CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ DƯỢC PHẨM HADU

02

Th 03

THỪA CÂN, BÉO PHÌ NGUYÊN NHÂN VÀ CÁC BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM

THỪA CÂN, BÉO PHÌ NGUYÊN NHÂN VÀ CÁC BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM

  • admin
  • 0 bình luận

Tỷ lệ người mắc bệnh thừa cân, béo phì đang tăng nhanh báo động chỉ trong 10 năm qua tại Việt Nam. 

Cùng với bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, ung thư thì thừa cân béo phì hiện đang được xem là một “đại dịch” mới của thế kỷ 21 vì những hệ quả nghiêm trọng về sức khỏe và gánh nặng bệnh tật mà nó gây ra.

Để hiểu rõ thừa cân là gì, người thừa cân béo phì cần lưu ý ra sao, mời bạn đọc theo dõi bài viết sau đây của Hadu:

1.THỪA CÂN BÉO PHÌ LÀ GÌ?

Theo Tổ chức Y Tế thế giới, thừa cân béo phì là tình trạng tích lũy mỡ quá mức và không bình thường tại một vùng cơ thể hoặc toàn thân gây ra nhiều nguy hại tới sức khỏe. Nhìn chung, bệnh thừa cân béo phì thể hiện trọng lượng cơ thể cao hơn trọng lượng chuẩn ở một người khỏe mạnh. Bệnh thừa cân béo phì là bệnh mãn tính do sự dư thừa quá mức lượng mỡ trong cơ thể. Trong cơ thể chúng ta luôn có 1 lượng mỡ nhất định và lượng mỡ này cần thiết để lưu trữ năng lượng, giữ nhiệt, hấp thu những chấn động và thể hiện các chức năng khác.

Bệnh thừa cân, béo phì được phân loại bằng chỉ số khối cơ thể BMI. Chỉ số khối cơ thể được tính dựa trên chiều cao và trọng lượng cơ thể. Chỉ số khối cơ thể (BMI) được tính dựa trên công thức: trọng lượng cơ thể của 1 người (tính bằng kg) chia cho bình phương chiều cao (tính bằng mét). Do chỉ số BMI mô tả mối liên quan giữa trọng lượng cơ thể với chiều cao nên sẽ liên quan chặt chẽ đến tổng số lượng mỡ phân bố trong cơ thể ở người trưởng thành.

Theo phân loại của Tổ chức Y Tế thế giới, một người trưởng thành, trừ người có thai nếu có chỉ số BMI trong khoảng từ 25-29,9 được xem là thừa cân, và một người trưởng thành có chỉ số BMI>=30 được xem là béo phì. Dấu hiệu dễ nhận thấy nhất của thừa cân, béo phì gia tăng trọng lượng cơ thể và khối lượng mỡ tích tụ tại một số phần của cơ thể như: bụng, đùi, eo, ngay cả ở ngực nữa.

2.NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN THỪA CÂN, BÉO PHÌ

Cơ thể sản sinh ra nhiều lượng mỡ thừa gây thừa cân, béo phì từ nhiều nguyên nhân khác nhau.

Những nguyên nhân dẫn đến thừa cân, béo phì

  • Chế độ ăn uống không hợp lý: ăn quá nhiều đồ có chất béo, dầu mỡ, ít ăn rau củ và các thực phẩm có chất xơ, uống ít nước hoặc uống nhiều nước có ga,...
  • Ít vận động: tập luyện thể dục thể thao, ngồi nhiều giờ liền ở một chỗ.
  • Thói quen sinh hoạt: thức khuya, ăn đêm, ăn một lúc nhiều thức ăn, ăn không đúng bữa…
  • Thay đổi nội tiết tố: ở các giai đoạn dậy thì, mang thai, tiền mãn kinh hoặc những tháng đầu sử dụng thuốc tránh thai.

3.NHỮNG BỆNH GẮN LIỀN VỚI THỪA CÂN, BÉO PHÌ

Thừa cân, béo phì không chỉ gây ảnh hưởng đến tâm lý mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người mắc phải. 

Trọng lượng cơ thể tăng khiến cho các chức năng vận động của các hệ cơ, xương, khớp bị giảm và hạn chế, làm tăng khả năng loãng xương, bệnh gout, viêm xương khớp…

Bên cạnh đó, khi lượng mỡ thừa bị tích tụ dày đặc tại lồng ngực, cơ hoành và ổ bụng, … cũng sẽ khiến cho bệnh nhân rối loạn nhịp thở, suy tim, tăng huyết áp thậm chí dẫn đến tử vong…

Đối với những người phụ nữ đang bị thừa cân béo phì sẽ dễ bị rối loạn nội tiết, rối loạn kinh nguyệt, buồng trứng đa nang, khó có thai, nguy cơ vô sinh cao. Ngoài ra một số nghiên cứu còn cho thấy sự liên quan giữa béo phì và ung thư như: ung thư trực tràng, ung thư vú, ung thư tử cung…

4.CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CHO NGƯỜI BÉO PHÌ

Điều chỉnh chế độ ăn uống kết hợp các hoạt động thể lực là cách điều trị béo phì tốt nhất. Nên ăn theo thực đơn dinh dưỡng của bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng. Ăn thịt nạc, cá, thịt gia cầm bỏ da, tôm, đậu phụ… Nếu uống sữa nên uống sữa không đường, trẻ lớn nên uống sữa gầy (sữa bột tách bơ), không nên uống sữa đặc có đường.

Chế độ dinh dưỡng cho người thừa cân, béo phì

Bữa sàng nên ăn nhiều để tránh ăn vặt, giảm ăn về chiều và tối. Nên ăn nhiều rau xanh, quả chín ít ngọt. Giảm bớt gạo thay bằng khoai, ngô là thực phẩm cơ bản giàu chất xơ. Khi chế biến thức ăn hạn chế các món xào, rán, nên ăn các món luộc, hấp. Nên ăn đều đặn, không bỏ bữa, không để cơ thể quá đói, vì đói trong bữa ăn sau sẽ ăn nhiều hơn gây tích lũy mỡ nhanh hơn. Nhai kỹ và chậm khi ăn. Kết hợp khẩu phần ăn ít chất béo, uống nhiều nước lọc và ăn vừa đủ, không quá no.

Bên cạnh việc cải thiện chế độ dinh dưỡng thì các hoạt động thể lực cũng là một trong những yếu tố góp phần giảm cân và hạn chế thừa cân, béo phì. 

 

Viết bình luận của bạn:

Đối tác chiến lược

Hotline 1900 633 486
popup

Số lượng:

Tổng tiền: