CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ DƯỢC PHẨM HADU

[HADU PHARMA] TUYỂN DỤNG NHÂN VIÊN KINH DOANH
28

Th 02

[HADU PHARMA] TUYỂN DỤNG NHÂN VIÊN KINH DOANH

  • admin
  • 0 bình luận

CƠ HỘI LỚN cho bạn các bạn đến rồi đây, ứng cử ngay vào vị trí nhân viên Kinh doanh tại Công ty Cổ Phần Quốc Tế Dược Phẩm Hadu Pharma ngay thôi!!! Công việc chính của nhân viên kinh doanh tại Hadu Pharma: Tìm kiếm các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có nhu cầu gia công TPCN, TPBVSK. Đàm phán, xúc tiến, thực hiện ký kết hợp đồng với khách hàng theo quy trình. Chăm sóc khách hàng cũ, mở rộng phát triển mối quan hệ với khách hàng. Yêu cầu công việc: Kỹ năng giao tiếp tốt, tinh thần học hỏi và làm việc tốt. Có kinh nghiệm làm Nhân viên kinh doanh từ 6 tháng trở lên. Có kinh nghiệm sale ngành dược, bằng cấp về ngành dược là một lợi thế. Phúc lợi nhận được: Lương cơ bản, lương hiệu quả công việc, thưởng KPI, thi đua hiệu suất. Thu nhập lên đến 30M + Tham gia đầy đủ BHXH, BHTN, BHYT theo quy định pháp luật Nghỉ chiều thứ bảy, chủ nhật & 12 ngày phép/năm Môi trường làm việc tốt, chuyên nghiệp, được đào tạo, nâng cấp chuyên môn thường xuyên. Thưởng theo chính sách công ty. Được xét tăng lương hàng năm. Du lịch/ tất niên mỗi năm. Văn phòng làm việc tại trụ sở công ty: Số 9 Nguyễn Xiển, Thanh Xuân, Hà Nội. Để ứng tuyển ứng viên gửi CV trực tiếp vào email công ty: hotro.hadu@gmail.com Hoặc liên hệ trực tiếp hotline công ty: 1900.633.486 - 0243.718.6362 - 094.234.7675

LÁ É LÀ LÁ GÌ? LÁ É CÓ TÁC DỤNG GÌ ĐỐI VỚI SỨC KHỎE?
28

Th 02

LÁ É LÀ LÁ GÌ? LÁ É CÓ TÁC DỤNG GÌ ĐỐI VỚI SỨC KHỎE?

  • admin
  • 0 bình luận

Lá é là nguyên liệu đặc sản của một số tỉnh miền trung nước ta, mang đậm hương vị riêng, giúp tăng giá trị dinh dưỡng của món ăn. Thế nhưng không phải ai cũng biết lá é là lá gì và tác dụng của loại lá này với sức khỏe. 1.LÁ É LÀ LÁ GÌ? Cây é còn có tên gọi là hương thảo, tiến thực, húng lông, húng quế lông… với tên khoa học là Ocimum basilicum.  Lá é thường có màu xanh biếc và mùi hương đặc trưng. Hình dáng lá hơi giống rau húng quế non. Tuy nhiên, lá é thường có vị nồng và thơm hơn so với rau quế. Hơn nữa, cánh lá é thường nhỏ hơn so với rau húng quế. Một số đặc điểm chung của cây é: Cây é thuộc loại cây  thân nhỏ, thường có chiều cao từ 0.5-1m. Thân cây é có lớp xung quanh. Lá é có hình trái xoan, đầu nhọn, mép có răng cưa và hai mặt có lông. Quả é có màu xám đen, hình bầu dục, mỗi quả chứa một hạt bên trong. Cây é còn có tên gọi khác nhau như é trắng, húng trắng, trà tiên, hương thảo, húng lông. Lá é có vị cay nồng, mùi thơm đặc trưng, lúc ăn có mùi hăng hắc và thường được sử dụng như loại rau thơm, rau húng trong các bữa ăn. 2.LÁ É CÓ TÁC DỤNG GÌ ĐỐI VỚI SỨC KHỎE? Để hiểu hơn về công dụng của lá é, các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra: CÓ TÍNH KHÁNG KHUẨN Lá é có tác dụng kháng khuẩn đáng kể nhờ khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn hiệu quả. Lá é còn có tính chống oxy hóa mạnh, giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch. Các thành phần chống oxy hóa có trong lá é như Polyphenol, Flavonoid, Thymol, Quercetin, acid caffeic, acid Rosmarinic, tannin, saponin và steroid. CÓ LỢI CHO SỨC KHỎE RĂNG MIỆNG Một hợp chất dễ bay hơi có trong lá é là estragole có đặc tính kháng khuẩn, kháng viêm và đã được sử dụng trong mỹ phẩm. Bên cạnh đó, lá é còn được coi là bài thuốc cổ truyền, có tác dụng chống lại vi khuẩn đường miệng, ngăn chặn sự hình thành tế bào vi khuẩn gram dương như: Streptococcus mutans, Streptococcus sanguinis và Enterococcus faecalis tham gia vào quá trình hình thành sâu răng. Hợp chất phân lập từ lá é Ocimum basilicium L được xác định là có tính kháng khuẩn, ức chế quá trình sinh sản tổng hợp peptidoglycan và ngăn chặn sự hình thành màng tế bào vi khuẩn… LÁ É PHÒNG NGỪA UNG THƯ Lá é có đặc tính dược lý như hoạt động chống ung thư, chống vi khuẩn, tác dụng chống viêm, điều hòa miễn dịch, hoạt động chống oxy hóa, hạ sốt, ngừa tiểu đường, chống viêm khớp. Như vậy lá é không chỉ là thực phẩm trong ăn uống mà nó còn là thuốc tiềm năng trong việc ngăn ngừa bệnh lý mãn tính. HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ HO, SỐT Lá é được sử dụng như một loại rau trong các bữa ăn của người Việt. Hơn thế nữa, lá é còn có tác dụng chữa ho, sốt, đau họng, đau răng và mắt. Lá é cũng đã được chứng minh có khả năng chống lại một số virus, vi khuẩn và bệnh nhiễm trùng. KIỂM SOÁT LƯỢNG ĐƯỜNG TRONG MÁU Lá é cũng từng được nghiên cứu và cho thấy khả năng kiểm soát lượng đường huyết hiệu quả. Chiết xuất lá é thông qua một số hoạt động chống oxy hóa từ các polyphenol và flavonoid có thể ức chế  α-glucosidase và α-amylase, có tác dụng hạ đường huyết, và kiểm soát bệnh tiểu đường. 3.NHỮNG LƯU Ý KHI SỬ DỤNG LÁ É Không dùng lá é trước khi phẫu thuật ít nhất 1 tuần. Nếu đang điều trị bệnh lý, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng lá hoặc cây é. Nếu dùng lá é như một loại thuốc, bạn chỉ nên uống cách các loại thuốc khác ít nhất 1 giờ để tránh tương tác thuốc. Nếu gặp các bệnh lý nghiêm trọng, bạn nên nhanh chóng gặp bác sĩ để được chẩn đoán bệnh và điều trị, không tự ý dùng lá é để điều trị theo cách chữa dân gian, tránh để tình trạng bệnh trầm trọng hơn.   

SÂM TỐ NỮ LÀ GÌ? TẠI SAO SÂM TỐ NỮ ĐƯỢC COI LÀ THẦN DƯỢC CẢI LÃO HOÀN ĐỒNG VỚI PHỤ NỮ?
28

Th 02

SÂM TỐ NỮ LÀ GÌ? TẠI SAO SÂM TỐ NỮ ĐƯỢC COI LÀ THẦN DƯỢC CẢI LÃO HOÀN ĐỒNG VỚI PHỤ NỮ?

  • admin
  • 0 bình luận

Từ lâu, sâm tố nữ được dùng như một loại “xuân dược” cho sức khỏe và vẻ đẹp của phụ nữ. Song uống sâm tố nữ bao lâu thì có tác dụng? Những lưu ý nào khi dùng loại sâm này không phải ai cũng biết. 1.SÂM TỐ NỮ LÀ GÌ? Sâm tố nữ còn được gọi là sắn dây củ tròn thuộc họ Đậu - có tên khoa học là Pueraria candollei var. mirifica với tác dụng nổi bật là chống lão hóa và làm chậm quá trình mãn kinh của phụ nữ. Sâm tố nữ là loại thực vật dây leo, ưa ánh sáng yếu, lá cây hình chân vịt, hoa 5 cánh mọc thành từng chùm, cụm hoa thường dài khoảng 30cm. Củ sâm tố nữ có nhiều kích thước khác nhau, hình dáng bên ngoài khá giống củ sắn của Việt Nam, trọng lượng kích thước của củ lớn hay nhỏ tùy thuộc vào điều kiện thổ nhưỡng tại nơi sinh trưởng. Sâm tố nữ thường được tìm thấy ở các vùng cao Thái Lan và một số nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. 2.TÁC DỤNG CỦA SÂM TỐ NỮ VỚI SỨC KHỎE Từ xa xưa, y học cổ truyền Thái Lan đã sử dụng sâm tố nữ như một loại dược liệu để trẻ hóa làn da, đen tóc, và cải thiện các triệu chứng trong thời kỳ mãn kinh ở phụ nữ. Các nghiên cứu dược lý hiện đại cũng cho thấy sâm tố nữ có chứa khoảng 17 hoạt chất tương tự nội tiết tố nữ (estrogen), bao gồm các thành phần phytoestrogen, deoxymiroestrol, isoflavonoid và miroestrol rất phong phú. Trong đó, deoxymiroestrol là hoạt chất có tác dụng mạnh gấp 1.000-10.000 lần so với 2 hoạt chất Daidzein và Genistein có trong chiết xuất của mầm đậu nành (cũng được biết đến như một trong những sản phẩm giúp gia tăng estrogen của phụ nữ). Nhờ đó, sâm tố nữ mang đến những công dụng tuyệt vời cho sắc vóc phụ nữ như: Giúp cơ thể sản xuất và duy trì estrogen ở mức ổn định giúp chống lão hóa và làm chậm quá trình mãn kinh của phụ nữ, nhờ đó mà cũng góp phần làm giảm nguy cơ mắc bệnh về loãng xương. Cải thiện ham muốn tình dục ở phụ nữ. Giảm triệu chứng tiền mãn kinh ở phụ nữ như cáu gắt, sạm da, bốc hỏa, mất ngủ, đau cơ, nhức đầu, hồi hộp, tiểu không tự chủ và đổ mồ hôi ban đêm… Tăng khả năng hấp thu collagen, hỗ trợ ngực săn chắc và đầy đặn hơn. Bồi bổ sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch. Cải thiện các vấn đề về da, giúp da trở nên mịn màng và tươi sáng hơn. Cải thiện trí nhớ và kích thích hệ tiêu hóa. 3.UỐNG SÂM TỐ NỮ BAO LÂU THÌ CÓ TÁC DỤNG? Trong một số thử nghiệm lâm sàng cho thấy, sử dụng 100mg sâm tố nữ hàng ngày, trong vòng 6 tháng sẽ làm giảm các triệu chứng do suy giảm estrogen ở giai đoạn tiền mãn kinh phụ nữ. Nếu uống sâm tố nữ trong 2 tháng sẽ có tác dụng cải thiện kích thước và săn chắc vòng ngực. 4.SÂM TỐ NỮ DÀNH CHO NGƯỜI BAO NHIÊU TUỔI? Sâm tố nữ được dùng để ngăn ngừa hoặc hỗ trợ điều trị các triệu chứng liên quan đến thiếu hụt estrogen ở phụ nữ. Sẽ không có một con số cụ thể để xác định sâm tố nữ dành cho người bao nhiêu tuổi. Điều này cũng phụ thuộc vào cơ địa và tình trạng sức khỏe của từng người. Dựa theo tác dụng của sâm tố nữ, thì loại dược liệu này sẽ thích hợp với phụ nữ trung niên khoảng 35 tuổi trở lên. Thông thường, phụ nữ ở độ tuổi này phải đối mặt với các dấu hiệu lão hóa, dấu hiệu suy giảm estrogen như: giảm ham muốn, đau rát khi quan hệ, khó chịu, mất ngủ, lo lắng, mệt mỏi, rối loạn kinh nguyệt… Liều lượng sâm tố nữ được dùng cũng phụ thuộc vào mục đích và thời gian sử dụng. Để đảm bảo an toàn sức khỏe, chị em cần tham khảo ý kiến bác sĩ để xác định liều lượng phù hợp để sử dụng. 5.NHỮNG AI KHÔNG NÊN DÙNG SÂM TỐ NỮ Mặc dù mang lại nhiều lợi ích sức khỏe và sắc đẹp nhưng sâm tố nữ không phù hợp với mọi đối tượng. Vậy những ai không nên dùng sâm tố nữ? Những đối tượng này bao gồm: Những người đang dùng thuốc có thành phần tamoxifen, bởi vì tác dụng sản sinh estrogen của sâm tố nữ có thể đối kháng tác dụng của tamoxifen. Những người mẫn cảm với những thành phần trong sâm tố nữ. Sâm tố nữ có nhiều hoạt chất ảnh hưởng tới hệ thống nội tiết. Vì thế, những người mắc bệnh u nang buồng trứng, ung thư tuyến giáp hoặc người có khối u, bệnh nhân bị gan, bệnh nhân ung thư vú dương tính với thụ thể estrogen… không nên sử dụng để tránh trường hợp khiến bệnh tình trở nên trầm trọng hơn. Những người đang mang thai hoặc cho con bú cũng không nên sử dụng sâm tố nữ. 6.MỘT SỐ LƯU Ý KHI SỬ DỤNG SÂM TỐ NỮ Không nên sử dụng quá liều sâm tố nữ vì có thể gây ra các tình trạng như: chảy máu âm đạo bất thường, buồn nôn, chóng mặt, đau đầu, đau ngực. Một số phản ứng khác nghiêm trọng hơn là ảnh hưởng đến gan, làm hình thành cục máu đông, đau tim, tăng nguy cơ ung thư, đột quỵ. Bên cạnh đó, hoạt chất deoxymiroestrol trong sâm tố nữ có đặc tính không bền khi gặp nhiệt độ cao sẽ bị oxy hóa nhanh. Vì vậy, cách sử dụng hiệu quả và đơn giản nhất đó là nên ăn trực tiếp. Ngoài ra, bạn cũng có thể phơi khô củ và nghiền thành bột hoặc sử dụng các sản phẩm đã được điều chế để sử dụng.  

DẤU HIỆU CẢNH BÁO CƠ THỂ THIẾU MAGIE
28

Th 02

DẤU HIỆU CẢNH BÁO CƠ THỂ THIẾU MAGIE

  • admin
  • 0 bình luận

Magie là một khoáng chất thiết yếu quan trọng giúp chỉnh nhịp tim, chức năng cơ, thần kinh và não và tăng mức năng lượng… Nếu thiếu magie sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp tới các chức năng này. Ở người trưởng thành khoảng 60% lượng magie dự trữ ở xương và 40% trong tế bào. Ít hơn 1% magie trong cơ thể tồn tại trong huyết thanh (phần chất lỏng của máu). Magie thấp có thể không gây ra các triệu chứng ban đầu vì máu có thể mượn magie dư thừa từ tế bào hoặc xương. Cơ thể có thể thực hiện các chức năng quan trọng cho đến khi các tế bào và xương không còn đủ magie và lúc này sẽ phát sinh các triệu chứng rõ ràng do thiếu magie. Thiếu magie có thể xảy ra khi bạn không nhận đủ magie trong chế độ ăn uống, cơ thể không hấp thụ tốt hoặc cơ thể bài tiết quá nhiều… Bên cạnh đó những người mắc một số bệnh lý nhất định như đái tháo đường, rối loạn tiêu hóa và rối loạn sử dụng rượu, người lớn tuổi… cũng có nguy cơ thiếu hụt cao. 1.CÁC TRIỆU CHỨNG THIẾU MAGIE CÓ THỂ XẢY RA THEO THỜI GIAN Thời gian và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng phụ thuộc vào mức độ và tốc độ suy giảm magie trong cơ thể. Dưới đây là một số triệu chứng điển hình do thiếu magie: Yếu cơ và mệt mỏi. Chán ăn. Buồn nôn. Co thắt cơ bắp. Thay đổi tâm trạng hoặc tính cách. Ngứa ran. Mất ngủ. Nhịp tim bất thường… Các vitamin và khoáng chất như magie, kali, vitamin D và canxi có mối liên hệ mật thiết với nhau và cơ thể cần mức độ ổn định của mỗi chất này để hoạt động bình thường. Cụ thể: Magie giúp điều hòa kali. Magie giúp chuyển đổi vitamin D thành dạng có thể sử dụng được. Vitamin D giúp hấp thụ magie (từ thực phẩm). Vitamin D và magie giúp kiểm soát hormon tuyến cận giáp (PTH). Vitamin D thấp khiến nồng độ PTH tăng cao, có thể khiến bạn mất quá nhiều magie qua nước tiểu. Thiếu magie nghiêm trọng có thể dẫn đến mức canxi thấp. Lượng magie khuyến nghị hằng ngày cho người lớn là 310 đến 320 mg mỗi ngày đối với phụ nữ trưởng thành, 400 đến 420 mg đối với nam giới trưởng thành. Xét nghiệm máu giúp bạn biết được cơ thể có bị thiếu magie hay không. 2.RỦI RO KHÔNG ĐIỀU TRỊ THIẾU MAGIE Nếu không được điều trị, mức magie thấp có thể dẫn đến khởi phát hoặc làm trầm trọng thêm các tình trạng sức khỏe. Động kinh, rối loạn sức khỏe tâm thần. Rối loạn nhịp tim, suy sung huyết, tăng huyết áp, đột quỵ. Loãng xương. Chứng đau nửa đầu. Đái tháo đường type 2.  Hen suyễn, rối loạn phổi tắc nghẽn mãn tính. Sỏi thận. Mỡ máu cao. Nồng độ magie thấp ở người mang thai có thể do là dấu hiệu của tiền sản giật hoặc sản giật (huyết áp cao khi mang thai). 3.PHẢI LÀM GÌ KHI THIẾU MAGIE Tùy thuộc vào mức độ thiếu magie, tình trạng sức khỏe tiềm ẩn và loại thuốc bạn dùng, bác sĩ có thể đề nghị thay đổi hoặc bổ sung chế độ ăn uống.  -Thay đổi chế độ ăn uống: Tăng cường thực phẩm giàu magie và hạn chế đường, chất béo bão hòa, natri và rượu. Các thực phẩm giàu magie như: hạt bí, quả hạnh, rau bina, sữa đậu nành, đậu đen, sữa chua nguyên chất… -Bổ sung magie: Nếu bạn cần bổ sung magie bằng đường uống, hãy tuân theo chỉ định của bác sĩ về liều lượng và số lượng. Mặc dù chất bổ sung magie là tự nhiên nhưng chúng có thể gây ra tác dụng phụ hoặc tương tác với các loại thuốc hoặc chất bổ sung khác. Bổ sung magie bằng đường uống rất hữu ích cho những người không nhận đủ khoáng chất trong chế độ ăn uống. Một số người dùng magie vào buổi tối giúp ngủ ngon hơn. Các tác dụng phụ thường gặp bao gồm co thắt dạ dày và tiêu chảy. 4.TRIỆU CHỨNG CỦA QUÁ NHIỀU MAGIE Việc hấp thụ quá nhiều magie từ thực phẩm là điều khó xảy ra, trừ khi tình trạng sức khỏe ngăn cản thận đào thải magie ra khỏi cơ thể. Nhưng liều magie cực cao (hơn 5.000mg/ ngày) có thể gây độc và gây ra những vấn đề sau: Huyết áp thấp hoặc nhịp tim thấp. Yếu cơ. Mệt mỏi. Buồn nôn hoặc nôn. Đỏ bừng mặt. Bí tiểu. Tim ngừng đập…  

Đối tác chiến lược

Hotline 1900 633 486
popup

Số lượng:

Tổng tiền: