CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ DƯỢC PHẨM HADU

03

Th 02

BỆNH VIÊM KHỚP GỐI - NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA

BỆNH VIÊM KHỚP GỐI - NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA

  • admin
  • 0 bình luận

Viêm khớp là tình trạng viêm ở một hoặc nhiều khớp, khiến chúng sưng và đau. Bất kì khớp nào cũng bị ảnh hưởng bởi tình trạng viêm khớp, nhưng nó đặc biệt phổ biến ở khớp đầu gối. Viêm khớp gối không chỉ gây đau, sưng mà còn cản trở người bệnh trong các hoạt động sinh hoạt hằng ngày chẳng hạn như đi bộ hay leo cầu thang.

Trong bài viết này Hadu sẽ chia sẻ cho bạn các dấu hiệu, nguyên nhân và cách phòng ngừa bệnh viêm khớp gối!

Bệnh viêm khớp gối

1.VIÊM KHỚP GỐI VÀ CÁC DẠNG PHỔ BIẾN

Viêm khớp gối là tình trạng xảy ra khi các thành phần trong khớp gối bị tổn thương do nhiều nguyên nhân gây bệnh, tình trạng kéo dài có thể dẫn đến bào mòn sụn khớp khiến khớp chà xát và khó khăn khi vận động. Điều này khiến khả năng giảm chấn động của sụn khớp giảm đi, dễ gây đau đớn, viêm sưng hơn.

Có nhiều loại viêm khớp khác nhau có thể xuất hiện ở vùng khớp đầu gối, song phổ biến nhất vẫn là 3 loại:

1.1.Thoái hóa khớp

Đây là dạng viêm khớp phổ biến nhất, xảy ra do sự thoái hóa trong sụn khớp. Giảm khả năng bao cản của sụn khớp nên các xương cọ sát vào nhau nhiều hơn, xương khớp cũng dễ tổn thương hơn gây sưng viêm.

Thoái hóa khớp có thể gặp ở cả 2 giới, song phổ biến nhất vẫn là người trên 50 tuổi, có tiền sử hay phải lao động nặng.

1.2.Viêm khớp dạng thấp

Thoái hóa khớp thường chỉ ảnh hưởng đến một vài khớp vận động nhiều nhất định, còn viêm khớp dạng thấp là dạng viêm khớp ảnh hưởng tới đồng thời nhiều khớp trong cơ thể. Vùng xương đầu gối cũng có thể bị viêm khớp dạng thấp. Thực tế đây là dạng bệnh tự miễn, nghĩa là sự tổn thương xuất hiện do hệ miễn dịch hoạt động sai, tự tấn công mô cơ thể.

Cụ thể là tế bào bạch cầu tấn công làm tổn thương và khiến các màng hoạt dịch bao bọc quanh các khớp gối sưng lên, đồng thời làm tiêu xương và gây đau đớn. Vùng khớp gối hoặc vùng xương chịu ảnh hưởng khác thường vô cùng đau đớn, nóng rát.

1.3.Viêm khớp kinh niên do chấn thương

Chấn thương gây rách sụn hoặc chấn thương dây chằng, xương xung quanh vùng khớp có thể được khắc phục nhưng vẫn để lại biến chứng, gây viêm khớp kinh niên xuất hiện sau vài năm.

Tình trạng viêm khớp cũng tiến triển theo giai đoạn nặng dần, chia theo mức độ tổn thương quan sát được trên ảnh chụp X-quang. Viêm khớp gối giai đoạn nhẹ khi trong khớp đầu gối chỉ xuất hiện gai nhỏ, sụn tổn thương nhẹ, chưa bị ăn mòn nhiều. Triệu chứng đau đớn khó chịu lúc này chưa rõ ràng hoặc rất nhẹ nên người bệnh thường bỏ qua.

Viêm khớp gối giai đoạn tiến triển là khi sụn khớp bị hỏng và ăn mòn nhiều, các đầu xương tiến sát lại với nhau. Đôi khi lớp sụn bị vỡ thành nhiều mảnh hoặc bị ăn mòn hoàn toàn. Không chỉ gây đau đớn, sưng viêm, khả năng vận động của người bệnh cũng vô cùng hạn chế. Nguy hiểm nhất là khi xương đầu gối bị biến dạng không thể phục hồi.

2.NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN VIÊM KHỚP GỐI

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này, nhưng nguyên nhân thường gặp nhất của viêm xương khớp gối là tuổi tác. Hầu như tất cả mọi người sẽ phát triển một số mức độ nhất định của viêm xương khớp. Một số nguyên nhân có thể gây ra viêm xương khớp đáng kể ở độ tuổi sớm, bao gồm:

  • Tuổi tác: khả năng chữa lành của sụn giảm đi khi bạn già đi.
  • Cân nặng: trọng lượng làm tăng áp lực đối với tất cả các khớp, đặc biệt là đầu gối. Mỗi kg cân nặng tăng thêm 1.3-1.8 kg trọng lượng thêm vào đầu gối.
  • Yếu tố di truyền: các đột biến di truyền có thể gây ra viêm xương khớp gối. Bệnh cũng có thể là do những bất thường di truyền trong hình dạng của xương bao quanh khớp gối.
  • Giới tính: phụ nữ độ tuổi từ 55 trở lên có nhiều khả năng mắc viêm xương khớp đầu gối hơn nam giới.
  • Chấn thương căng thẳng lặp đi lặp lại: đây thường là kết quả của các loại công việc đặc thù. Những người có công việc liên quan đến hoạt động mà có thể ấn mạnh đến khớp, chẳng hạn như quỳ, ngồi xổm hoặc nâng tạ nặng (25 kg hoặc hơn), có nhiều khả năng phát triển viêm khớp xương đầu gối do áp lực liên tục lên khớp.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm khớp gối thường gặp

  • Điền kinh: các vận động viên tham gia vào bóng đá, tennis hoặc chạy đường dài sẽ có nguy cơ cao phát triển bệnh viêm xương khớp gối, điều này có nghĩa là các vận động viên nên có biện pháp phòng ngừa để tránh chấn thương. Tuy nhiên, điều quan trọng bạn cần lưu ý rằng tập thể dục vừa phải, thường xuyên củng cố các khớp xương sẽ là giảm nguy cơ viêm xương khớp. Trên thực tế, cơ bắp yếu xung quanh đầu gối có thể dẫn đến thoái hóa khớp.
  • Các bệnh khác: những người bị viêm khớp dạng thấp, loại phổ biến nhất thứ hai của bệnh viêm khớp, cũng có nhiều khả năng phát triển viêm xương khớp. Những người bị rối loạn chuyển hóa nhất định, chẳng hạn như tình trạng quá tải sắt, hoặc lượng hormone tăng trưởng quá mức, cũng có nguy cơ cao mắc bệnh viêm xương khớp.

3.CÁCH NGĂN NGỪA VIÊM KHỚP ĐẦU GỐI

  • Kiểm soát tốt cân nặng, tránh tăng cân quá nhanh vì sẽ tạo áp lực lớn lên đầu gối.
  • Hạn chế mang vác vật nặng
  • Chú trọng bổ sung dưỡng chất và các vitamin tốt cho sức khỏe xương khớp
  • Thực hiện tư thế đúng trong sinh hoạt và lao động
  • Thường xuyên tập thể dục với cường độ phù hợp
  • Có thể sử dụng thực phẩm chức năng bảo vệ xương khớp dưới sự hướng dẫn của bác sĩ

4.DINH DƯỠNG CHO NGƯỜI BỊ BỆNH VIÊM XƯƠNG KHỚP

Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng trong quá trình chữa trị viêm khớp đầu gối. Người bệnh nên bổ sung các nhóm thực phẩm như:

  • Các loại cá nước lạnh như cá ngừ, cá hồi, cá thu, cá trích,... Đây là nhóm thực phẩm chứa nhiều axit béo omega-3, một loại chất kháng viêm hiệu quả.
  • Những loại nước hầm từ xương ống hoặc sụn sườn bò cung cấp rất nhiều glucosamin và chondroitin. Đây đều là các hợp chất tự nhiên cấu thành sụn. Nước hầm từ xương và sụn còn bổ sung cho cơ thể lượng canxi dồi dào, rất tốt cho hệ xương khớp.

Nhóm thực phẩm bổ sung dinh dưỡng cho người viêm khớp gối

  • Bổ sung luân phiên những loại thịt heo, thịt gia cầm, tôm, cua để làm phong phú chế độ dinh dưỡng.
  • Các loại ngũ cốc, đậu nành, rau xanh nên được bổ sung vào bữa ăn hằng ngày. Đây là các loại thực phẩm tăng cường miễn dịch và chống oxy hóa rất tốt.
  • Các loại trái cây như đu đủ, thơm, chanh, cam,... chứa nhiều men kháng viêm và vitamin C. Đây là các hoạt chất tự nhiên giúp kháng viêm rất tốt và tăng cường độ dẻo dai cho khớp.

Hy vọng những chia sẻ vừa rồi của Hadu đã giúp bạn có cách nhìn cụ thể hơn về bệnh viêm xương khớp và có cách phòng ngừa cho riêng mình.

Đừng quên theo dõi Website Hadu để cập nhật thêm nhiều tin tức mới nhất và hữu ích về Y Dược nhé!

 

Viết bình luận của bạn:

Đối tác chiến lược

Hotline 1900 633 486
popup

Số lượng:

Tổng tiền: