CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ DƯỢC PHẨM HADU

25

Th 08

BỆNH TAY CHÂN MIỆNG Ở TRẺ: DẤU HIỆU, PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ

BỆNH TAY CHÂN MIỆNG Ở TRẺ: DẤU HIỆU, PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ

  • admin
  • 0 bình luận

Hiện nay bệnh tay chân miệng ngày càng phổ biến và lây lan nhanh, trẻ có thể hồi phục hoàn toàn sau khoảng 1 – 2 tuần tuy nhiên nếu không được điều trị đúng cách có  thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Ba mẹ cần tìm hiểu rõ hơn những dấu hiệu triệu chứng, biện pháp phòng và chữa bệnh để hạn chế nguy cơ mắc bệnh cho con.

 

Bệnh tay chân miệng là gì?

 

Bệnh Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người, dễ gây thành dịch do vi rút đường ruột gây ra. Hai nhóm tác nhân gây bệnh thường gặp là Coxsackie virus A16 và Enterovirus 71 (EV71). Bệnh lây chủ yếu theo đường tiêu hoá. Nguồn lây chính từ nước bọt, phỏng nước và phân của trẻ nhiễm bệnh. Bệnh gặp rải rác quanh năm ở hầu hết các địa phương. Tại các tỉnh phía Nam, bệnh có xu hướng tăng cao vào hai thời điểm từ tháng 3 đến tháng 5 và từ tháng 9 đến tháng 12 hàng năm.

Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt tập trung ở nhóm tuổi dưới 3 tuổi. Các yếu tố sinh hoạt tập thể như trẻ đi học tại nhà trẻ, mẫu giáo, đến các nơi trẻ chơi tập trung là các yếu tố nguy cơ lây truyền bệnh, đặc biệt là trong các đợt bùng phát.

 

Dấu hiệu bệnh tay chân miệng

 

Dấu hiệu nào cho biết trẻ mắc bệnh tay chân miệng

 

Bệnh tay chân miệng thường có giai đoạn ủ bệnh từ 3 đến 7 ngày.

Giai đoạn khởi phát trẻ có triệu chứng sốt nhẹ, mệt mỏi, đau họng, biếng ăn, tiêu chảy nhiều lần trong ngày (giai đoạn này diễn ra trong 1-2 ngày)

3-10 ngày sau là lúc bệnh bùng phát với nhiều triệu chứng điển hình như:

Loét miệng: vết loét đỏ có thể phỏng nước ở niêm mạc miệng, lợi, lưỡi gây đau miệng, bỏ ăn, bỏ bú, tăng tiết nước bọt.

Trẻ bị sốt nhẹ kèm theo phát ban dạng bỏng nước ở lòng bàn tay bàn chân, gối, mông trong vài ngày sau đó để lại vết thâm, ít khi loét hay bội nhiễm.

Trẻ có thể bị nôn, nếu trẻ sốt cao và nôn nhiều dễ có nguy cơ gây biến chứng trên thần kinh, hô hấp,…

3-5 ngày sau, bệnh sẽ lui, trẻ hồi phục hoàn toàn nếu không có biến chứng.

 

Lời khuyên của bác sĩ về phương pháp điều trị tay chân miệng

 

Không dùng kháng sinh khi chưa có bội nhiễm, hiện nay đối với bệnh này chưa có thuốc điều trị đặc hiệu do đó chỉ có thể điều trị hỗ trợ

Cần theo dõi sát những biểu hiện của trẻ để phát hiện sớm điều trị phù hợp

Đảm bảo cung cấp dinh dưỡng đầy đủ theo tuổi, nâng cao thể trạng cho trẻ

Trẻ còn bú tiếp tục cho con ăn sữa mẹ

Khi trẻ sốt cao có thể hạ sốt bằng Paracetamol liều 10 – 15 mg/kg/ lần uống cách 6 giờ

Vệ sinh răng miệng thường xuyên cho trẻ

Để trẻ nghỉ ngơi, tránh kích thích

 

Bệnh tay chân miệng 01

 

Hướng dẫn cách phòng bệnh tay chân miệng cho trẻ

 

Bệnh có thể lây lan qua tiếp xúc với nước bọt, dịch nhầy từ mũi hoặc chất dịch tiết ra khi nốt phồng bị vỡ và hiện chưa có vắc xin phòng bệnh do đó mẹ cần ghi nhớ một số biện pháp sau để hạn chế nguy cơ mắc bệnh cho con:

Cho bé nghỉ ngơi ở nhà, không cho con tiếp xúc với các trẻ khác cho đến khi bé khỏi bệnh

Dạy trẻ cách rửa tay sạch sẽ đúng cách, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước sạch nhiều lần trong ngày (kể cả người lớn lẫn trẻ em), nhất là trước mỗi bữa ăn và sau khi đi vệ sinh, kể cả sau khi thay tã cho bé

Bạn và mọi người trong gia đình bạn phải rửa tay thường xuyên, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh hoặc làm vệ sinh cho trẻ, trước khi chuẩn bị thức ăn hoặc sau khi ăn

Rửa, khử trùng đồ chơi và các đồ vật khác mà bé tiếp xúc. Chú ý thường xuyên phải lau sạch các bề mặt hay tiếp xúc như nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế bằng xà phòng và các chất tẩy rửa thông thường

Tuyệt đối không mớm thức ăn cho trẻ, đồng thời cũng không cho bé ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi hoặc chạm vào bất kỳ vật dụng nào chưa được khử trùng

Giặt quần áo, ga trải giường, chăn màn bằng xà phòng và nước nóng, phơi dưới ánh nắng mặt trời

Thực hiện tốt việc ăn chín, uống sôi và đảm bảo các dụng cụ nấu nướng, chén bát đã được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng

 

Hadupharma hy vọng qua bài viết này các bậc cha mẹ nắm được những thông tin cơ bản về bệnh tay chân miệng để bảo vệ con tránh khỏi tác nhân gây bệnh cũng như biết cách xử trí, theo dõi, hạn chế biến chứng nguy hiểm xảy ra khi con không may mắc phải.

 

Viết bình luận của bạn:

Đối tác chiến lược

Hotline 1900 633 486
popup

Số lượng:

Tổng tiền: