CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ DƯỢC PHẨM HADU

5 THÁCH THỨC VỚI PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP DƯỢC TẠI VIỆT NAM
02

Th 08

5 THÁCH THỨC VỚI PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP DƯỢC TẠI VIỆT NAM

  • admin
  • 0 bình luận

Thị trường thuốc Việt Nam đạt khoảng 7 tỷ USD (năm 2023), bình quân tiêu thụ ước đạt 70USD/ đầu người, tăng gấp 10 lần so với năm 2000. Tuy nhiên hiện công nghiệp dược ở nước ta vẫn đang đứng trước nhiều thách thức và khó khăn trong bối cảnh Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng hơn với nền kinh tế thế giới. Những thông tin trên được PGS.TS Lê Văn Truyền - nguyên Thứ Trưởng Bộ Y Tế, chuyên gia cao cấp dược học đưa ra tại tọa đàm “Công nghiệp Dược Việt Nam và hành trình tham gia toàn cầu hóa” diễn ra tối 31/7 tại Hà Nội. CƠ SỞ VẬT CHẤT - KỸ THUẬT CỦA NGÀNH CÔNG NGHIỆP DƯỢC VIỆT NAM CÒN THẤP Thông tin tại buổi tọa đàm PGS.TS Lê Văn Truyền cho biết, ngành dược Việt Nam đang được xem là ngành công nghiệp mũi nhọn cần tập trung nguồn lực để đẩy mạnh phát triển. Cụ thể, ngày 9/10/2023, Thủ tướng chính phủ đã ký Quyết định số 1165/QĐ-TTg, phê duyệt chiến lược quốc gia phát triển ngành dược VIệt Nam giai đoạn đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 với mục tiêu phát triển ngành dược Việt Nam ngang tầm các nước tiên tiến trong khu vực, đảm bảo cho người dân tiếp cận thuốc với chi phí hợp lý. Cùng với đó là nâng cao năng lực nghiên cứu và ứng dụng công nghệ trong sản xuất thuốc, hướng tới trở thành trung tâm sản xuất gia công, chuyển giao công nghệ, chủ động sản xuất thuốc chuyên khoa, đặc trị, thuốc mới, thuốc biệt dược gốc, vaccine và sinh phẩm y tế, nguyên liệu làm thuốc, sản xuất biệt dược gốc từ nguồn nguyên liệu trong nước… đáp ứng nhu cầu sử dụng trong nước và xuất khẩu, hội nhập sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Từ đó, nâng cao giá trị sản phẩm của ngành dược với tổng giá trị công nghiệp dược đạt 20 tỷ USD vào năm 2045. Các chuyên gia tham dự hội thảo điều trị nhấn mạnh việc xây dựng ngành dược Việt Nam phát triển, trở thành công nghiệp mũi nhọn, sẽ góp phần vào sự phát triển kinh tế, xã hội của nước ta. Tham luận tại tọa đàm trong phiên thứ nhất với chủ đề “Giải pháp cho ngành công nghiệp dược Việt Nam trong hành trình tham gia toàn cầu hóa”, PGS.TS Lê Văn Truyền cho biết, ngành công nghiệp dược của nước ta đang có tốc độ phát triển cao trong 10 năm qua với tỷ lệ tăng trưởng kép hằng năm cao (7,3%) và trong bối cảnh GDP của Việt Nam đang đứng thứ 3 trong khối Đông Nam Á. Tuy nhiên, Nguyên Thứ Trưởng Bộ Y Tế cũng chỉ ra 5 thách thức đối với phát triển công nghiệp Dược tại Việt Nam, cụ thể: Thách thức đầu tiên mà ngành công nghiệp dược trong nước đang phải đối mặt đó là cơ sở vật chất - kỹ thuật - công nghiệp còn thấp. Việt Nam mới chỉ có 17/250 nhà máy đạt GMP tiên tiến. Hơn 200 nhà máy đạt WHO GMP nhưng không có nhà máy nào được WHO tiền thẩm định. Thứ hai, Việt Nam chưa có các khu công nghiệp dược - sinh học tập trung với một hệ sinh thái bao gồm trung tâm nghiên cứu và phát triển, thử nghiệm tương đương sinh học - sinh khả dụng, thử nghiệm lâm sàng, kiểm nghiệm, nhà máy sản xuất dược phẩm, nhà máy sản xuất bao bì đóng gói, các trung tâm cung cấp dịch vụ liên quan, đặc thù cho công nghiệp dược phẩm. Thứ ba, về năng lực tài chính, đa số các công ty dược phẩm trong nước có quy mô còn nhỏ, doanh số thấp và chưa có các tập đoàn lớn quy mô đa quốc gia, nguồn lực tài chính để đầu tư mới còn rất hạn chế. “Trong 10 công ty dược có doanh thu cao tại Việt Nam, chỉ có 3 đơn vị của Việt Nam.” PGS.TS Lê Văn Truyền lấy dẫn chứng. Thứ tư, sự thay đổi cấu trúc thị trường dược phẩm từ thuốc hóa dược sang thuốc sinh học, sinh học tương tự trong các thập kỷ tới sẽ diễn ra rất mạnh mẽ. Thị phần thuốc sinh học, sinh học tương tự sẽ chiếm khoảng 40% thị trường dược phẩm toàn cầu và Đông Nam Á do già hóa dân số và chuyển đổi mô hình bệnh tật. Thứ năm, chuyển đổi số cũng là thách thức lớn đối với các doanh nghiệp dược ở Việt Nam hiện nay trong bối cảnh cuộc cách mạng 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ ở toàn cầu. Đứng trước những thách thức này, PGS.TS Lê Văn Truyền cho rằng cần có chính sách đầu tư mạnh mẽ vào cơ sở vật chất và nâng cao năng lực sản xuất của các nhà máy dược phẩm hiện có, đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp dược xây dựng và phát triển nhà máy mới, đặc biệt các nhà máy sản xuất thuốc sinh học/ sinh học tương tự… Cùng với đó, theo ông, mỗi giai đoạn doanh nghiệp cần xem xét, điều chỉnh, thay đổi chiến lược phát triển trung và dài hạn để phù hợp với đường lối Nhà nước, môi trường kinh doanh quốc tế, khu vực và trong nước, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của công nghiệp dược Việt Nam. LÀM GÌ ĐỂ THU HÚT CÁC TẬP ĐOÀN DƯỢC PHẨM VÀ CÔNG NGHỆ SINH HỌC ĐẾN ĐẦU TƯ? Trong phiên thứ hai của tọa đàm với chủ đề “Việt Nam - điểm đến của các nhà đầu tư quốc tế - góc nhìn từ người trong cuộc”, các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực dược và đại diện hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài đã chỉ ra những tiềm năng vượt trội của Việt Nam, giúp cạnh tranh hơn so với các nước khác trong khu vực để có thể thu hút các nhà đầu tư từ nước ngoài. Bên cạnh đó, các phiên thảo luận cũng giúp các doanh nghiệp được hiểu rõ hơn về Khu Công Nghiệp Dược Sinh Học tại tỉnh Thái Bình. Dự án này đang được liên danh các nhà đầu tư nghiên cứu. Dự án này không chỉ thu hút các hãng Dược Phẩm, thiết bị y tế về Việt Nam sản xuất còn là cơ hội để chuyển giao công nghệ, nghiên cứu phát minh, các sản phẩm sinh dược phẩm, hướng đến xuất khẩu với giá trị cao. Đặc biệt, người dân cũng được hưởng những thành quả khoa học công nghệ và tiếp cận dịch vụ y tế tốt với chi phí thấp.  

LÀM SAO ĐỂ SỐNG KHỎE VỚI BỆNH MỠ MÁU CAO?
31

Th 07

LÀM SAO ĐỂ SỐNG KHỎE VỚI BỆNH MỠ MÁU CAO?

  • admin
  • 0 bình luận

Bệnh mỡ máu cao diễn tiến thầm lặng nhưng có thể dẫn đến rất nhiều bệnh nguy hiểm nếu bạn không kịp thời phát hiện và điều trị. Để ngăn ngừa các nguy cơ ảnh hưởng tính mạng, bạn cần điều chỉnh lối sống và tìm cách điều trị đúng đắn. Hai loại mỡ phổ biến nhất trong cơ thể là cholesterol và triglyceride. Chứng mỡ máu cao hay còn gọi là máu nhiễm mỡ có thể xảy ra do sự tăng cao của một trong hai hoặc cả hai loại mỡ trên. Bệnh này thường không có dấu hiệu rõ ràng nhưng lại có thể làm tăng nguy cơ mắc các chứng nguy hiểm như bệnh tim mạch vành, đột quỵ, tiểu đường tuýp 2… Vì thế, bạn nên lưu ý những điều quan trọng dưới đây để sống chung với bệnh mỡ máu cao một cách khỏe mạnh: 1.ĂN UỐNG LÀNH MẠNH Bạn có thể giảm cholesterol bằng cách thay đổi chế độ ăn uống lành mạnh hơn theo các gợi ý sau: Giảm chất béo bão hòa: Chất béo bão hòa có nhiều trong thịt đỏ và các sản phẩm từ sữa nguyên béo. Loại chất béo này sẽ làm tăng lượng cholesterol trong cơ thể. Vậy nên bạn hãy cắt giảm chất béo bão hòa nếu muốn giảm cholesterol xấu. Loại bỏ chất béo chuyển hóa: Chất béo chuyển hóa thường có mặt trong các món ăn chế biến sẵn từ bơ thực vật, bánh quy, bánh kem… Loại chất béo này làm tăng mức cholesterol nên cũng bị cần loại ra khỏi chế độ ăn uống. Bổ sung thêm axit béo omega 3: Axit béo omega 3 tuy không ảnh hưởng đến lượng cholesterol xấu nhưng lại mang đến một số lợi ích cho sức khỏe tim mạch như giúp giảm huyết áp. Thực phẩm có axit béo omega 3 bao gồm cá hồi, cá thu, cá trích, quả óc chó và hạt lanh. Tăng lượng chất xơ hòa tan: Chất xơ hòa tan có thể làm giảm sự hấp thu cholesterol vào máu, từ đó giúp bạn kiểm soát bệnh mỡ máu cao. Bạn có thể bổ sung chất này từ yến mạch, đậu tây, cải mầm brussels, táo và lê. Bổ sung bột whey protein: Whey protein là một loại bột giàu protein được tìm thấy trong các sản phẩm từ sữa. Loại bột này có thể giúp bạn giảm cholesterol xấu, cholesterol toàn phần và hạ huyết áp. 2.VẬN ĐỘNG THƯỜNG XUYÊN Hoạt động thể chất rất quan trọng giúp bạn duy trì sức khỏe, giảm cân và kiểm soát mức cholesterol. Khi bạn ít vận động, mức cholesterol tốt giảm khiến mức cholesterol xấu tăng nhanh. Bạn chỉ cần vận động 3-4 lần 1 tuần, một lần khoảng 40 phút là đã có thể cân bằng lượng cholesterol trong cơ thể. Bạn có thể cân nhắc tăng thời gian vận động của mình bằng các hoạt động như: Đi bơi Tập gym Đạp xe đi làm Đi cầu thang bộ thay vì thang máy Đi bộ nhanh với bạn bè, người thân Nếu bạn đi xe bus, hãy xuống xe sớm 1-2 chặng để đi bộ đến nơi mình xuống 3.TRÁNH DÙNG CHẤT KÍCH THÍCH Thói quen uống quá nhiều bia rượu không những ảnh hưởng xấu đến lượng cholesterol mà còn có thể dẫn đến những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như huyết áp cao, suy tim và đột quỵ. Vậy nên, bạn cần tránh những đồ uống có cồn này nếu muốn sống khỏe với bệnh mỡ máu cao. Ngoài ra, bạn cũng cần bỏ hút thuốc nếu muốn tăng lượng cholesterol tốt. Quyết định bỏ thuốc lá sẽ mang lại những lợi ích sau: Trong vòng 20 phút sau khi bỏ thuốc, huyết áp và nhịp tim sẽ hồi phục sau khi bị tăng đột biến do thuốc lá. Trong vòng 3 tháng sau khi bỏ thuốc, tuần hoàn máu và chức năng phổi sẽ bắt đầu cải thiện. Trong vòng 1 năm bỏ thuốc, nguy cơ mắc bệnh tim chỉ bằng một nửa so với người hút thuốc. 4.DÙNG THẢO DƯỢC GIÚP KIỂM SOÁT CHOLESTEROL Với mục tiêu kiểm soát lượng cholesterol, thảo dược từ thiên nhiên nên sẽ lành tính và ít tác dụng phụ hơn. Hai loại thảo dược quý mà bạn có thể tham khảo là: Chiết xuất mầm nghệ: Trong mầm nghệ có hàm lượng saponin cao, một dược chất giúp bạn làm sạch mạch máu và các cơ quan khác. Bên cạnh đó, saponin cũng giúp ngăn cholesterol hấp thu vào máu và từ đó ngăn ngừa bệnh tim mạch. Đây là một dược liệu được tiến sĩ - lương y Nguyễn Hoàng nghiên cứu hơn 40 năm. Chiết xuất Bergamote: Chiết xuất Bergamote chuẩn hóa có hơn 38% flavonoid hoạt tính sinh học như cimetidin và brute ridin. Đây là những chất giúp điều hòa men tổng hợp cholesterol và giúp tổng hợp cholesterol xấu LDL tại gan. Điều này sẽ giúp giảm lượng cholesterol LDL trong máu. Bệnh mỡ máu cao tuy có thể dẫn đến những tình trạng nguy hiểm nhưng bạn có thể bảo vệ bản thân bằng cách điều chỉnh lối sống và dùng thuốc hợp lý. Bên cạnh đó, những thảo dược hỗ trợ hạ mỡ máu cũng là một phần không thể thiếu trong quá trình sống chung với bệnh.  

THẬN TRỌNG KHI SỬ DỤNG THUỐC KHÁNG SINH TRỊ HO CHO TRẺ
24

Th 11

THẬN TRỌNG KHI SỬ DỤNG THUỐC KHÁNG SINH TRỊ HO CHO TRẺ

  • admin
  • 0 bình luận

Thời tiết giao mùa trẻ thường bị ho, nhiều phụ huynh lo lắng muốn cắt cơn ho càng sớm càng tốt cho trẻ nên thường lạm dụng thuốc kháng sinh. 1.HO Ở TRẺ LÀ PHẢN XẠ CÓ LỢI Ho là một phản xạ có lợi vì làm sạch đường thở, long đờm nhầy ra khỏi niêm mạc của trẻ. Thời tiết thất thường như hiện nay khiến các bệnh lý viêm đường hô hấp ở trẻ em dễ dàng tăng cao. Biểu hiện ban đầu thường gặp nhất là trẻ có triệu chứng ho. Tuy nhiên, đây là phản xạ có lợi vì làm sạch đường thở, làm long đờm nhầy ra khỏi niêm mạc của trẻ. Ho cũng là  triệu chứng của nhiều nguyên nhân gồm: hô hấp, tim mạch (suy tim trái), tiêu hóa (do trào ngược dạ dày thực quản), tác dụng phụ của thuốc, tâm lý. Về phân loại có ho khan và ho có đờm. Trong đó ho khan là ho không có đờm do viêm mũi họng, viêm amidan, viêm tai giữa, nhiễm siêu vi hay trẻ hít phải tác nhân gây kích ứng (khói thuốc lá, phấn hoa, mùi khó chịu…). Đối với ho có đờm là khi ho có tiết nhiều đờm đặc hoặc loãng do viêm tiểu phế quản, viêm phế quản, viêm phổi, lao phổi, hen suyễn. Về mức độ, nếu trẻ ho dưới 3 tuần được xem là ho cấp tính, từ 3-8 tuần là ho cấp bán tính, trên 8 tuần trở lên là ho mãn tính. Ho thường không dẫn đến biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, ho có đờm có thể dẫn đến nôn mửa. Ho không kiểm soát được có thể khiến trẻ mệt mỏi, sụt cân, đặc biệt ho về đêm làm rối loạn giấc ngủ của trẻ. Nhiều trường hợp ho có thể tự khỏi mà không cần điều trị như ho do hít phải các chất kích thích, ho sinh lý thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, hoặc ho do không khí quá khô và nóng gây kích ứng niêm mạc họng, cơn ho này sẽ nhanh chóng khỏi, chỉ cần thông mũi và cho trẻ uống nước ấm. 2.KHI NÀO CẦN DÙNG KHÁNG SINH CHO TRẺ BỊ HO? Việc sử dụng kháng sinh để điều trị ho ở trẻ chỉ nên thực hiện khi có chỉ định của bác sĩ sau khi xác định nguyên nhân gây ho là do vi khuẩn như viêm họng, viêm phổi, viêm mũi… Sử dụng thuốc kháng sinh không phải là giải pháp ưu tiên khi trẻ bị ho do nhiễm virus vì kháng sinh không có tác dụng với virus. Ví dụ trẻ bị cảm lạnh hay cảm cúm do virus rhinovirus, influenza, virus hợp bào hô hấp … thì việc sử dụng kháng sinh không giúp làm giảm ho cho trẻ. Sử dụng kháng sinh không cần thiết sẽ gây ra nhiều vấn đề khác cho sức khỏe của trẻ, bao gồm: -Kháng kháng sinh: vi khuẩn có thể trở nên kháng kháng sinh, làm cho việc điều trị các bệnh nhiễm trùng trong tương lai trở nên khó khăn. -Rối loạn tiêu hóa: trẻ có thể bị tiêu chảy, buồn nôn, đau bụng… Lạm dụng kháng sinh còn gây rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột. -Dị ứng: một số trẻ có nguy cơ dị ứng thuốc kháng sinh có thể gây sốc phản vệ rất nguy hiểm. Đây là tình huống khẩn cấp và cần ngay lập tức đưa trẻ đến gặp bác sĩ hoặc cơ sở y tế gần nhất để tiếp nhận cấp cứu và điều trị.  

NGUYÊN NHÂN DẤU HIỆU ĐAU MẮT ĐỎ Ở TRẺ EM VÀ CÁCH CHĂM SÓC
10

Th 11

NGUYÊN NHÂN DẤU HIỆU ĐAU MẮT ĐỎ Ở TRẺ EM VÀ CÁCH CHĂM SÓC

  • admin
  • 0 bình luận

Hiện nay, dịch đau mắt đỏ đang bùng phát khiến ai cũng có nguy cơ mắc phải, kể cả trẻ em. Vậy nguyên nhân gây nên căn bệnh này từ đâu? Dấu hiệu gì và làm sao để chăm sóc trẻ không may mắc phải? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây cùng Hadu nhé! 1.NGUYÊN NHÂN KHIẾN TRẺ BỊ ĐAU MẮT ĐỎ Đau mắt đỏ hay còn được biết đến với cái tên là viêm kết mạc, đây là thuật ngữ chỉ hiện tượng tổn thương lớp màng mỏng ở mắt dẫn đến tình trạng xung huyết, mắt đỏ ngầu. Hiện tượng này xảy ra là do virus adeno xâm nhập. Bên cạnh đó đau mắt đỏ còn có thể đến từ yếu tố do nơi ở vệ sinh kém, ô nhiễm môi trường… Các nguyên nhân này thường gây bệnh đau mắt đỏ ở trẻ em và khiến tình trạng bệnh kéo dài, lâu khỏi. Đau mắt đỏ là bệnh có khả năng lây lan cao và nhanh chóng nên rất dễ bùng thành dịch. Trẻ em có thể lây bệnh đau mắt đỏ khi: Tiếp xúc với bệnh nhân mắc đau mắt đỏ. Có thói quen dụi mắt. Vô tình chạm tay hay sử dụng chung các đồ vật của bệnh nhân đau mắt đỏ. Sử dụng cùng nguồn nước với bệnh nhân đau mắt đỏ. 2.DẤU HIỆU TRẺ BỊ ĐAU MẮT ĐỎ Mắt đổ ghèn làm dính mi sau khi ngủ dậy. Trẻ thường cảm thấy cộm, ngứa, nóng và đau trong mắt. Ghèn có thể đặc hoặc lỏng, có màu xanh nhạt, vàng nhạt hoặc trắng sữa. Mắt liên tục đổ ghèn dù đã lau. Cả mí trên lẫn mí dưới đều có tình trạng sưng, phù nề. Mắt đỏ ngầu gây khó chịu, có thể đi kèm tình trạng ho, đau họng. Nặng hơn có thể gây hạch trước tai, sốt nhẹ. 3.CÁCH XỬ TRÍ KHI TRẺ BỊ ĐAU MẮT ĐỎ Một số phụ huynh có quan niệm rằng nhỏ sữa mẹ vào mắt sẽ giúp trẻ nhanh chóng khỏi bệnh đau mắt đỏ. Tuy nhiên, điều này chưa từng được xác nhận hay có bất cứ cơ sở khoa học nào. Cho nên cha mẹ tuyệt đối không nên thực hiện vì không chỉ không giúp trẻ hồi phục nhanh chóng mà còn gây viêm nhiễm và khiến tình trạng nặng hơn. Và khi cha mẹ phát hiện ra những dấu hiệu đau mắt đỏ ở con lần đầu tiên nên làm là đưa trẻ đến cơ sở y tế, tìm các bác sĩ chuyên về mắt để được thăm khám và điều trị đúng cách. Trên thực tế, đa số trẻ bị đau mắt đỏ có thể khỏi trong vài ngày. Tuy nhiên, nếu sau 10 ngày mà các triệu chứng không giảm, mắt trẻ sẽ trở nên nhạy cảm với ánh sáng, đau dữ dội, sưng mí mắt… thì cha mẹ cần đưa trẻ đến bác sĩ ngay lập tức. Sau khi đã được bác sĩ chẩn đoán và điều trị thì cha mẹ cần: Cho trẻ dùng đúng liều lượng thuốc đã được kê trên đơn và tuân thủ theo hướng dẫn điều trị từ bác sĩ.  Tuyệt đối không tự ý mua thuốc nhỏ mắt cho con nhằm tránh cho trẻ dùng thuốc nhỏ mắt có chứa corticoid, có thể dẫn đến tăng nhãn áp và tăng nguy cơ bội nhiễm. Để nhỏ mắt cho trẻ, cha mẹ cần rửa tay với xà phòng, sau đó dùng 1 tay kéo mí mắt dưới của trẻ xuống, 1 tay nhỏ thuốc nhỏ mắt cho trẻ, tiếp tục lặp lại ở bên mắt còn lại dù cho trẻ chỉ có dấu hiệu mắc bệnh ở 1 bên mắt. Điều này là vì thông thường, sau khoảng 48 giờ, bên mắt còn lại cũng sẽ nhiễm bệnh. Tránh để đầu của lọ thuốc nhỏ mắt chạm vào mắt trẻ và hãy cố gắng nhỏ vào vị trí cùng đồ mi dưới 1 cm nhằm tránh tình trạng thuốc nhỏ mắt chảy ra ngoài. 4.CÁCH CHĂM SÓC TRẺ BỊ ĐAU MẮT ĐỎ Khi trẻ không may mắc phải đau mắt đỏ, trước hết cha mẹ cần chú ý bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé, đặc biệt là các loại vitamin từ trái cây tươi, và cho trẻ ngủ sớm và đủ giấc. Điều này giúp đôi mắt của trẻ được nghỉ ngơi, từ đó sẽ thúc đẩy quá trình phục hồi trở nên nhanh chóng hơn. Đồng thời cần hạn chế để mắt trẻ tiếp xúc với các nhân tố có hại như ánh sáng từ màn hình các thiết bị điện tử, nguồn nước chứa hóa chất, nước chứa sữa tắm hoặc dầu gội. Nếu bé con nhà bạn có thói quen tập bơi thì bạn cũng cần dừng việc để trẻ bơi lội trong khoảng thời gian mắc bệnh. Cần chuẩn bị cho trẻ khăn mặt riêng và rửa tay cho trẻ bằng xà phòng thường xuyên, nhất là sau khi chạm vào các bề mặt ở nơi công cộng. Để trẻ đeo kính khi cần ra ngoài nhằm hạn chế tiếp xúc với các tác nhân có thể gây kích ứng mắt như bụi, phấn hoa… Thực hiện vệ sinh mắt cho trẻ mỗi ngày bằng cách dùng nước muối sinh lý 0,9%. Bên cạnh đó, cha mẹ cần quan sát trẻ và nhắc nhở mỗi khi trẻ có ý định dụi mắt hoặc chạm vào mắt để tránh tổn thương giác mạc. Cuối cùng theo dõi các dấu hiệu ở mắt và đến trung tâm y tế ngay khi các triệu chứng diễn ra nặng hơn nhằm có thể can thiệp và điều trị kịp thời. 5.NHỮNG BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA ĐAU MẮT ĐỎ Ở TRẺ Đau mắt đỏ là một bệnh lý rất dễ lây lan, đồng thời nếu không may mắc phải sẽ khiến trẻ khó chịu và đau do các triệu chứng mang lại. Cho nên, cha mẹ cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa để bảo vệ con trẻ khỏi bệnh này. Các bậc phụ huynh nên: -Tạo cho bé thói quen rửa tay thường xuyên. -Tránh để tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân viêm kết mạc hoặc dùng chung các vật dụng cá nhân với người khác, nhỏ chung thuốc nhỏ mắt. -Đồ dùng cá nhân của trẻ cần được vệ sinh riêng. -Trong trường hợp bé từng bị viêm kết mạc dị ứng, cha mẹ cần đóng kín cửa ra vào và cửa sổ khi đến mùa có nhiều bụi hay phấn hoa. -Bố mẹ cần rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn trước khi chạm vào mắt con để tránh tạo điều kiện cho virus xâm nhập.  

Đối tác chiến lược

Hotline 1900 633 486
popup

Số lượng:

Tổng tiền: