CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ DƯỢC PHẨM HADU

DẤU HIỆU NHẬN BIẾT TRẺ THIẾU KẼM
14

Th 03

DẤU HIỆU NHẬN BIẾT TRẺ THIẾU KẼM

  • admin
  • 0 bình luận

Theo số liệu tổng điều tra dinh dưỡng trẻ em Việt Nam toàn quốc của Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia, gần 70% trẻ bị thiếu kẽm, đặc biệt trẻ dưới 5 tuổi. Việc thiếu kẽm gây ra những hệ quả vô cùng nghiêm trọng đối với sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ như dễ bị nhiễm trùng, cảm lạnh và cảm cúm. Vì thế mẹ cần nhận biết sớm những dấu hiệu trẻ thiếu kẽm dưới đây để có biện pháp phòng chống và chữa trị kịp thời. 1.TÌNH TRẠNG THIẾU KẼM Ở TRẺ Ở Việt Nam hiện nay cứ 10 trẻ dưới 5 tuổi có đến 7 trẻ thiếu kẽm và 10 bà mẹ mang thai có đến 8 bà mẹ bị thiếu kẽm. Tỷ lệ thiếu kẽm ở phụ nữ có thai là 80,3%, phụ nữ tuổi sinh đẻ là 63,6% và trẻ em dưới 5 tuổi là 69,4%.  Hiện nay chế độ ăn của người Việt đang thiếu những thực phẩm giàu kẽm, bên cạnh đó chất lượng mỗi bữa ăn khá thấp, thực phẩm có nguồn gốc từ động vật còn thiếu khá nhiều.  Đặc biệt đối với trẻ, đối tượng thường hay biếng ăn, khi mà chất lượng dinh dưỡng không đảm bảo kèm theo biếng ăn thì khó tránh khỏi tình trạng thiếu hụt kẽm. 2.DẤU HIỆU NHẬN BIẾT TRẺ THIẾU KẼM Ngủ không ngon giấc Kẽm là khoáng chất rất quan trọng đối với sức khỏe não bộ, đóng vai trò như những chất dẫn truyền thần kinh trong não bộ của bạn hoạt động hiệu quả hơn. Vì thế thiếu kẽm trong thời gian dài sẽ gây nên những rối loạn thần kinh như trẻ ngủ không ngon giấc, ngủ hay giật mình, hay quấy khóc vào ban đêm và ngủ không yên giấc vào ban ngày. Hay cáu giận, tinh thần uể oải Trẻ em được bổ sung đầy đủ kẽm sẽ giúp trẻ có khả năng tư duy, trí nhớ tốt là nhờ kẽm duy trì phát triển trí não, trí lực, trí nhớ. Tuy nhiên, nếu trẻ thiếu kẽm, hoạt động thần kinh sẽ bị ảnh hưởng làm tăng tình trạng lo âu, căng thẳng, stress khiến con hay nổi cáu, dễ khóc nhè, không dỗ được khi gặp những chuyện không vừa ý. Trẻ hay quấy khóc, tinh thần uể oải Tình trạng trẻ thiếu kẽm nếu kéo dài mà mẹ không nhận biết sớm có thể gây nên những rối loạn về não bộ từ nhẹ đến nặng. Ban đầu là những rối loạn nhẹ về thần kinh, sau đó tiến triển nghiêm trọng hơn, gây chứng khó đọc và các vấn đề khác về phát triển tâm thần như trầm cảm, động kinh, tâm thần phân liệt. Khi trẻ lớn lên việc thiếu kẽm khiến khả năng nhận thức của trẻ cũng kém đi, ảnh hưởng đến hành vi cảm xúc, dễ sa đà vào việc nghiện rượu, xuất hiện các hành vi phạm pháp và phạm tội. Trẻ ăn không ngon miệng, vị giác biến đổi Kẽm đóng một vai trò quan trọng trong duy trì tuyến tiêu hóa tiêu hóa khỏe mạnh, đồng thời kích thích vị giác giúp con ăn ngon miệng hơn. Khi trẻ thiếu kẽm sẽ ảnh hưởng đến vị giác và khứu giác khiến trẻ không có cảm giác ăn ngon miệng, từ đó biếng ăn và hay quấy khóc khi ăn. Rối loạn tiêu hóa và tiêu chảy kéo dài Dù chỉ chiếm một lượng nhỏ trong cơ thể nhưng kẽm lại chiếm một vai trò lớn trong việc sản sinh ra các enzyme tiêu hóa, giúp các chất dinh dưỡng được tiêu hóa một cách hiệu quả hơn. Vì thế nếu mẹ thấy con ăn không ngon miệng, ăn vào bị trướng bụng, tiêu chảy kéo dài, thì nên nghĩ ngay đến trường hợp trẻ thiếu kẽm. Nguyên nhân có thể là do hệ tiêu hóa thiếu kẽm làm cho việc đổi mới các mô ruột và sản sinh mật trong đường ruột bị gián đoạn ảnh hưởng đến việc tiêu hóa các chất. Rối loạn tiêu hóa và tiêu chảy kéo dài Rụng tóc Dấu hiệu cảnh báo thiếu kẽm của cơ thể là xuất hiện tình trạng rụng tóc, rụng tóc hình vành khăn, vì việc thiếu hụt kẽm trong cơ thể sẽ khiến tóc mỏng dần và dẫn đến rụng tóc. Xương chậm phát triển Sự ổn định lượng kẽm trong cơ thể giúp cân bằng các chức năng trong cơ thể như tự tổng hợp, bài tiết cũng như hoạt hóa hormone  tăng trưởng GH và IGF 1, giúp hệ xương, cơ phát triển khỏe mạnh. Vì thế khi mẹ thấy con chậm biết đi, chậm mọc răng, cơ thể còi cọc do có thể là việc thiếu hụt kẽm làm ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ xương. Về lâu dài sẽ gây những ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của trẻ, khi con còi cọc, chiều cao không phát triển dẫn đến trẻ thấp còi hơn so với những bạn cùng trang lứa. Thương tổn vùng da và mắt Cùng với các loại vitamin, kẽm rất quan trọng cho việc phát triển thị lực tốt, biểu hiện ở việc chúng ta có thể thấy phần lớn lượng kẽm trong cơ thể tập trung trong các mô mắt, đặc biệt là võng mạc. Bổ sung kẽm đầy đủ sẽ giúp mắt trẻ khỏe mạnh, phòng chống bệnh thoái hóa điểm vàng. Khi thiếu kẽm, chúng ta sẽ thấy vùng da ở mắt khô hơn, mắt trẻ mờ và cay mắt, khô mắt rất khó chịu, thị lực ban đêm kém đi trông thấy. Cảm cúm và cảm lạnh thường xuyên Đây là biểu hiện của nhiều bệnh nhưng trẻ thiếu kẽm cũng là một nguyên nhân khiến trẻ thường xuyên bị cảm cúm và cảm lạnh thường xuyên. Bạn biết không, khi cơ thể đủ kẽm sẽ giúp tăng cường miễn dịch, vì kẽm có khả năng kháng virus và các đặc tính thúc đẩy miễn dịch, khiến cơ thể trẻ mạnh mẽ hơn khi chống chọi lại những bệnh tật theo mùa. Cảm cúm và cảm lạnh Da thô ráp, móng tay/chân mỏng, có các bợn trắng nhỏ trên móng tay/ chân Các nghiên cứu cho thấy rằng, kẽm có vai trò điều hòa quá trình chuyển hóa acid nucleic, ảnh hưởng đến sinh trưởng của các tế bào da. Khi trẻ thiếu kẽm, da mất tính linh hoạt và độ đàn hồi, dễ xuất hiện các vết rạn da, da thô ráp, móng tay chân mỏng, có các bợn trắng nhỏ trên móng tay/ chân. Hậu quả khi bị thiếu kẽm cũng khiến tình trạng bệnh viêm da, vảy nến, mụn trên da mặt diễn biến nhanh và nặng hơn so với những trẻ em thông thường. Chậm lành vết thương Kẽm trong cơ thể giúp kích hoạt tế bào T để tạo ra một khoáng chất quan trọng dùng để rút ngắn thời gian phục hồi chấn thương và bệnh tật. Vì thế khi mẹ thấy con chậm lành những vết thương, dễ bị gãy xương khi gặp chấn thương thì hãy đến bác sĩ để được thăm khám về việc thiếu hụt kẽm. Hy vọng bài viết vừa rồi của Hadu đã giúp cha mẹ hiểu hơn về các dấu hiệu thiếu hụt kẽm ở trẻ. Đừng quên theo dõi Website Hadu để cập nhật thêm thông tin Y Dược mới nhất nhé!  

TẠI SAO TRONG THỰC PHẨM CHỨC NĂNG BỔ NÃO CHO NGƯỜI LỚN CẦN CÓ GINKGO BILOBA?
13

Th 03

TẠI SAO TRONG THỰC PHẨM CHỨC NĂNG BỔ NÃO CHO NGƯỜI LỚN CẦN CÓ GINKGO BILOBA?

  • admin
  • 0 bình luận

Từ xa xưa, Ginkgo Biloba đã được biết đến và sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, từ ẩm thực, mỹ phẩm cho đến dược phẩm. Ngày nay, các nhà khoa học đã đi sâu nghiên cứu và sử dụng Ginkgo Biloba trong chăm sóc sức khỏe não bộ.  Vậy cụ thể ginkgo biloba là hoạt chất gì, có tác dụng như thế nào mà hiện nay đang được ứng dụng rộng rãi trong việc sản xuất TPCN bổ não? Hãy cùng Hadu tìm hiểu qua bài viết dưới đây! I-GINKGO BILOBA LÀ GÌ? Ginkgo Biloba có tên gọi ngắn hơn là Ginkgo hay tên tiếng Việt là bạch quả. Cây bạch quả có những lá to hình quạt, là một trong những loài cây có tuổi đời lâu nhất thế giới, khoảng hơn 200 triệu năm. Do đã tồn tại hàng triệu năm, bạch quả được con người khám phá ra vô số tác dụng đối với sức khỏe. Trong đó, nổi bật nhất phải kể đến là tác dụng của nó đối với sức khỏe não bộ, giải quyết vấn đề do lưu lượng máu lên não kém gây ra. Cây Ginkgo Biloba trong tự nhiên II-NGƯỜI LỚN THƯỜNG GẶP NHỮNG VẤN ĐỀ GÌ VỀ NÃO BỘ? Não bộ là bộ phận quan trọng thuộc hệ thần kinh: kiểm soát tất cả các chức năng của cơ thể. Vì vậy, bất kỳ sự tổn thương hay sự bất thường nào cũng dẫn đến các triệu chứng khác nhau của cơ thể. Đối với người lớn, thường gặp các bệnh lý về thần kinh nguy hiểm như: 1.ĐỘT QUỴ (TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO) Đột quỵ não là hội chứng đặc trưng bởi sự mất đột ngột cấp tính các chức năng của não (thường khu trú) khiến vùng não đó bị thiếu oxy và dinh dưỡng, tồn tại quá 24 giờ hoặc tử vong trước 24 giờ. Thiếu oxy não chỉ trong vòng vài phút, tế bào não sẽ chết. Vùng tế bào não bị tổn thương nặng hoặc lan rộng có thể gây tử vong cho bệnh nhân hoặc để lại di chứng nặng nề về rối loạn vận động, nhận thức, ngôn ngữ, thị giác. Bệnh đột quỵ 2.ALZHEIMER (SA SÚT TRÍ TUỆ) Bệnh sa sút trí tuệ (Dementia) mô tả một nhóm các triệu chứng ảnh hưởng đến trí nhớ, suy nghĩ và khả năng xã hội đủ nghiêm trọng để ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày của người mắc phải. Đây không phải là một bệnh cụ thể, nhưng một số bệnh khác nhau cũng có thể gây ra sa sút trí tuệ. Mặc dù sa sút trí tuệ nói chung liên quan đến mất trí nhớ, mất trí nhớ có những nguyên nhân khác nhau. Nếu chỉ có triệu chứng mất trí nhớ thì không chắc người đó bị sa sút trí tuệ.  Bệnh Alzheimer là nguyên nhân phổ biến nhất của chứng mất trí tiến triển ở người lớn tuổi, nhưng có một số nguyên nhân khác cũng gây ra sa sút trí tuệ. Tùy thuộc vào nguyên nhân, một số triệu chứng sa sút trí tuệ có thể phục hồi. 3.ĐAU NỬA ĐẦU MIGRAINE Đau nửa đầu migraine là bệnh đau nửa đầu từng cơn. Đặc điểm của cơn đau nửa đầu là đau theo nhịp mạch. Cường độ cơn đau thay đổi từ nhẹ, thoáng qua cho đến đau dữ dội. Đôi khi xuất hiện đau nửa đầu bên phải, đau cả hai bên đầu hoặc thay đổi từ bên này sang bên kia theo chu kỳ. Cơn đau nửa đầu migraine có thể kéo dài trong nhiều giờ hoặc cũng có khi lên đến 2-3 ngày. Đối tượng bị bệnh thường gặp là phụ nữ từ 30-45 tuổi. Bệnh đau đầu hoặc đau nửa đầu 4.THIỂU NĂNG TUẦN HOÀN MÁU NÃO Thiểu năng tuần hoàn máu não (hay còn gọi là rối loạn tuần hoàn não) là tình trạng lượng máu lên não giảm, làm giảm sự cung cấp oxy và các chất dinh dưỡng nuôi não khiến cho tế bào thần kinh não thiếu năng lượng để hoạt động, từ đó ảnh hưởng tới hoạt động chức năng của não. Thiểu năng tuần hoàn não thường gặp ở người trung niên và cao tuổi, đặc biệt ở những người lao động trí óc. Hiện nay với vô số yếu tố bất lợi cho sức khỏe của cuộc sống hiện đại như ô nhiễm môi trường, lối sống mất cân bằng, tình trạng căng thẳng thần kinh, chế độ ăn uống không khoa học,...thì bệnh cũng có thể xảy ra ở người trẻ tuy số lượng ít. II-TẠI SAO TRONG TPCN BỔ NÃO CHO NGƯỜI LỚN CẦN CÓ GINKGO BILOBA? Giúp tăng cường trí nhớ: chiết xuất từ Ginkgo đã được các nhà khoa học chứng minh về tác dụng tăng oxy và dưỡng chất cho hệ thần kinh, tăng cường sự tập trung, giảm căng thẳng, cải thiện trí nhớ và nhận thức, cho trí tuệ minh mẫn lâu dài. Cải thiện đau đầu và đau nửa đầu: khi bị đau đầu hoặc đau nửa đầu do thiếu máu não hoặc stress… việc bổ sung TPCN chứa Ginkgo giúp tăng cường máu lên não. Giảm lo âu, trầm cảm: việc bổ sung TPCN chứa Ginkgo thường xuyên giúp tăng hiệu suất làm việc của não và giúp não bộ phát tín hiệu của sự hạnh phúc. Khi đó các triệu chứng lo âu cũng giảm xuống.parkinson Phòng bệnh Alzheimer, parkinson: ngoài việc tăng cường máu lên não, TPCN chứa Ginkgo còn giúp giúp tăng cường máu đến các chi, giảm cảm giác tê lì chân tay và giúp trí tuệ minh mẫn. Hy vọng bài viết vừa rồi của Hadu đã giúp bạn hiểu hơn về thành phần Ginkgo Biloba trong thuốc bổ não cho người lớn tuổi. Đừng quên theo dõi Website Hadu để cập nhật thêm nhiều thông tin Y Dược mới nhất nhé!  

TPCN LÀ GÌ? LỢI ÍCH VÀ TÁC HẠI CỦA TPCN BẠN NÊN BIẾT
09

Th 03

TPCN LÀ GÌ? LỢI ÍCH VÀ TÁC HẠI CỦA TPCN BẠN NÊN BIẾT

  • admin
  • 0 bình luận

Chúng ta thường nghe nói nhiều đến Thực Phẩm Chức Năng (TPCN) nhưng lại chưa thực sự hiểu rõ về nó. Theo khuyến cáo của Bộ Y Tế: Sản phẩm TPCN không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Nhưng nếu lạm dụng quá nhiều, sử dụng bừa bãi vẫn có thể gây ra nhiều triệu chứng không tốt ảnh hưởng đến sức khỏe của người dùng. Trong những năm gần đây, có rất nhiều thương hiệu sản xuất TPCN được bày bán trên thị trường. Những sản phẩm TPCN ngày càng được nhiều người chú ý quan tâm vì nó giúp bổ sung chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể, từ đó nâng cao sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch. Không những thế, nhiều sản phẩm còn có khả năng giảm nguy cơ gây bệnh, hỗ trợ điều trị bệnh tốt hơn. TPCN không chỉ mang tới nhiều lợi ích cho sức khỏe mà còn giúp ngăn ngừa sự thiếu hụt về chất dinh dưỡng cho cơ thể.Đối với trẻ nhỏ còn giúp phát triển và tăng cường trí não tốt hơn. Bài viết dưới đây Hadu sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về TPCN cũng như lợi ích và tác hại khi dùng nó. I-KHÁI NIỆM TPCN TPCN là sản phẩm dùng để hỗ trợ, phục hồi, duy trì và tăng cường chức năng của các bộ phận trong cơ thể, tăng cường sức đề kháng và ngăn chặn nguy cơ về bệnh tật (có thể) xảy ra ở tương lai. TPCN KHÔNG PHẢI là thuốc. Tuy nhiên TPCN có dạng bào chế giống với thuốc như: viên nén, viên nang cứng, nang mềm, cốm-bột… Nếu chỉ nhìn vào hình dáng bên ngoài, chúng ta khó có thể phân biệt được. Trong thành phần của thuốc có chứa các hoạt chất đặc trị dùng để chữa bệnh. Với TPCN thành phần bên trong sẽ chứa các loại vitamin, khoáng chất, chất xơ,... giúp tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ và phòng ngừa bệnh tật cho cơ thể. TPCN không phải là thuốc nhưng có tác dụng hỗ trợ, phục hồi, tăng cường chức năng các bộ phận trong cơ thể II-VÌ SAO NÊN SỬ DỤNG TPCN? Mỗi ngày cơ thể con người sản sinh ra nhiều loại tế bào để phát triển và duy trì sức khỏe. Tuy nhiên cơ thể chúng ta không có khả năng sản xuất đủ lượng khoáng chất, vitamin và phải đến sự hỗ trợ của các loại TPCN để đáp ứng nhu cầu dưỡng chất cho một cơ thể khỏe mạnh.  TPCN mang đến cho cơ thể một lượng khoáng chất vô cùng có lợi cho cơ thể, cung cấp các loại vitamin mà thuốc không có. Ngoài ra, TPCN còn phòng chống, hỗ trợ và nâng cao thể trạng như: Cung cấp Vitamin A giúp mắt sáng khỏe, chống lại quá trình lão hóa của cơ thể. Cung cấp vitamin E để hỗ trợ các bệnh lý về da và máu. Và còn nhiều lợi ích tuyệt vời khác đến từ hoạt chất trong TPCN mà chúng ta chưa khám phá hết. III-SỬ DỤNG TPCN MANG LẠI NHỮNG LỢI ÍCH GÌ Mỗi dòng sản phẩm TPCN sẽ mang lại lợi ích khác nhau cho cơ thể. Vì thế mọi người cần biết cơ thể thiếu những dưỡng chất gì để bổ sung cho phù hợp. Những lợi ích không hề nhỏ mà TPCN mang lại cho cơ thể đó là: Những lợi ích khi sử dụng TPCN PHÒNG NGỪA THIẾU HỤT DƯỠNG CHẤT CHO CƠ THỂ TPCN có lợi ích vô cùng to lớn, những thực phẩm này thường có nhiều dưỡng chất, vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Đặc biệt một số thành phần cơ thể không tự sản sinh được phải dung nạp trực tiếp từ bên ngoài.  Chế độ ăn uống đa dạng với các nguồn thực phẩm sẽ giúp cơ thể có đầy đủ chất hơn.Việc kết hợp giữa chế độ ăn và bổ sung TPCN sẽ đảm bảo cho cơ thể bạn nhận đủ các chất dinh dưỡng cần thiết. Từ đó phòng tránh tình trạng thiếu hụt chất, nâng cao sức khỏe cơ thể và tăng cường hệ miễn dịch. Thực tế hiện nay nhu cầu xã hội ngày càng tăng, tình trạng thiếu hụt dưỡng chất không còn phổ biến như trước. Chính vì vậy mà mọi người không cần quá bận tâm. Tuy nhiên, đối với những người bận rộn, không có thời gian chăm sóc bản thân và gia đình trong mỗi bữa ăn thì việc lựa chọn TPCN để bổ sung dưỡng chất hoàn toàn chính xác. HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ - PHÒNG NGỪA BỆNH HIỆU QUẢ Những dòng thực phẩm bảo vệ sức khỏe cung cấp nhiều dưỡng chất quan trọng, chính vì vậy có thể bảo vệ, chống lại bệnh tật. Cụ thể trong hỗ trợ, phòng ngừa bệnh như: TPCN giàu chất xơ làm thúc đẩy, kiểm soát lượng đường huyết trong máu. Có thể hỗ trợ người mắc tiểu đường trong quá trình điều trị bệnh. Ngoài ra bổ sung thêm chất xơ còn giúp phòng ngừa bệnh béo phì, mỡ máu, bệnh tim mạch, ngăn chặn đột quỵ, tăng cường chức năng tiêu hóa… TPCN giàu chất chống oxy hóa: những thực phẩm này có khả năng trung hòa các gốc tự do có hại cho cơ thể, giúp ngăn ngừa tổn thương tế bào và một số bệnh mãn tính. Chất chống oxy hóa còn giúp cơ thể trẻ trung hơn, giữ gìn được tuổi trẻ, phòng ngừa tình trạng lão hóa sớm. Thực phẩm bổ sung giàu axit béo omega-3: một trong những loại axit béo lành mạnh, rất tốt cho sức khỏe tim mạch. Bổ sung nhóm omega-3 giúp cơ thể giảm viêm, tăng cường chức năng hoạt động của não bộ. Nhóm thực phẩm này có thể giúp ổn định được huyết áp, giảm cholesterol xấu trong máu, đồng thời phòng ngừa tiểu đường… Ngoài những dòng TPCN có trong 3 nhóm trên, thì còn có rất nhiều dòng sản phẩm khác bổ sung khoáng chất vi lượng, ion, sắt, kẽm, magie… cho cơ thể. Hiện nay nếu thống kê trên thị trường phải có hàng ngàn dòng sản phẩm TPCN khác nhau. Trong đó những sản phẩm nội địa chiếm tỷ lệ nhiều hơn những sản phẩm nhập khẩu. IV-LƯU Ý KHI SỬ DỤNG TPCN Mặc dù hầu hết các dòng TPCN chiết xuất từ tự nhiên, nhưng nếu không sử dụng đúng cách vẫn có thể gây ra tác dụng phụ hoặc gây ảnh hưởng nên một hoặc nhiều cơ quan nhất định trong cơ thể. Thế nên sử dụng TPCN mọi người cần lưu ý những vấn đề sau: Người sử dụng nên nhớ rõ một điều rằng: TPCN không phải là thuốc, và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Rất nhiều người dùng TPCN thay thế thuốc chữa bệnh, đây là một sai lầm rất lớn. Mọi người cần lưu ý và phân biệt đâu là thuốc và đâu là TPCN để có ranh giới rõ ràng. Không sử dụng TPCN cùng một lúc: không phải cứ sử dụng nhiều loại TPCN cùng một lúc là tốt. Việc sử dụng quá nhiều TPCN sẽ làm rối loạn quá trình đồng hóa trao đổi chất trong cơ thể. Nguyên nhân là do cơ thể dư thừa dưỡng chất, cơ thể không kịp hấp thụ. Không nên sử dụng liên tục ngày này qua ngày khác: sử dụng TPCN kéo dài không những gây tốn kém chi phí mà còn làm cơ thể bị nhờn với những TPCN đó. Việc sử dụng TPCN bổ sung kéo dài vô hình dung còn làm giảm chức năng của cơ thể, từ đó cơ thể không tự tổng hợp được dưỡng chất. Điều này vô cùng nguy hiểm cho con người. Sử dụng TPCN theo đúng liều lượng, chỉ định trong phiếu hướng dẫn sử dụng hoặc theo chỉ dẫn của dược sĩ, bác sĩ có chuyên môn. Không sử dụng TPCN để giảm cân, các chuyên gia hàng đầu tại Hoa Kỳ chỉ ra rằng: người sử dụng TPCN để giảm cân có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư. Hy vọng bài viết vừa rồi của Hadu đã giúp bạn có thêm kiến thức về thực phẩm chức năng. Đừng quên theo dõi Website Hadu để cập nhật thông tin Y Dược mới nhất nhé!  

NGÀNH Y ĐANG TỪNG BƯỚC GỠ KHÓ NHƯ THẾ NÀO?
07

Th 03

NGÀNH Y ĐANG TỪNG BƯỚC GỠ KHÓ NHƯ THẾ NÀO?

  • admin
  • 0 bình luận

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 07/NĐ-CP và Nghị quyết số 30/NQ-CP với hàng loạt giải pháp cụ thể nhằm khẩn cấp tháo gỡ khó khăn trong đấu thầu, đảm bảo đủ thuốc và trang thiết bị y tế phục vụ cho nhu cầu khám chữa bệnh. NGÀNH Y ĐỐI MẶT VỚI NHIỀU KHÓ KHĂN Trong buổi tọa đàm “ngành y vượt khó” do Cổng thông tin điện tử Chính phủ tổ chức ngày 23/2, Thứ trưởng Bộ Y Tế cho biết ngành y đang đối mặt với nhiều khó khăn, từ tình trạng thiếu thuốc, vật tư, thiết bị đến chảy máu chất xám, quá tải ở các cơ sở y tế tuyến cuối… Trong đó, tình trạng thiếu hóa chất, vật tư, trang thiết bị đang rất cấp thiết. Trên thực tế, nhiều bệnh viện tuyến cuối rơi vào tình trạng hoạt động cầm chừng, phải chuyển bệnh nhân sang các cơ sở y tế khác… Theo GS.TS Trần Bình Giang, Giám đốc Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức, thiếu hóa chất, vật tư ở các bệnh viện hiện nay là tình trạng “cấp cứu của cấp cứu”. Tại Bệnh Viện Hữu Nghị Việt Đức, theo thống kê, có những xét nghiệm đơn giản, như công thức máu chỉ còn một tuần nữa là không còn hóa chất để sử dụng nếu như sử dụng bình thường. BV Việt Đức đã họp rất nhiều lần, kể cả họp Đảng ủy, họp hội đồng khoa học mở rộng tới tất cả trưởng, các bộ phận, đơn vị để tháo gỡ nhưng rất khó khăn. Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên (ngồi thứ 2 từ phải sang) chia sẻ tại tọa đàm.  Hay vật tư tiêu hao dành cho mổ xẻ, theo thống kê của BV Việt Đức, cũng chỉ trong vòng 1 tháng nữa là sẽ hết. Theo quy định của luật pháp, việc mua các vật tư tiêu hao phải đảm bảo các vật tư đó được phép lưu hành trên thị trường và có giấy phép. Hầu hết giấy phép cho các vật tư tiêu hao hiện nay chưa được cấp, chưa được gia hạn nên chúng ta không thể mua được dù chúng ta đấu thầu hay mua. Tại BV Bạch Mai, PGS.TS Đào Xuân Cơ, Giám Đốc bệnh viện cho biết, thiết bị để phục vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện đang thiếu trầm trọng. Hầu hết các thiết bị của BV Bạch Mai 10 năm qua thực hiện liên doanh liên kết. Khi hết hợp đồng, các thông tư về liên doanh, liên kết cũng đã hết hiệu lực và chúng ta đang chờ các Thông tư mới, quy định mới nên hiện tại không thể tái ký hợp đồng cũng như không thể ký các hợp đồng mới được. Việc đầu tư, mua sắm các thiết bị mới thì bệnh viện không có nguồn ngân sách nào. Do vậy chúng tôi đang đề xuất khẩn cấp với Bộ Y Tế và Chính Phủ đầu tư một nguồn ngân sách của Chính phủ để bệnh viện sớm có các thiết bị phục vụ công tác khám chữa bệnh khẩn cấp cho người bệnh. KHẨN CẤP GỠ KHÓ Theo ông Nguyễn Minh Lợi, Vụ trưởng vụ trang thiết bị và công trình y tế (Bộ Y Tế), với việc gia hạn các giấy phép nhập khẩu, NĐ 07 giải quyết các vấn đề rất thiết yếu cho bệnh viện, những gói thầu đã trúng thầu thì có thể nhập khẩu được ngay và đáp ứng yêu cầu cho các bệnh viện đang bị thiếu. Ngay từ thời điểm này, các doanh nghiệp có thể nhập khẩu vật tư, TTBYT cung cấp cho hệ thống y tế. NĐ 07 giúp giải quyết những vấn đề cấp bách trong mua sắm TTBYT, kịp thời đáp ứng nguồn cung, giải quyết ách tắc do tồn đọng TTBYT nhập khẩu tại các cửa khẩu. Tại BV Răng Hàm Mặt (T.Ư Hà Nội), thời gian qua xảy ra thiếu hụt một số thuốc, vật tư y tế. PGS.TS Trần Cao Bính, GĐ. Bệnh Viện Răng Hàm Mặt T.Ư cho biết, với hiệu lực lập tức của NĐ 07, các vật tư y tế mà bệnh viện đã đấu thầu ngay tuần tới sẽ được cung cấp, giúp bệnh viện có vật tư cho KCB. Tình trạng hoãn mổ vì thiếu vật tư y tế sẽ được giải quyết sớm “Với các công ty vừa qua chưa được BYT gia hạn giấy phép, khi nghị định ban hành, thì ngay tuần này có thể cung cấp vật tư Y Tế cho bệnh viện. Về dài hạn, các công ty đã có giấy phép cũng sẽ chủ động có kế hoạch về nguồn cung vật tư, TTBYT”, ông Bính đánh giá. Việc NĐ 07 bãi bỏ yêu cầu “phải có thông tin tham chiếu giá kê khai tại thời điểm mua sắm” cũng được lãnh đạo các bệnh viện đánh giá là phù hợp với điều kiện thực tế. Như với BV Bạch Mai vừa qua có khoảng 2.000 mặt hàng thông báo cần đấu thầu mua sắm phục vụ chẩn đoán, KCB nhưng khoảng ⅔ trong số đó không có công ty tham gia đấu thầu cung ứng hoặc có giá tham chiếu cao. Khi yêu cầu nêu trên bãi bỏ, “nút thắt” về giá được tháo gỡ.” THAY ĐỔI QUẢN LÝ, KÊ KHAI GIÁ TTBYT Nghị định 07/2023 NĐ-CP quy định thực hiện niêm yết giá đối với tất cả TTBYT tại các địa điểm quy định của pháp luật về giá hoặc trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Y Tế ( quy định hiện hành yêu cầu phải kê khai giá TTBYT đối với tất cả hơn 200.000 chủng loại, mỗi chủng loại lại có nhiều cấu hình, tính năng kỹ thuật khác nhau… gây quá tải cho ngành Y Tế, không cập nhật kịp thời). Chỉ thực hiện kê khai giá đối với TTBYT khi có biến động bất thường về giá cả ảnh hưởng đến nguồn cung cấp TTBYT, khả năng chi trả của người mua, khả năng thanh toán của Quỹ bảo hiểm Y Tế. Bộ trưởng Bộ Y Tế ban hành, cập nhật, sửa đổi nội dung danh mục thông tin TTBYT phải kê khai giá. Nội dung, hình thức, trình tự thủ tục kê khai giá TTBYT thực hiện theo quy định của pháp luật về giá hoặc trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Y Tế. Khắc phục những vướng mắc lớn trong việc kê khai giá trong đấu thầu: “Không được mua bán TTBYT khi chưa có giá kê khai và không được mua bán cao hơn giá kê khai trên Cổng Thông tin điện tử của Bộ Y Tế tại thời điểm mua bán” đang gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp và các cơ sở y tế trong việc thực hiện kê khai giá và các thủ tục đấu thầu. Thay đổi phương thức để khắc phục những vướng mắc trong xác định thời điểm mua bán trong quá trình mua bán, đấu thầu tại các cơ sở y tế công lập: (1) thời điểm lập dự toán mua sắm, kế hoạch lựa chọn nhà thầu, (2) thời điểm thương thảo hợp đồng trong quy trình đấu thầu, (3) thời điểm phê duyệt trong kết quả lựa chọn nhà thầu, (4) thời điểm kí hợp đồng mua bán hay (5) thời điểm giao nhận hàng. TỰ ĐỘNG GIA HẠN GIẤY PHÉP NHẬP KHẨU, SỐ ĐĂNG KÝ LƯU HÀNH, KHƠI THÔNG CÁC VƯỚNG MẮC TRONG NHẬP KHẨU TTBYT Để giải quyết tình trạng thiếu trang thiết bị do số giấy phép nhập khẩu TTBYT đã được cấp từ 1/1/2018 đến 31/12/2021 hết hạn vào ngày 31/12/2022 và số đăng ký lưu hành TTBYT là sinh phẩm chẩn đoán in vitro đã được cấp từ ngày 1/1/2014 đến hết ngày 31/12/2017 hết hạn vào ngày 31/12/2022, trong khi đó tiến độ cấp mới số lưu hành TTBYT chậm, không đáp ứng nhu cầu; Nghị định số 07/2023/NĐ-CP quy định: (i) giấy phép nhập khẩu TTBYT đã được cấp từ ngày 1/1/2018 đến 3/12/2021 được tiếp tục sử dụng đến hết ngày 31/12/2024; (ii) số đăng ký lưu hành đối với TTBYT là sinh phẩm chẩn đoán in vitro đã được cấp từ ngày 1/1/2014 đến ngày 31/12/2019 được tiếp tục sử dụng đến hết ngày 31/12/2024. Các tổ chức đã được cấp giấy phép nhập khẩu, sổ lưu hành TTBYT phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật và phải chịu trách nhiệm bảo đảm chất lượng, số lượng, chủng loại, mục đích sử dụng của TTBYT. Bộ Y Tế sẽ thực hiện thanh tra, kiểm tra, và thu hồi giấy phép nhập khẩu, sổ lưu hành TTBYT đối với các trường hợp vi phạm quy định về quản lý TTBYT. CHUYỂN DẦN TỪ TIỀN KIỂM SANG HẬU KIỂM Quan điểm chỉ đạo của Chính Phủ trong Nghị định xác định từ năm 2025 sẽ chuyển từ hình thức tiền kiểm sang hậu kiểm, sổ lưu hành có giá trị không thời hạn gắn với trách nhiệm của doanh nghiệp về thông tin TTBYT và trách nhiệm của các cơ quan quản lý trong tổ chức thanh tra, kiểm tra. Trong thời gian từ nay đến 31/12/2024 Bộ Y Tế tập trung triển khai thực hiện việc cấp giấy phép lưu hành để thay thế hoàn toàn cho các giấy phép nhập khẩu. Đồng thời Nghị định cũng quy định về trách nhiệm hậu kiểm của Bộ Y Tế; bổ sung điều 39a về việc xử lý thiết bị y tế sau khi thu hồi sổ lưu hành. Theo đó, các TTBYT đã bán cho các cơ sở y tế hoặc người sử dụng được tiếp tục sử dụng cho đến khi bị thanh lý theo quy định của pháp luật hoặc đến khi hết hạn sử dụng của sản phẩm, trừ các TTBYT không thể khắc phục được yếu tố lỗi gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người sử dụng theo quy định. Trường hợp TTBYT có số lưu hành bị thu hồi nhưng chưa bán đến người sử dụng hoặc cơ sở y tế, chủ sở hữu có số lưu hành có trách nhiệm đừng lưu hành TTBYT và thực hiện các biện pháp thu hồi TTBYT. XỬ LÝ TTBYT BỊ THU HỒI SỐ ĐĂNG KÝ LƯU HÀNH Nghị định số 07/2023/NĐ-CP cũng quy ban hành các quy định để giải quyết vướng mắc trong việc xử lý TTBYT khi bị thu hồi số đăng ký lưu hành vì vậy có thể gây khó khăn cho các doanh nghiệp, người dân, cơ quan quản lý nhà nước trong việc thực hiện, xử lý TTBYT có số đăng ký lưu hành đã thu hồi. SỬA ĐỔI QUY ĐỊNH VỀ XUẤT NHẬP KHẨU VÀ TẠM NHẬP, TÁI XUẤT TTBYT Nhằm gỡ vướng những khó khăn trong xuất nhập khẩu và tạm nhập, tái xuất TTBYT, Nghị định số 07/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Điều 46, Điều 48 Nghị định số 98/2021 NĐ-CP theo hướng: Việc nhập khẩu TTBYT đã qua sử dụng thực hiện theo Quy định của pháp luật về quản lý ngoại thương, Bộ Y Tế không cấp giấy phép nhập khẩu TTBYT đã qua sử dụng. Nguồn: Cổng thông tin Bộ Y Tế  

Đối tác chiến lược

Hotline 1900 633 486
popup

Số lượng:

Tổng tiền: