CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ DƯỢC PHẨM HADU

29

Th 08

10 NGUYÊN NHÂN SỐT PHÁT BAN Ở TRẺ CẦN LƯU Ý

10 NGUYÊN NHÂN SỐT PHÁT BAN Ở TRẺ CẦN LƯU Ý

  • admin
  • 0 bình luận

Việc trẻ bị sốt phát ban có thể khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng. Để có được phương pháp chăm sóc đúng cách giúp các triệu chứng thuyên giảm, cha mẹ cần hiểu rõ nguyên nhân sốt phát ban ở trẻ.

1.SỐT PHÁT BAN Ở TRẺ LÀ GÌ?

Sốt phát ban là một trong những vấn đề lâm sàng phổ biến nhất ở trẻ em. Mặc dù các triệu chứng thường không quá nguy hiểm, nhưng việc điều trị muộn hoặc sai cách có thể dẫn đến các biến chứng. Do đó, cha mẹ cần hiểu rõ sốt phát ban là gì, các nguyên nhân gây ra tình trạng này, từ đó có cách chăm sóc phù hợp nhất.

Sốt phát ban là tình trạng trẻ bị sốt kèm theo tình trạng xuất hiện các đốm nhỏ màu đỏ trên da, trong đó: 

  • Sốt: Sốt thường là dấu hiệu nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus gây ra. Trẻ có thể bị sốt trong khoảng 38-39 độ C hoặc hơn tùy tác nhân gây bệnh và tình trạng sức khỏe, sức đề kháng của bé.
  • Phát ban: Phát ban do sốt được phân thành phát ban dát sẩn, ban mẩn đỏ lan tỏa toàn thân và phát ban mụn nước, mụn mủ, nốt sần, đốm xuất huyết và ban xuất huyết, tùy thuộc vào hình thái đặc trưng, sự phân bố và các triệu chứng kèm theo. Phát ban cũng được chia thành phát ban da nhiễm trùng và không nhiễm trùng, tùy thuộc vào nguyên nhân. Triệu chứng này cũng được phân loại là toàn thân hoặc cục bộ thùy thuộc vào sự phân bổ và đối xứng hoặc bất đối xứng của các nốt ban. Nếu không có nhiễm trùng huyết toàn thân, phát ban cục bộ liên quan đến nhiễm trùng có xu hướng gây ra ít triệu chứng toàn thân hơn so với phát ban toàn thân liên quan đến nhiễm trùng.

Ngoài ra, trẻ bị sốt phát ban có thể kèm theo các triệu chứng như đau họng, nôn mửa, tiêu chảy, mệt mỏi, khó chịu, chán ăn, viêm kết mạc, ho, trằn trọc và khó ngủ…

2.TỔNG HỢP 10 NGUYÊN NHÂN SỐT PHÁT BAN Ở TRẺ EM

BỆNH SỞI

Sởi là một bệnh truyền nhiễm dễ lây lan và gây ra các vấn đề nghiêm trọng ở một số trẻ. Bé mắc bệnh sởi thường có các triệu chứng khởi phát giống cảm lạnh, chẳng hạn như sốt, chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi, ho, hắt hơi…

Triệu chứng phát ban sẽ xuất hiện vài ngày sau đó. Các nốt ban sởi đôi khi nổi lên và dính lại với nhau tạo thành các mảng mờ. Phát ban do sởi thường có màu nâu và đỏ và không gây ngứa.

Mặc dù bệnh sởi là nguyên nhân sốt phát ban thường gặp ở trẻ, nhưng hiện nay cha mẹ có thể phòng ngừa bệnh này cho trẻ bằng cách tiêm vaccine phòng bệnh sởi hoặc vaccine phối hợp phòng ngừa sởi, quai bị, rubella.

RUBELLA

Tương tự như sởi, tình trạng nhiễm virus gây bệnh rubella cũng là một nguyên nhân gây sốt phát ban ở trẻ. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ mắc bệnh rubella thường chỉ phát ban nhẹ, sốt nhẹ, tiêu chảy nhẹ và triệu chứng về hô hấp như sổ mũi. 

Phát ban bắt đầu trên mặt dưới dạng phát ban màu hồng với các vùng tổn thương nhỏ nổi lên. Sau đó, ban dần lan xuống tay, thân, chân trong khi vết phát ban trên mặt biến mất. Trẻ nhỏ cũng có thể bị sưng hạch bạch huyết ở cổ. Trẻ lớn hơn có thể bị đau, viêm khớp.

BAN ĐỎ NHIỄM TRÙNG

Ban đỏ nhiễm trùng còn được gọi là bệnh thứ năm, do parvovirus B19 gây ra. Bệnh khiến trẻ bị sốt, đau đầu, sổ mũi. Sau đó, các vết ban đỏ hoặc sẫm màu nổi lên trên má và lan rộng ra. Thông thường trẻ bị ban đỏ nhiễm trùng, triệu chứng phát ban chỉ xuất hiện sau khi trẻ hết sốt. Một số trẻ cũng có thể bị đau khớp kéo dài 1-3 tuần.

Bệnh thứ năm thường tự khỏi. Tuy nhiên, đôi khi, bệnh có thể gây ra các biến chứng, chẳng hạn như thiếu máu, nhưng tình trạng này rất hiếm. Ban đỏ nhiễm trùng dễ lây lan trong thời gian trẻ bị sốt và không còn khả năng lây khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn phát triển.

BỆNH BAN ĐÀO

Bệnh do một loại virus họ herpes virus gây ra, khiến trẻ bị nổi các đốm phẳng nhỏ, hoặc vết sưng nhỏ. Bao quanh những vết sưng có thể là một quầng sáng màu hơn hoặc nhạt hơn một chút.

Trẻ mắc bệnh ban đào thường bị ho, sốt, sổ mũi, có thể mệt mỏi, cáu kỉnh. Triệu chứng phát ban thường bắt đầu ở mặt rồi lan khắp cơ thể. Hai triệu chứng sốt và phát ban ít khi xảy ra ở cùng thời điểm, phát ban thường xuất hiện ngay sau khi cơn sốt biến mất.

Bệnh ban đào thường tự khỏi sau vài ngày và không có cách điều trị.

BỆNH THỦY ĐẬU

Virus có tên là varicella zoster là tác nhân gây bệnh thủy đậu. Mặc dù hầu hết trẻ em đều nay đều được tiêm phòng vacxin bệnh thủy đậu và vắc xin này cũng cho thấy dấu hiệu phòng bệnh tốt, nhưng một số trẻ vẫn bị nhiễm bệnh. Trẻ em nhiễm bệnh thủy đậu từng tiêm vắc xin có xu hướng nhiễm bệnh nhẹ hơn.

Dấu hiệu trẻ bị bệnh thủy đậu thường bắt đầu bằng các triệu chứng như sốt, mệt mỏi, khó chịu hoặc đau đầu. Để phân biệt với bệnh tay chân miệng - bệnh dễ gây nhầm lẫn với thủy đậu, thì tình trạng phát ban có xu hướng xuất hiện trong vòng 1-2 ngày và ban thủy đậu thường mọc ở mặt, lưng thân mình trước rồi lan sang tứ chi. Tuy nhiên, các nốt ban thủy đậu ít mọc ở tứ chi hơn. Các mụn nước chứa đầy dịch lỏng thường gây ngứa và có thể vỡ ra, rỉ dịch và chảy máu làm tăng nguy cơ bị bội nhiễm.

Hầu hết trẻ bị thủy đậu sẽ khỏe hơn sau khoảng 1 tuần. Tuy nhiên những trẻ có bệnh nền nghiêm trọng hoặc hệ thống miễn dịch yếu có thể bị bệnh thủy đậu với các triệu chứng nặng.

SỐT TINH HỒNG NHIỆT

Đây là kết quả của tình trạng nhiễm trùng Streptococcus nhóm A, chẳng hạn như viêm họng liên cầu khuẩn. Strep là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra, với các triệu chứng xuất hiện ngay sau khi bệnh nhân bị nhiễm trùng vài ngày.

Nếu trẻ bị đau họng hoặc phát ban hay phát ban sau khi hết đau họng, rất có thể là bé đã bị sốt tinh hồng nhiệt. Trẻ bị sốt tinh hồng nhiệt có thể bị phát ban ở cổ, ngực, háng.

Thuốc kháng sinh có thể được sử dụng để điều trị sốt tinh hồng nhiệt. Tuy nhiên, ở một số trẻ, tình trạng nhiễm trùng có thể trở lên rất nghiêm trọng. Do đó, nếu nhận thấy tình trạng của bé không cải thiện sau vài ngày, hãy đưa trẻ đi khám.

BỆNH TAY CHÂN MIỆNG

Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm phổ biến ở dưới 5 tuổi. Ngoài triệu chứng sốt, trẻ còn có các triệu chứng giống cúm, chẳng hạn như đau nhức cơ thể. Các vết loét quanh miệng, trên tay hoặc chân có thể xuất hiện trong vòng vài ngày sau khi nhiễm bệnh. 

Virus gây bệnh tay chân miệng rất dễ lây lan cho cả cha mẹ hoặc người chăm sóc bé. Phần lớn các trẻ bị tay chân miệng thường chỉ xuất hiện các triệu chứng nhẹ và tự khỏi sau 7-10 ngày. Điều quan trọng là phải chăm sóc bé đúng cách, biết cách nhận biết các dấu hiệu cảnh báo bệnh diễn tiến nặng cần can thiệp y tế kịp thời.

BỆNH VIÊM MÀNG NÃO DO NÃO MÔ CẦU

Đây là một bệnh nhiễm trùng máu hiếm gặp nhưng nguy hiểm, do vi khuẩn Neisseria meningitidis (còn được gọi là não mô cầu) gây ra.

Bệnh viêm màng não do não mô cầu xảy ra phổ biến nhất ỏ trẻ nhỏ dưới 1 tuổi. Các triệu chứng ban đầu bao gồm sốt, đau khớp, đau cơ, thở nhanh, mệt mỏi và nôn mửa. Ban đỏ không gồ, lan nhanh, có thể kết thành đám dạng như bản đồ. Thông thường, ở giai đoạn sau, các vết ban đen sẽ xuất hiện. 

Bệnh viêm màng não mô cầu rất nguy hiểm và có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm, chẳng hạn như sốc nhiễm trùng. Việc điều trị y tế sớm bằng kháng sinh là cần thiết. Nếu bạn nghi ngờ trẻ bị nhiễm trùng não mô cầu, hãy đưa bé đến cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán và điều trị ngay.

 

 

 

 

 

 

 

 

Viết bình luận của bạn:

Đối tác chiến lược

Hotline 1900 633 486
popup

Số lượng:

Tổng tiền: