con có trọng lượng từ 3kg6 trở lên, trẻ có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường thai kỳ. 5.DO TUỔI TÁC Bạn có nhiều khả năng mắc bệnh tiểu đường khi đã cao tuổi.