Thận là cơ quan nội tạng quan trọng đối với sự sống của con người. Thận khỏe mạnh sẽ giúp quá trình lọc máu diễn ra tự nhiên, đào thải độc tố, các chất cặn bã ra khỏi cơ thể. Để thận khỏe mạnh hãy thực hiện 4 thói quen làm việc, sinh hoạt lành mạnh dưới đây:
1.UỐNG ĐỦ NƯỚC
Nước có vai trò quan trọng đối với cơ thể, và đặc biệt đối với những người thận yếu thì đặc biệt lưu ý. Các bác sĩ báo cáo, người bị bệnh không nên uống quá nhiều hay quá ít nước, vì uống nhiều nước sẽ tạo áp lực lên cho thận. Song, cũng không được uống ít nước sẽ làm tăng nguy cơ thận bị nhiễm độc, do thận không đủ nước sẽ làm co bóp đẩy cặn bã và độc tố ra bên ngoài. Vì vậy chỉ cần uống một lượng nước vừa đủ mỗi ngày.
Mỗi ngày cơ thể cần 2-2,5l nước, tùy theo sức khỏe tổng thể, giới tính, trọng lượng cơ thể và hoạt động của người đó. Với những người chơi thể thao, lao động nặng, ra mồ hôi nhiều thì cần bổ sung nhiều nước hơn.
Ngoài nước lọc ra, có thể tăng cường thêm một số loại nước trái cây tươi như nước dưa hấu, táo, dâu tây… rất giàu vitamin và khoáng chất rất tốt cho thận và đặc biệt cần tránh xa các loại nước ngọt có ga, vì lượng đường và phốt pho trong các loại nước này sẽ thúc đẩy bài tiết canxi ra bên ngoài, gia tăng áp lực cho thận, dễ sinh sỏi thận. Lưu ý, với những người đã từng bị sỏi thận nên uống nhiều nước hơn một chút để giúp ngăn ngừa hình thành sỏi trong tương lai.
2.KIỂM SOÁT CÂN NẶNG PHÙ HỢP
Những người thừa cân hoặc béo phì ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, có nguy cơ mắc một số tình trạng sức khỏe: tiểu đường, tim mạch, huyết áp cao có thể làm hỏng thận. Vì vậy, cần theo dõi và duy trì chỉ số khối cơ thể (BMI) ở mức phù hợp. BMI là chỉ số dùng để đo lượng mỡ trong cơ thể. Tránh thừa cân béo phì, cần duy trì chế độ dinh dưỡng, luyện tập lành mạnh.
3.KIỂM SOÁT ĐƯỜNG HUYẾT, THEO DÕI HUYẾT ÁP
Với những người bệnh tiểu đường, hoặc có nguy cơ lượng đường huyết cao là những đối tượng dễ làm tổn thương thận. Một khi các tế bào của cơ thể không sử dụng hết đường trong máu, thận buộc phải làm việc nhiều hơn để lọc máu. Điều này xảy ra trong thời gian dài có thể làm nguy hiểm đến tính mạng.
Tuy nhiên nếu bản thân kiểm soát đường trong máu thì có thể giảm được nguy cơ gây hại cho thận. Bên cạnh đó chế độ luyện tập và dinh dưỡng hợp lý thì cần thăm khám định kỳ. Khi phát hiện sớm, bác sĩ có cách để giảm hoặc ngăn ngừa tổn thương ở thận.
Tương tự, huyết áp cao là yếu tố sẽ kéo theo các hệ lụy sức khỏe như tiểu đường, tim mạch, hoặc cholesterol tăng cao, gây tổn thương đến thân. Khi huyết áp tăng cao sẽ làm dày các thành mạch và gây hẹp lòng mạch máu.
4.HẠN CHẾ SỬ DỤNG RƯỢU BIA
Rượu bia là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tổng thể, trong đó có thận. Nếu thường xuyên uống quá nhiều bia rượu, nồng độ cồn trong máu tăng cao, thận làm việc hết công suất mà khó có thể đào thải các độc tố ra bên ngoài. Điều này có thể dẫn đến viêm thận cấp tính hoặc mãn tính. Vì vậy hãy bỏ thói quen uống nhiều rượu bia để bảo vệ thận.
Ngoài ra, cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng vì thói quen ăn uống có ảnh hưởng rất lớn đến chức năng thận. Cần đảm bảo các nhóm chất dinh dưỡng thiết yếu đối với cơ thể như bột đường, đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất , đồng thời hạn chế các thức ăn, chất gây hại cho thận.