CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ DƯỢC PHẨM HADU

4 LOẠI ĐƯỜNG DÀNH CHO NGƯỜI TIỂU ĐƯỜNG MÀ BẠN CẦN BIẾT
16

Th 12

4 LOẠI ĐƯỜNG DÀNH CHO NGƯỜI TIỂU ĐƯỜNG MÀ BẠN CẦN BIẾT

  • admin
  • 0 bình luận

Để giải quyết nỗi băn khoăn giữa nguy cơ tăng đường huyết và cơn thèm đồ ngọt của người bệnh tiểu đường. Vậy, đường dành cho người tiểu đường có tốt không? Cần phải lưu ý gì khi sử dụng đường ăn kiêng cho người tiểu đường? ĐƯỜNG DÀNH CHO NGƯỜI TIỂU ĐƯỜNG LÀ GÌ? Đường là một loại gia vị cho nhiều món ăn, thức ăn uống thêm phần ngon miệng. Tuy nhiên, với người bệnh tiểu đường nên cần hết sức thận trọng khi sử dụng đường để tránh cho chỉ số đường huyết tăng đột ngột và dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì vậy mà sử dụng chất tạo ngọt nhân tạo được xem là giải pháp thay thế đường. Chúng còn được gọi là các loại đường dành cho người tiểu đường vì có vị ngọt hơn đường gấp nhiều lần nhưng không chứa calo. Khi nấu ăn, bạn chỉ cần cho một lượng nhỏ chất tạo ngọt nhân tạo là đã có được vị ngọt mong muốn. 4 LOẠI ĐƯỜNG AN TOÀN DÀNH CHO NGƯỜI TIỂU ĐƯỜNG Người bệnh tiểu đường luôn muốn tìm kiếm các loại gia vị tạo ngọt để giúp món ăn thêm phần ngon miệng mà vẫn đảm bảo an toàn sức khỏe, ít ảnh hưởng đến đường huyết. Dưới đây là những loại đường cho người tiểu đường mà bạn có thể tham khảo: Đường chiết xuất trái la hán Thành phần tạo nên vị ngọt trong trái la hán là mogrosides, một loại chất tạo vị ngọt tự nhiên có hoạt tính chống oxy hóa. Các nhà nghiên cứu đã tìm ra cách chiết xuất hoạt chất chống oxy hóa này tạo ra các chất thay thế đường không calo và không ảnh hưởng đến đường huyết. Đường steviol glycoside Là một loại đường dành cho người tiểu đường có nguồn gốc từ lá cây cỏ ngọt (Stevia rebaudiana), là một loại cây có nguồn gốc từ Nam Mỹ. Loại đường này có độ ngọt gấp 200-400 lần so với đường ăn thông thường, rất lý tưởng để pha đồ uống nóng hoặc làm bánh. Steviol glycoside đồng thời đã được FDA thêm vào danh sách GRAS (phụ gia thực phẩm được coi là an toàn). Bên cạnh đó, đường dành cho người tiểu đường stevia còn được công nhận mang đến những tác dụng có lợi như: Hạ đường huyết Làm giảm huyết áp Chống viêm Chống ung thư Chống tiêu chảy Erythritol: Đường dùng cho người tiểu đường Là một loại đường rượu có nguồn gốc từ quá trình lên men bột ngô hoặc lúa mì, có rất ít calo và hầu như không ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Vì thế loại đường này thường có mặt trong các loại thực phẩm dành cho bệnh nhân tiểu đường hoặc thích hợp dùng cho bệnh nhân tiểu đường. Tuy nhiên, erythritol có khả năng gây khó chịu cho dạ dày và nếu tiêu thụ một lượng lớn có thể khiến cho bạn bị chướng bụng, đầy hơi, nhuận tràng và tiêu chảy. Chính vì vậy, bạn nên bắt đầu sử dụng từng lượng nhỏ dành cho người tiểu đường erythritol và ngưng sử dụng ngay khi xuất hiện những dấu hiệu khó chịu cho cơ thể. Trái cây tươi Trái cây tươi cũng là một gợi ý thú vị để thay thế đường trong chế độ dinh dưỡng của bạn. Hàm lượng chất xơ dồi dào trong trái cây tươi sẽ giúp bạn làm chậm quá trình hấp thu đường và nhờ vào đó cũng giảm thiểu nguy cơ tác động đến lượng đường trong máu. Hãy thử sử dụng sốt táo hay mứt chà là không đường trong công thức làm bữa sáng tiếp theo, đảm bảo bạn vẫn sẽ có những bữa sáng ngọt ngào, giàu dinh dưỡng và không lo ảnh hưởng nhiều đến đường huyết. MỘT SỐ LƯU Ý KHI SỬ DỤNG ĐƯỜNG ĂN KIÊNG CHO NGƯỜI TIỂU ĐƯỜNG Đường dành cho người tiểu đường hay chất tạo ngọt nhân tạo không làm ảnh hưởng đến lượng đường trong máu của bạn nhưng những thành phần khác bữa ăn thì có thể. Vì thế hãy đảm bảo rằng bạn nắm rõ lượng carbohydrate cơ thể cần và cân đối sao cho phù hợp nhé! Tiêu thụ một lượng lớn đường nhân tạo vẫn tiềm ẩn những nguy cơ gây hại cho cơ thể. Vì thế, đừng lạm dụng chúng. Đồng thời, hãy cẩn thận với các loại đường rượu, như manitol, sorbitol, và xylitol. Chúng vẫn có thể gây tăng đường huyết và dùng nhiều có nguy cơ cảm thấy tiêu chảy. Có thể với nhiều người, bệnh tiểu đường là một nỗi ám ảnh khi phải kiêng khem quá nhiều thứ, nhất là với những ai háo ngọt. Tuy nhiên, đừng quá lo lắng, bạn có thể cân nhắc các loại đường dành cho người tiểu đường như một giải pháp để có bữa ăn hoàn hảo cho người tiểu đường.  

TRẺ NHỎ, TRẺ SƠ SINH BỊ HO LÀ DO ĐÂU?
16

Th 12

TRẺ NHỎ, TRẺ SƠ SINH BỊ HO LÀ DO ĐÂU?

  • admin
  • 0 bình luận

Trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh bị ho thường khiến cho các bậc cha mẹ lo lắng, sốt ruột không biết có phải do con mắc các bệnh lý gì nguy hiểm hay không. Tình trạng ho nhiều còn khiến trẻ biếng ăn, mất ngủ, mệt mỏi, ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Ho là một phản xạ tự nhiên của cơ thể để giữ cho đường thở thông thoáng, loại bỏ đờm, dịch tiết hoặc thức ăn mắc nghẹn khỏi cổ họng. Thực tế là trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh có thể bị ho do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng lại chưa thể nói, diễn tả bằng lời những vấn đề gặp phải. Do đó, cha mẹ cần phải chú ý và nhận biết được các trường hợp đáng lo ngại để đưa trẻ đến gặp bác sĩ kịp thời. TRẺ NHỎ, TRẺ SƠ SINH BỊ HO LÀ DO ĐÂU? Trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh bị ho có thể là do biểu hiện, triệu chứng của nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau như cảm lạnh thông thường, cúm, dị ứng, viêm phổi, viêm phế quản, hen suyễn, hít phải tác nhân ô nhiễm… Bạn có thể dự đoán tình trạng bệnh của trẻ thông qua tiếng ho cùng các dấu hiệu đi kèm như: Ho do cảm lạnh: trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh bị ho có đờm, nghẹt mũi, sổ mũi, sốt, ho nhiều về đêm. Ho do hen suyễn: Cơn ho thường kèm triệu chứng thở khò khè, khó thở. Ho do viêm thanh khí phế quản: Tiếng ho như tiếng chó sủa. Ho gà: Trẻ ho thành từng cơn trong nhiều tuần và có triệu chứng thở rít. Ho do nuốt phải dị vật: Cơn ho bắt đầu đột ngột và kèm theo tiếng thở khò khè. Ho do dị ứng: Bé thường ho khan, hắt hơi liên tục, chảy nước mắt… Sau đây, chúng tôi sẽ liệt kê các nguyên nhân có khả năng khiến trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh bị ho cùng những triệu chứng đi kèm để bạn dễ tìm cách xử trí phù hợp. 1.CÁC BỆNH VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP TRÊN Những căn bệnh viêm đường hô hấp trên như cảm lạnh, cúm, viêm phế quản, viêm họng… có thể khiến trẻ bị ho từ 5-7 ngày và nguyên nhân đa phần là do virus. Cảm lạnh có thể gây ra cơn ho từ nhẹ đến trung bình, trong khi những cơn ho do cúm thường nghiêm trọng. Nếu bị viêm thanh khí phế quản thì sẽ xuất hiện tình trạng bé bị ho nhiều vào ban đêm và có kèm theo khó thở. Triệu chứng ho cũng cần được phân biệt rõ là ho khan hay ho có đờm. Trong đó, ho khan thường là kết quả của tình trạng kích ứng đường hô hấp trên (xoang, họng, dây thanh quản), còn ho đờm nhiều khả năng là do phản ứng lại sự kích ứng của đường hô hấp trên dẫn tạo ra đờm. Cả hai dạng này đều có xu hướng là các triệu chứng nặng hơn vào giờ đi ngủ, khi trẻ chuyển từ tư thế đứng sang tư thế nằm khiến cho chất nhầy, nước bọt ngưng đọng trong đường thở. Nhìn chung, trẻ nhỏ càng có nguy cơ gặp vấn đề về hô hấp càng cao do đường thở hẹp hơn. Do đó, nếu trẻ có biểu hiện khó thở, gắng sức để hít thở thì cần đến gặp bác sĩ ngay lập tức. 2.TRẺ NHỎ, TRẺ SƠ SINH BỊ HO DO TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY - THỰC QUẢN Triệu chứng thường gặp khi trẻ bị trào ngược axit là ho nhiều, thường xuyên nôn, hơi thở có mùi hoặc bị ợ nóng. Đây cũng là nguyên nhân khiến bé bị ho nhiều về đêm khi ngủ. 3.DỊ ỨNG Dị ứng có thể khiến trẻ bị ho nhiều, ngứa cổ họng, chảy nước mũi, chảy nước mắt, đau họng hoặc phát ban. Hầu hết trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh không bị ho do dị ứng theo mùa nhưng có thể bị dị ứng với các chất trong môi trường xung quanh khi hít phải bao gồm: Phấn hoa Lông động vật Mạt bụi nhà Khói ô nhiễm Khói thuốc lá (hút thuốc lá thụ động) 4.TRẺ NHỎ, TRẺ SƠ SINH BỊ HO DO VIÊM PHỔI Viêm phổi là căn bệnh thường gặp ở trẻ em với các triệu chứng bao gồm: Sốt Ớn lạnh Run rẩy  Khó thở Ho kéo dài Trẻ nhỏ dễ mắc bệnh viêm phổi do virus hoặc vi khuẩn gây ra khi đang vui chơi ở trường học, công viên, khu trò chơi… 5.HEN SUYỄN Không chỉ băn khoăn “Bé ho phải làm sao?” nhiều cha mẹ còn thắc mắc không biết cơn ho dữ dội của trẻ có phải do hen suyễn gây ra hay không. Thực tế, ngoài ho nhiều, triệu chứng dễ nhận ra trẻ đang bị hen suyễn là thở khò khè, thở rít vào ban đêm. 6.HO GÀ Ho gà là một căn bệnh nguy hiểm do vi khuẩn gây ra, có thể ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh cũng như cả người lớn. Cách phòng ngừa hiệu quả nhất là tiêm vắc xin phòng bệnh ho gà theo khuyến cáo của bộ y tế. Trẻ nhỏ nên được tiêm vắc xin ho gà mũi thứ nhất khi được 2 tháng tuổi. 7.TRẺ BỊ HO NHIỀU DO XƠ NANG Xơ nang thường gặp ở trẻ nhỏ cùng các cơn ho có đờm vàng hoặc xanh nhạt. Đó được xem là một trong những dấu hiệu nặng nhất mà bé gặp phải. Các dấu hiệu của xơ nang là:  Viêm phổi tái phát  Nhiễm trùng xoang Không tăng cân Mùi hôi có vị mặn 8.TRẺ NHỎ, TRẺ SƠ SINH BỊ HO DO MẮC DỊ VẬT ĐƯỜNG THỞ Khi dị vật bị mắc kẹt trong đường thở, bé thường có những biểu hiện như: Ho sặc sụa liên tục Da tím tái Chảy nước mắt, nước mũi Vã mồ hôi Ngạt thở… Nếu dị vật nhỏ bị kẹt và bỏ quên trong đường thở mà phụ huynh không biết, không kịp đưa trẻ đi khám và điều trị, bé sẽ bị ho nhiều, ho kéo dài, viêm phổi tái phát. 9.CHẢY DỊCH MŨI SAU Nếu cơ thể trẻ vì một lý do nào đó mà sản sinh quá nhiều chất nhầy, đến mức gây chảy dịch mũi sau, thì chất nhờn sẽ chảy xuống phía sau cổ họng, gây kích thích niêm mạc họng, dẫn đến tình trạng trẻ bị ho nhiều. Tình trạng này thường xuyên xảy ra do bé bị nhiễm virus hoặc dị ứng và thường trở nặng vào ban đêm. Trẻ có thể ho có đờm hoặc không, kèm theo các triệu chứng khác như ngứa cổ họng, hắt hơi, ngứa mắt, chảy nước mắt, nổi mẩn (nếu bi dị ứng). 10.MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN KHÁC KHIẾN TRẺ NHỎ, TRẺ SƠ SINH BỊ HO NHIỀU Việc lạm dụng thuốc xịt giảm xung huyết mũi cũng có thể gây ho nhiều và kéo dài ở trẻ em. Nguyên nhân là vì những loại thuốc này có thể khiến niêm mạc mũi bị sưng và kích thích, gây xung huyết, chảy dịch sau họng. Bên cạnh đó, nếu thời tiết khô hạn khiến không khí hanh khô, hoặc không khí quá ẩm ướt làm gia tăng sự phát triển của nấm bệnh, mạt nhà… thì cũng có khả năng khiến trẻ ho kéo dài.  

PHÒNG VIÊM PHỔI MÙA LẠNH VỚI 4 NGUYÊN TẮC SAU
16

Th 12

PHÒNG VIÊM PHỔI MÙA LẠNH VỚI 4 NGUYÊN TẮC SAU

  • admin
  • 0 bình luận

Thời tiết chuyển lạnh là điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật gây bệnh dễ phát triển ở đường hô hấp, trong đó có viêm phổi. Những trường hợp bệnh nhân cao tuổi, trẻ nhỏ, viêm phổi thường có xu hướng tiến triển nghiêm trọng hơn. Viêm phổi là bệnh về đường hô hấp rất phổ biến. Bệnh có thể có biến chứng nguy hiểm, nhưng nếu phát hiện sớm và điều trị đúng cách, hoàn toàn có thể chữa khỏi bệnh. Viêm phổi là bệnh có thể gặp ở bất cứ đối tượng nào, dù là người lớn hay trẻ em. Những trường hợp bệnh nhân cao tuổi, trẻ nhỏ, viêm phổi thường có xu hướng tiến triển nghiêm trọng hơn. Viêm phổi có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, chẳng hạn như nhiễm khuẩn, nhiễm virus,... Bệnh dễ xảy ra trong điều kiện thời tiết lạnh, thời điểm giao mùa, thay đổi thất thường… Phần lớn các trường hợp viêm phổi trong cộng đồng xuất phát điểm từ virus, vi khuẩn. Viêm phổi là bệnh hô hấp có tính truyền nhiễm dễ dàng từ người này sang người khác qua 2 con đường chính: Trực tiếp và gián tiếp. Lây truyền trực tiếp: Người khỏe mạnh vô tình hít phải virus, vi khuẩn gây viêm phổi khi tiếp xúc gần, nói chuyện với người bệnh hoặc khi người bệnh hắt hơi, ho, sổ mũi. Lây truyền gián tiếp: Người khỏe mạnh có thể mắc viêm phổi khi tiếp xúc chung các vật dụng, đồ dùng cá nhân như khăn mặt, bàn chải đánh răng, đũa, quần áo với người bệnh. Hoặc người vô tình chạm vào các vật dụng có sẵn vi sinh vật gây bệnh và đưa tay lên mũi, mắt, miệng. Bởi virus, vi khuẩn có thời gian sống ở trên đồ vật cá nhân của người bệnh lên đến vài giờ. Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm phổi Mọi lứa tuổi, giới tính, bệnh lý đều có nguy cơ mắc bệnh viêm phổi hoặc đồng mắc với các bệnh lý khác. Tuy nhiên, các yếu tố dưới đây có thể là “mồi lửa” thúc đẩy tăng nguy cơ và biến chứng nặng, khó điều trị như: Trẻ em dưới 5 tuổi Người trên 65 tuổi Người dễ mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp như cảm lạnh, cảm cúm hoặc viêm thanh quản Người có tiền sử hoặc đang mắc các bệnh về: gan, tim mạch, đái tháo đường, hen suyễn… Người bị suy giảm miễn dịch như: người có cơ quan nội tạng được cấy ghép, người bi bệnh bạch cầu hoặc HIV/ AIDS hoặc đang điều trị ung thư. Người hút thuốc lá, sinh sống ở nơi nhiều khói bụi, khói bếp. Người đang nằm ở bệnh viện hoặc đang thở máy… Cách phòng bệnh viêm phổi khi trời lạnh 1.Cần giữ ấm cơ thể Khi thời tiết trở lạnh, cần lưu ý giữ ấm cơ thể nhất là khi phải ra ngoài lúc sáng sớm và chiều tối. Cần mặc đủ ấm phù hợp với độ lạnh bên ngoài, mặc thêm áo ấm, nón len, mang theo bao tay, tất chân, đeo khẩu trang khi ra đường, đội mũ kín tai, sử dụng nước ấm… 2.Chế độ dinh dưỡng hơp lý Để chủ động phòng tránh các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp nói chung viêm phổi nói riêng trong mùa đông thì mỗi người cần nâng cao sức đề kháng của cơ thể. Để làm được điều này thì chế độ dinh dưỡng hợp lý đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Phải đảm bảo chất lượng và số lượng của mỗi bữa ăn. Thực hiện đa dạng sản phẩm với đầy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng. Thức ăn phải đảm bảo luôn tươi sạch. Bên cạnh đó chúng ta phải ăn đủ bữa với số lượng vừa đủ, đặc biệt không nên ăn nhiều một loại thức ăn nào. Đối với người già và trẻ nhỏ, cần chia ra các bữa nhỏ hoặc tăng bữa theo nhu cầu. Thức ăn phải bảo quản và chế biến hợp lý, an toàn vệ sinh thực phẩm. Không nên ăn các thức ăn lạnh hoặc để trong tủ lạnh mà nên hâm nóng trước khi ăn.  Một số loại thực phẩm tốt theo mùa để phòng bệnh mùa đông đó là: thịt lợn nạc, các loại cá béo có chứa omega 3 như cá hồi, cá ba sa, trứng, sữa đậu nành… Các loại rau quả tươi như su hào, súp lơ, cải bắp, các loại đậu đỗ, cam, xoài, đu đủ, chuối… cung cấp cho cơ thể các loại vitamin và khoáng chất dồi dào. Một số gia vị tự nhiên như tỏi, gừng, và một số loại rau thơm (rau mùi, húng) nên được đưa thường xuyên vào bữa ăn vừa giúp tăng cảm giác ngon miệng và giữ ấm cho cơ thể, vừa giúp phòng chống các bệnh liên quan đến đường hô hấp do kháng sinh thực vật. Người ăn cần chú ý đến việc bổ sung nước đầy đủ để giúp cho các hoạt động trao đổi chất trong cơ thể diễn ra bình thường. Có thể uống nước máy đã đun sôi để ấm, nước canh hoặc nước hoa quả, đảm bảo 1,5-2 lít nước một ngày. 3.Tiêm vắc-xin phòng bệnh Thời tiết chuyển lạnh tạo điều kiện thuận lợi cho các mầm bệnh truyền nhiễm dễ phát triển và lây lan trong cộng đồng. Nhiều dịch bệnh bùng phát gây nguy cơ đồng nhiễm hoặc bội nhiễm (một người nhiễm 2-3 bệnh truyền nhiễm như cúm, sốt xuất huyết hoặc adenovirus, viêm phổi, viêm phế quản). Thực tế thì hầu hết những tác nhân virus - vi khuẩn gây viêm phổi thường gặp nhất đều đã có vắc xin để ngăn ngừa bệnh hô hấp như: vắc xin phòng cúm, sởi, phế cầu khuẩn. Để chủ động phòng ngừa bệnh trẻ em, người lớn có sức đề kháng giảm sút, có bệnh nền, đặc biệt là người cao tuổi là các đối tượng được khuyến cáo nên tiêm phòng. 4.Vệ sinh cá nhân nơi ở sạch sẽ Vệ sinh cá nhân, nơi ở sạch sẽ cũng là biện pháp phòng bệnh hiệu quả. Cần thường xuyên rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi ăn, hoặc sau khi tiếp xúc với các bề mặt có nguy cơ nhiễm khuẩn. Mặt khác, cần tránh để trẻ tiếp xúc gần gũi với người lớn hay trẻ em khác đang cảm ho - dù chỉ là cảm ho thông thường. Virus gây bệnh viêm phế quản - phổi là loại virus có khả năng lây lan cao và gây bệnh cho mọi người. Tuy nhiên, nếu trẻ lớn và người lớn nhiễm virus này chỉ có biểu hiện cảm ho thông thường nhưng sẽ là nguồn lây bệnh quan trọng cho trẻ nhỏ. Trong khi trẻ dưới 2 tuổi nhiễm virus này sẽ bị viêm tiểu phế quản, viêm phế quản và/ hoặc viêm phổi. Ở trẻ càng nhỏ thì bệnh càng nặng.  

NHỮNG ĐIỀU MẸ CẦN BIẾT VỀ DỊ ỨNG SỮA Ở TRẺ
14

Th 12

NHỮNG ĐIỀU MẸ CẦN BIẾT VỀ DỊ ỨNG SỮA Ở TRẺ

  • admin
  • 0 bình luận

Hệ thống miễn dịch ở trẻ chưa phát triển hoàn thiện khiến trẻ rất dễ gặp phải dị ứng sữa. Bố mẹ cần tìm hiểu kỹ về tình trạng phổ biến này để kịp thời phát hiện và chữa trị cho con. Dị ứng khá nguy hiểm, đặc biệt đối với trẻ nhỏ. Sữa là một trong những nguyên nhân gây dị ứng phổ biến. Các bậc phụ huynh đã hiểu về dị ứng sữa ở trẻ chưa? BẢN CHẤT DỊ ỨNG SỮA Ở TRẺ Mọi người ở mọi lứa tuổi đều có nguy cơ bị dị ứng sữa. Tuy nhiên, lứa tuổi bị dị ứng nhiều nhất là trẻ dưới 1 tuổi (khoảng 2-3% trẻ nhỏ). Một số trẻ sau khi lớn vẫn còn mắc phải tình trạng này. Khi trẻ em bị dị ứng với sữa, điều này có nghĩa là hệ thống miễn dịch của trẻ phản ứng quá mức với lượng protein trong sữa. Khi bé uống sữa, hệ thống miễn dịch của cơ thể nhầm các protein là các kháng thể lạ gây hại cho cơ thể nên bắt đầu hoạt động để chống lại chúng.  Trẻ em thường có biểu hiện dị ứng sữa trong tuần đầu tiên sau khi uống sữa. Các bé được bú sữa thường ít có nguy cơ dị ứng hơn trẻ uống sữa bột. Tuy nhiên trẻ uống sữa mẹ cũng gặp phải dị ứng nếu trong khẩu phần dinh dưỡng của mẹ tại thời điểm cho con bú có thành phần tương tự. Dị ứng sữa bò khác với chứng không dung nạp lactose khi cơ thể không thể tiêu hóa sữa. Một vài trẻ có thể bị dị ứng sữa bò ngay sau khi uống, một vài trường hợp khác có thể phản ứng sau vài giờ hoặc vài ngày sau đó. Bố mẹ nên đưa trẻ đi bác sĩ khám ngay lập tức nếu thấy xuất hiện các triệu chứng của sốc phản vệ như co giật, hôn mê, đau bụng dữ dội, tím tái. MỘT SỐ DẤU HIỆU THƯỜNG GẶP CỦA DỊ ỨNG SỮA Thở khò khè Khó thở Ho Khàn tiếng Cổ họng có cảm giác bị bóp nghẹt Đau bụng Buồn nôn Bệnh tiêu chảy Đau rát, chảy nước mắt, sưng mắt Nổi mề đay Mẩn đỏ Sưng tấy Dị ứng sữa có những biểu hiện khác nhau vào những thời điểm khác nhau. Một vài trường hợp chỉ có biểu hiện nhẹ và ảnh hưởng đến một vài bộ phận trên cơ thể như nổi mề đay da. Nếu trước đây con bạn có những phản ứng nhẹ không có nghĩa là trẻ sẽ không mắc dị ứng ở những lần sau. Trong trường hợp phản ứng chậm hơn, mẹ có thể thấy một số biểu hiện sau đây: Đi ngoài phân lỏng (có thể kèm theo máu) Buồn nôn hoặc nôn Cáu gắt Chán ăn Đau bụng Nổi mẩn da như chàm PHÂN BIỆT DỊ ỨNG SỮA VÀ KHÔNG DUNG NẠP SỮA Dị ứng sữa là hiện tượng thường xảy ra ở trẻ do hệ thống phản ứng với các thành phần như protein có trong sữa. Nếu bé yêu của bạn bú sữa mẹ, hệ thống miễn dịch của trẻ có những phản ứng với loại sữa này nếu trong khẩu phần ăn của mẹ có chứa các thành phần làm từ sữa. Nếu trẻ uống sữa bột, cơ thể sẽ phản ứng với các thành phần protein trong sữa. Trong một vài trường hợp khác, hệ thống miễn dịch xem các protein trong sữa bò như là các chất xâm nhập vào cơ thể và có nguy cơ gây hại, cơ thể giải phóng các chất histamin hoặc các chất khác để chống lại. CHỨNG KHÔNG DUNG NẠP SỮA Chứng không dung nạp sữa thường không có biểu hiện phản ứng với protein trong sữa. Mặt khác, chứng không dung nạp sữa liên quan đến hệ thống tiêu hóa và thường xảy ra khi trẻ cho mẹ uống sữa bột hay bú sữa mẹ nhưng trẻ không tiêu thụ được lượng đường trong sữa. Không dung nạp sữa bẩm sinh là hiện tượng trẻ không dung nạp sữa ngay từ lúc mới sinh ra và đây cũng là một hiện tượng hiếm khi xảy ra. Không dung nạp sữa có thể gặp ở cả trẻ em và người lớn. Một số biểu hiện trẻ có thể gặp phải khi gặp chứng không dung nạp sữa đó là: Ợ hơi Tiêu chảy Bụng phình to Sủi nước bọt Nổi chàm Đau bụng, chảy nước mắt hoặc kèm các triệu chứng khác. Không phát triển và tăng cân bình thường. PHÒNG TRÁNH HIỆN TƯỢNG DỊ ỨNG VỚI SỮA NHƯ THẾ NÀO? Nếu trẻ bú sữa mẹ Nếu đang trong thời kỳ cho con bú, mẹ nên hạn chế sử dụng các thực phẩm làm từ sữa vì protein trong sữa là nguyên nhân chủ yếu gây ra hiện tượng dị ứng sữa. Các mẹ nên thận trọng việc lựa chọn thực phẩm bằng cách kiểm tra kỹ các thành phần cũng như hạn sử dụng để đảm bảo thức ăn đưa vào cơ thể là tốt nhất cho cả mẹ và bé. Bạn cũng nên đi khám bác sĩ để chẩn đoán và nhận lời khuyên về việc bổ sung canxi hay các thực phẩm chức năng bổ sung thay thế cho các sản phẩm từ sữa. Nếu trẻ bú sữa ngoài Nếu bé yêu dị ứng với sữa bột, tốt nhất là bố mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ để được tư vấn về loại sữa phù hợp với hệ tiêu hóa của trẻ. Dị ứng sữa khiến cho quá trình hấp thụ dinh dưỡng ở trẻ bị hạn chế và gây ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển bình thường của trẻ. Các bậc cha mẹ cần trang bị những kiến thức cần thiết về tình trạng trên để đảm bảo chăm sóc tốt nhất cho con trong thời kỳ bú sữa.      

Đối tác chiến lược

Hotline 1900 633 486
popup

Số lượng:

Tổng tiền: