CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ DƯỢC PHẨM HADU

10

Th 02

NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG, PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH MÁU NHIỄM MỠ

NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG, PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH MÁU NHIỄM MỠ

  • admin
  • 0 bình luận

Bệnh mỡ máu (hay máu nhiễm mỡ) là căn bệnh không chỉ phổ biến ở các nước trên thế giới mà còn ngày càng phổ biến ở Việt Nam hiện nay.

Theo thống kê tại Việt Nam, có tới 30% người trưởng thành bị mắc bệnh mỡ máu (rối loạn lipid máu), tỷ lệ người thành thị bị mắc bệnh là 44,3%. Số người bị bệnh ngày càng gia tăng, đặc biệt ở những người trẻ tuổi.

Căn bệnh này rất nguy hiểm có thể gây ra tử vong nếu không chữa trị kịp thời và cách chữa trị dứt điểm nó không nằm ở phương pháp chữa trị mà nằm ở lối sống của bạn.

Bệnh máu nhiễm mỡ

Hãy cùng Hadu tìm hiểu rõ hơn về bệnh máu nhiễm mỡ qua bài viết dưới đây nhé:

I.MỠ MÁU CAO LÀ GÌ?

Mỡ máu cao còn được gọi là rối loạn mỡ máu hay máu nhiễm mỡ, tăng cholesterol máu. Bệnh đặc trưng bởi hiện tượng tăng thành phần mỡ gây hại và giảm thành phần mỡ bảo vệ cơ thể. Người bệnh sẽ được chẩn đoán mỡ máu cao khi các chỉ số mỡ máu vượt ngưỡng an toàn như sau:

  • Cholesterol toàn phần > 6,2 mmol/L.
  • LDL-Cholesterol > 4,1 mmol/L.
  • Triglyceride > 2,3 mmol/L.
  • HDL-Cholesterol < 1 mmol/L.

II.NGUYÊN NHÂN GÂY MỠ MÁU CAO

Theo thống kê ở Mỹ, có khoảng 93 triệu người trưởng thành (từ 20 tuổi trở lên) có chỉ số mỡ máu cao hơn giới hạn khuyến nghị là 200 mg/dL. Nhiều yếu tố khác nhau tạo nên mỡ trong máu và tích tụ lâu dài bao gồm: lối sống không lành mạnh, lười tập thể dục, chế độ ăn uống kém khoa học, mắc các bệnh như đái tháo đường, huyết áp cao…

Có 2 loại nguyên nhân chính dẫn đến tăng mỡ máu hiện nay:

1.Nguyên nhân nguyên phát

Tiền sử gia đình mắc bệnh mạch vành sớm hoặc đột quỵ: khả năng cao người bị mắc mỡ máu có người thân là nam giới (bố hoặc anh trai) dưới 55 tuổi hoặc người thân là nữ giới (mẹ hoặc chị gái) dưới 65 tuổi bị bệnh mạch vành hoặc đột quỵ.

Tiền sử gia đình có tình trạng liên quan đến cholesterol: có cha/mẹ hoặc anh/chị/em bị tăng mỡ máu trong gia đình.

Tăng mỡ máu gia đình là một thuật ngữ y khoa để chỉ tình trạng mỡ trong máu cao xảy ra trong gia đình với nguyên nhân là do sự đột biến gen di truyền từ cha mẹ. Những người bị tăng mỡ máu gia đình bị vấn đề này từ khi sinh ra, có thể dẫn đến xơ vữa động mạch và bệnh mạch vành sớm.

2.Nguyên nhân thứ phát

Yếu tố lối sống

  • Chế độ ăn uống không lành mạnh, nhiều chất béo bão hòa như thịt đỏ, kem, bơ và các sản phẩm từ sữa khác.
  • Tiêu thụ nhiều thực phẩm chứa nhiều chất béo chuyển hóa như bắp rang bơ, bánh quy, khoai tây chiên, đồ uống có gas,...
  • Lười tập thể dục thể thao, ít vận động và duy trì các hoạt động thể chất.
  • Sử dụng thuốc lá, uống nhiều rượu bia, đồ uống có cồn.
  • Bị thừa cân, béo phì.
  • Yếu tố sức khỏe

Khi mắc những căn bệnh này người bệnh cũng có nguy cơ mắc máu nhiễm mỡ như: bệnh thận, bệnh gan, suy giáp, đa u tủy, hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS), xơ gan mật tiên phát, bệnh tiểu đường, lupus, chứng ngưng thở lúc ngủ.

III.MỠ MÁU CAO GÂY BIẾN CHỨNG GÌ

Ban đầu các triệu chứng mỡ máu cao khá mơ hồ và bệnh nhân chưa cảm nhận được ảnh hưởng của bệnh tới sức khỏe. Tuy nhiên, theo thời gian, LDL-Cholesterol dư thừa sẽ bám vào thành động mạch ngày một nhiều, hình thành các mảng bám dày, thu hẹp lòng mạch và làm giảm lưu lượng máu đến tim, não, tay, chân. Ngoài ra các mảng bám cũng có thể vỡ ra, hình thành cục máu đông, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm:

Mỡ máu cao gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm

Bệnh tim mạch vành: các mảng bám tích tụ trong động mạch làm giảm lưu lượng máu tới tim. 

  • Đột quỵ: tương tự cơn đau tim, các cơn đột quỵ xảy ra khi thiếu oxy lên não. Hiện tượng này xảy ra do mảng bám tích tụ từ LDL-Cholesterol dư thừa bị vỡ ra, hình thành cục máu đông, chặn động mạch cấp oxy cho não. Không có oxy, tế bào não chết đi, xuất hiện các triệu chứng như suy nhược cơ thể đột ngột, tê liệt, gặp khó khăn khi nhìn hoặc nói chuyện…
  • LDL-Cholesterol tăng cao gây bệnh tiểu đường và tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
  • LDL-Cholesterol tăng cao gây tăng huyết áp, dẫn tới đột quỵ sớm.
  • Tăng mỡ máu có thể dẫn đến gan nhiễm mỡ, suy giảm chức năng gan và ung thư gan.

IV.NÊN ĂN GÌ ĐỂ KIỂM SOÁT MỠ MÁU

Những người bị bệnh dù ở mức độ nào cũng nên thực hiện chế độ ăn hợp lý chứa các loại thực phẩm sau:

  • Nên ăn các loại rau xanh vì chúng ít Cholesterol.
  • Ăn thịt nạc thăn, hạn chế thịt mỡ và nội tạng động vật.
  • Ăn thức ăn ít chất béo như cá, các họ đậu, hoa quả tươi.
  • Các loại nấm: nấm hương, mộc nhĩ.
  • Gừng hỗ trợ rất tốt trong việc giảm mỡ máu.
  • Trà sen hoặc các loại trà thanh lọc cơ thể.

Các loại thực phẩm cần tránh ăn nhiều:

  • Đồ ăn chiên nhiều dầu mỡ
  • Đồ ăn chế biến sẵn
  • Nội tạng động vật
  • Ăn nhạt sẽ tốt hơn cho hoạt động của tim mạch

Không nền ăn nhiều đồ chiên rán, đồ mỡ

Hy vọng bài viết vừa rồi của Hadu đã giúp bạn hiểu rõ và cụ thể hơn về bệnh máu nhiễm mỡ và cách phòng bệnh.

Đừng quên theo dõi Website của Hadu để cập nhật nhiều thông tin Y Dược mới nhất nhé!




 

Viết bình luận của bạn:

Đối tác chiến lược

Hotline 1900 633 486
popup

Số lượng:

Tổng tiền: