CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ DƯỢC PHẨM HADU

27

Th 10

CẢNH BÁO: SẢN PHẨM GIẢM ĐAU, TRỊ VIÊM KHỚP CÓ THÀNH PHẦN GÂY HẠI

CẢNH BÁO: SẢN PHẨM GIẢM ĐAU, TRỊ VIÊM KHỚP CÓ THÀNH PHẦN GÂY HẠI

  • admin
  • 0 bình luận

Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đang cảnh báo người tiêu dùng về một số sản phẩm điều trị viêm khớp và giảm đau có chứa các thành phần không được liệt kê trên nhãn, có thể gây hại.

Việc sử dụng các sản phẩm có những thành phần tiềm ẩn nguy hiểm, có thể khiến người dùng có nguy cơ bị tác dụng phụ nghiêm trọng, tương tác thuốc và phản ứng dị ứng nguy hiểm.

1.NHỮNG THÀNH PHẦN ẨN NÀO GÂY HẠI TRONG NHỮNG SẢN PHẨM GIẢM ĐAU

Thành phần ẩn là bất cứ thứ gì có trong sản phẩm không kê đơn (OTC) không được tiết lộ hoặc liệt kê trên nhãn. Các thành phần trong sản phẩm OTC có thể hoạt động (ví dụ ibuprofen) hoặc không hoạt động (ví dụ: chất độn, hương liệu, chất phủ hoặc chất bảo quản).

Nhiều sản phẩm giảm đau và viêm khớp OTC có chứa các thành phần thuộc 3 loại thuốc khác nhau, đó là: thuốc chống viêm không steroid, steroid và thuốc giãn cơ.

Thuốc chống viêm không steroid (NSAID)

Là nhóm thuốc thường được sử dụng để giảm viêm và điều trị các tình trạng như viêm khớp, đau đầu và chấn thương cơ.

Một số NSAID ẩn đã được tìm thấy trong các sản phẩm giảm đau và trị viêm khớp OTC.

Các sản phẩm có chứa NSAID có thể làm tăng nguy cơ mắc các biến cố tim mạch, chẳng hạn như đau tim và đột quỵ, cũng như nguy cơ tổn thương đường tiêu hóa cao hơn, bao gồm chảy máu, loét, thủng dạ dày và ruột…

FDA cảnh báo rằng, các thành phần ẩn như NSAID cũng có thể tương tác với các loại thuốc khác và làm tăng nguy cơ xảy ra tác dụng phụ, đặc biệt đối với những người dùng nhiều hơn một sản phẩm chứa NSAID.

Thuốc chống viêm corticosteroid (steroid)

Là một loại thuốc chống viêm được dùng để điều trị các tình trạng viêm như hen suyễn, bệnh chàm và bệnh đa xơ cứng…

Dexamethasone và prednisone-21-acetate là các steroid đã được tìm thấy trong một số sản phẩm điều trị viêm khớp và giảm đau, vì chúng giúp giảm đau và viêm khớp, cơ và gân. Corticosteroid có thể ảnh hưởng đến khả năng đến khả năng chống lại nhiễm trùng của cơ thể cũng như gây ra lượng đường trong máu cao, chấn thương cơ và các triệu chứng tâm thần.

Khi dùng corticosteroid trong thời gian dài và/ hoặc với liều lượng cao, chúng có thể ức chế tuyến thượng thận và dẫn đến các triệu chứng cực kỳ mệt mỏi, yếu cơ, sụt cân, đau bụng và chán ăn.

Thuốc giãn cơ

Thuốc giãn cơ là thuốc kê đơn có thể được điều trị các triệu chứng liên quan đến cơ, chẳng hạn như đau cơ hoặc co thắt, cũng như các chấn thương gây ra các triệu chứng như đau lưng dưới.

Thuốc giãn cơ đã được tìm thấy trong các sản phẩm giảm đau và viêm khớp bao gồm methocarbamol và chlorzoxazone.

Thuốc giãn cơ có thể gây tác dụng phụ như an thần, chóng mặt và huyết áp thấp. Chúng cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng tinh thần và thể chất của một người, để thực hiện một số nhiệm vụ nhất định, như lái xe hoặc vận hành máy móc tại nơi làm việc.

3.PHẢI LÀM GÌ NẾU SỬ DỤNG MỘT TRONG NHỮNG SẢN PHẨM NÀY

Người bệnh không nên mua bất kỳ sản phẩm nào có chứa thành phần gây hại kể trên. Tuy nhiên nếu đã mua và đang sử dụng, nên dừng lại ngay lập tức và liên hệ với bác sĩ. 

Một số thành phần ẩn có thể rất nguy hiểm, đặc biệt đối với những người bị dị ứng với thành phần ẩn hoặc nếu bị tổn hại chức năng thận hoặc gan hoặc nếu thành phần ẩn được tìm thấy với số lượng đáng kể có thể tương tác với các loại thuốc khác nhau mà bệnh nhân đang dùng. 

Bác sĩ có thể giúp bạn về các lựa chọn an toàn hơn để kiểm soát các triệu chứng của mình. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể cho thực hiện một số xét nghiệm chức năng gan, thận… xem đã bị ảnh hưởng thế nào để tìm ra phương án điều trị an toàn và hiệu quả nhất cho bạn trong tương lai. Bạn cũng nên báo cáo bất kỳ tác dụng phụ hoặc biến chứng nào có thể gặp phải khi sử dụng các sản phẩm này.

4.LÀM CÁCH NÀO ĐỂ BIẾT SẢN PHẨM CÓ AN TOÀN KHÔNG?

Người tiêu dùng nên hết sức thận trọng khi sử dụng các sản phẩm OTC (không kê đơn). Nên kiểm tra nhãn và điều quan trọng là phải thảo luận về việc dùng những loại thuốc này với bác sĩ.

Mặc dù nhiều sản phẩm trong số này “được bán ở các cửa hàng phi truyền thống”, nhưng tốt hơn hết bạn nên mua các sản phẩm chăm sóc sức khỏe ở các hiệu thuốc.

Khi bạn mua sản phẩm OTC, nên:

-Tránh mua sản phẩm có nhãn ghi bằng ngôn ngữ mà bạn không thể đọc được.

-Hãy cảnh giác với những lời quảng cáo có cánh như: sản phẩm có thể “chữa bách bệnh” hoặc dựa nhiều vào lời chứng thực cá nhân mà không có bất kỳ bằng chứng đáng tin cậy nào. Bạn cũng nên tránh bất kỳ sản phẩm nào cung cấp ‘phương pháp chữa bệnh thần kỳ”.

-Hãy lưu ý các sản phẩm được tuyên bố là sản phẩm thay thế thuốc chữa bệnh, chưa được chứng minh, công nhận hoặc có tác dụng tương tự như thuốc kê toa.

-Hãy xem xét những rủi ro khi mua thuốc trực tuyến hoặc từ các quốc gia khác.

-Không sử dụng hoặc mua thuốc OTC thiếu nhãn thông tin thuốc bắt buộc. Nếu bạn không thể đọc nhãn của bất kỳ đơn thuốc nào, thuốc OTC hoặc thực phẩm bổ sung, đừng sử dụng nó.

-Hãy kiểm tra để đảm bảo tên, số điện thoại, địa chỉ của nhà sản xuất được liệt kê trên nhãn.

-Hãy hỏi nhà thuốc gần nơi bạn sống để được tư vấn về các sản phẩm OTC.

-Nói chuyện với bác sĩ về tất cả các sản phẩm bạn đang dùng cho tình trạng bệnh lý của mình.

 

Viết bình luận của bạn:

Đối tác chiến lược

Hotline 1900 633 486
popup

Số lượng:

Tổng tiền: