CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ DƯỢC PHẨM HADU

17

Th 10

TIỂU ĐƯỜNG TUÝP NÀO NẶNG NHẤT?

TIỂU ĐƯỜNG TUÝP NÀO NẶNG NHẤT?

  • admin
  • 0 bình luận

Tiểu đường là một bệnh mãn tính, xảy ra khi tuyến tụy không sản xuất đủ insulin hoặc khi cơ thể không sử dụng hiệu quả lượng insulin được sản xuất ra. Đây là hormone điều hòa lượng đường trong máu bằng cách đưa đường glucose từ máu vào tế bào tạo thành năng lượng. Hiện bệnh tiểu đường được chia thành nhiều tuýp, phổ biến nhất là tuýp 1, 2 và tiểu đường thai kỳ. Vậy trong số này, tuýp nào nặng nhất?

1.KHÔNG CÓ TIỂU ĐƯỜNG TUÝP NÀO NẶNG NHẤT

Mặc dù đều có kết quả cuối cùng là đường huyết tăng cao nhưng mỗi một bệnh tiểu đường có cơ chế sinh bệnh khác nhau, do đó đặc điểm cũng sẽ khác nhau. Tiểu đường tuýp mấy là nguy hiểm thì trong mỗi trường hợp, người bệnh đều phải đối diện với những rủi ro nhất định.

Bạn đang lo lắng tiểu đường tuýp nào nặng nhất thì hãy cùng tìm hiểu những vấn đề đáng ngại có thể gặp phải ở từng tuýp nhé!

TIỂU ĐƯỜNG TUÝP 1 NẶNG HAY NHẸ?

Bệnh tiểu đường tuýp 1 hay còn gọi là tiểu đường phụ thuộc insulin. Bệnh khởi phát ở trẻ em hoặc thanh thiếu niên. Cơ thể không sản xuất đủ insulin nên buộc bệnh nhân phải tiêm insulin hằng ngày.

Triệu chứng nghiêm trọng

Các triệu chứng của bệnh tiểu đường tuýp 1 xảy ra đột ngột, nghiêm trọng ngay từ đầu, chúng bao gồm:

  • Rất khát nước
  • Đi tiểu nhiều
  • Mờ mắt
  • Mệt mỏi
  • Sụt cân
  • Nặng hơn nữa bệnh nhân lừ đừ, mất nước nhiều, đau bụng, nôn ói, nhiễm toan ceton.

Không phòng ngừa được

Hiện nay chưa có cách nào hạn chế nguy cơ hay phòng ngừa bệnh tiểu đường tuýp 1. Vì vậy nếu thắc mắc tiểu đường tuýp nào nặng nhất thì không thể nói tiểu đường tuýp 1 nặng nhất nhưng đây cũng là một trong những điểm đáng lo của bệnh này.

Biến chứng đe dọa tính mạng

Biến chứng nghiêm trọng xảy ra do đường huyết tăng cao, có thể đe dọa tính mạng thường xảy ra ở người bệnh tiểu đường tuýp 1 nhiễm toan ceton.

Khi tế bào bị đói năng lượng do không có đường (glucose), cơ thể bắt đầu phân hủy chất béo để thay thế đường. Điều này tạo ra các ceton độc hại. Chúng tích tụ trong máu và gây ra các triệu chứng:

  • Buồn nôn
  • Nôn mửa
  • Đau bụng
  • Hơi thở có mùi trái cây
  • Hụt hơi
  • Khô miệng
  • Yếu mệt
  • Lú lẫn
  • Hôn mê
  • Có ceton trong nước tiểu và máu
  • Giảm tuổi thọ

Tiểu đường tuýp 1 và 2 cái nào nặng hơn rất khó nói. Tuy nhiên, về tuổi thọ, theo thống kê năm 2010 tại Anh, người bệnh tiểu đường tuýp 1 có tuổi thọ ngắn hơn tuýp 2, giảm hơn 20 năm. Hiện nay, với những tiến bộ trong điều trị thì tuổi thọ của người bệnh ngày nay càng được cải thiện.

2.TIỂU ĐƯỜNG TUÝP 2 LÀ NẶNG HAY NHẸ VÀ NỖI LO CỦA NGƯỜI BỆNH

Bệnh tiểu đường tuýp 2 hay còn gọi là bệnh tiểu đường không phụ thuộc insulin, lại xảy ra do cơ thể không sử dụng insulin hiệu quả, dẫn đến đường huyết tăng cao và nếu không được điều trị, bệnh thường khởi phát ở độ tuổi trên 40 nhưng cũng đang dần phổ biến hơn ở người trẻ.

Tỷ lệ mắc bệnh cao

Trong vòng 20 năm qua, số người trưởng thành mắc bệnh tiểu đường đã tăng cao gấp đôi. Trong số đó, khoảng 90-95% bệnh nhân thuộc tuýp 2. Số lượng người mắc bệnh không nói lên được tuýp nào nặng nhất, nhưng cũng là yếu tố đáng suy ngẫm.

Chẩn đoán khi đã có biến chứng

Triệu chứng của bệnh tiểu đường tuýp 2 thường nhẹ. Ban đầu, thậm chí, người bệnh không hề có bất kỳ biểu hiện gì khác thường nào trong nhiều năm. Cũng nhiều người hỏi rằng tiểu đường tuýp nào nặng nhất với niềm tin rằng vì triệu chứng nhẹ hơn nên tiểu đường tuýp 2 sẽ nhẹ hơn. Thế nhưng, cũng vì dấu hiệu bệnh không rõ ràng nên phần lớn họ thường được chẩn đoán bệnh kia khi đã có biến chứng.

Theo thời gian, bệnh tiểu đường tuýp 2 có thể gây ra những tổn thương nghiêm trọng cho cơ thể, đặc biệt là tim, não, thận và mắt, thần kinh và mạch máu.

Biến chứng cấp tính đáng lo ngại

Biến chứng cần được điều trị ngay lập tức thường xảy ra ở bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 là hội chứng tăng áp lực thẩm thấu. Ngoài ra người bệnh tiểu đường tuýp 2 cũng có thể bị nhiễm toan ceton. Đường huyết tăng cao khiến cơ thể bị mất nước từ đó khiến máu bị cô đặc. Tình trạng này gây ra các triệu chứng đe dọa tính mạng bao gồm:

  • Đường huyết trên 600mg/dL
  • Khô miệng
  • Khát nước cực độ
  • Sốt
  • Buồn ngủ
  • Lú lẫn
  • Mất thị lực
  • Ảo giác
  • Nếu không điều trị kịp thời có thể gây nguy hiểm tính mạng

3.BIẾN CHỨNG CỦA TIỂU ĐƯỜNG THAI KỲ

Tiểu đường thai kỳ xảy ra ở phụ nữ mang thai, là tình trạng tăng đường huyết trên mức bình thường nhưng chưa tới mức tiểu đường. Tiểu đường lúc này làm người mẹ có nguy cơ cao bị biến chứng khi mang thai và sinh con.

Biến chứng ở em bé do tiểu đường thai kỳ có thể là:

  • Cân nặng quá lớn trước khi sinh, dẫn tới sinh nở khó khăn và thường phải mổ.
  • Bất thường các cơ quan như phổi, dị tật tim…
  • Hạ đường huyết ngay sau khi sinh.
  • Tử vong trước hoặc ngay sau khi sinh.
  • Tăng tỷ lệ béo phì khi còn nhỏ hoặc tăng tỷ lệ tiểu đường sau này.
  • Biến chứng cho người mẹ là:
  • Tiền sản giật.
  • Tiểu đường thai kỳ ở những lần tiếp theo.
  • Bản thân mẹ và em bé cũng có nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2 cao hơn trong suốt cuộc đời.

4.TIỂU ĐƯỜNG TUÝP NÀO NẶNG NHẤT THÌ CÓ PHẢI LÀ TIỂU ĐƯỜNG TUÝP 3?

Một số ít người đang mắc tiểu đường cấp 3c cũng đang lo lắng và quan tâm đến vấn đề tiểu đường tuýp nào nặng nhất. Bệnh tiểu đường tuýp 3c xảy ra khi tuyến tụy bị tổn thương (do viêm tụy mãn tính, xơ nang, cắt tụy), ảnh hưởng đến khả năng sản xuất insulin.

Cũng không phải tiểu đường tuýp 3c là nặng nhất, dù nguyên nhân gây ra nó có vẻ nghiêm trọng. Những nguyên nhân này, hiệu quả kiểm soát bệnh, tuổi tác khi chẩn bệnh, bệnh lý nền, biến chứng… sẽ ảnh hưởng đến tiên lượng của bệnh nhân. Vì vậy bệnh có nguy hiểm không, gây rủi ro thế nào rất khác nhau ở từng bệnh nhân.

 

Đối tác chiến lược

Hotline 1900 633 486
popup

Số lượng:

Tổng tiền: