CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ DƯỢC PHẨM HADU

22

Th 02

NÊN HẤP THU SẮT TỪ THỰC PHẨM HAY DÙNG TPCN BỔ SUNG

NÊN HẤP THU SẮT TỪ THỰC PHẨM HAY DÙNG TPCN BỔ SUNG

  • admin
  • 0 bình luận

Sắt đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe, thiếu hụt sắt sẽ gây ra các vấn đề nghiêm trọng điển hình là tình trạng thiếu máu do sắt. Ăn thức ăn giàu sắt là yếu tố chủ chốt điều trị thiếu máu do sắt. Tuy nhiên trong những trường hợp cơ thể không nhận đủ sắt từ chế độ ăn uống, việc sử dụng thêm các chế phẩm bổ sung sắt là cần thiết để có đủ lượng sắt cần thiết cho cơ thể.

Hãy cùng Hadu tìm hiểu cụ thể hơn về vấn đề bổ sung sắt đảm bảo cho cơ thể phát triển tốt nhất này nhé!

Nên lựa chọn hấp thu sắt từ thực phẩm hay thực phẩm bổ sung

1.CƠ CHẾ HẤP THỤ SẮT CỦA CƠ THỂ CON NGƯỜI

Sắt có thể được bổ sung bằng thực phẩm trong bữa ăn hằng ngày. Thức ăn có thể cung cấp 10mg đến 15mg sắt mỗi ngày nhưng cơ thể chỉ hấp thụ được khoảng 5% đến 15% lượng sắt có trong thực phẩm. Tuy nhiên, những đối tượng có nguy cơ thiếu sắt cao hoặc gặp bệnh lý gây ra do thiếu sắt cần sử dụng thực phẩm bổ sung sắt. Những người bị thiếu máu thiếu sắt, phụ nữ mang thai có thể hấp thụ 20% đến 30% lượng sắt có trong thức ăn.

Sắt có thể được dùng dưới dạng viên nang, viên nén, viên nhai và ống thuốc lỏng, với hàm lượng phổ biến nhất là 325 mg ở dạng sắt sulfat, ngoài ra còn có các dạng hóa học là gluconate và fumarate. Sắt có trong thực phẩm là ở dạng Fe3+ heme hoặc non-heme, còn sắt tồn tại trong cơ thể dưới dạng sắt hydroxit hoặc được liên kết với các protein.

Sắt chỉ được hấp thụ bắt đầu từ dạ dày rồi đi qua hành tá tràng và kết thúc ở ruột non. Cơ thể không hấp thu Fe3+ và chỉ có thể hấp thu được F2+, nên HCl và vitamin C có nhiệm vụ khử Fe3+ thành Fe2+ để cơ thể dễ hấp thu hơn. Sau đó, pepsin trong dạ dày sẽ giúp tách các phân tử sắt ra khỏi các hợp chất hữu cơ để sắt kết hợp với đường và axit amin.

Sắt được kiểm soát hấp thụ bởi hai yếu tố là nhu cầu sắt vận chuyển và sắt dự trữ trong cơ thể. Nếu thiếu máu sắt, phần lớn sắt được hấp thụ vào niêm mạc ruột, vào máu và đi vào tĩnh mạch cửa. Nếu thừa sắt lượng sắt được hấp thụ vào niêm mạc ruột sẽ giảm xuống. Sắt thừa kết hợp với apoferritin tạo ra ferritin trong bào tương của tế bào niêm mạc ruột. Cuối cùng ferritin sẽ được đào thải vào lòng ruột cùng các biểu mô ruột bong ra.

2.LÀM GÌ ĐỂ CƠ THỂ HẤP THU SẮT TỐT NHẤT

Thông thường, cách hấp thụ sắt tốt nhất là dùng khi bụng đói, điều này ít gây ra vấn đề nghiêm trọng. Tuy nhiên, ở một số người, uống bổ sung sắt có thể gây co thắt dạ dày, buồn nôn và tiêu chảy. Trong trường hợp này, người dùng có thể bổ sung sắt cùng với một lượng nhỏ thức ăn để hạn chế những triệu chứng khó chịu về tiêu hóa.

Bên cạnh việc uống sắt xa bữa ăn, người sử dụng không nên uống sữa, canxi và thuốc kháng axit cùng lúc với thuốc bổ sung sắt. Nghĩa là bạn nên đợi ít nhất 2 giờ sau khi ăn những thực phẩm trước khi uống sắt để hấp thụ sắt tốt nhất.

Cách để cơ thể hấp thụ sắt tốt nhất

Ngoài ra, để hấp thụ sắt tốt nhất không nên đồng thời uống sắt với ăn những thực phẩm giàu chất xơ, chẳng hạn như ngũ cốc nguyên hạt, rau sống và cám, thực phẩm và đồ uống có chứa caffeine.

Ngược lại bổ sung đồng thời vitamin C hoặc uống nước cam khi nạp sắt cho cơ thể tăng khả năng hấp thụ sắt tốt nhất.

3.HẤP THU SẮT TỪ THỰC PHẨM HAY THỰC PHẨM BỔ SUNG TỐT HƠN?

Hầu hết mọi người có thể nhận đủ lượng sắt từ chế độ ăn uống hằng ngày, nhất là các sản phẩm từ động vật. Tùy theo tình trạng của cơ thể, một người có thể bổ sung sắt qua các sản phẩm bổ sung nhưng cần đúng chỉ định về liều lượng, thời gian sử dụng từ bác sĩ. 

Có 2 loại sắt chính: sắt heme và sắt không phải heme. Sắt heme được cơ thể hấp thụ tốt hơn và thường được hay tìm thấy trong gan, thịt gia cầm và hải sản. Sắt không phải heme thường được tìm thấy trong các loại đậu, quả hạch, hạt và một số loại rau như bina và khoai tây. Khi hấp thu sắt nên hấp thu đồng thời cả vitamin C sẽ giúp cơ thể dung nạp sắt tốt hơn. Chuyên gia gợi ý một số thực phẩm giàu sắt bao gồm:

  • Các loại đậu: đậu và đậu khô hoặc đóng hộp, đậu lăng, đậu Hà Lan, đậu nành lên men.
  • Bánh mì và ngũ cốc: bánh mì trắng, mì ống rất phong phú chất sắt, các sản phẩm liên quan đến lúa mì, cám ngũ cốc, bột ngô, ngũ cốc yến mạch, kem lúa mì, bánh mì lúa mạch đen, bánh mì nguyên cám.
  • Các loại trái cây: quả sung, nho khô, mận khô và nước ép mận khô.
  • Thịt: thịt bò, thịt gà, sò, trứng, cừu non, dăm bông, thịt bê, thịt lợn, gan, tôm, cá ngừ, cá mòi, cá tuyết chấm đen, hàu, con sò.
  • Các loại rau: bông cải xanh, đậu que, rau lá xanh đậm, bồ công anh, cải thìa, cải xoăn, rau bina, khoai tây.
  • Các loại thực phẩm khác: mật mía đen, hạt hồ trăn, hạt bí, hạt mè, hạt lanh, hạt điều, hạt macca.

4.NHỮNG LƯU Ý KHI UỐNG BỔ SUNG SẮT

Khi bổ sung sắt cho bà bầu hoặc cho bé, hoặc bất kỳ ai bổ sung sắt chỉ nên dùng liều lượng sắt đúng với đơn kê hoặc tư vấn của bác sĩ. Liều dùng tùy thuộc vào từng chế phẩm sắt. Lượng sắt nguyên tố là khác nhau với từng loại chế phẩm. Do đó bạn phải luôn nhớ kiểm tra từng loại sắt nguyên tố của từng viên thuốc bổ sung sắt. Thông thường lượng sắt được đề nghị bổ sung là từ 100-200mg sắt nguyên tố, được chia từ 1 đến 3 liều mỗi ngày hoặc dùng cách ngày.

Những lưu ý khi uống bổ sung viên uống sắt

Theo đó bạn nên dùng vào cùng một thời điểm mỗi ngày để tránh bỏ sót liều. Nếu bị quên dùng một liều, đừng lo lắng chỉ cần bỏ qua liều đã quên và dùng liều tiếp theo như bình thường.

Thông thường công thức máu thường trở lại bình thường sau 2 tháng điều trị nhưng vẫn cần tiếp tục dùng chất bổ sung sắt trong 6 đến 12 tháng nữa để đảm bảo đủ lượng sắt dự trữ cho cơ thể.

Hy vọng bài viết vừa rồi của Hadu đã giúp bạn hiểu hơn về việc bổ sung sắt cho cơ thể.

Đừng quên theo dõi Website Hadu để cập nhật thông tin Sức Khỏe Đời Sống hữu ích nhé!

 

Đối tác chiến lược

Hotline 1900 633 486
popup

Số lượng:

Tổng tiền: