CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ DƯỢC PHẨM HADU

HMO LÀ GÌ? 5 LỢI ÍCH CỦA CHẤT ĐẶC BIỆT CHỈ CÓ TRONG SỮA MẸ VỚI TRẺ SƠ SINH
20

Th 02

HMO LÀ GÌ? 5 LỢI ÍCH CỦA CHẤT ĐẶC BIỆT CHỈ CÓ TRONG SỮA MẸ VỚI TRẺ SƠ SINH

  • admin
  • 0 bình luận

  Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất để đảm bảo sức khỏe cho trẻ sơ sinh vì có đầy đủ dinh dưỡng cũng như tất cả các thành phần hoạt tính sinh học cần thiết cho sự phát triển tối ưu của bé trong những tháng đầu đời. Sữa mẹ bao gồm chủ yếu nước, lactose, lipid và protein sữa, trong đó đặc biệt giàu carbohydrate phức tạp, được gọi chung là oligosaccharides trong sữa mẹ (HMO). Ngoài sữa mẹ, thời gian gần đây nhiều bậc phụ huynh cũng cho con bổ sung thêm sữa công thức vì phát hiện một thành phần mới xuất hiện đó là HMO tương tự có trong sữa mẹ. Nguồn dưỡng chất tuyệt vời HMO Vậy HMO là chất gì và có lợi ích tuyệt vời như thế nào với trẻ nhỏ? Hãy cùng Hadu tìm hiểu cụ thể về hoạt chất HMO qua bài viết dưới đây nhé! 1.HMO LÀ GÌ? HMO (Human Milk Oligosaccharides) là một nhóm đa dạng về cấu trúc và sinh học của các loại đường phức hợp khó tiêu hóa có sẵn trong sữa mẹ. Thành phần sinh học thể rắn này là một dưỡng chất phong phú thứ ba trong sữa mẹ, chỉ sau lactose và chất béo. Nghiên cứu cho thấy, HMO được tìm thấy duy nhất trong sữa mẹ, không có trong sữa bò hay sữa của các loài động vật có vú khác. Sữa mẹ chứa 3 loại HMO chính: HMO trung tính: chiếm 35-50% tổng lượng HMO, như 2 Fucosyllactose HMO (2’FL HMO) HMO chứa N trung tính: chiếm 42-55% tổng lượng HMO trong sữa mẹ HMO axit: chiếm 12-14% tổng lượng HMO Nồng độ HMO cao nhất xuất hiện trong sữa non và lên tới 20-23g/lít. Khi sữa non chuyển đổi thành sữa trưởng thành, lượng HMO giảm xuống còn 12-14g/lít. Ngoài ra, sữa của những người mẹ sinh con non sẽ có nồng độ HMO cao hơn sữa mẹ sinh con đủ tháng. Mỗi người mẹ có thể tổng hợp các HMO khác nhau dựa trên nền tảng di truyền. Có khoảng 15 cấu trúc của HMO đã được xác định và có hơn 100 loại HMO khác nhau đã được tìm thấy. Trong đó, 2’FL HMO là loại HMO dồi dào nhất trong sữa của hầu hết các bà mẹ. Tuy không có giá trị về mặt dinh dưỡng nhưng HMO có vai trò trực tiếp kích thích hệ thống miễn dịch bằng cách thúc đẩy lợi khuẩn trong đường ruột và ngăn chặn các tác nhân gây bệnh. Những lợi ích độc đáo của HMO đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ sẽ được thảo luận kỹ hơn trong phần dưới đây. 2.SÁU LỢI ÍCH CỦA HMO ĐỐI VỚI TRẺ EM 2.1.HMO là một prebiotic trong sữa mẹ HMO đóng vai trò là một chất nền trao đổi chất cho các vi khuẩn chuyên biệt như Bifidobacterium longum subsp ở trẻ sơ sinh. Hệ quả là những vi khuẩn này có lợi thế sinh trưởng và phát triển mạnh. Các vi khuẩn khác không thể sử dụng HMO được do đó chúng không phát triển tốt hoặc ngừng phát triển. Nguyên nhân là để sử dụng được HMO, vi khuẩn cần có một lượng lớn enzyme, chất vận chuyển và các phân tử khác. Một số nghiên cứu cho thấy, những HMO khác nhau được chuyển hóa bởi các vi khuẩn khác nhau. HMO là một prebiotic trong sữa mẹ Nói cách khác, không phải các HMO đều có những sự thay đổi giống nhau về thành phần hay hoạt động trong hệ vi sinh vật tiêu hóa. Các hiệu ứng tiền sinh học có thể là cấu trúc cụ thể và HMO là một nhóm glycan đa dạng về cấu trúc. Sữa mẹ chứa Glycoconjugates trong đó các cấu trúc carbohydrate phức tạp gắn ở đầu khử để tạo thành glycolipids, hoặc được gắn vào glycopeptides, glycoproteins, glycosaminoglycans và mucins. Các chất này đều là glycan. Vì thành phần HMO khác nhau giữa các phụ nữ nên người ta có thể đưa ra giả thuyết sữa của những phụ nữ khác nhau ảnh hưởng khác nhau đến hệ microbiome đường ruột của trẻ sơ sinh. Điều này cho thấy, ảnh hưởng đến kết quả sức khỏe ngắn hạn của trẻ sơ sinh, nhưng cũng có hậu quả lâu dài đối với tình trạng sức khỏe và nguy cơ gây bệnh sau này. 2.2.HMO đóng vai trò như chất chống dính Nhiều mầm bệnh do virus, vi khuẩn hoặc ký sinh trùng đơn bào cần bám vào bề mặt tế bào biểu mô để sinh sôi nảy nở, trong một số trường hợp có thể xâm nhập và gây bệnh. Thông thường, chất gắn ban đầu là trên bề mặt tế bào biểu mô (glycans) còn được gọi là glycocalyx. Trong khi những glycan này được liên hợp với protein hoặc lipid và HMO giống với một số cấu trúc glycan và đóng vai trò như các thụ thể có thể hòa tan đứng ra trước (mồi nhử) ngăn chặn sự liên kết của mầm bệnh với các tế bào tiểu mô. Các mầm bệnh không còn khả năng bám trên bề mặt tế bào được nữa và sẽ bị rửa trôi ra ngoài mà không gây bệnh cho trẻ sơ sinh. 2.3.HMO hoạt động như chất chống vi khuẩn HMO có thể bảo vệ trẻ sơ sinh khỏi các tác nhân gây bệnh bằng cách hoạt động như prebiotics cung cấp cho vi khuẩn có lợi một lợi thế phát triển và bằng cách đóng vai trò như chất chống ăn mòn ở phương diện tương tác giữa vi sinh vật và vật chủ. Ngoài ra, HMO có thể có một cách trực tiếp hơn để kiểm soát mầm bệnh. Một số nghiên cứu đã đưa ra kết luận Streptococcus agalacticae không còn khả năng sinh sôi khi có HMO. Một ví dụ điển hình, GBS là một trong những tác nhân gây bệnh hàng đầu ở trẻ sơ sinh hàng đầu ảnh hưởng đến 1/2000 trẻ sơ sinh ở Mỹ. GBS khu trú ở đường sinh dục cũng làm tăng xác suất nhiễm trùng đường tiết niệu ở phụ nữ mang thai. Một số nghiên cứu khi đưa GBS sử dụng glycosyltransferase để kết hợp các HMO cụ thể vào màng tế bào của chúng, sau đó ngăn chặn sự tăng sinh GBS giống như một số kháng sinh bán trên thị trường. HMO không chỉ có thể bảo vệ khỏi các mầm bệnh do virus, vi khuẩn hoặc động vật nguyên sinh. Hầu hết các nghiên cứu gần đây cho thấy HMO cũng ảnh hưởng đến tương tác giữa nấm và vật chủ. Một thí dụ điển hình, Candida albicans là một loại nấm phổ biến ở ruột trẻ sơ sinh, gây ra phần lớn các bệnh nấm xâm nhập ở trẻ sinh non và có liên quan đến nhiều các rối loạn đường ruột, đe dọa tính mạng như viêm ruột hoại tử và thủng ruột. Điều trị bằng HMO làm giảm đáng kể sự xâm nhập của các tế bào biểu mô ruột non ở người theo cách phụ thuộc vào liều lượng. 2.4.Hạn chế nguy cơ mắc bệnh viêm ruột hoại tử ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ Tình trạng viêm ruột hoại tử khiến ruột của trẻ sơ sinh bị phá hủy nghiêm trọng và thường gây tử vong. Khoảng 5-10% trẻ sinh non nhẹ cân gặp phải căn bệnh nguy hiểm này. Hơn 25% trẻ sơ sinh tử vong khi bị viêm ruột hoại tử. Trẻ sơ sinh sống sót thường có các biến chứng thần kinh lâu dài. Nghiên cứu cho thấy trẻ sơ sinh bú sữa mẹ thường ít bị bệnh viêm ruột hoại tử hơn, với tỷ lệ mắc bệnh thấp hơn 6-10 lần trẻ uống sữa công thức. Nguyên nhân là do HMO góp phần vào tác dụng bảo vệ của sữa mẹ chống lại căn bệnh này. Hạn chế nguy cơ mắc bệnh viêm ruột hoại tử ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ 2.5.HMO có ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch HMO giúp tăng cường khả năng miễn dịch bởi thành phần này nuôi các vi khuẩn có lợi trong ruột của bé, nơi tồn tại 70% hệ thống miễn dịch. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng HMO ảnh hưởng trực tiếp đến các tế bào miễn dịch. HMO có thể hỗ trợ phát triển niêm mạc và hệ thống miễn dịch toàn thân. Đặc biệt, HMO trong sữa non có thể làm giảm viêm và giảm hoạt hóa bạch cầu đơn nhân. Một số HMO cụ thể còn có khả năng điều hòa miễn dịch. Chức năng này liên quan đến galectin - một loại lectin liên quan đến việc điều chỉnh các quá trình miễn dịch và sưng viêm. HMO liên kết với các galectin tái tổ hợp khác nhau của con người theo cách rất phụ thuộc và có chọn lọc về cấu trúc. Sự gắn kết này ảnh hưởng đến chức năng miễn dịch, giúp điều hòa miễn dịch hiệu quả và chống lại mầm bệnh xâm nhập. Bên cạnh đó, HMO cũng giúp phát triển hệ thống miễn dịch ở trẻ sơ sinh và hạn chế các vấn đề dị ứng. HMO có tính axit có thể điều chỉnh các phản ứng miễn dịch đặc hiệu với chất gây dị ứng sau khi sinh bằng cách ức chế các phản ứng ở những người dễ bị dị ứng. Ngoài ra HMO còn có tác dụng chống viêm bằng cách giảm sự hình thành phức hợp tiểu cầu - bạch cầu trung tính. Các HMO đặc hiệu đóng vai trò như các thành phần chống viêm bằng cách ức chế sự lăn và bám dính của bạch cầu vào các tế bào nội mô. Hy vọng bài viết vừa rồi của Hadu đã giúp bạn hiểu hơn về dưỡng chất HMO - kháng sinh tự nhiên và vô cùng tuyệt vời cho trẻ. Đừng quên theo dõi Website Hadu để cập nhật thêm thông tin Sức Khỏe Đời Sống hữu ích nhé!  

LÀM SAO ĐỂ HẤP THỤ CANXI TỐT NHẤT CHO TRẺ
18

Th 02

LÀM SAO ĐỂ HẤP THỤ CANXI TỐT NHẤT CHO TRẺ

  • admin
  • 0 bình luận

Canxi đóng vai trò lớn trong việc hình thành và tái tạo xương cũng như duy trì và hỗ trợ hệ miễn dịch tốt cho con người, đặc biệt là đối tượng trẻ em và người lớn tuổi. Canxi có sẵn trong các thực phẩm ăn uống hằng ngày, tuy nhiên làm sao để hấp thụ canxi 1 cách hiệu quả nhất không phải ai cũng biết. Hãy cùng Hadu tìm hiểu cách hấp thụ canxi tốt nhất qua bài viết dưới đây nhé! Tầm quan trọng của Canxi 1.TẦM QUAN TRỌNG CỦA CANXI ĐỐI VỚI CƠ THỂ Canxi rất quan trọng đối với con người. Theo nghiên cứu, ở người trưởng thành, lượng canxi cần thiết bổ sung cho cơ thể mỗi ngày là 1,000mg, tuy nhiên không phải ai cũng đảm bảo hấp thụ đủ lượng canxi tiêu chuẩn như vậy. Với giai đoạn từ 25 tuổi trở lại, cơ thể đặc biệt cần nhiều canxi để xương được phát triển mạnh mẽ, toàn diện nhất giúp trẻ được phát triển chiều cao, xương chắc khỏe, thể chất tốt nhất có thể. Ở giai đoạn độ tuổi trung niên từ 45 tuổi trở đi, sức khỏe bắt đầu kém dần, xương khớp cũng có dấu hiệu đau nhức nhiều hơn và canxi mất dần, vì vậy cần hấp thụ đủ canxi để giúp duy trì sự ổn định của mật độ xương, tránh loãng xương. Canxi tham gia vào quá trình co bóp ở tim, khi lượng canxi cung cấp đủ kết hợp với axit mật, axit béo tạo nên hợp chất không hòa tan, giúp giảm lượng cholesterol ở trong máu, hạn chế nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Cung cấp đủ lượng canxi cần thiết cho cơ thể giúp điều hòa huyết áp, giảm nguy cơ tăng huyết áp, giãn cơ trơn mạch máu, giảm áp lực lên động mạch. Phụ nữ đang trong thời gian mang thai cũng là đối tượng cần đặc biệt bổ sung canxi để tránh gặp phải những biến chứng không mong muốn trong quá trình chuyển dạ, sinh đẻ, giảm nguy cơ bị tiền sản giật, đồng thời cung cấp lượng canxi cần thiết cho thai nhi. 2.LÀM SAO ĐỂ HẤP THỤ TỐT CANXI? Để canxi hấp thụ tốt thì rất cần có thêm vitamin D: vitamin D có nhiều trong bơ, sữa, trứng, gan… Đối với những người bị bệnh loãng xương thì rất cần thiết bổ sung canxi và vitamin D trong bữa ăn hoặc thường xuyên tắm nắng, tăng cường các hoạt động ngoài trời. Tuy nhiên cũng nên lưu ý là các bữa ăn nhiều đạm có thể sẽ làm gia tăng lượng bài tiết canxi. Cứ đưa vào 1g protein thì cần đến 10mg canxi: nếu uống các loại đồ uống có chứa caffeine và nicotin cũng là một tác nhân làm tăng lượng thải canxi qua đường nước tiểu. Trẻ em dùng nhiều đồ uống đóng chai (lon) mà trong các loại đồ uống này thường chứa nhiều hàm lượng phospho khá cao làm cản trở hấp thụ canxi. Môi trường ô nhiễm và con người có tiền sử sử dụng chất kích thích hoặc thuốc men cũng làm cản trở hấp thụ canxi: canxi trong thức ăn không được hoàn toàn hấp thụ trong ruột, có khoảng 70-80% không được hấp thụ mà lưu lại trong phân, đặc biệt khi ăn thức ăn chứa nhiều xenlulo, chủ yếu là do ion canxi kết hợp với các ion dương trong thực phẩm như axit phytic, axit oxalic và axit béo… tạo thành muối canxi không hòa tan. Không ăn quá nhiều chất béo, chất đạm: tiêu hóa chất béo không thỏa đáng có thể làm giảm sự hấp thụ canxi, nguyên nhân là do canxi kết hợp với axit béo không hấp thụ bị bài tiết ra ngoài theo phân. Không nên ăn quá nhiều chất béo, ăn mặn (dưa, cà, muối, mắm…) Các cách giúp hấp thụ canxi cho cơ thể Tăng cường tiếp xúc với ánh nắng mặt trời: để có đủ vitamin D giúp hấp thu canxi tốt hơn. Ngoài ra cần lưu ý rằng có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự hấp thu canxi như chế độ ăn, một số bệnh lý ở đường tiêu hóa, bệnh thận, bệnh nội tiết. Chế độ ăn quá nhiều chất đạm, nhiều natri làm tăng bài tiết canxi. Hạn chế ăn thực phẩm có chứa nhiều axit fitic: như các loại hạt ngũ cốc, axit oxalic có trong một số loại rau như rau dền (lá to), đồ muối chua… ngăn cản quá trình đồng hóa canxi khiến canxi từ đường tiêu hóa không được hấp thụ vào máu. Lựa chọn canxi dễ hấp thu: canxi trong thực phẩm có nguồn gốc động vật dễ hấp thu hơn canxi có nguồn gốc thực vật. Những thực phẩm có nhiều canxi và dễ hấp thu nhất là sữa và các sản phẩm từ sữa như sữa chua, phô mai, kem… Trong các trường hợp không thể cung cấp đủ nhu cầu canxi cho cơ thể qua thực phẩm, có thể phải bổ sung bằng thuốc canxi uống theo chỉ dẫn của bác sĩ. Hy vọng bài viết vừa rồi của Hadu đã giúp bạn hiểu rõ hơn về việc hấp thụ canxi một cách tốt nhất. Đừng quên theo dõi Website Hadu để cập nhật những thông tin hữu ích và mới nhất về Sức Khỏe - Đời Sống nhé!  

SỮA NON LÀ GÌ VÀ LỢI ÍCH CỦA SỮA NON
18

Th 02

SỮA NON LÀ GÌ VÀ LỢI ÍCH CỦA SỮA NON

  • admin
  • 0 bình luận

Trong một vài năm trở lại đây, từ khóa “sữa non” được nhiều người tìm kiếm để sử dụng, đặc biệt là cho trẻ nhỏ.  Sữa non có tác dụng như thuốc kháng sinh, nhưng lại không có tác dụng phụ, có thể được xem là một loại vaccin tự nhiên tuyệt đối an toàn với cơ thể trẻ nhỏ trong những năm đầu đời. Sữa non trên thực tế còn có hàm lượng dinh dưỡng cao gấp 10 lần so với sữa chuyển tiếp và sữa trưởng thành. Hãy cùng Hadu tìm hiểu cụ thể hơn về kháng sinh tự nhiên này qua bài viết dưới đây nhé! Sữa non có hàm lượng dinh dưỡng gấp 10 lần sữa thường 1.SỮA NON LÀ GÌ? Sữa non nhiều người gọi là sữa đầu hoặc có tên gọi khoa học là Colostrum. Đây là một loại sữa mẹ đặc biệt xuất hiện vào cuối giai đoạn mang thai hoặc 3-4 ngày đầu sau sinh. Sữa non ở người mẹ tiết ra có màu vàng, đặc dính. Sữa này rất tốt cho bé, chính vì thế dù là như thế nào mẹ cũng đừng bỏ lỡ sữa non đầu đời cho bé nhé. Ngày nay nhận thấy tầm quan trọng của sữa non cùng sự phát triển của Y học hiện đại người ta lấy sữa non từ động vật và được sử dụng cho trẻ em, người lớn. Ở Ấn Độ người ta sử dụng sữa non như một phương thức truyền thống được sử dụng từ hàng ngàn năm nay. Bởi vì sữa non phù hợp với mọi loài động vật có vú, kể cả con người. Khoa học hiện đại cũng đã nghiên cứu và chỉ ra rằng sữa non của bò là một thực phẩm bổ sung dinh dưỡng hiệu quả giúp hỗ trợ miễn dịch. Bò con sinh ra và nhận được kháng thể từ người mẹ cũng thông qua con đường duy nhất là sữa mẹ nên hàm lượng dinh dưỡng có trong sữa non của bò cao hơn vài lần so với sữa non của người. Chính vì sữa non của bò có thành phần khá toàn diện nên được sử dụng nhiều ở các nước phát triển châu Âu, châu Mỹ và châu Á. 2.ĐẶC TÍNH CỦA SỮA NON Sữa non đặc sánh, màu vàng nhạt và có khối lượng ít. Có nồng độ dinh dưỡng cao, vitamin, khoáng chất, enzyme, amino acid… vitamin A và bạch cầu. Có hàm lượng protein cao: lượng đạm trong sữa non nhiều gấp 10 lần trong sữa trưởng thành. Có chứa các kháng thể (Immunoglobulin). Có chứa các yếu tố tăng trưởng (Growth factor), kháng thể. Có chứa các yếu tố miễn dịch (Immume factor). Đặc tính của sữa non 3.THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG CÓ TRONG SỮA NON Theo một vài nghiên cứu, sữa non có thành phần dinh dưỡng cao gấp 10 lần so với sữa chuyển tiếp (sữa mẹ có từ ngày thứ 6-10 sau sinh) và sữa trưởng thành (sữa mẹ có từ ngày thứ 11 sau sinh trở đi). Thành phần dinh dưỡng chủ yếu có trong sữa non bao gồm: Protein: hàm lượng protein trong sữa non cao gấp 5 lần sữa mẹ thông thường, trong đó chứa nhiều thành phần quan trọng như globulin có khả năng miễn dịch, lactoferrin, yếu tố tăng trưởng, đại thực bào, bạch cầu trung tính và tế bào lympho - có vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng và tăng khả năng miễn dịch ở trẻ trong giai đoạn đầu đời. Vitamin: vitamin có trong sữa non thường là vitamin A, E, B2, B3, K,... Lactose: hàm lượng Lactose trong sữa non thấp giúp cho trẻ sơ sinh tăng cường khả năng tiêu hóa cũng như hấp thụ chất dinh dưỡng. Ngoài ra trong sữa non có chứa Clo và Natri với hàm lượng cao. Các nguyên tố vi lượng như đồng, sắt, kẽm và một số khoáng chất khác có trong sữa non có hàm lượng trung bình nhiều hơn đáng kể so với sữa mẹ thông thường, cụ thể với nguyên tố sắt cao gấp 3-5 lần và đồng cao gấp 6 lần. Thành phần miễn dịch: mỗi tế bào trong sữa non có khả năng miễn dịch nhất định. Immunoglobulin: trong sữa non chứa một lượng lớn immunoglobulin có khả năng miễn dịch và chống lại các loại bệnh khác nhau, đồng thời giúp tăng cường hệ miễn dịch và phòng ngừa rủi ro nhiễm trùng sơ sinh ở trẻ trong giai đoạn đầu đời. 4.NHỮNG LỢI ÍCH TUYỆT VỜI CỦA SỮA NON CHO TRẺ SƠ SINH Y học đã chứng minh trong sữa non có chứa những thành phần vô cùng quan trọng cho sự phát triển của trẻ trong giai đoạn đầu đời. Mẹ được khuyến khích nên cho trẻ bú sớm nhất khi có thể. Nếu mẹ sinh thường, cho trẻ bú sữa non ngay sau sinh khoảng nửa giờ. Nếu mẹ sinh mổ nên đợi sau sinh khoảng 6 giờ để tác động của thuốc đã mất đi hoàn toàn trong sữa mẹ. Việc cho trẻ bú sớm không chỉ tranh thủ cho trẻ tiếp nhận đầy đủ thành phần dinh dưỡng của nguồn sữa non mà còn giúp mẹ kích thích tuyến sữa, nhanh chóng phục hồi tử cung và có tác động giúp mẹ tránh được một số bệnh sau sinh. Sữa non là kháng sinh tự nhiên cho trẻ sơ sinh Mẹ được khuyến khích cho trẻ bú sớm khi có thể. Những giọt sữa đầu đời này không chỉ có lượng dưỡng chất hoàn hảo, sữa non còn chứa tế bào sống được gọi là kháng thể, có tác dụng kích thích cơ thể tạo ra kháng thể để bảo vệ cơ thể trẻ sơ sinh chống lại các tác nhân gây hại, các loại virus, các vi khuẩn nhiễm bệnh, các bệnh mãn tính… Sữa non có tác dụng như thuốc kháng sinh nhưng lại không có tác dụng phụ, có thể được coi như một loại vaccin tự nhiên tuyệt đối an toàn. Trẻ sẽ phát triển toàn diện cả về tinh thần và thể chất, không gặp phải các bệnh như sởi, tiêu chảy, các bệnh về đường hô hấp… nếu trẻ được bú sữa hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời. Sữa non phát triển não bộ của trẻ Một thành phần quan trọng khác có trong sữa non là ganglioside. Đây là một nhóm chất béo rất quan trọng giúp bé phát triển trí não. Ganglioside không chỉ giúp cho não bộ của bé sớm phát triển mà nó còn bảo vệ hệ thống đường ruột, chống viêm nhiễm đường ruột cho trẻ khi thu hút các vi khuẩn có hại và trung hòa chúng. Sữa non rất tốt cho trẻ sơ sinh Sữa non hỗ trợ hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động tốt Sữa non chứa ít chất béo, trẻ dễ dàng tiêu hóa và hấp thụ. Chức năng phân giải thức ăn của ruột lúc này cũng chỉ mới hình thành. Các chất dịch cần thiết như Lactase hay Enzyme cũng chỉ vừa mới bắt đầu được tiết ra. Chất chống oxy hóa và immunoglobulin có trong sữa non không chỉ giúp trẻ tránh khỏi các triệu chứng xuất huyết và còn bảo vệ thành ruột non yếu của trẻ. Vì vậy, sữa non là thực phẩm tốt nhất dành cho trẻ sơ sinh. Sữa non còn có tác dụng nhuận tràng, khuyến khích cơ thể trẻ bài tiết ra phân xu tác động đến việc đào thải bilirubin dư thừa. Trẻ được ngăn ngừa về bệnh vàng da, tránh mẫn cảm và dị ứng. Không nên dự trữ sữa non cho trẻ sơ sinh Sữa non chỉ phát huy công dụng tốt nhất khi mẹ cho trẻ bú trực tiếp trong khoảng thời gian sớm nhất sau sinh. Có một số mẹ vắt sữa non được tiết ra trong thai kỳ, lưu giữ lại khi trẻ ra đời. Thế nhưng việc này là có hại chứ không hoàn toàn có lợi. Vì sữa non sau khi rời khỏi cơ thể mẹ, dù được bảo quản kỹ lưỡng trong môi trường nào cũng không đảm bảo được chất lượng và thành phần dinh dưỡng, việc kích thích tuyến sữa khi mang thai có thể ảnh hưởng đến tử cung co rút dẫn đến tình trạng sinh non. Vì vậy các mẹ không nên dự trữ sữa non cho trẻ. Hy vọng bài viết vừa rồi của Hadu đã giúp bạn hiểu rõ hơn về sữa non và lợi ích của nó. Đừng quên theo dõi Website Hadu để cập nhật những thông tin hữu ích và mới nhất về Sức Khỏe - Đời Sống nhé!  

ĂN NHIỀU ĐỒ NGỌT CÓ BỊ TIỂU ĐƯỜNG KHÔNG?
14

Th 02

ĂN NHIỀU ĐỒ NGỌT CÓ BỊ TIỂU ĐƯỜNG KHÔNG?

  • admin
  • 0 bình luận

Nhiều người vẫn thường thắc mắc rằng: “Ăn nhiều đồ ngọt có bị tiểu đường không?” Bệnh tiểu đường được biết đến là tình trạng lượng đường trong máu tăng quá cao. Vì vậy rất nhiều người vẫn lầm tưởng rằng việc ăn đồ ngọt có chứa nhiều đường là nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này. Nhưng sự thật đồ ngọt và đường có ảnh hưởng đến bệnh tiểu đường như thế nào? Nếu bạn là tín đồ “hảo ngọt” hãy tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây của Hadu để có thể tìm câu trả lời nhé! Đồ ngọt và nhiều đường ăn nhiều có bị tiểu đường không 1.TÌM HIỂU VỀ LƯỢNG ĐƯỜNG CÓ TRONG THỰC PHẨM Trước khi giải đáp thắc mắc của bạn đọc về việc ăn nhiều đồ ngọt có bị tiểu đường không thì chúng ta sẽ tìm hiểu sơ lược về lượng đường trong thực phẩm. Thực tế, trong tất cả các loại thực phẩm được chế biến từ sữa, các loại rau củ, hoa quả… đều có chứa một lượng đường tự nhiên. Trong quá trình chế biến thực phẩm và nấu ăn, những loại đường được sử dụng chủ yếu là đường tự do.  Ngoài ra đường còn tồn tại ở một số thực phẩm khác như các loại bánh nướng, nước tăng lực, nước ngọt có gas, nước sốt… Trong đó, đường tinh luyện là loại đường được sử dụng khá phổ biến trong quá trình chế biến thức ăn và đồ uống, đặc biệt là với những đồ ngọt. Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho thấy một số vấn đề sức khỏe có liên quan đến đường tinh luyện. Đồng thời bác sĩ cũng khuyến khích mọi người nên sử dụng đường tự nhiên trong khẩu phần ăn của mình. 2.ĂN NHIỀU ĐỒ NGỌT CÓ BỊ TIỂU ĐƯỜNG KHÔNG? Đường tự nhiên được tìm thấy trong trái cây, rau và thực phẩm từ sữa. Tuy nhiên, đường cũng được thêm vào thực phẩm và đồ uống mà chúng ta sử dụng hằng ngày. Đồ ngọt chứa nhiều đường và nếu ăn nhiều sẽ có nhiều tác động xấu tới sức khỏe. ĂN NHIỀU ĐỒ NGỌT BỊ TIỂU ĐƯỜNG ĐÚNG KHÔNG? Việc ăn nhiều đồ ngọt như bánh, kẹo chứa nhiều đường không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, đó là một yếu tố nguy cơ tiềm ẩn tiến triển bệnh tiểu đường. Đường là loại thực phẩm phổ biến trong cuộc sống hằng ngày: -Mọi người thường thêm đường vào đồ uống và ngũ cốc ăn sáng. -Đường bổ sung thường có nhiều trong đồ ăn nhanh, bánh kẹo và đồ uống. Khi ăn đồ ngọt đường hấp thu vào máu rất nhanh, khiến lượng đường trong máu tăng đột ngột và tuyến tụy phải hoạt động tích cực hơn để giải phóng insulin giúp hạ đường huyết. Nếu ta ăn đồ ngọt thường xuyên sẽ khiến tuyến tụy luôn trong trạng thái phải hoạt động hết năng suất. Điều này sẽ dẫn đến suy giảm chức năng của tuyến tụy. Do đó việc thường xuyên ăn nhiều đồ ngọt một yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Đồ ngọt dùng quá nhiều không tốt cho người tiểu đường Nhiều người cho rằng ăn nhiều đồ ngọt bị tiểu đường, nhưng điều này không hoàn toàn đúng.  Thực tế, nếu chúng ta lạm dụng đồ ngọt, sẽ mắc bệnh tiểu đường là không sai. Nhiều nghiên cứu thống kê cho thấy nhóm người mắc bệnh tiểu đường đa phần là do họ lạm dụng đường và đồ ngọt trong chế độ ăn uống. Tuy nhiên việc có mắc tiểu đường hay không còn phụ thuộc vào cách sử dụng đồ ngọt như thế nào. Chúng ta cần đường để chuyển hóa đường thành năng lượng cho hoạt động sống. Não bộ hoạt động tốt cũng dựa vào đường glucose mà chúng ta hấp thụ hằng ngày. Người bị mắc tiểu đường là do cơ thể sử dụng một phần hoặc không sử dụng glucose tạo năng lượng, phần lớn còn lại lưu trữ trong máu nên lượng đường tăng cao trong máu. Do đó nếu chúng ta hấp thụ đường đúng cách và hoạt chất được nạp vào cơ thể thì chúng ta hoàn toàn không mắc bệnh tiểu đường. THÈM ĐỒ NGỌT CÓ PHẢI BỊ TIỂU ĐƯỜNG Quan điểm cho rằng thèm đồ ngọt bị tiểu đường là không đúng. Mọi người nên nhận biết dấu hiệu bệnh tiểu đường để chẩn đoán đúng bệnh. Dưới đây là một vài triệu chứng bệnh tiểu đường: -Mờ mắt -Cân nặng giảm -Mệt mỏi -Hay khát nước và uống nhiều nước -Đi tiểu nhiều lần 3.NGƯỜI BỆNH TIỂU ĐƯỜNG CÓ PHẢI ĂN KIÊNG ĐƯỜNG HAY KHÔNG? Đối với bệnh nhân tiểu đường cần chú ý ăn uống lành mạnh. Đường là một yếu tố dẫn đến làm tăng lượng đường máu nhưng bệnh tiểu đường có phải kiêng ăn đường và cắt bỏ hoàn toàn đường ra khỏi chế độ ăn uống? Loại đường người tiểu đường nên hạn chế và những loại khuyến khích sử dụng là gì? Cùng tìm hiểu tiếp nhé! BỆNH TIỂU ĐƯỜNG CÓ PHẢI CẮT BỎ HOÀN TOÀN ĐƯỜNG RA KHỎI CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG? Người mắc bệnh tiểu đường không có nghĩa là phải cắt bỏ hoàn toàn đường ra khỏi chế độ ăn uống của mình. Chúng ta đều thích ăn thực phẩm có đường và không có vấn đề gì nếu bệnh nhân đưa đường vào chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh của người tiểu đường, đồ uống có đường hoặc viên glucose là phương pháp khắc phục cần thiết điều trị hạ đường huyết hay gặp khi điều trị bằng insulin. Tuy nhiên, người mắc bệnh tiểu đường ăn đường, đồ ngọt quá nhiều sẽ gây hại đến sức khỏe, làm tăng cân nặng. Việc thừa cân có thể gây khó khăn trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường và tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như bệnh tim và đột quỵ. Ăn quá nhiều thực phẩm chứa đường cũng ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng. Người tiểu đường nên dùng các loại trái cây rau ngọt tốt hơn các loại bánh  Trái cây, rau, thực phẩm từ sữa cũng chứa lượng đường nhất định, nhưng đây là những thực phẩm rất tốt với sức khỏe, và người tiểu đường được khuyến nghị nên ăn mỗi ngày. Loại đường mà bệnh nhân cần cắt bỏ là đường bổ sung chứa trong các loại bánh, kẹo, và các loại thức ăn chế biến sẵn. Một số đồ uống cũng có chứa nhiều đường và nhiều calo không tốt cho người tiểu đường như nước ép trái cây, đồ uống có ga… Bệnh nhân tiểu đường nên hạn chế các loại đồ uống này. NGƯỜI TIỂU ĐƯỜNG TUYỆT ĐỐI KHÔNG NÊN KIÊNG ĐỒ NGỌT VÀ ĐƯỜNG Người bị tiểu đường không nên tuyệt đối kiêng đường, đồ ngọt, nên biết cách ăn theo nhu cầu và sử dụng đúng cách. Tiểu đường kiêng đồ ngọt gây hại tới sức khỏe Việc kiêng đường, đồ ngọt dẫn tới thiếu năng lượng cần thiết. Bệnh nhân nếu kiêng hoa quả ngọt sẽ mất đi nguồn dinh dưỡng dồi dào vitamin, khoáng chất, chất xơ và các yếu tố vi lượng. Mất cân đối dinh dưỡng dẫn đến nhiều bệnh lý và làm suy yếu thể chất vốn có. Ăn theo nhu cầu Bệnh nhân tiểu đường nên tính toán các chất dinh dưỡng mình ăn và kiểm soát năng lượng hằng ngày: bổ sung đầy đủ carbohydrate (đường), protein, lipid. Bệnh nhân có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị và bác sĩ dinh dưỡng nếu thấy khó khăn trong việc kiểm soát này. NGƯỜI BỆNH TIỂU ĐƯỜNG ĂN ĐỒ NGỌT NHƯ MỘT PHẦN CỦA CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG LÀNH MẠNH Lượng carbohydrate và đường mà một người mắc bệnh tiểu đường có thể ăn phụ thuộc vào các yếu tố, bao gồm: -Mức độ hoạt động thể chất -Bệnh nhân đang cố gắng giảm cân hay duy trì cân nặng khỏe mạnh Bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng có thể giúp mọi người đặt ra các mục tiêu cá nhân và tư vấn về kế hoạch ăn kiêng phù hợp với nhu cầu của từng người bệnh. Theo Hiệp hội Đái tháo đường Mỹ, những người mắc bệnh tiểu đường vẫn có thể có đồ ngọt, socola hoặc các thực phẩm có đường khác, miễn là bệnh nhân được ăn như một phần kế hoạch bữa ăn lành mạnh hoặc kết hợp với tập thể dục. Bữa ăn lành mạnh của người tiểu đường cần:  -Hạn chế chất béo bão hòa. -Chứa lượng muối và đường vừa phải. -Chứa protein nạc, rau không chứa tinh bột, ngũ cốc, trái cây và chất béo lành mạnh. Tuy nhiên tốt nhất bệnh nhân không nên ăn thực phẩm có chứa đường thường xuyên và chỉ nên ăn một chút nhỏ nếu thấy thèm. Hy vọng bài viết vừa rồi của Hadu đã giúp bạn hiểu rõ hơn về việc thích ăn đồ ngọt với bệnh nhân tiểu đường. Đừng quên theo dõi Website Hadu để cập nhật thông tin Sức Khỏe Đời Sống hữu ích mới nhé!  

Đối tác chiến lược

Hotline 1900 633 486
popup

Số lượng:

Tổng tiền: