Bạn đã bao giờ từng nghe đến cái tên Axit Folic chưa? Hay Vitamin B9 thì sao?
Đây là một loại vitamin xuất hiện rất phổ biến trong các sản phẩm dinh dưỡng dành cho phụ nữ có thai. Vậy công dụng thật sự của Axit folic có tác dụng như thế nào đối với phụ nữ mang thai? Hôm nay cùng Hadu tìm hiểu về Axit Folic ngay bên dưới đây nhé!
Axit folic có tác dụng cho lớn đối với sự hình thành và phát triển của cơ thể.
1. Axit Folic là gì?
Vitamin D9 thì hẳn là quen thuộc với mọi người rồi. Thực chất đây còn là tên gọi phổ biến của Axit folic, hoặc còn gọi là dạng tự nhiên của Folate. Nó thuộc nhóm vitamin nhóm B cần thiết cho cho phụ nữ có thai và trẻ sơ sinh. Bởi chúng là một trong những dưỡng chất không thể thiếu trong quá trình tổng hợp AND và các axit amin, là thành phần cấu tạo nên tế bào hồng cầu và nucleoprotein (có vai trò quan trọng tái tạo và sao chép ADN).
Axit folic hay còn gọi Vitamin B9 là một trong trong 8 loại vitamin nhóm B, đóng vai trò quan trọng với sức khỏe.
2. Axit folic có tác dụng gì?
Với chức năng là thành phần cấu tạo tế bào hồng cầu và nucleoprotein , tác dụng của axit folic chính là tham gia vào quá trình tái tạo tế bào máu và còn hỗ trợ cho sự phát triển ống thần kinh.
Cho những ai chưa biết thì ống thần kinh là một bộ phận cấu trúc phôi phát triển trong thời kỳ hình thành và phát triển thai nhi. Đây chính là điểm khởi đầu của quá trình phát triển não và cột sống của trẻ.
2.1. Tác dụng của Axit folic cho mẹ bầu
Từ những vai trò của axit folic đối với cơ thể, việc bổ sung loại vitamin này trong thai kỳ sẽ giúp trẻ phòng tránh được một số biến chứng khuyết tật, như:
- Phòng tránh khuyết bẩm sinh về não bộ, tủy sống, hay khiếm khuyết ở ống thần kinh, nứt đốt sống hoặc trẻ sinh ra thiếu một phần não bộ. Đây thật sự là những khiếm khuyết rất nghiêm trọng mà mẹ bầu có thể phòng tránh được nếu bổ sung đầy đủ vitamin B9.
Axit folic có thể phòng tránh khuyết tật ống thần kinh trong giai đoạn thai kỳ.
- Phòng tránh bệnh thiếu máu bởi axit folic là thành phần cấu tạo nên hồng cầu, luôn phiên tạo ra những tế bào máu mới, cung cấp đủ nhu cầu của mẹ và thai nhi. Mẹ bầu tránh được những biến chứng do thiếu như sảy thai, thai non, suy dinh dưỡng bào thai…
Axit folic phòng tránh tình trạng thiếu máu hay xuất hiện đối với mẹ bầu. Từ đó ngăn chặn những triệu chứng nguy hiểm trong thai kỳ.
- Ngăn chặn một số triệu chứng hay gặp phải như mất trí nhớ, xương yếu, khó ngủ, trầm cảm, đau thần kinh…
2.2. Tác dụng của Axit folic đối với trẻ nhỏ
Đối với trẻ nhỏ đang trong quá trình phát triển thì việc bổ sung đầy đủ dinh dưỡng sẽ giúp trẻ khỏe mạnh, tạo dựng nền tảng sức khỏe tốt cho sự phát triển sau này.
Theo một nghiên về tác dụng của axit folic cho thấy dinh dưỡng này cũng có ảnh hưởng phần nào đối với việc giảm thiểu khả năng mắc chứng chậm phát triển về ngôn ngữ ở trẻ.
2.3. Tác dụng của Axit folic đối với người bình thường
Đối với người bình thường thì việc bổ sung axit folic mỗi ngày sẽ phòng tránh những triệu chứng do thiếu máu như đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, suy giảm trí não… ảnh hưởng đến cuộc sống và công việc.
Bổ sung axit folic mỗi ngày cải thiện tình trạng thiếu máu và giảm thiểu các triệu chứng cho thiếu máu.
Ngoài ra, thể chất phụ nữ có nhu cầu bổ sung axit folic cao hơn so với nam giới. Bởi việc mất máu do chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng khiến cơ thể khó chịu, dễ gắt gỏng.
Dù là trẻ con hay người lớn, nam hay nữ thì axit folic cực kỳ quan trọng đối với cơ thể. Chúng còn được xếp vào nhóm dinh dưỡng cần phải cung cấp hàng ngày vì một cơ thể khỏe mạnh, đầy sức sống.
3. Nhu cầu bổ sung Axit folic mỗi ngày
Tác dụng của axit folic bạn cũng đã thấy được tầm quan trọng của vitamin này đối với sức khoẻ của con người và đặc biệt là đối với trẻ trong bào thai và sau khi sinh.
Hiện nay, trên thị trường đã xuất hiện các loại thuốc axit folic bổ sung nhanh dành cho những đối tượng cho nhu cầu cao và các đối tượng đang thiếu hụt axit folic nghiêm trọng. Cũng bởi sự khác biệt về nhu cầu mà hàm lượng dinh dưỡng này hấp thụ cần cẩn thận khi sử dụng:
3.1. Với người phụ nữ mang thai
Theo khuyến cáo của bộ dinh dưỡng quốc gia, phụ nữ mang thai nên bổ sung 400-600mcg axit folic mỗi ngày để vừa cung cấp cho cơ thể của mẹ, vừa bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho con.
Mẹ mang thai cũng cần để ý bổ sung axit folic không chỉ trong thai kỳ mà cần chuẩn bị trước khi có dự định mang thai và cả trong khoảng thời gian cho con bú.
3.2. Đối với người thiếu Axit Folic
Với người thiếu axit Folic cũng không thể liền một mạch dung nạp vitamin này với hàm lượng lớn. Cần kết hợp điều độ về ăn uống mỗi ngày và chỉ được dung nạp axit folic khoảng 400-800 mcg.
3.3. Người mắc bệnh thiếu máu hồng cầu to
Với những bệnh nhân thiếu máu thì việc cung cấp Axit folic để tạo ra tế bào máu mới rất cần thiết. Tuy nhiên, hàm lượng bao nhiêu cũng cần được bác sĩ kê đơn hợp lý. Trong thời gian sử dụng, bác sĩ sẽ theo dõi thêm để điều chỉnh liều lượng cho phù hợp.
3.4. Với trẻ bị thiếu axit folic
Với trẻ em, thông thường mục đích bổ sung axit folic là để hỗ trợ cho sự phát triển của não bộ, nâng cao sức khoẻ. Nên tốt nhất hãy để bác sĩ theo dõi và chỉ định liều lượng dùng vitamin B9 cho an toàn nhất!
- Thường trẻ sơ sinh chỉ cần bổ sung tầm 0,1 mg/ ngày mỗi lần
- Trẻ dưới 4 tuổi sẽ cần khoảng 0,3mg
- Trên 4 tuổi thì có thể bổ sung qua thực phẩm hoặc sản phẩm dinh dưỡng với hàm lượng tầm 0,4 mg.
4. Axit folic có trong thực phẩm nào?
Nguồn thực phẩm thiên nhiên cùng là nơi bổ sung dinh dưỡng axit folic hiệu quả mà ít chịu tác dụng phụ. Nếu là thích rau củ thích chắc hẳn bạn sẽ thích:
- Nấm: là thực phẩm chứa nhiều axit folic. Bên cạnh đó còn có nhiều loại vitamin và khoáng chất khác nhau.
- Bí đao: Là loại thực phẩm mùa đông có thể đáp ứng 15% nhu cầu axit folic của cơ thể.
- Rau họ cải: Có đến 50mg axit folic. Hơn nữa ăn nhiều rau xanh sẽ giúp hệ tiêu hoá khoẻ mạnh, dễ ăn và hấp thụ dinh dưỡng rất tốt.
- Hoa quả: Có thể dùng trực tiếp hoặc ép nước uống dễ dàng sử dụng. Các loại hoa quả giàu axit folic như bưởi, cam, họ hàng nhà cam quýt, các loại quả mọng, chuối, dưa hấu, chanh…
- Gan cũng là loại thực phẩm giàu axit folic nhất trong các loại thực phẩm tự nhiên. Nhưng khi dùng thực phẩm này cần chú ý, vì trong gan có quá nhiều cholesterol không tốt cho cơ thể.
- Trứng 3 quả tương đương với ¼ lượng axit folic cơ thể cần. Hơn nữa còn có nhiều vitamin và khoáng chất rất bổ dưỡng cho mẹ bầu đó.
Axit folic quả là nguồn dinh dưỡng to lớn cho sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ và góp phần duy trì sức khỏe của người lớn. Vì thế, mọi người đừng chủ quan mà hãy chủ động cập nhật, tìm hiểu thêm kiến thức dinh dưỡng, sẵn sàng trước sự thay đổi to lớn về cơ thể nhé!