CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ DƯỢC PHẨM HADU

04

Th 12

KHÁNG SINH: NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

KHÁNG SINH: NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

  • admin
  • 0 bình luận

Kháng sinh (antibiotics) là chất được chiết xuất từ vi sinh vật, nấm, được tổng hợp hoặc bán tổng hợp, có khả năng tiêu diệt hay kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn một cách đặc hiệu.

Kháng sinh có tác dụng lên vi khuẩn ở cấp độ phân tử, thường là một vị trí quan trọng của vi khuẩn hay một phản ứng trong quá trình phát triển của vi khuẩn

 

Phối hợp kháng sinh

 

Vài nét về lịch sử ra đời của kháng sinh

 

Năm 1929, Alexander Fleming công bố một hoạt chất do nấm Penicillinum notatum tiết ra có khả năng tiêu diệt vi khuẩn tụ cầu, đó là penicilline.

Nhiều kháng sinh khác lần lượt được tìm ra từ nấm và xạ khuẩn.

Về sau với sự phát triển của công nghệ hóa dược, các gốc kháng sinh chiết từ vi sinh vật được gắn thêm một số nhóm chức hóa học tạo nên những kháng sinh mới, một số kháng sinh được tổng hợp hoàn toàn bằng con đường hóa học.

 

Phân loại kháng sinh

 

Có nhiều cách phân loại kháng sinh trong đó 2 cách phổ biến:

1. Phân loại theo phổ tác dụng của kháng sinh

Cách phân loại này chỉ phù hợp với một số kháng sinh nhất định và mang tính tương đối

Kháng sinh tác dụng lên các vi khuẩn Gram dương:  penicillin, erythromycin.

Kháng sinh tác dụng lên các vi khuẩn Gram âm: chloramphenicol, gentamycin.

Kháng sinh phổ rộng: các cyclin, cephalosporin II, III, quinolon, imipenem...

Kháng sinh phổ hẹp chuyên biệt:

- Với các cầu khuẩn Gram dương: oxacillin, cephalosporin I, vancomycin.

- Kháng sinh chống lao: rifampicin, isoniazid, streptomycin...

- Kháng sinh kháng nấm: nystatin, griseofulvin, ketoconazol, fluconazol...

2. Phân loại theo cấu trúc hóa học

 

 

Cơ chế tác dụng của kháng sinh

 

Ức chế tổng hợp vách tế bào

 

Vách tế bào của vi khuẩn (đặc biệt là các vi khuẩn Gram dương) được cấu tạo bởi các phức hợp peptidoglycan, phức hợp này được trùng hợp bởi các enzyme transpeptidases. Các KS nhóm b - lactamin gắn chọn lọc vào các transpeptidase này làm cho vách tế bào của vi khuẩn bị tan rã khiến vi khuẩn bị tiêu diệt.

 

Ức chế chức năng màng bào tương

 

KS gắn lên màng bào tương, làm thay đổi tính thấm chọn lọc khiến một số chất cần thiết cho vi khuẩn (nucleotid, pyrimidin, purin…) lọt ra ngoài, làm tổn hại và chết vi khuẩn. Các KS nhóm polymycin, aminosid.

 

Ức chế tổng hợp protein

 

Phong bế mạch polypeptid

 

Nhóm phenicol, macrolid có khả năng gắn vào phần 50S của ribosom vi khuẩn, phong bế enzyme transferase (enzyme chuyển acid amin từ ARN vận chuyển) làm quá trình tổng hợp protein của vi khuẩn bị ngừng.

 

Tạo protein bất thường, vô dụng

 

Tetracyclin và aminoside có khả năng gắn vào phần 30S của ribosom vi khuẩn, gây nên đọc sai mã của ARN - thông tin khiến protein được tạo ra bất thường, vô dụng đối với đời sống của vi khuẩn.

 

Tác động trực tiếp vào acid nhân

 

Các quinolon ức chế enzyme ADN-gyrase khiến ADN sợi kép của vi khuẩn không thể duỗi xoắn, quá trình tổng hợp ADN của vi khuẩn bị ngừng hoàn toàn.

 

Cạnh tranh đối kháng

 

Đây là kiểu tác dụng của các sunfonamit. Acid folic giữ vai trò cần thiết trong quá trình tổng hợp acid nucleic. Để tổng hợp ra acid folic, một số vi khuẩn phải sử dụng acid paraaminobenzoic (PAB) có trong môi trường. Sunfonamit có cấu trúc hóa học tương tự PAB nên đã cạnh tranh thay thế PAB, dẫn đến ngừng tổng hợp acid nucleic của vi khuẩn.

 

Các nhóm kháng sinh

 

Phối hợp kháng sinh

 

Khi dùng 2 kháng sinh cùng một lúc có thể xảy ra 3 loại tương tác sau:

 

1. Tương tác đối kháng

Tác dụng phối hợp của 2 loại thuốc kém hơn tác dụng khi dùng từng thứ thuốc riêng biệt, độc tính có thể tăng lên. Trong lâm sàng cần tránh phối hợp kiểu này. Trong y văn đã có nhiều thông báo về tác dụng đối kháng khi sử dụng hai KS đồng thời. Lepper và Dawling (1951) sử dụng hai phác đồ để điều trị viêm màng não vi khuẩn:

- Phác đồ phối hợp penicillin + tetracyclin

- Phác đồ penicillin đơn thuần

Kết quả là nhóm dùng phác đồ phối hợp tử vong 80%,  nhóm dùng phác đồ đơn độc, tử vong 21%.

Sau đó Mathies và cộng sự (1967) cũng sử dụng hai phác đồ điều trị viêm màng não vi khuẩn:

- Ampicillin đơn độc

- Ampicillin + chloramphenicol

Kết quả: nhóm dùng phác đồ phối hợp tử vong 11%, nhóm dùng phác đồ đơn độc tử vong 4%.

2. Tác dụng cộng

Tác dụng phối hợp của 2 loại thuốc bằng tổng tác dụng riêng lẻ của từng loại thuốc khi dùng đơn độc (bao gồm cả tác dụng chính và tác dụng phụ). Cách này cũng ít dùng trong lâm sàng.

3. Tác dụng hiệp đồng

Tác dụng phối hợp của hai loại thuốc hiệu quả hơn hẳn tác dụng của từng kháng sinh riêng lẻ cộng lại. Đây là kiểu được lựa chọn sử dụng trong lâm sàng.

 

Khi nào cần phối hợp kháng sinh

 

Chỉ định phối hợp kháng sinh trong các trường hợp: nhiễm trùng phức tạp, nhiễm nhiều loại vi khuẩn, tình trạng nặng

Nhiễm trùng ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch

Trường hợp có nguy cơ kháng thuốc hoặc sử dụng dài ngày (VK lao, H. Pylori,…)

 

Các nguyên tắc phối hợp kháng sinh

 

Không phối hợp 2 kháng sinh cùng phân nhóm, cùng đích tác động

Không phối hợp KS có cơ chế diệt khuẩn (betalactam, aminosid) với KS ức chế chuyển hóa (cyclin, phenicol)

 

Hiện nay tình trạng vi khuẩn kháng kháng sinh không còn là vấn đề của một quốc gia mà đã trở thành vấn nạn toàn cầu. Việt Nam vẫn đang nằm trong nhóm các nước có tỉ lệ kháng kháng sinh cao nhất trên thế giới với 33% người bệnh bị kháng thuốc. Vậy làm thế nào để hạn chế tình trạng kháng kháng sinh?

Tìm hiểu thêm tại đây: http://haduvietnam.com.vn/khang-khang-sinh-thuc-trang-dang-bao-dong.html

Viết bình luận của bạn:

Đối tác chiến lược

Hotline 1900 633 486
popup

Số lượng:

Tổng tiền: