Vitamin và khoáng chất có thể giúp ngăn ngừa một số bệnh mạn tính. Nhìn chung, uống vitamin hằng ngày là an toàn nếu bác sĩ hoặc dược sĩ khuyên dùng.
1.BẠN CÓ CẦN DÙNG THỰC PHẨM BỔ SUNG KHÔNG?
Nhiều người dùng thực phẩm bổ sung để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng và hỗ trợ sức khỏe. Tuy nhiên, bạn có thể hấp thụ hầu hết các vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể bằng cách áp dụng chế độ ăn uống cân bằng gồm trái cây, rau, ngũ cốc, protein nạc, sữa ít béo hoặc không béo.
Nếu không nhận được chất dinh dưỡng cụ thể từ thực phẩm mới cần đến thực phẩm bổ sung. Những đối tượng có thể được hưởng lợi từ thực phẩm bổ sung bao gồm:
Người trên 50 tuổi: Phụ nữ sau mãn kinh có thể cần bổ sung vitamin D và canxi. Những thay đổi hormone trong và sau thời kỳ mãn kinh khiến mọi người giảm mật độ xương nhanh chóng. Canxi và vitamin D giúp ngăn ngừa loãng xương, nguyên nhân gây ra xương yếu và tăng nguy cơ gãy xương.
Những người mang thai hoặc dự định mang thai: Có thể được khuyên dùng viên bổ sung axit folic, giúp ngăn ngừa dị tật bẩm sinh.
Người ăn chay và ăn chay trường: Những người không ăn sữa, cá hoặc thịt có thể thiếu vitamin B2, B12, và D… có thể cần phải bổ sung.
2.DẤU HIỆU THIẾU HỤT CHẤT DINH DƯỠNG
Các triệu chứng thiếu hụt chất dinh dưỡng khác nhau tùy thuộc vào loại khoáng chất hoặc vitamin mà cơ thể thiếu. Các triệu chứng có thể bao gồm:
- Đau ngực và khó thở.
- Táo bón.
- Mệt mỏi.
- Cảm thấy chóng mặt, đau đầu.
- Nhịp tim không đều.
- Nhiệt độ cơ thể thấp.
- Co thắt cơ và yếu cơ.
- Da nhợt nhạt hoặc vàng.
- Cảm giác ngứa ran ở tay và chân…
Một số thiếu hụt dinh dưỡng làm tăng nguy cơ biến chứng sức khỏe. Ví dụ: thiếu vitamin D có thể dẫn đến loãng xương và gãy xương.
3.DÙNG THỰC PHẨM BỔ SUNG CÓ AN TOÀN KHÔNG?
Nhìn chung, uống vitamin hằng ngày là an toàn nếu bác sĩ hoặc dược sĩ khuyên dùng. Không tiêu thụ quá mức tối đa có thể có thể dung nạp (UL), đối với bất kỳ loại vitamin và khoáng chất nào.
Các tác dụng phụ có thể khác nhau và phụ thuộc vào loại, liều lượng, tần suất sử dụng và tương tác với thuốc hiện tại. Tác dụng phụ có thể từ nhẹ đến nghiêm trọng. Ví dụ, uống quá nhiều sắt có thể gây đau bụng, táo bón và tiêu chảy. Hãy trao đổi với bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng trước khi sử dụng bất kỳ loại thực phẩm bổ sung nào.
Những cân nhắc bổ sung an toàn đối với một số vitamin cụ thể cần lưu ý bao gồm:
- Chất chống oxy hóa: Một số bằng chứng cho thấy liều cao nhất chống oxy hóa như vitamin C và E có thể tương tác với các phương pháp điều trị ung thư. Đối với người đang trong quá trình điều trị ung thư nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu bổ sung các chất này.
- Beta-carotene: Nghiên cứu đã chỉ ra rằng liều lượng cao các sắc tố này, được cơ thể chuyển hóa thành vitamin A, có thể làm tăng nguy cơ ung thư phổi ở những người hút thuốc.
- Vitamin D: Uống quá nhiều vitamin D có thể khiến canxi tích tụ trong máu, còn được gọi là tăng canxi huyết, có thể dẫn đến sỏi thận.
4.BỔ SUNG VITAMIN THẾ NÀO CHO HIỆU QUẢ?
Trước tiên nên áp dụng chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể. Một số người, chẳng hạn như người lớn tuổi, người mang thai, và cho con bú, người mắc một số bệnh lý nhất định và người ăn chay (hoặc/ và ăn chay trường) có thể cần thực phẩm bổ sung.
Tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng trước khi bắt đầu dùng thực phẩm bổ sung mới (có thể cần xét nghiệm để đo lượng khoáng chất và vitamin trong cơ thể).
Thực phẩm bổ sung có thể tương tác với một số tình trạng sức khỏe hoặc thuốc nhất định cần lưu ý. Ngoài ra khi mua thực phẩm bổ sung:
- Hãy thận trọng với các chất bổ sung tự nhiên: Một số thành phần tự nhiên có thể gây hại cho gan.
- Cân nhắc liều lượng: Không dùng vượt quá giới hạn hấp thụ trên của bất kỳ chất dinh dưỡng nào.
- Cân nhắc rủi ro: Xem xét rủi ro và tác dụng phụ của bất kỳ loại thực phẩm bổ sung nào và cân nhắc giữa lợi ích và rủi ro…
- Tìm mua rõ nguồn gốc, xuất xứ…
- Biết cách và thời điểm uống thuốc bổ sung cũng rất quan trọng, ví dụ, vào buổi sáng, khi bụng đói hoặc với một cốc nước đầy… để giúp tối đa hóa lợi ích của chúng.