CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ DƯỢC PHẨM HADU

02

Th 01

VÌ SAO THỰC PHẨM CHỨC NĂNG KHÔNG PHẢI LÀ THUỐC VÀ KHÔNG CÓ TÁC DỤNG THAY THẾ THUỐC CHỮA BỆNH?

VÌ SAO THỰC PHẨM CHỨC NĂNG KHÔNG PHẢI LÀ THUỐC VÀ KHÔNG CÓ TÁC DỤNG THAY THẾ THUỐC CHỮA BỆNH?

  • admin
  • 0 bình luận

Chúng ta đã nghe thấy lời quảng cáo về TPCN rất nhiều lần: "Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh."

Vậy vì sao thực phẩm chức năng không phải là thuốc? Và nếu chúng không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh tại sao chúng ta vẫn nên sử dụng?

Trong bài viết này Hadu sẽ giải đáp tất cả các thắc mắc trên bạn nhé!

I.THEO YÊU CẦU CỦA BỘ Y TẾ: TRÊN NHÃN CỦA TPCN BẮT BUỘC PHẢI GHI "THỰC PHẨM NÀY KHÔNG PHẢI LÀ THUỐC"

Theo quy định của Bộ Y Tế, trên nhãn của các dòng sản phẩm thực phẩm chức năng (trước đây là thực phẩm-thuốc) và không được ghi chỉ định điều trị bất kì 1 loại bệnh cụ thể nào.

Riêng với sản phẩm chứa hoạt chất sinh học bắt buộc phải ghi dòng chữ: "Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh."

Từ những quy định trên, chúng ta có thể thấy: Bộ Y Tế cũng đưa ra những hướng dẫn rõ ràng về thực phẩm chức năng, đặc biệt cũng nhấn mạnh giữa ranh giới của 2 dòng sản phẩm này.

II.VÌ SAO THỰC PHẨM CHỨC NĂNG KHÔNG PHẢI LÀ THUỐC

Như ở đầu bài viết chúng tôi đã nhấn mạnh "TPCN không có tác dụng chữa bệnh". Trong khi thuốc lai được dùng để điều trị, chẩn đoán hoặc chữa trị bệnh.Tìm hiểu sâu hơn, chúng ta có thể hiểu rõ được tại sao lại có sự khác biệt như vậy:

1.Đối với Thực phẩm chức năng

Trong TPCN có chứa một số chất bổ sung giúp cơ thể bổ sung các dưỡng chất quan trọng và cần thiết mà cơ thể cần để hoạt động, chúng có thể giúp người sử dụng giảm nguy cơ mắc bệnh, giảm các triệu chứng của bệnh.

Tuy nhiên, thực phẩm chức năng được sử dụng chỉ để bổ sung nguồn dinh dưỡng cùng kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý.

Hiện nay đa phần các loại thực phẩm chức năng đều có thành phần chiết xuất thiên nhiên (Dược liệu): các loại thảo dược, chiết xuất nguồn gốc động vật, thực vật,...

2.Đặc trưng của thuốc

Theo khái niệm: Thuốc là chất hoặc hỗn hợp các chất dùng cho con người nhằm lý do phòng bệnh, điều trị bệnh, nhận biết bệnh hoặc điều chỉnh hoạt động sinh lý cơ thể gồm có: thuốc thành phẩm, nguyên liệu làm thuốc, vaccine, sinh phẩm y tế (trừ thực phẩm chức năng).

Thuốc được sản xuất từ dược chất và dược liệu, trong đó:

-Dược chất (Hoạt chất): là các chất hoặc hỗn hợp các chất dùng để sản xuất thuốc. Chúng có tác dụng dược lý hoặc tác dụng trực tiếp trong phòng bệnh, chẩn đoán bệnh, chữa bệnh, điều trị, giảm nhẹ bệnh, điều chỉnh chức năng sinh lý của con người.

-Dược liệu: nguyên liệu làm thuốc có nguồn gốc tự nhiên hoặc từ thực vật, động vật, khoáng vật đạt tiêu chuẩn làm thuốc.

Hiện nay, có khoảng 5 loại thuốc phổ biến nhất. Chúng có đặc điểm, tác dụng, chức năng khác nhau:

a.Thuốc hóa dược

Đây là thuốc chứa các dược chất đã được xác định thành phần, công thức, độ tinh khiết và đạt tiêu chuẩn làm thuốc bao gồm cả thuốc tiêm được chiết xuất từ dược liệu, thuốc có kết hợp dược chất với các dược liệu đã được chứng minh về tính an toàn và hiệu quả.

b.Thuốc dược liệu

Thuốc dược liệu là thuốc có thành phần từ dược liệu và có tác dụng dựa trên bằng chứng khoa học, trừ thuốc cổ truyền.

c.Thuốc cổ truyền

Chúng là thuốc có thành phần dược liệu được chế biến, bào chế và phối ngũ theo lý luận và phương pháp của y học cổ truyền hoặc theo kinh nghiệm dân gian thành chế phẩm có dạng bào chế truyền thống hoặc hiện đại.

d.Sinh phẩm

Sinh phẩm còn được gọi là thuốc sinh học. Chúng là thuốc được sản xuất bằng công nghệ hoặc quá trình sinh học từ chất hoặc hỗn hợp các phân tử có nguồn gốc sinh học bao gồm cả dẫn xuất của máu và huyết tương người.

e.Vaccine

Vaccine là thuốc chứa kháng nguyên tạo cho cơ thể khả năng đáp ứng miễn dịch được dùng với mục đích phòng bệnh, chữa bệnh.

Bên cạnh đó, còn một số loại thuốc khác như: thuốc generic, thuốc hương thần, thuốc tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc phóng xạ,....

Chính vì tác dụng, thành phần khác nhau nên đơn vị quản lý từng dòng sản phẩm cũng khác biệt. Thực phẩm chức năng sẽ được quản lý bởi Cục An Toàn Thực Phẩm (Bộ Y Tế). Thuốc được quản lý bởi Cục quản lý Dược.

III.THỰC PHẨM CHỨC NĂNG HIỆN VẪN ĐANG ĐƯỢC CÁC BÁC SĨ KHUYÊN DÙNG

Có 2 lý do lớn khiến TPCN vẫn đang được các bác sĩ khuyên dùng:

-Thứ nhất, giúp phòng bệnh hiệu quả: Nguyên nhân sinh ra bệnh có thể đến từ: việc mất cân đối dinh dưỡng, chế độ sinh hoạt, ăn uống không hợp lý -> Chức năng cơ thể bị rối loạn -> Gây bệnh. Thành phần có trong từng loại thực phẩm chức năng sẽ giúp hạn chế được tình trạng này.

-Thứ hai, hỗ trợ điều trị giảm các triệu chứng của bệnh: Một số dòng TPCN được các bác sĩ kê đơn kèm với thuốc chữa bệnh. Chúng có thể giúp tăng sức đề kháng, bồi bổ cơ thể, làm giảm các triệu chứng của bệnh, giúp bệnh nhân hồi phục nhanh hơn.

Với những điểm khác biệt trên, chắc chắn bạn đã hiểu rõ: Vì sao thực phẩm chức năng không phải là thuốc. Tuy không giúp điều trị dứt điểm bệnh nhưng chúng lại giúp NGĂN NGỪA-HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ bệnh. Đó là lý do tại sao dòng sản phẩm này vẫn được các bác sĩ khuyên dùng.

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết! Hãy nhớ thường xuyên theo dõi Website của Hadu để cập nhật thêm nhiều kiến thức về Y Dược mới nhất!

 

 

 

 

 

Viết bình luận của bạn:

Đối tác chiến lược

Hotline 1900 633 486
popup

Số lượng:

Tổng tiền: