CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ DƯỢC PHẨM HADU

GIẢI MÃ BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT: NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH PHÒNG BỆNH
04

Th 03

GIẢI MÃ BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT: NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH PHÒNG BỆNH

  • admin
  • 0 bình luận

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể gây thành dịch, do virus dengue gây ra. Bệnh thường bùng phát vào mùa mưa tại những nơi có vệ sinh môi trường kém, nhiều ao nước đọng. Đây là môi trường thuận lợi cho muỗi sinh sản và đi hút máu người, gây lây nhiễm virus dengue. Bệnh sốt xuất huyết ở người lớn và trẻ nhỏ thường có những triệu chứng cảnh báo khác nhau. Bệnh hiện nay chưa có thuốc đặc trị, những trường hợp nặng được điều trị gần như chỉ bằng cách hạ sốt, truyền dịch và chống sốc tích cực. Những trường hợp nhiễm bệnh nhẹ có thể tự khỏi sau 1 tuần. Bài viết dưới đây Hadu sẽ giúp bạn tìm hiểu cụ thể hơn về căn bệnh sốt xuất huyết này! 1.BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT LÀ GÌ? CÓ LÂY KHÔNG? Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue (tuýp D1, D2, D3, D4) gây ra. Virus có thể lây nhiễm từ người mắc bệnh sang người mắc bệnh do muỗi vằn cái. Loài muỗi này phát triển mạnh vào mùa mưa, khí hậu nóng ẩm và ướt.  Bệnh sốt xuất huyết Muỗi vằn có màu đen, chân và thân có đốm trắng vằn vện. Muỗi vằn cái chứa virus gây bệnh sốt xuất huyết thường đốt người vào sáng sớm và chiều tối. Loại muỗi này thường trú đậu tại quần áo, chăn, màn, chum, vại, lu, vùng nước tù đọng, ao, hồ, gốc cây… Bệnh sốt xuất huyết có thể xảy ra cả ở trẻ nhỏ và người lớn - đặc biệt là những khu vực có mật độ dân số đông, vệ sinh kém và có nhiều ao nước đọng. Triệu chứng điển hình của bệnh là tình trạng sốt cao, xuất hiện phát ban, da xung huyết, buồn nôn, ói mửa, đau nhức cơ… Hiện nay không có thuốc và vaccine phòng ngừa đặc hiệu đối với bệnh sốt xuất huyết. Do đó điều trị chủ yếu là cải thiện triệu chứng lâm sàng, nâng đỡ thể trạng và ngăn ngừa biến chứng. Mặc dù là bệnh lý phổ biến nhưng sốt xuất huyết có mức độ nghiêm trọng và có thể đe dọa đến tính mạng nếu không kịp thời điều trị. 2.TRIỆU CHỨNG SỐT XUẤT HUYẾT Triệu chứng sốt xuất huyết lâm sàng rất đa dạng và dễ nhầm lẫn, có thể diễn tiến từ nhẹ đến nặng. Tùy theo từng mức độ khác nhau, biểu hiện nhận diện sốt xuất huyết cụ thể như sau: DẤU HIỆU SỐT XUẤT HUYẾT NHẸ Cấp độ sốt xuất huyết nhẹ thường xuất hiện ở người có lần đầu tiên mắc bệnh vì chưa có miễn dịch với virus dengue. Đây là mức độ có các triệu chứng điển hình và không gây biến chứng nguy hiểm. Bệnh thường khởi phát với triệu chứng sốt kéo dài trong vòng 4-7 ngày tính từ khi bị truyền bệnh bởi muỗi. Ngoài ra các triệu chứng khác cảnh báo bệnh như: Dấu hiệu của sốt xuất huyết Sốt cao, lên đến 40,5 độ C. Đau đầu nghiêm trọng. Đau phía sau mắt. Đau khớp và cơ. Buồn nôn và ói mửa. Các ban sốt xuất huyết có thể xuất hiện trên cơ thể 3-4 ngày sau khi bắt đầu sốt và dần thuyên giảm sau 1-2 ngày. Người bệnh có thể bị nổi ban lại một lần nữa vào ngày sau đó. BIỂU HIỆN SỐT XUẤT HUYẾT NẶNG Ở mức độ này, các dấu hiệu sốt xuất huyết bao gồm các triệu chứng của dạng sốt xuất huyết nhẹ kèm theo các tổn thương ở mạch máu và mạch bạch huyết, chảy máu cam, chảy máu ở nướu hoặc dưới da, gây ra vết bầm tím. Cấp độ bệnh này có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, cần điều trị khẩn cấp, thậm chí gây tử vong. HỘI CHỨNG SỐC SỐT XUẤT HUYẾT Sốc sốt xuất huyết Dengue là biểu hiện nặng nhất của sốt xuất huyết - bao gồm tất cả các triệu chứng sốt xuất huyết nhẹ cộng với triệu chứng chảy máu, và hiện tượng huyết tương thoát khỏi mạch máu, chảy máu ồ ạt trong và ngoài cơ thể, sốc (huyết áp thấp). Thể bệnh này thường xảy ra trong lần nhiễm trùng sau, khi trẻ em và người lớn đã có miễn dịch chủ động (do đã từng mắc bệnh) hoặc thụ động (do mẹ truyền sang) đối với một loại kháng nguyên virus. Bệnh thường biểu hiện nặng đột ngột sau 2-5 ngày (giai đoạn hạ sốt). Sốc sốt xuất huyết thường phổ biến ở trẻ em, tỷ lệ nhỏ ở người lớn. Bệnh có thể chuyển nặng nhanh chóng, gây suy đa cơ quan và tử vong nếu không được điều trị kịp thời, đặc biệt ở trẻ em và thanh thiếu niên. 3.BIẾN CHỨNG SỐT XUẤT HUYẾT Khi bị sốt xuất huyết thể nặng người bệnh nếu không được chăm sóc kỹ sẽ gây ra các biến chứng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thậm chí tử vong. Các biến chứng do sốt xuất huyết gây ra mà người bệnh có thể đối mặt:  Sốc do mất máu hoặc bị thoát huyết tương, tình trạng kéo dài có thể gây phù não và các hội chứng về thần kinh dẫn đến hôn mê. Viêm đường hô hấp, viêm phổi hoặc phù phổi do thoát huyết tương, gây ra tình trạng tràn huyết tương đến đường hô hấp. Xuất huyết não do mất máu và thoát huyết tương dẫn đến việc tụt huyết áp đột ngột. Suy tim, suy thận: Xuất huyết khiến máu chảy liên tục khiến tim không đủ tuần hoàn cộng với việc thoát huyết tương khiến màng tim bị tràn dịch, ứ đọng. Đồng thời, thận phải làm việc hết công suất để bài tiết huyết tương, nếu tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến suy thận cấp. Mù đột ngộ do bị xuất huyết võng mạc khiến thị lực giảm hoặc gây xuất huyết trong dịch kính mắt khiến người bệnh gần như mù mắt. Biến chứng ở phụ nữ mang thai: Với phụ nữ mang thai khi bị sốt xuất huyết có thể sốt cao, tim thai đập nhanh. Nếu người bệnh chuyển biến nặng có nguy cơ giảm tiểu cầu dẫn đến xuất huyết. Nếu như bị sốt xuất huyết trong những tháng đầu thai kỳ có nguy cơ đe dọa thai nhi. 4.CÁCH PHÒNG NGỪA SỐT XUẤT HUYẾT Cách phòng bệnh sốt xuất huyết tốt nhất là diệt muỗi và phòng muỗi đốt một trong những tác nhân gây bệnh sốt xuất huyết chính. Bạn có thể thực hiện các biện pháp diệt muỗi hiệu quả dưới đây: Hướng dẫn phòng tránh sốt xuất huyết Ngăn ngừa muỗi sinh sản: đậy kín các dụng cụ chứa nước để muỗi không thể đẻ trứng. Thả cá hoặc con mê sô vào các dụng cụ chứa nước lớn để diệt loăng quăng. Vệ sinh các dụng cụ chứa nước nhỏ thường xuyên như: xô, chậu, lu, khạp… Phát quang vườn rậm và thu gom các vật dụng phế thải có thể chứa nước dễ chứa loăng quăng như chai, lọ, mảnh chai, vỏ dừa, lon, bình đựng hoa cúng, bánh xe vứt bỏ… Phòng muỗi đốt bằng cách như: mặc quần áo dài tay khi ra ngoài, ngủ trong mùng kể cả ban ngày, xua muỗi vào nhà bằng bình xịt muỗi, nhang muỗi, kem xua đuổi muỗi, bắt muỗi bằng vợt muỗi… Sử dụng rèm che cửa có tẩm hóa chất diệt muỗi. Phối hợp với chính quyền để phun đủ các đợt phun hóa chất diệt muỗi. Phòng lây lan dịch từ người bệnh: không để người bệnh sốt xuất huyết bị muỗi cắn bằng cách cho người bệnh ngủ trong màn. Hy vọng bài viết vừa rồi của Hadu đã giúp bạn hiểu hơn về căn bệnh sốt xuất huyết cũng như cách phòng ngừa. Đừng quên theo dõi Website Hadu để cập nhật thêm thông tin Y Dược hữu ích nhé!  

GIẢI MÃ BỆNH CƯỜNG GIÁP: NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG, CÁCH PHÒNG NGỪA
03

Th 03

GIẢI MÃ BỆNH CƯỜNG GIÁP: NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG, CÁCH PHÒNG NGỪA

  • admin
  • 0 bình luận

Cường giáp là một tình trạng dễ gặp và thường ảnh hưởng đến nữ giới nhiều hơn nam giới. Cường giáp là hội chứng gây ra do tình trạng sản sinh quá mức hormone tuyến giáp. Bệnh cường giáp hiện nay diễn ra phổ biến với các dấu hiệu tương đồng với nhiều loại bệnh khác nhau.  Nếu cường giáp không được phát hiện, điều trị và kiểm soát tốt sẽ có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Vậy cường giáp nguy hiểm như thế nào? Bài viết dưới đây Hadu sẽ chia sẻ cụ thể cho bạn về căn bệnh này! 1.CƯỜNG GIÁP LÀ BỆNH GÌ? Cường giáp là một hội chứng, tức là không phải một bệnh riêng biệt. Có nhiều bệnh gây ra hội chứng này, trong đó có thể kể đến bệnh Basedown - Bệnh cường giáp hay gặp nhất với bướu cổ có lồi mắt, cường giáp; cường giáp do bướu nhân độc tuyến giáp, viêm tuyến giáp… Bệnh cường giáp là một nhóm bệnh gây ra bởi tình trạng tăng tiết hormone tuyến giáp dẫn đến các triệu chứng tim mạch, tăng chuyển hóa quá mức với các biểu hiện: tim đập nhanh, gầy sút cân… Bệnh cường giáp là bệnh gì? 2.NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH CƯỜNG TUYẾN GIÁP Các nguyên nhân chủ yếu gây bệnh cường tuyến giáp bao gồm: Bệnh basedown Nguyên nhân phổ biến nhất chiếm hơn 70% trường hợp. Bệnh này xuất hiện do các tự kháng thể trong máu kích hoạt tuyến giáp, làm cho tuyến giáp phát triển và tiết ra quá nhiều hormone tuyến giáp. Loại cường giáp này có xu hướng phát triển  trong gia đình và thường xảy ra ở phụ nữ trẻ có độ tuổi từ 20-50 tuổi. Các nhân tuyến giáp hoạt động quá mức Các nhân tuyến giáp là những cục u trong tuyến giáp của bạn. Các nhân tuyến giáp phổ biến và thường lành tính, chỉ có 1 tỷ lệ rất nhỏ chứa tế bào ung thư. Tuy nhiên, một hoặc nhiều nhân tuyến giáp có thể hoạt động quá mức và sản xuất quá nhiều hormone tuyến giáp. Điều này thường xuất hiện ở những người lớn tuổi. Viêm tuyến giáp Đây là tình trạng tuyến giáp bị viêm làm phá hủy cấu trúc thông thường của các nang tuyến giáp, dẫn đến hormone tuyến giáp dự trữ bị rò rỉ ra ngoài tuyến giáp. Cường tuyến giáp có thể kéo dài đến 3 tháng, sau đó cấu trúc mô học của tuyến giáp lại trở lại bình thường. Tuyến giáp của bạn có thể trở lên kém hoạt động và tình trạng đó gọi là suy giáp. Suy giáp thường kéo dài từ 12-18 tháng, tuy nhiên tình trạng này có thể diễn ra vĩnh viễn. Một số loại viêm tuyến giáp có thể gây ra tình hoạt động quá mức ở tuyến giáp và sau đó gây ra suy giáp: Viêm tuyến giáp bán cấp: thường xảy ra ở phụ nữ trong độ tuổi 30-50 tuổi. Bệnh thường xảy ra sau khi nhiễm siêu vi vài tuần lễ với sưng, đau vùng cổ và biểu hiện triệu chứng cường giáp. Nguyên nhân gây ra viêm tuyến giáp bán cấp vẫn chưa được xác định rõ, tuy nhiên tình trạng này có thể liên quan đến nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus gây ra. Viêm tuyến giáp sau sinh: loại viêm tuyến giáp này phát triển trong vòng 1 năm sau khi phụ nữ sinh con. Viêm tuyến giáp âm thầm: loại viêm tuyến giáp này phát triển âm thầm vì nó không gây đau, mặc dù tuyến giáp có thể to lên. Tăng tiêu thụ I-ot Tuyến giáp sử dụng I-ot để tạo ra hormone tuyến giáp. Lượng I-ot bạn tiêu thụ ảnh hưởng đến lượng hormone tuyến giáp mà tuyến giáp tạo ra. Ở một số người, tiêu thụ một lượng lớn I-ot có thể khiến tuyến giáp tiết quá nhiều hormone. Sử dụng quá nhiều thuốc hormone tuyến giáp Một số người dùng thuốc hormone tuyến giáp để điều trị suy giáp nhưng trót dùng quá liều. Nếu bạn dùng thuốc hormone tuyến giáp, bạn nên đến gặp bác sĩ ít nhất mỗi năm 1 lần để kiểm tra nồng độ hormone tuyến giáp. Bạn có thể cần điều chỉnh liều nếu mức hormone của bạn quá cao. Một số loại thuốc khác cũng có thể tương tác với hormone tuyến giáp để nâng cao mức độ hormone. Nếu bạn dùng thuốc nội tiết tố tuyến giáp, hãy hỏi bác sĩ về các tương tác khi bắt đầu dùng loại thuốc mới. 3.TRIỆU CHỨNG VÀ DẤU HIỆU CỦA CƯỜNG GIÁP Bệnh cường giáp gần như bệnh lý toàn thân vì tác động đến sự chuyển hóa trong cơ thể, gây ảnh hưởng tới nhiều hệ cơ quan như tim mạch, hô hấp, tiêu hóa, não bộ… Các triệu chứng điển hình của bệnh cường giáp có thể kể đến: Triệu chứng và dấu hiệu của bệnh cường giáp Nhịp tim nhanh: thường hơn 100 nhịp/phút hoặc tim loạn nhịp hoặc đánh trống ngực khiến người bệnh luôn cảm thấy bồn chồn, lo lắng và thậm chí khó thở. Giảm sút cân đột ngột: mặc dù ăn uống vẫn bình thường hoặc thậm chí không tăng cân. Khả năng vận động kém: như mệt mỏi và yếu cơ, gây giảm sức lao động và vận động. Stress, căng thẳng, khó tập trung. Run tay Gặp vấn đề về đường ruột: rối loạn tiêu hóa. Phì đại tuyến giáp: có dấu hiệu bị bướu cổ hoặc lồi mắt, giọng nói khàn do tuyến giáp mở rộng ra. 4.CÁC BIẾN CHỨNG CỦA BỆNH CƯỜNG GIÁP NẾU KHÔNG ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ KỊP THỜI Bệnh cường giáp có thể gây ra một số biến chứng nghiêm trọng như: Vấn đề tim mạch: các biến chứng nghiêm trọng nhất của bệnh cường giáp thường liên quan đến tim mạch. Bạn có thể gặp các tình trạng như nhịp tim nhanh, hoặc suy tim sung huyết. Xương giòn và dễ gãy: hormone tuyến giáp tăng cao sẽ cản trở khả năng gắn kết canxi vào xương, từ đó khiến xương bị yếu và giòn (loãng xương). Các vấn đề về mắt: Bệnh lồi mắt do Graves có thể phát triển thành các vấn đề về mắt, bao gồm đỏ mắt, sưng mắt, mờ mắt, nhạy cảm với ánh sáng hoặc song thị. Nếu không được điều trị, các vấn đề này có thể gây ra mất thị lực. Da đỏ, sưng tấy: Trong một số trường hợp hiếm gặp, người bị bệnh Graves có thể mắc các vấn đề về da, gây mẩn đỏ và sưng tấy ở nhiều vị trí như cẳng chân và bàn chân. Nhiễm độc tuyến giáp: cường giáp cũng làm tăng nguy cơ bị nhiễm độc tuyến giáp, một tình trạng có thể gây sốt cao, mạch nhanh và thậm chí là mê sảng. Khi gặp phải tình trạng này, bạn hãy đến ngay bệnh viện để được chăm sóc kịp thời. 5.CÁCH PHÒNG TRÁNH HIỆU QUẢ Thông thường ở giai đoạn đầu, bệnh cường giáp không gây ra các triệu chứng rõ ràng hoặc người bệnh dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Vì vậy, để phòng tránh căn bệnh này, người dân cần có thói quen thăm khám và tầm soát sức khỏe thường xuyên, bên cạnh đó thực hiện chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng hợp lý bằng các biện pháp như:  Luyện tập thể dục thường xuyên Việc tập thể dục thường xuyên giúp cơ thể khỏe mạnh cũng như tăng cường hệ miễn dịch chủ động của cơ thể. Khi hệ miễn dịch hoạt động tốt, giảm nguy cơ mắc bệnh do kháng thể nhận diện và tiêu diệt nhầm tế bào tuyến giáp cũng được hạn chế. Bổ sung đủ I-ot Việc thừa hoặc thiếu I-ot có thể gây ra các vấn đề về bệnh lý tuyến giáp vì vậy chế độ dinh dưỡng hằng ngày cần được cung cấp đầy đủ lượng I-ot cần thiết. Bạn có thể liên hệ với bác sĩ dinh dưỡng để được tư vấn chi tiêt về vấn đề này. Đặc biệt phụ nữ mang thai, người cao tuổi là đối tượng cần lưu ý về việc bổ sung đủ lượng I-ot hằng ngày để tránh những vấn đề sức khỏe cho thai nhi, sản phụ cũng như người cao tuổi. Dinh dưỡng hợp lý Trong phòng ngừa và hạn chế tiến triển bệnh cường giáp, các loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa luôn là lựa chọn mà các chuyên gia khuyến cáo sử dụng. Các thực phẩm giàu oxy hóa có thể được tìm thấy trong các loại thực phẩm như trái cây, đặc biệt các loại quả mọng như việt quất, dâu tây… các loại rau xanh như cải xoăn, súp lơ… Xây dựng cho bản thân lối sống lành mạnh, ăn đủ chất, luyện tập thể thao và ngủ đủ giấc, hạn chế các thực phẩm chế biến sẵn, đồ chiên rán, các đồ uống chứa cồn hoặc chất kích thích để phòng ngừa không chỉ bệnh lý tuyến giáp mà các bệnh lý sức khỏe nói chung. Tầm soát các bệnh lý tuyến giáp nên được thực hiện hằng năm đặc biệt ở đối tượng nữ giới trên 20 tuổi. Việc tầm soát sớm có thể phát hiện bệnh và điều trị ngay từ giai đoạn chưa có triệu chứng, người bệnh ít bị ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe. Ngoài ra, khi phát hiện những triệu chứng cường giáp như mắt lồi, cổ to, đau họng, thân nhiệt cao, suy giảm thị lực… người bệnh cần sớm đi khám tại chuyên khoa nội tiết của các trung tâm y tế, bệnh viện lớn trên cả nước. Hy vọng bài viết vừa rồi của Hadu đã giúp bạn hiểu hơn về căn bệnh cường giáp cũng như cách phòng ngừa. Đừng quên theo dõi Website Hadu để cập nhật thêm thông tin Y Dược hữu ích nhé!  

GIẢI MÃ BỆNH BƯỚU CỔ: NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG, CÁCH PHÒNG NGỪA
03

Th 03

GIẢI MÃ BỆNH BƯỚU CỔ: NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG, CÁCH PHÒNG NGỪA

  • admin
  • 0 bình luận

Bướu cổ không phải là một bệnh khó trị. Bướu cổ là một trong những bệnh lý tuyến giáp phổ biến với tỷ lệ mắc ở nữ giới cao hơn nam giới. Triệu chứng điển hình của căn bệnh là vùng cổ của người mắc bị lồi lên trông thấy rõ do sự ảnh hưởng của kích thước tuyến giáp. Nếu phát hiện sớm và điều trị đúng phác đồ thì bạn có thể hồi phục sức khỏe một cách nhanh chóng. Bài viết dưới đây Hadu sẽ giải mã chi tiết cho bạn về bệnh bướu cổ! 1.TỔNG QUAN BỆNH BƯỚU CỔ Bướu cổ là bệnh lý phổ biến ở tuyến giáp với biểu hiện điển hình là xuất hiện khối lồi lên tại vùng cổ do tuyến giáp bị tăng kích thước. Hiện nay bướu cổ được chia thành ba nhóm: bướu cổ lành tính, ung thư, rối loạn chức năng nội tiết của tuyến giáp. Trong số đó bướu cổ lành tính là tình trạng hay gặp nhất hiện nay với khoảng hơn 80% trường hợp. Bệnh bướu cổ Bướu cổ lành tính là trường hợp tuyến giáp tăng lên về kích thước nhưng không ảnh hưởng tới các chức năng hoạt động. Vì thế những đối tượng mắc loại bướu cổ này thường không phải can thiệp phẫu thuật. Tuy vậy khi bướu quá lớn sẽ gây khó khăn cho việc nuốt, làm khó thở và ảnh hưởng đến thẩm mỹ khi lồi ra phía trước.  2.NGUYÊN NHÂN GÂY BƯỚU CỔ Nguyên nhân dẫn đến bướu cổ chủ yếu do thiếu hụt i-ot trong cơ thể. Khi tuyến giáp không nhận được đầy đủ lượng i-ot thì nó sẽ giảm sản sinh hormone, để bù đắp cho việc sản sinh hormone, tuyến giáp phải tăng thêm kích thước làm cho tuyến giáp phình to ra và tạo thành bướu cổ. Bên cạnh đó, nguyên nhân gây bướu cổ còn do: Rối loạn bẩm sinh, rối loạn này có tính chất gia đình. Do sử dụng một số loại thuốc kéo dài như muối lithi dùng trong chuyên khoa tâm thần, thuốc kháng giáp tổng hợp, thuốc có chứa i-ot như thuốc cản quang, thuốc trị hen, thuốc trị thấp khớp, thuốc chống loạn nhịp… Do thức ăn có tác dụng ức chế tổng hợp hormon tuyến giáp như các loại rau họ cải, măng, khoai mì… Ngoài ra những phụ nữ bị kích thích thần kinh trong thời kỳ phát triển hoặc có thai và cho con bú cũng dễ bị bướu cổ. 3.DẤU HIỆU BƯỚU CỔ Kích thước bướu cổ có thể biểu hiện từ rất nhỏ, khó nhận biết đến rất lớn. Đa số các biểu hiện đều không gây đau nhưng nếu bị viêm tuyến giáp, cảm giác đau có thể xuất hiện. TRIỆU CHỨNG CHÍNH CỦA BỆNH BƯỚU CỔ Xuất hiện u ở phía trước cổ Cảm giác căng tức vùng cổ họng Khàn giọng Nổi tĩnh mạch cổ Cảm giác chóng mặt khi giơ cánh tay lên trên đầu TRIỆU CHỨNG ÍT GẶP HƠN Khó thở (thở gấp) Ho khan Thở khò khè (do khí quản bị chèn ép) Khó nuốt (do thực quản bị chèn ép) TRIỆU CHỨNG CƯỜNG GIÁP DO TUYẾN GIÁP HOẠT ĐỘNG QUÁ MỨC Nhịp tim nhanh (tim đập nhanh) Sụt cân không rõ nguyên nhân Tiêu chảy Đồ mồ hôi khi không tập thể dục hoặc tăng nhiệt độ phòng Kích thích, bồn chồn TRIỆU CHỨNG SUY GIÁP DO TUYẾN GIÁP HOẠT ĐỘNG KÉM Cảm thấy mệt mỏi Táo bón Da khô Tăng cân không rõ nguyên nhân Kinh nguyệt bất thường 4.ĐỐI TƯỢNG NGUY CƠ MẮC BỆNH BƯỚU CỔ Đối tượng dễ mắc bướu cổ Những người không thường xuyên sử dụng các thực phẩm chứa nhiều i-ot đặc biệt hay gặp ở vùng núi. Các đối tượng có nhu cầu hormone tuyến giáp cao như: trẻ em đang tuổi dậy thì, phụ nữ có thai hoặc cho con bú… Mắc các bệnh mãn tính như viêm đại tràng, tiêu chảy kéo dài, suy thận mạn… ảnh hưởng đến sự hấp thu và đào thải i-ot. Có tiền sử mắc các bệnh lý về tuyến giáp như: nhiễm trùng, u tuyến giáp, rối loạn tuyến giáp tự miễn. Gia đình có người mắc bệnh bướu cổ hoặc có các bệnh lý về tuyến giáp. Sau điều trị các bệnh lý tâm thần. 5.PHÒNG NGỪA BỆNH BƯỚU CỔ Các biện pháp phòng bệnh đưa ra nhằm hạn chế các trường hợp bướu cổ lành tính và phát hiện sớm các loại bướu cổ khác để nâng cao hiệu quả điều trị. Bao gồm các phương pháp sau: Đảm bảo cung cấp đầy đủ i-ot cho cơ thể bằng cách ăn các thức ăn giàu i-ot như: cá biển, mắm tôm, nước mắm. Sử dụng muối i-ot là cách đơn giản dễ thực hiện để làm giảm nguy cơ thiếu i-ot. Đối với các đối tượng mắc bệnh lý tuyến giáp, sau điều trị các bệnh lý tâm thần, mắc các bệnh tiêu hóa và bệnh thận mãn tính có nguy cơ cao mắc bệnh bướu cổ cần được khám định kỳ để phát hiện sớm bệnh. Khi có các dấu hiệu biểu hiện của bệnh thì cần đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được điều trị. Hy vọng bài viết vừa rồi của Hadu đã giúp bạn hiểu hơn về bệnh bướu cổ và cách phòng tránh. Đừng quên theo dõi Website Hadu để cập nhật thông tin Y Dược mới nhất nhé!  

TOP 5 BỆNH LÝ TAI, MŨI, HỌNG THƯỜNG GẶP
03

Th 03

TOP 5 BỆNH LÝ TAI, MŨI, HỌNG THƯỜNG GẶP

  • admin
  • 0 bình luận

Thay đổi thời tiết, khí hậu, vệ sinh môi trường… có thể dẫn đến các bệnh lý tai, mũi, họng thường gặp như viêm tai, viêm họng, viêm amidan, viêm xoang, viêm mũi dị ứng… Các bệnh lý tai, mũi, họng thường gặp ở mọi lứa tuổi, đặc biệt thường gặp thường xuyên nhất ở trẻ em. Do ba cơ quan tai-mũi-họng có cấu tạo gồm các hốc thông trực tiếp với nhau. Khi một cơ quan gặp vấn đề, hai cơ quan còn lại cũng sẽ bị ảnh hưởng. Các cơ quan này cũng có đặc điểm là thông với môi trường bên ngoài nên dễ gặp phải các bệnh lý do các yếu tố môi trường gây ra như nhiễm khuẩn hoặc dị ứng. Dưới đây Hadu chia sẻ các bệnh lý tai mũi họng thường gặp: 1.VIÊM TAI Viêm tai là một trong những bệnh lý tai, mũi, họng phổ biến. Tình trạng này xảy ra khi mầm bệnh, chủ yếu là vi khuẩn, virus tấn công và gây bệnh ở các cấu trúc trong tai, bao gồm tai ngoài, tai trong, tai giữa. Viêm tai là loại nhiễm trùng phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi. Trẻ em bị viêm tai thường khó phát hiện với các triệu chứng như trẻ hay dùng tay dụi hoặc kéo vành tai hay quấy khóc, nhất là trước khi đi ngủ, không phản ứng với những tiếng ồn lớn hoặc tiếng gọi, sốt, mất thăng bằng, đau đầu, ăn hoặc bú kém… Ở người lớn, các triệu chứng viêm tai có thể kể đến như đau và cảm thấy áp lực trong tai, sốt, mất thăng bằng, khó nghe, giảm thính lực, buồn nôn, nôn, dịch chảy trong tai. Bệnh viêm tai Viêm tai có thể cấp tính hoặc mãn tính. Viêm tai cấp tính sẽ gây ra trong thời gian ngắn vài tuần. Ngược lại viêm tai mãn tính thường kéo dài dai dẳng và tái phát nhiều lần, đồng thời có thể gây tổn thương tai giữa và tai trong vĩnh viễn. 2.VIÊM HỌNG Viêm họng là một trong những bệnh lý tai, mũi, họng dễ gặp nhất. Căn bệnh này được chia thành 3 loại là viêm họng trắng, viêm họng đỏ và viêm họng loét. Viêm họng rất dễ gặp khi thời tiết chuyển mùa, đặc biệt là khi thời tiết bắt đầu trở lạnh. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi và nhanh tiến triển, nếu không được xem xét điều trị đúng có thể gây ra những biến chứng khó lường. Nếu bạn bị đau họng thường có biểu hiện đau nhức (vùng má, lông mày, giữa hai mắt, vùng gáy…). Dịch nhầy chảy ra phía mũi, nghẹt mũi, điếc mũi… Viêm họng Nguyên nhân gây ra bệnh đau họng phần lớn do virus gây ra, một số trường hợp có thể do vi khuẩn khi gặp phải các yếu tố thuận lợi như thay đổi thời tiết, khói bụi, sức đề kháng kém… Triệu chứng của viêm họng là viêm đỏ niêm mạc họng màn hầu, trụ trước, trụ sau amidan, thành sau họng. Có thể có giả mạc ở họng và amidan, đau rát họng, khát nước, đau mình mẩy. Hạch viêm vùng góc hàm, sốt, ớn lạnh, nhức đầu. 3.VIÊM XOANG Viêm xoang là tình trạng các xoang mũi và niêm mạc mũi bị viêm. Nguyên nhân gây ra bệnh này thường là do virus, nhiễm khuẩn, dị ứng, nấm… Viêm xoang được chia thành 2 loại là viêm xoang cấp tính và mãn tính. Viêm xoang mãn tính sẽ dễ tái phát và nguy hiểm hơn viêm xoang cấp tính. Viêm xoang trẻ em sẽ gặp ở những bé dưới 6 tuổi, bị viêm amidan, viêm mũi dị ứng, viêm VA. Bệnh thường khởi phát ở những bé thiếu chất dinh dưỡng, gầy yếu hay sốt vặt có cơ địa dị ứng và thường mắc viêm đường hô hấp trên kéo dài, điều trị không dứt điểm nên dẫn tới viêm xoang mũi. Viêm xoang Đối với người lớn thì hay mắc bệnh viêm xoang mãn tính. Một số triệu chứng có thể kể đến như: đau nhức vùng mặt, giảm ngửi, ho, ngạt mũi, đờm mắc ở cổ, soi mũi thấy khe giữa và đôi khi có cả mủ. Người bị viêm xoang còn có thể bị sốt, cơ thể mệt mỏi, kém tập trung. Các triệu chứng này thường kéo dài khoảng 12 tuần. 4.HỘI CHỨNG NGƯNG THỞ KHI NGỦ Hội chứng ngưng thở khi ngủ là một triệu chứng thường gặp hiện nay, có khả năng gây nguy hiểm và cả những biến chứng tử vong. Tuy nhiên, hội chứng này lại thường không được chẩn đoán, hầu hết bệnh nhân đều không biết mình đang bệnh vì hiện tượng ngưng thở chỉ xảy ra trong lúc ngủ. Hầu hết các bệnh nhân của hội chứng ngưng thở khi ngủ đi khám bệnh vì các triệu chứng thông thường như nhức đầu, mệt mỏi. Các bác sĩ nếu không phải chuyên gia về giấc ngủ, thường ít nghĩ đến và không phát hiện được. Khi trẻ bị bệnh, các triệu chứng thường gặp nhất là khò khè, ngáy to, có cơn ngưng thở, bứt rứt, bồn chồn, thức giấc thường xuyên trong giấc ngủ. Một số trẻ có triệu chứng ác mộng hoặc đái dầm. Ban ngày trẻ thường có triệu chứng buồn ngủ, tăng hoạt động quá mức. Trẻ thường hay có bệnh lý đi kèm như béo phì hay chậm lớn suy dinh dưỡng. 5.VIÊM MŨI DỊ ỨNG Viêm mũi dị ứng là căn bệnh phổ biến nhất trong các bệnh liên quan đến bệnh tai mũi họng. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này như: thời tiết, môi trường, nấm mốc, cơ địa… Viêm mũi dị ứng Nếu bạn bị viêm mũi dị ứng ngày qua ngày trong thời gian dài sẽ trở thành bệnh mãn tính. Khi đó tình trạng nghẹt mũi gần như xảy ra thường xuyên, dẫn đến ù tai, kèm theo nhức đầu, đau đầu nặng. Những triệu chứng này khá giống với viêm xoang, rất dễ gây nhầm lẫn. Một số trường hợp người bệnh viêm mũi dị ứng kéo dài có thể gây ra loạn khứu giác hoặc ngủ ngáy do nghẹt mũi. Viêm mũi dị ứng tuy không làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bạn nhưng chúng gây ra cảm giác khó chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống, công việc hằng ngày. Khi có các biểu hiện của bệnh tai, mũi, họng, bạn không nên tự ý đi mua thuốc uống hoặc dùng lại đơn thuốc kể từ lần kê trước mà phải đi khám tại các cơ sở y tế và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.  

Đối tác chiến lược

Hotline 1900 633 486
popup

Số lượng:

Tổng tiền: