CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ DƯỢC PHẨM HADU

31

Th 03

KHÔNG DUNG NẠP LACTOSE: NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ

KHÔNG DUNG NẠP LACTOSE: NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ

  • admin
  • 0 bình luận

Tình trạng này còn được gọi là kém hấp thu đường từ sữa và thường ít nguy hiểm đối với người bệnh, nhưng các triệu chứng mà bệnh gây ra có thể khiến người bệnh cảm thấy bất tiện trong cuộc sống hằng ngày.

1.NGUYÊN NHÂN GÂY KHÔNG DUNG NẠP LACTOSE

Không dung nạp Lactose được định nghĩa là tình trạng khi người bệnh ăn/ uống các sản phẩm từ sữa và không thể tiêu hóa hoàn toàn (đường lactose) trong sữa khiến người bệnh bị đầy hơi, tiêu chảy sau đó. Tình trạng này còn được gọi là kém hấp thu đường từ sữa và thường ít nguy hiểm đối với người bệnh nhưng các triệu chứng mà bệnh gây ra có thể khiến người bệnh bất tiện trong cuộc sống hằng ngày.

Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do sự thiếu hụt enzyme lactase - một loại enzyme được sản xuất trong ruột non của người dẫn đến không dung nạp lactose. Thông thường lactase biến lactose thành 2 loại đường đơn giản gồm glucose và galactose, hai loại đường này sẽ được hấp thụ vào máu thông qua niêm mạc ruột.

Tùy theo cách phân loại, tuy nhiên có 3 loại không dung nạp lactose hay gặp. Các yếu tố khác nhau gây ra sự thiếu hụt enzyme lactase dẫn đến các tình trạng khác nhau của bệnh:

  • Không dung nạp lactose nguyên phát: Đây là loại không dung nạp lactose phổ biến nhất. Những người mắc chứng không dung nạp lactose nguyên phát từ khi sinh ra, khi trẻ thay thế sữa bằng những thực phẩm khác, việc sản xuất lactase thường giảm, nhưng vẫn đủ cao để tiêu hóa lượng sữa trong chế độ ăn điển hình của người lớn. Trong tình trạng không dung nạp lactose nguyên phát, sản xuất lactase giảm mạnh, khiến các sản phẩm sữa khó tiêu hóa khi trưởng thành. Không dung nạp lactose nguyên phát được xác định phần lớn là do di truyền.
  • Không dung nạp lactose thứ phát: Xảy ra khi ruột non giảm sản xuất lactase sau khi bị bệnh, chấn thương hoặc phẫu thuật liên quan đến ruột non. Trong số các bệnh liên quan đến không dung nạp lactose thứ phát là bệnh celiac, loạn khuẩn và bệnh Crohn. Điều trị bệnh này cơ bản có thể khôi phục mức độ lactase và cải thiện các dấu hiệu và triệu chứng, mặc dù có thể mất thời gian.
  • Không dung nạp lactose bẩm sinh hoặc phát triển: Bệnh này có thể xảy ra nhưng rất hiếm, chỉ xảy ra đối với những đứa trẻ được sinh ra không có enzyme lactase (thường thấy ở trẻ sinh non từ 28 đến 37 tuần thai). Rối loạn này được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác theo cơ chế gen lặn, có nghĩa là cả hai bố mẹ đều phải có gen bệnh và cả hai đều di truyền cho bé, dẫn đến bé sinh ra mắc khiếm khuyết này. Trẻ sinh non cũng có thể không dung nạp lactose vì nồng độ lactose không đủ.

2.TRIỆU CHỨNG KHÔNG DUNG NẠP LACTOSE

Nếu thiếu lactase, lactose sẽ di chuyển xuống đại tràng thay vì được chuyển hóa và hấp thu ở ruột non. Trong đại tràng, vi khuẩn tại đây sẽ tương tác với lactose không tiêu hóa, gây ra các dấu hiệu và triệu chứng không dung nạp lactose.

Biểu hiện của không dung nạp lactose thường bắt đầu từ 30 phút đến 2 giờ sau khi ăn hoặc uống thực phẩm có chứa lactose. Các dấu hiệu và triệu chứng phổ biến bao gồm:

  • Tiêu chảy
  • Buồn nôn và đôi khi nôn
  • Đau bụng quặn lại
  • Đầy bụng
  • Có nhiều hơi trong bụng

3.KHÔNG DUNG NẠP LACTOSE CÓ LÂY KHÔNG?

Đây không phải là bệnh lý truyền nhiễm, và không thể truyền từ người này sang người khác. 

4.PHÒNG NGỪA KHÔNG DUNG NẠP LACTOSE

Hiện nay vẫn chưa có phương pháp đặc hiệu để phòng ngừa bệnh không dung nạp lactose.

5.CÁCH ĐIỀU TRỊ KHÔNG DUNG NẠP LACTOSE

Hầu hết những người không dung nạp Lactose có thể kiểm soát tình trạng bệnh mà không phải từ bỏ tất cả các thực phẩm từ sữa. Đây là bệnh lý có thể điều trị dễ dàng và hạn chế lượng thức ăn/ đồ uống có chứa lactose, bổ sung enzyme lactase để tiêu hóa lactose bằng cách:

  • Tránh ăn sữa và các thực phẩm từ sữa
  • Chỉ ăn một phần nhỏ của các sản phẩm sữa trong các bữa ăn hằng ngày
  • Sử dụng các sản phẩm kem và sữa có chứa ít lactose


 

Đối tác chiến lược

Hotline 1900 633 486
popup

Số lượng:

Tổng tiền: