CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ DƯỢC PHẨM HADU

04

Th 09

TRẺ BỊ NÔN CÓ NÊN CHO UỐNG SỮA KHÔNG VÀ BỐ MẸ NÊN LÀM GÌ?

TRẺ BỊ NÔN CÓ NÊN CHO UỐNG SỮA KHÔNG VÀ BỐ MẸ NÊN LÀM GÌ?

  • admin
  • 0 bình luận

Thông thường sau khi trẻ bị nôn bố mẹ sẽ lo sợ con đói. Thế nhưng thường sau khi bị nôn, trẻ sẽ khó có thể ăn bất cứ thứ gì. Do đó, bố mẹ thường chọn cho bé uống sữa để bổ sung năng lượng và dinh dưỡng. Vậy trẻ bị nôn có nên cho uống sữa không?

1.CÁC NGUYÊN NHÂN KHIẾN CHO TRẺ BỊ NÔN

Ăn quá no

So với trẻ bú mẹ, trẻ bú bình thường sẽ bú nhiều hơn và nhanh hơn dẫn đến việc bú quá no so với nhu cầu. Điều này có thể do sữa công thức luôn có sẵn nên bố mẹ thường mất kiểm soát khi cho trẻ uống. Đôi lúc bố mẹ có thể cho trẻ bú nhiều hơn nhu cầu cần thiết.

Trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh từ 4-5 tuần tuổi chỉ có thể uống 88-118ml sữa trong một lần bú. Bởi vì, dạ dày của trẻ lúc này còn rất nhỏ, nên cha mẹ nên chia nhỏ mỗi cữ bú. Việc bú quá nhiều sữa khiến trẻ nôn trớ.

Không ợ hơi đúng cách sau khi bú

Trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh cần được ợ hơi sau mỗi lần bú. Bởi vì ngoài sữa ra trẻ cũng có thể nuốt nhiều không khí trong khi đang bú. Việc nuốt nhiều không khí có thể khiến trẻ quấy khóc, đầy hơi và gây nôn trớ.

Để giúp trẻ tránh nuốt quá nhiều không khí, bố mẹ cho trẻ bú bình có dung tích tùy theo nhu cầu, kiểm tra lỗ núm vú không quá lớn, đảm bảo bé ngậm núm vú đúng cách và không để trẻ tiếp tục nuốt nước bọt khi đã bú cạn sữa.

Trào ngược dạ dày

Bé có thể bị trào ngược dạ dày giống như người lớn. Điều này xảy ra vì dạ dày và ống dẫn thức ăn đang tập làm quen với việc chứa sữa. Tình trạng trào ngược dạ dày có thể khiến trẻ bị nôn ói và kích ứng cổ họng.

Táo bón

Trẻ sơ sinh bị táo bón rất hiếm khi có kèm theo dấu hiệu nôn ói. Hầu hết, trẻ sơ sinh đang trong giai đoạn bú sữa mẹ hoặc sữa công thức đều phải đi tiêu ít nhất 1 lần/ ngày. Tuy nhiên nếu trẻ không đi tiêu trong ngày có thể bị coi là táo bón.

Trẻ bị nôn do táo bón thường có các biểu hiện:

  • Đầy hơi
  • Bụng to cứng
  • Thường quấy khóc và cáu gắt
  • Không đi tiêu nhiều hơn 3-4 ngày
  • Căng thẳng đi tiêu hoặc đi tiêu ra ít phân
  • Đi tiêu ra phân nhỏ, khô cứng và sẫm màu
  • Bệnh dạ dày

Nếu trẻ bị nôn ói sau khi uống sữa thì có thể là dấu hiệu của bệnh dạ dày. Trẻ có thể nôn nhiều lần trong ngày. Ngoài nôn ói, trẻ bị bệnh dạ dày có thể xuất hiện thêm các dấu hiệu sau:

  • Đầy hơi
  • Tiêu chảy
  • Đau bụng
  • Quấy khóc
  • Bụng sôi
  • Sốt nhẹ (hoặc không sốt ở trẻ sơ sinh)
  • Dị ứng

Trong một số trường hợp, trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh nôn ói là do dị ứng đạm sữa bò. Tuy nhiên hầu hết trẻ nhỏ sẽ hết dị ứng khi 5 tuổi. Nếu trẻ bị dị ứng đạm sữa bò thì có thể bị nôn ói và kèm theo các dấu hiệu sau:

  • Ho 
  • Khó thở
  • Phát ban
  • Tiêu chảy
  • Thở khò khè
  • Không dung nạp lactose

Dị ứng sữa khác với chứng không dung nạp lactose. Tình trạng này thường khiến trẻ bị tiêu chảy hoặc nôn ói sau khi bú sữa công thức. Trong trường hợp khá hiếm, trẻ có thể bị chứng không dung nạp lactose tạm thời sau khi bị đau bụng hoặc viêm dạ dày.

Các chứng không dung nạp lactose gồm:

  • Táo bón
  • Đầy hơi
  • Đau bụng
  • Tiêu chảy
  • Chướng bụng
  • Nguyên nhân khác

Bên cạnh các nguyên nhân trên, trẻ bị nôn ói có thể do các nguyên nhân sau:

  • Thời tiết quá nóng bức
  • Say tàu xe
  • Nhiễm trùng tai
  • Dị ứng với thuốc
  • Cảm lạnh và cúm
  • Bệnh lồng ruột
  • Hội chứng hẹp môn vị
  • Có quá nhiều galactose tích tụ trong máu

2.TRẺ BỊ NÔN CÓ NÊN CHO UỐNG SỮA KHÔNG?

Sau khi trẻ bị nôn ói, bố mẹ thường rất lo lắng và muốn trẻ bú bù sữa để nạp đủ năng lượng cũng như dưỡng chất cần thiết. Tuy nhiên, trẻ bị nôn có nên cho uống sữa?

Tùy vào từng nguyên nhân khiến trẻ bị nôn ói mà bố mẹ nên cho trẻ uống sữa hay không. Bởi vì, nếu trẻ đã bú quá no mà bị nôn trớ thì bố mẹ không nên cho trẻ uống thêm sữa. Tuy nhiên, nếu trẻ bị dị ứng đạm sữa hoặc không dung nạp lactose thì cần cho trẻ uống sữa từng chút một để theo dõi biểu hiện. 

Còn với những trường hợp khác, sau khi nôn bố mẹ có thể cho uống sữa để bù nước và đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng. Hơn nữa, sữa cũng là một thức uống bù nước dễ dàng hơn các thực phẩm khác. Tuy nhiên, bố mẹ nên cho trẻ bú hoặc uống sữa từng chút một trong nhiều lần, cứ khoảng 5-10 phút uống một lần và cho uống trong 30 phút. Sau khoảng 2-3 giờ, nếu trẻ không ói nữa thì cho bú hoặc uống sữa bình thường.

 

 

 

Đối tác chiến lược

Hotline 1900 633 486
popup

Số lượng:

Tổng tiền: