CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ DƯỢC PHẨM HADU

5 CÁCH CẢI THIỆN TÁO BÓN Ở TRẺ
23

Th 02

5 CÁCH CẢI THIỆN TÁO BÓN Ở TRẺ

  • admin
  • 0 bình luận

Đầy bụng, táo bón là nỗi ám ảnh với nhiều trẻ và gây cho bố mẹ nhiều lo lắng. Bởi lúc này bụng con thường xuyên ấm ách khó chịu, không đi ngoài được, thức ăn, chất cặn thừa dồn nén gây đầy và căng tức ở vùng bụng khiến bé mệt mỏi và quấy khóc. Có rất nhiều mẹo chữa táo bón nhưng đâu mới là cách thực sự hiệu quả? Trong bài viết dưới đây Hadu sẽ chia sẻ cho bạn các mẹo nhỏ để trị táo bón ở trẻ em và các dấu hiệu đi kèm giúp cha mẹ dễ nhận biết. Những mẹo giúp cải thiện táo bón ở trẻ 1.TÁO BÓN LÀ GÌ? Táo bón ở trẻ em xảy ra khi việc đi tiêu ít thường xuyên hơn và phân trở nên khó đi. Triệu chứng này xảy ra do những thay đổi trong chế độ ăn uống hoặc thói quen ăn uống không đủ chất xơ. 2.DẤU HIỆU TÁO BÓN Ở TRẺ EM Làm thế nào bạn có thể biết bé bị táo bón? Bên cạnh việc con yêu tỏ ra khó chịu mỗi lần đi vệ sinh, bạn có thể quan sát các dấu hiệu điển hình sau:  Đầy hơi Đau dạ dày Phân có máu Bụng căng cứng Dấu hiệu bệnh táo bón ở trẻ Đôi khi táo bón ở trẻ lại có thể đi kèm cùng tiêu chảy và khiến nhiều cha mẹ nhầm lẫn. Điều này xảy ra do phân cứng bị mắc kẹt trong trực tràng và phân lỏng dễ dàng trượt qua, đào thải ra ngoài trước. 3.CÁCH CHỮA TÁO BÓN Ở NHÀ CHA MẸ NÊN BIẾT 3.1.Uống nhiều nước hơn để hạn chế táo bón ở trẻ Cơ thể thiếu nước gây ra tình trạng táo bón ở trẻ. Khi trẻ bị táo bón, bạn phải cho bé uống nhiều nước để giữ nước cho cơ thể. Bạn có thể thử nước có gas. Nước có gas có hiệu quả hơn nước lọc trong việc giảm táo bón. Tuy nhiên, không nên lạm dụng nước có gas. Nước có gas không tốt cho sức khỏe, uống nhiều có thể gây táo bón nhiều hơn. 3.2.Bổ sung chất xơ, đặc biệt là chất xơ hòa tan Các loại chất xơ khác nhau có tác dụng khác nhau đối với tiêu hóa.  Có nhiều loại chất xơ khác nhau, nhưng nhìn chung chúng được chia thành 2 loại: chất xơ không hòa tan và chất xơ hòa tan. Chất xơ không hòa tan - có trong cám lúa mì, rau và ngũ cốc nguyên hạt (lúa mạch, ngô, hạt kê,..) làm tăng khối lượng phân và có thể giúp chúng đi qua hệ tiêu hóa nhanh và dễ dàng hơn. Chất xơ hòa tan - có trong cám yến mạch, lúa mạch, quả hạch, các loại hạt, đậu, đậu lăng và đậu Hà Lan, cũng như một số loại trái cây và rau quả, hấp thụ nước và tạo thành một hỗn hợp dạng gel, có tác dụng làm mềm phân. Cha mẹ nên cho bé ăn các loại cháo đậu xanh, chè đậu đỏ,...để cải thiện tình trạng táo bón. 3.3.Cách trị táo bón cho trẻ bằng việc bổ sung lợi khuẩn Lợi khuẩn có thể giúp hỗ trợ điều trị táo bón ở trẻ em hiệu quả. Nếu bé gặp vấn đề về đi tiêu, đôi lúc nguyên nhân do sự mất cân bằng của vi khuẩn đường ruột. Do đó bạn có thể cho bé bổ sung lợi khuẩn từ những thực phẩm hay thuốc, chẳng hạn như sữa chua, men vi sinh,... Bổ sung lợi khuẩn đường ruột cho bé để cân bằng vi khuẩn đường ruột 3.4.Cho trẻ bị táo bón vận động nhiều hơn Vận động đều đặn giúp hỗ trợ trị táo bón ở trẻ. Khi vận động, đường ruột được hoạt động. Như vậy rất tốt cho quá trình tiêu hóa và đi tiêu. Vì thế, mẹ nên tránh để con ngồi lì một chỗ. Hãy khuyến khích trẻ vận động nhiều, vừa tốt cho hệ tiêu hóa lại giúp trí não phát triển tốt. 3.5.Chọn sữa cải thiện hệ tiêu hóa của trẻ Ngoài bổ sung chất xơ tự nhiên từ thực phẩm thì sữa vẫn là nguồn cung cấp dinh dưỡng chính, giúp trẻ nhận đủ dưỡng chất để tăng trưởng và phát triển. Chính vì vậy, khi chọn sữa cho bé, bạn nên chọn các loại sữa giúp cải thiện hệ tiêu hóa của trẻ.  Hy vọng bài viết vừa rồi của Hadu đã giúp bạn hiểu hơn về các mẹo giúp trẻ hết bị táo bón. Đừng quên theo dõi Website Hadu để cập nhật thông tin Sức Khỏe - Đời Sống hữu ích nhé!  

6 THỰC PHẨM ĂN NHIỀU KHÔNG LO TĂNG CÂN
23

Th 02

6 THỰC PHẨM ĂN NHIỀU KHÔNG LO TĂNG CÂN

  • admin
  • 0 bình luận

Đối với nhiều người, làm sao để lên ký nhanh không cần dùng thuốc chính là một trong những ước mơ cháy bỏng, đặc biệt là những người gầy còm. Tuy nhiên, ở ngoài kia vẫn còn đang có rất nhiều người suốt ngày lo ngay ngáy ăn gì cũng mập. Để giúp bạn không bị ảnh hưởng tới quá trình giảm cân đốt mỡ, nhưng vẫn kiểm soát được cơn đói bụng, Hadu gợi ý cho bạn những món ăn không tăng cân cực kỳ dễ tìm: TOP những thực phẩm ăn nhiều không lo tăng cân 1.TRÁI CÂY Hầu hết các loại trái cây đều có lượng Calo thấp nên mỗi người có thể ăn với số lượng lớn. Chúng cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất. Bạn có thể ăn trái cây ở dạng sinh tố hoặc ăn cả quả. Ăn trái cây mỗi ngày làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, tụt huyết áp, thậm chí ngăn ngừa một số loại ung thư. Một đánh giá của 9 nghiên cứu cho thấy rằng ăn trái cây mỗi ngày sẽ giảm 7% nguy cơ mắc bệnh tim. Trái cây là thực phẩm ăn nhiều không lo béo 2.RAU CỦ Rau củ cung cấp các yếu tố vi lượng, chất bảo vệ, giúp cơ thể phát triển khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng. Chúng chứa nhiều chất xơ, chất chống oxy hóa nên có tác dụng nâng cao sức khỏe, phòng chống bệnh mãn tính như tim mạch, huyết áp cao… Rau củ cung cấp các yếu tố vi lượng, giàu vitamin Rau ở dạng salad tốt cho người giảm cân. Món ăn này chứa nhiều chất xơ giúp kiểm soát lượng đường trong máu và nhu động ruột. Đồng thời, rau củ giúp cơ thể no lâu, hạn chế dung nạp nhiều thực phẩm khác. Bắp cải, rau bina, bông cải xanh và súp lơ trắng… là những rau củ giàu chất dinh dưỡng và rất tốt cho sức khỏe. 3.BƠ ĐẬU PHỘNG Bơ đậu phộng chứa nhiều protein và ít carbs giúp giảm cân. Đây là nguồn bổ sung tốt cho chế độ ăn uống giúp nâng cao sức khỏe tổng thể. Thực tế, bơ đậu phộng không chỉ giúp kiểm soát cơn thèm ăn mà còn ức chế lượng đường trong máu. Một nghiên cứu cho thấy, ăn các sản phẩm đậu phộng trước khi ăn bữa chính góp phần tạo cảm giác no, do đó làm giảm lượng thức ăn tiêu thụ. Cảm giác no dẫn đến giảm cân hiệu quả hơn. Bơ đậu phộng 4.CÁC LOẠI HẠT Các loại hạt là nguồn cung cấp chất xơ, chất béo lành mạnh và protein thực vật. Chúng có thể dùng chung với trái cây hoặc thêm vào các món ăn như salad, món tráng miệng, ngũ cốc. Các loại hạt Hạt bí ngô, hướng dương giàu chất dinh dưỡng. Mỗ người có thể ăn các loại hạt này vào buổi sáng, bữa ăn nhẹ. Chúng giúp cơ thể cảm thấy no lâu, không chứa nhiều calo, giàu chất béo lành mạnh, vi chất dinh dưỡng thích hợp dùng hằng ngày. 5.BỎNG NGÔ Có thể bạn sẽ rất bất ngờ khi ăn món này. Hãy yên tâm là chỉ cần không thêm bơ, đường vào trong khi rang thì chẳng có gì phải lo. Một chén bắp rang không bơ, không đường sẽ chẳng ảnh hưởng gì đến cân nặng. Đơn giản nó cũng chỉ là bắp mà hàm lượng carbs trong bắp là carbs chậm. Bỏng ngô 6.QUẢ ÓC CHÓ Quả óc chó chứa nhiều chất dinh dưỡng, trở thành một lựa chọn ăn vặt lành mạnh để giảm cân. Chúng rất ít calo, là nguồn cung cấp canxi tốt. Loại quả này giàu chất xơ, giúp no lâu, kiềm chế sự thèm ăn, có chỉ số đường huyết thấp phù hợp cho bệnh nhân tiểu đường. Quả óc chó Hơn nữa chúng không chứa gluten, giàu protein, sắt, kẽm và magie, giàu chất chống oxy hóa, có lợi hơn cho sức khỏe làn da, góp phần chống lão hóa. Hy vọng bài viết vừa rồi của Hadu đã giúp bạn bổ sung vào thực đơn ăn hằng ngày các món ăn tốt cho sức khỏe mà không lo tăng cân. Đừng quên theo dõi Website Hadu để cập nhật thông tin hữu ích về Sức Khỏe Đời Sống mới nhất nhé!  

6 YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TRÍ THÔNG MINH CỦA TRẺ
22

Th 02

6 YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TRÍ THÔNG MINH CỦA TRẺ

  • admin
  • 0 bình luận

Cha mẹ nào cũng muốn con cái mình thông minh, khỏe mạnh. Trên thực tế có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến trí thông minh của một đứa trẻ. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ được những yếu tố ảnh hưởng đến trí thông minh của trẻ. Bài viết dưới đây Hadu muốn làm rõ 4 yếu tố ảnh hưởng đến trí thông minh của trẻ ngoài yếu tố di truyền mà cha mẹ nên biết. Các yếu tố ảnh hưởng đến trí thông minh của bé 1.IQ CỦA CON ĐƯỢC THỪA HƯỞNG TỪ MẸ NHIỀU HƠN Có 2 yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến sự thông minh của trẻ, một là di truyền, hai là môi trường sống. Điều đáng nói hơn cả là IQ của trẻ được thừa hưởng từ mẹ nhiều hơn cha, điều này đã được khoa học chứng minh. Gen quyết định IQ của con người nằm trên nhiễm sắc thể X (NST). Vì thế người mẹ với NST XX có nhiều khả năng trong việc di truyền các gen thông minh cho con cái mình nhiều hơn so với người cha mang NST XY. Nữ giới có 2 NST X trong khi nam giới chỉ có một. Trong các nghiên cứu có liên quan, các nhà khoa học không tìm thấy bất kì tế bào của người cha trong vỏ não của con cái. Vỏ não là nơi có chức năng liên quan tới nhận thức, lý luận, ngôn ngữ, lập kế hoạch, suy nghĩ… Các nhà nghiên cứu tại Đại học Tổng Hợp Glasgow, vương quốc Anh, đã tiến hành khảo sát trên 12.686 thanh thiếu niên trong độ tuổi từ 14 đến 22 hằng năm. Họ phát hiện ra rằng, phần lớn những đứa trẻ có trình độ học vấn cao đều có một người mẹ thông minh. Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng di truyền không phải là yếu tố duy nhất quyết định IQ của một người. Chỉ 40-60% trí thông minh là do gen di truyền, phần còn lại phụ thuộc vào môi trường mà đứa trẻ sống. 2.NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TRÍ THÔNG MINH CỦA TRẺ 2.1.Di truyền Di truyền là một trong những nhân tố quyết định phần lớn đến trí thông minh của trẻ. Cha mẹ có chỉ số IQ cao thì trẻ sẽ có trí thông minh cao. Điều đó dễ thấy khi trong một gia đình có cha mẹ tài giỏi và biết nuôi dạy con tốt thì người con cũng sẽ giỏi giang như vậy. Yếu tố di truyền Tất nhiên ngoài yếu tố di truyền ra, cha mẹ không nên quá chủ quan hay lo lắng mình thế này thì con cũng thế, bởi không chỉ di truyền mà còn nhiều thứ khác ảnh hưởng đến sự thông minh của trẻ. 2.2.Độ tuổi mang thai Độ tuổi tối ưu để sinh con của phụ nữ là từ 23 đến 30 tuổi, nam từ 30 đến 35 tuổi. Sự chênh lệch tuổi tác giữa bố và mẹ càng lớn thì càng có gen chất lượng cao được truyền cho con cái của họ. 2.3.Sữa mẹ Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời dành cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ. Không chỉ giúp trẻ phát triển về thể chất, tăng cường sức đề kháng mà sữa mẹ còn giúp thúc đẩy não bộ của trẻ phát triển tốt hơn rất nhiều lần so với sữa công thức. Do đó Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo, trẻ nên được bú sữa mẹ ít nhất trong 12 tháng.  2.4.Trọng lượng Những đứa trẻ có cân nặng cao hơn 20% so với trẻ bình thường có mức độ thị giác, thính giác, khả năng tiếp nhận kiến thức thấp hơn. Điều này là do hàm lượng chất béo dư thừa sẽ tích tụ lại trong não nhiều, gây cản trở sự phát triển của các tế bào thần kinh và sự tăng trưởng của các sợi thần kinh. Trọng lượng cơ thể ảnh hưởng đến trí thông minh của trẻ 2.5.Chế độ ăn Dinh dưỡng cũng là một trong những yếu tố quan trọng tác động đến chỉ số IQ. Nếu trẻ được ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng thì chỉ số thông minh có thể tăng đáng kể. Ngược lại, một chế độ ăn nghèo nàn chất dinh dưỡng sẽ khiến trẻ bị thiếu chất dinh dưỡng, đặc biệt là não bộ có thể ảnh hưởng làm giảm trí thông minh của trẻ. Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng lớn đến sự phát triển trí thông minh Các chuyên gia chỉ ra rằng, bữa sáng chính là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày, đây là thời điểm các tế bào trong cơ thể hoạt động tốt nhất và có thể hấp thu chất dinh dưỡng một cách hiệu quả nhất. Từ đó giúp trẻ luôn tràn đầy năng lượng suốt cả ngày và phát triển tốt về sức khỏe thể chất và cải thiện chỉ số IQ của trẻ. 2.6.Môi trường Môi trường sống có tác động rất lớn tới trí thông minh của một đứa trẻ. Trong quá trình lớn lên của trẻ, yếu tố gia đình ảnh hưởng sâu sắc tới sự phát triển của trẻ.  Những đứa trẻ sống trong một gia đình lạnh nhạt, có ba mẹ vô tâm, thiếu thốn tình thương, không có sự dạy dỗ đúng đắn thường có IQ thấp. Con cái thường bắt chước hành động của ba mẹ mình. Nếu có cha mẹ siêng năng học hành, yêu thích việc đọc sách, điều đó sẽ kích thích trẻ ham học hỏi hơn, trí thông minh sẽ được cải thiện đáng kể. Hy vọng bài viết vừa rồi của Hadu đã giúp bạn hiểu hơn về việc làm sao để cải thiện trí thông minh cho trẻ. Đừng quên theo dõi Website Hadu để cập nhật thông tin Sức Khỏe Đời Sống hữu ích nhé!  

NÊN HẤP THU SẮT TỪ THỰC PHẨM HAY DÙNG TPCN BỔ SUNG
22

Th 02

NÊN HẤP THU SẮT TỪ THỰC PHẨM HAY DÙNG TPCN BỔ SUNG

  • admin
  • 0 bình luận

Sắt đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe, thiếu hụt sắt sẽ gây ra các vấn đề nghiêm trọng điển hình là tình trạng thiếu máu do sắt. Ăn thức ăn giàu sắt là yếu tố chủ chốt điều trị thiếu máu do sắt. Tuy nhiên trong những trường hợp cơ thể không nhận đủ sắt từ chế độ ăn uống, việc sử dụng thêm các chế phẩm bổ sung sắt là cần thiết để có đủ lượng sắt cần thiết cho cơ thể. Hãy cùng Hadu tìm hiểu cụ thể hơn về vấn đề bổ sung sắt đảm bảo cho cơ thể phát triển tốt nhất này nhé! Nên lựa chọn hấp thu sắt từ thực phẩm hay thực phẩm bổ sung 1.CƠ CHẾ HẤP THỤ SẮT CỦA CƠ THỂ CON NGƯỜI Sắt có thể được bổ sung bằng thực phẩm trong bữa ăn hằng ngày. Thức ăn có thể cung cấp 10mg đến 15mg sắt mỗi ngày nhưng cơ thể chỉ hấp thụ được khoảng 5% đến 15% lượng sắt có trong thực phẩm. Tuy nhiên, những đối tượng có nguy cơ thiếu sắt cao hoặc gặp bệnh lý gây ra do thiếu sắt cần sử dụng thực phẩm bổ sung sắt. Những người bị thiếu máu thiếu sắt, phụ nữ mang thai có thể hấp thụ 20% đến 30% lượng sắt có trong thức ăn. Sắt có thể được dùng dưới dạng viên nang, viên nén, viên nhai và ống thuốc lỏng, với hàm lượng phổ biến nhất là 325 mg ở dạng sắt sulfat, ngoài ra còn có các dạng hóa học là gluconate và fumarate. Sắt có trong thực phẩm là ở dạng Fe3+ heme hoặc non-heme, còn sắt tồn tại trong cơ thể dưới dạng sắt hydroxit hoặc được liên kết với các protein. Sắt chỉ được hấp thụ bắt đầu từ dạ dày rồi đi qua hành tá tràng và kết thúc ở ruột non. Cơ thể không hấp thu Fe3+ và chỉ có thể hấp thu được F2+, nên HCl và vitamin C có nhiệm vụ khử Fe3+ thành Fe2+ để cơ thể dễ hấp thu hơn. Sau đó, pepsin trong dạ dày sẽ giúp tách các phân tử sắt ra khỏi các hợp chất hữu cơ để sắt kết hợp với đường và axit amin. Sắt được kiểm soát hấp thụ bởi hai yếu tố là nhu cầu sắt vận chuyển và sắt dự trữ trong cơ thể. Nếu thiếu máu sắt, phần lớn sắt được hấp thụ vào niêm mạc ruột, vào máu và đi vào tĩnh mạch cửa. Nếu thừa sắt lượng sắt được hấp thụ vào niêm mạc ruột sẽ giảm xuống. Sắt thừa kết hợp với apoferritin tạo ra ferritin trong bào tương của tế bào niêm mạc ruột. Cuối cùng ferritin sẽ được đào thải vào lòng ruột cùng các biểu mô ruột bong ra. 2.LÀM GÌ ĐỂ CƠ THỂ HẤP THU SẮT TỐT NHẤT Thông thường, cách hấp thụ sắt tốt nhất là dùng khi bụng đói, điều này ít gây ra vấn đề nghiêm trọng. Tuy nhiên, ở một số người, uống bổ sung sắt có thể gây co thắt dạ dày, buồn nôn và tiêu chảy. Trong trường hợp này, người dùng có thể bổ sung sắt cùng với một lượng nhỏ thức ăn để hạn chế những triệu chứng khó chịu về tiêu hóa. Bên cạnh việc uống sắt xa bữa ăn, người sử dụng không nên uống sữa, canxi và thuốc kháng axit cùng lúc với thuốc bổ sung sắt. Nghĩa là bạn nên đợi ít nhất 2 giờ sau khi ăn những thực phẩm trước khi uống sắt để hấp thụ sắt tốt nhất. Cách để cơ thể hấp thụ sắt tốt nhất Ngoài ra, để hấp thụ sắt tốt nhất không nên đồng thời uống sắt với ăn những thực phẩm giàu chất xơ, chẳng hạn như ngũ cốc nguyên hạt, rau sống và cám, thực phẩm và đồ uống có chứa caffeine. Ngược lại bổ sung đồng thời vitamin C hoặc uống nước cam khi nạp sắt cho cơ thể tăng khả năng hấp thụ sắt tốt nhất. 3.HẤP THU SẮT TỪ THỰC PHẨM HAY THỰC PHẨM BỔ SUNG TỐT HƠN? Hầu hết mọi người có thể nhận đủ lượng sắt từ chế độ ăn uống hằng ngày, nhất là các sản phẩm từ động vật. Tùy theo tình trạng của cơ thể, một người có thể bổ sung sắt qua các sản phẩm bổ sung nhưng cần đúng chỉ định về liều lượng, thời gian sử dụng từ bác sĩ.  Có 2 loại sắt chính: sắt heme và sắt không phải heme. Sắt heme được cơ thể hấp thụ tốt hơn và thường được hay tìm thấy trong gan, thịt gia cầm và hải sản. Sắt không phải heme thường được tìm thấy trong các loại đậu, quả hạch, hạt và một số loại rau như bina và khoai tây. Khi hấp thu sắt nên hấp thu đồng thời cả vitamin C sẽ giúp cơ thể dung nạp sắt tốt hơn. Chuyên gia gợi ý một số thực phẩm giàu sắt bao gồm: Các loại đậu: đậu và đậu khô hoặc đóng hộp, đậu lăng, đậu Hà Lan, đậu nành lên men. Bánh mì và ngũ cốc: bánh mì trắng, mì ống rất phong phú chất sắt, các sản phẩm liên quan đến lúa mì, cám ngũ cốc, bột ngô, ngũ cốc yến mạch, kem lúa mì, bánh mì lúa mạch đen, bánh mì nguyên cám. Các loại trái cây: quả sung, nho khô, mận khô và nước ép mận khô. Thịt: thịt bò, thịt gà, sò, trứng, cừu non, dăm bông, thịt bê, thịt lợn, gan, tôm, cá ngừ, cá mòi, cá tuyết chấm đen, hàu, con sò. Các loại rau: bông cải xanh, đậu que, rau lá xanh đậm, bồ công anh, cải thìa, cải xoăn, rau bina, khoai tây. Các loại thực phẩm khác: mật mía đen, hạt hồ trăn, hạt bí, hạt mè, hạt lanh, hạt điều, hạt macca. 4.NHỮNG LƯU Ý KHI UỐNG BỔ SUNG SẮT Khi bổ sung sắt cho bà bầu hoặc cho bé, hoặc bất kỳ ai bổ sung sắt chỉ nên dùng liều lượng sắt đúng với đơn kê hoặc tư vấn của bác sĩ. Liều dùng tùy thuộc vào từng chế phẩm sắt. Lượng sắt nguyên tố là khác nhau với từng loại chế phẩm. Do đó bạn phải luôn nhớ kiểm tra từng loại sắt nguyên tố của từng viên thuốc bổ sung sắt. Thông thường lượng sắt được đề nghị bổ sung là từ 100-200mg sắt nguyên tố, được chia từ 1 đến 3 liều mỗi ngày hoặc dùng cách ngày. Những lưu ý khi uống bổ sung viên uống sắt Theo đó bạn nên dùng vào cùng một thời điểm mỗi ngày để tránh bỏ sót liều. Nếu bị quên dùng một liều, đừng lo lắng chỉ cần bỏ qua liều đã quên và dùng liều tiếp theo như bình thường. Thông thường công thức máu thường trở lại bình thường sau 2 tháng điều trị nhưng vẫn cần tiếp tục dùng chất bổ sung sắt trong 6 đến 12 tháng nữa để đảm bảo đủ lượng sắt dự trữ cho cơ thể. Hy vọng bài viết vừa rồi của Hadu đã giúp bạn hiểu hơn về việc bổ sung sắt cho cơ thể. Đừng quên theo dõi Website Hadu để cập nhật thông tin Sức Khỏe Đời Sống hữu ích nhé!  

Đối tác chiến lược

Hotline 1900 633 486
popup

Số lượng:

Tổng tiền: