Th 03
Gạo lứt và gạo trắng là hai loại thực phẩm có chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết, rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên mỗi loại gạo đều có thành phần dinh dưỡng và lợi ích về sức khỏe khác nhau. Vì vậy, tùy thuộc vào mục đích sử dụng và chế độ dinh dưỡng của từng người để đưa ra lựa chọn phù hợp. 1.SO SANH GẠO LỨT VÀ GẠO TRẮNG Gạo lứt được biết đến là một trong những loại ngũ cốc nguyên hạt. Khi xay xát gạo lứt chỉ được bỏ lớp vỏ bên ngoài, còn lớp cám và mâm gạo bên trong được giữ nguyên. Vì thế gạo lứt thường có màu tối hơn và chứa rất nhiều chất xơ, vitamin và một số khoáng chất như magie, kẽm, mangan. Hơn nữa, gạo lứt cũng có chỉ số đường huyết khá thấp. Ngược lại, gạo trắng là loại gạo đã được trải qua quá trình tinh chế, loại bỏ vỏ trấu, cám và mâm gạo. Vì thế gạo trắng sẽ có thời hạn sử dụng lâu hơn gạo lứt nhưng hàm lượng các dưỡng chất cũng mất đi rất nhiều. Chưa kể một số loại gạo trắng còn được đánh bóng để hạt gạo nhìn trông sáng hơn. 2.SỰ KHÁC BIỆT VỀ DINH DƯỠNG Những thông tin sau đây sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về giá trị dinh dưỡng cũng như so sánh tác dụng đối với sức khỏe của hai loại gạo này: CHỈ SỐ ĐƯỜNG HUYẾT Chỉ số GI là chỉ số đường huyết của thực phẩm, chúng phản ánh tốc độ làm tăng đường huyết sau khi ăn các thực phẩm giàu chất bột đường. GI càng cao thức ăn sẽ được tiêu hóa càng nhanh và ngược lại. Tiêu thụ thực phẩm có GI thấp có thể giúp giảm cân, ngăn ngừa bệnh tim… Theo báo cáo, gạo trắng có GI cao hơn so với gạo lứt. Tuy nhiên, GI khác nhau tùy theo giống lúa mà mọi người ăn. Sự khác biệt về dinh dưỡng giữa gạo lứt và gạo trắng HÀM LƯỢNG CHẤT XƠ Gạo lứt có nhiều chất xơ và chất chống oxy hóa, cũng như có nhiều vitamin và khoáng chất quan trọng hơn gạo trắng. 100g gạo lứt nấu chín cung cấp 1,8g chất xơ, trong khi 100g gạo trắng chỉ cung cấp 0,4g chất xơ. HÀM LƯỢNG CALO Hàm lượng calo trong thực phẩm, là một trong những thành phần quan trọng giúp quyết định lợi ích của thực phẩm đối với cơ thể con người. Gạo lứt thường chứa lượng calo cao hơn một chút so với gạo trắng. Tuy nhiên chất xơ trong gạo lứt nhiều hơn nhiều so với gạo trắng. Chính vì vậy tiêu thụ gạo lứt sẽ không góp phần tăng cân đột ngột. NGUY CƠ MẮC BỆNH TIỂU ĐƯỜNG Gạo lứt có hàm lượng magie và chất xơ cao, giúp kiểm soát lượng đường trong máu cơ thể. Các nghiên cứu gần đây cho rằng tiêu thụ gạo lứt giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2. Gạo lứt có GI là 50 và gạo trắng có GI là 89, điều này cho thấy gạo trắng làm tăng lượng đường trong máu nhanh hơn nhiều so với gạo lứt. NGUY CƠ MẮC BỆNH TIM Gạo lứt có chứa các hợp chất gọi là lignans, giúp bảo vệ tim và chống lại bệnh tật. Lignans đã được chứng minh là làm giảm lượng chất béo trong máu, hạ huyết áp và giảm viêm trong động mạch. Ngoài ra, trong gạo lứt cũng chứa nhiều cholesterol tốt. Cả gạo lứt và gạo trắng đều có những thành phần dưỡng chất khác nhau. Chính vì thế, tùy vào nhu cầu dinh dưỡng của mỗi người mà có cách chọn gạo sao cho phù hợp. Gạo lứt 3.KẾT LUẬN VỀ VIỆC SO SÁNH GIỮA GẠO LỨT VÀ GẠO TRẮNG Về mặt dinh dưỡng thì gạo lứt hơn gạo trắng, tuy nhiên việc chế biến, sử dụng, sự phổ biến và giá cả thì lại khó khăn hơn với một số người. Nếu bạn quan tâm về dinh dưỡng và không quan tâm đến các vấn đề khác thì gạo lứt là một lựa chọn tốt. Gạo trắng Ngược lại nếu bạn thấy gạo trắng vẫn là một lựa chọn tốt thì không có gì phải bàn cãi thêm. Hy vọng qua bài viết vừa rồi của Hadu đã giúp bạn có sự lựa chọn riêng về việc dùng gạo lứt hoặc gạo trắng trong bữa cơm của mình.
Th 03
Cơ thể chúng ta có cơ chế tự nhiên cho phép giải độc qua gan, mồ hôi, nước tiểu và phân. Tuy nhiên, giữa cuộc sống đô thị hóa, đầy rẫy khói bụi, ô nhiễm, kim loại nặng, chất độc hại,... thì mức hấp thụ độc tố từ tự nhiên của con người được đẩy lên mức cao nhất, điển hình nhìn thấy là tình trạng mỡ nội tạng. Mỡ nội tạng là một loại chất béo trong cơ thể và được lưu trữ trong khoang bụng nên không dễ nhận thấy. Mỡ nội tạng có thể gây ra nhiều bệnh lý và các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Vì thế việc cải thiện mỡ nội tạng bằng việc duy trì chế độ dinh dưỡng, rèn luyện thể thao là một điều hết sức cần thiết. Bên cạnh đó, nước lọc, cafe đen, trà xanh… cũng là những loại thức uống được chứng minh rất tốt cho việc giảm mỡ nội tạng, mỡ toàn thân hiệu quả. Bài viết dưới đây Hadu sẽ chia sẻ cho bạn 4 loại thức uống tốt cho sức khỏe mà còn giúp giảm mỡ nội tạng. 1.GIẢI ĐỘC BẰNG NƯỚC GỪNG, CAM, CÀ RỐT Cam là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa và vitamin C. Cà rốt chứa nhiều beta-carotene và chất xơ giúp giảm cân và tiêu hóa. Bạn có thể bổ sung thêm gừng vào thức uống này để tăng tính kháng khuẩn. Đây là thức uống có tác dụng giải độc, đồng thời giúp giảm bớt mỡ ngay trong khi bạn ngủ. Nước cam, gừng, cà rốt 2.TRÀ XANH Pha cho mình một tách trà xanh trong ngày là cách tuyệt vời để giúp bạn giảm lượng chất béo nội tạng. Vì nó giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất và chứa đầy chất chống oxy hóa. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra chất này giúp giảm các tế bào mỡ, cải thiện quá trình trao đổi chất ở cơ thể người. Trà xanh Trà xanh cũng đã được chứng minh là đặc biệt giúp hỗ trợ giảm mỡ bụng. Trong một nghiên cứu được công bố bởi tạp chí Quốc tế về nghiên cứu môi trường và sức khỏe cộng đồng, uống 4 tách trà xanh trở lên mỗi tuần giúp giảm khả năng phát triển béo bụng lên đến 44% so với những người không uống. 3.NƯỚC LỌC Nước lọc đóng vai trò không thể thiếu trong việc đốt cháy chất béo của cơ thể (được gọi là quá trình phân giải mỡ). Do đó việc tăng lượng nước uống có thể giúp bạn giảm cân cùng mỡ nội tạng. Uống nước trở thành ví dụ điển hình cho cách giảm mỡ nội tạng. Nước lọc 4.NƯỚC CHANH MẬT ONG Chanh mật ong là thức uống bổ dưỡng có nhiều lợi ích cho sức khỏe và làm đẹp. Nhiều nghiên cứu còn cho biết thức uống này có thể giúp làm tan mỡ, làm sạch mụn và thải độc ra khỏi cơ thể. Mật ong có chứa nhiều loại enzyme và khoáng chất, do đó chúng có thể hỗ trợ nâng cao sức đề kháng của cơ thể để chống lại vi trùng, virus. Nước chanh mật ong Hy vọng bài viết vừa rồi của Hadu đã cung cấp cho bạn thêm 4 loại nước uống bổ dưỡng, dễ làm giúp giảm mỡ nội tạng. Đừng quên theo dõi Website của Hadu để cập nhật thêm nhiều mẹo hay về Sức Khỏe Đời Sống mới nhất nhé!
Th 03
Hầu như ai trong chúng ta cũng đều mong muốn được sống lâu, sống thọ và khỏe mạnh. Thực tế là các nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh vực ở khắp nơi trên thế giới đang liên tục tìm kiếm thông tin mới về cách kéo dài tuổi thọ con người. Một người sống thọ hay không không chỉ liên quan đến môi trường sống và gen di truyền, mà quan trọng hơn là chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt. Muốn sống lâu, khỏe mạnh, tốt nhất bạn nên bỏ 4 thói quen xấu sau đây: 1.HÚT THUỐC Theo nghiên cứu đăng tải trên PNAS, những người đang hút thuốc và những người có tiền sử hút thuốc có nguy cơ tử vong sớm cao nhất. Thống kê của trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ cũng góp phần chứng minh cho điều này: hút thuốc lá gây ra 480.000 ca tử vong mỗi năm ở Mỹ, trong đó có hơn 41.000 ca tử vong do hít phải khói thuốc. Những người hút thuốc lá tử vong sớm hơn khoảng 10 năm so với những người không hút thuốc. Hút thuốc lá không tốt cho sức khỏe và tuổi thọ Nồng độ nicotin cao trong thuốc lá có tác động lớn đến phổi và tim. Không chỉ vậy, hút thuốc còn làm suy yếu hệ thống miễn dịch, gây nhiễm trùng nặng hơn. Ngoài ung thư hút thuốc có thể gây nhiều bệnh về phổi như viêm tiểu phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) và viêm phổi. 2.ĂN QUÁ NHIỀU, CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG DINH DƯỠNG KHÔNG CÂN BẰNG Duy trì lâu dài thói quen ăn uống không hợp lý dễ khiến con người béo phì, mắc các bệnh cao huyết áp, đường huyết cao, mỡ máu cao. 3 bệnh này thường được gọi chung là bệnh “3 cao”, là nguyên nhân chính dẫn đến xơ vữa động mạch. Bên cạnh đó sau khi mắc “3 cao” là đột quỵ, bệnh tim mạch vành và bệnh tiểu đường rất dễ phát triển theo. Chế độ dinh dưỡng không lành mạnh Vì vậy, trong cuộc sống hằng ngày, việc hình thành thói quen ăn uống hợp lý là vô cùng quan trọng. Thói quen ăn uống hợp lý là: ba bữa đều đặn, thịt và rau kết hợp, đa dạng nguyên liệu, ăn no 70% mỗi bữa. 3.THIẾU TẬP THỂ DỤC Ngày nay, dưới áp lực công việc, nhiều người, đặc biệt là người trẻ đi theo một xu hướng gọi là thiếu vận động. Điều kiện sống được nâng cao khiến con người nạp vào cơ thể nhiều chất dinh dưỡng hơn nhưng lại ít vận động đi dẫn đến dư thừa những chất dinh dưỡng này, từ đó gây béo phì và hàng loạt biến chứng đi kèm. Lười vận động Đồng thời thiếu vận động trong thời gian dài cũng dẫn đến giảm khả năng miễn dịch và độ nhớt của máu, từ đó gây ra các loại bệnh. Đặc biệt là đối với những người trung niên và cao tuổi, khả năng trao đổi chất và khả năng miễn dịch của cơ thể suy giảm, nếu không vận động sẽ dễ mang đến nhiều mối nguy tiềm ẩn cho cơ thể. 4.NGỦ QUÁ ÍT (HOẶC QUÁ NHIỀU) Thời gian ngủ có thể ảnh hưởng đến tuổi thọ. Trong các nghiên cứu dịch tễ học, ngủ quá ít (dưới 6 tiếng), ngủ quá nhiều (hơn 9 tiếng) đã được chứng minh là khiến con người có nguy cơ tử vong cao hơn. Chất lượng cuộc sống cũng có ảnh hưởng: một giấc ngủ ngon có thể giúp bạn tránh khỏi căng thẳng, trầm cảm và bệnh tim. Ngủ quá ít hoặc quá nhiều Bạn có thể thực hiện một số mẹo giúp cải thiện chất lượng và thời gian ngủ, chẳng hạn như tắt đèn tối, điều chỉnh nhiệt độ ở mức mát mẻ, tránh xa thiết bị điện tử trước khi đi ngủ. Thiền có thể tạo tiền đề để có một giấc ngủ ngon và nghe nhạc nhẹ nhàng hay đọc sách có thể giúp bạn thư giãn.
Th 03
Chất béo được chia thành 2 loại là chất béo tốt và chất béo xấu. Chất béo tốt đảm nhiệm vai trò quan trọng trong việc tham gia xây dựng cấu trúc của cơ thể. Đặc biệt rất cần thiết cho việc cấu tạo màng tế bào, hỗ trợ sự phát triển của trí não, xương, thị giác, hệ miễn dịch… Người trưởng thành có tới 24% chất béo trong tổng trọng lượng của cơ thể. Chất béo luôn luôn có trong chế độ ăn uống của mọi người, nhưng hiện nay đang được tiêu thụ ít đi bởi chất béo được coi là thủ phạm làm tăng tỷ lệ béo phì, thừa cân và tiểu đường loại 2. Vậy cơ thể thiếu chất béo có ảnh hưởng gì không? Hãy cùng Hadu tìm hiểu cụ thể qua bài viết dưới đây: 1.KHI NÀO CƠ THỂ THIẾU CHẤT BÉO Chất béo là một chất dinh dưỡng đa lượng cần thiết cho sức khỏe của chúng ta. Nếu không có đủ chất béo trong chế độ ăn uống, da, tóc, hormone, mức năng lượng và chức năng trao đổi chất có thể bị ảnh hưởng. Chúng được biết đến về mặt hóa học là các phân tử của trieste của glixerol (chất béo trung tính) và axit béo, đây là một trong ba chất dinh dưỡng đa lượng (chất béo, carbohydrate, protein). Chất béo rất cần thiết với cơ thể Chất béo rất quan trọng đối với các quá trình chuyển hóa của cơ thể như tiêu hóa, vận chuyển, chuyển hóa, và khai thác năng lượng. Đó là nguồn năng lượng dự trữ chính của cơ thể chúng ta, và tính theo trọng lượng, nó chứa gấp ba lần năng lượng được cung cấp bởi glucose vốn phải được cung cấp cho não liên tục hằng ngày. Chúng ta không thể tồn tại khi không có chất béo vì những lý do sau: Tiêu hóa: chất béo không tan trong máu, vì vậy các axit mật được tạo ra từ cholesterol trong gan sẽ nhũ hóa chất béo này để có khả năng tham gia vào các quá trình trao đổi chất khác. Nó lưu trữ các vitamin A, vitamin D, vitamin K, vitamin E hòa tan trong chất béo trong gan và các mô mỡ. Vì chất béo cần được phân hủy thông qua nhiều quá trình bao gồm dạ dày, tá tràng, gan, túi mật tuyến tụy và ruột non, nên chất béo sẽ tồn tại trong một thời gian dài và khiến bạn no lâu. Vận chuyển: chất béo là một phần của mỗi màng tế bào trong cơ thể. Nó giúp vận chuyển các chất dinh dưỡng và chất chuyển hóa qua màng tế bào. Chuyển đổi: cơ thể của bạn sử dụng chất béo cho nhiều việc từ kích hoạt hormone đến xây dựng chức năng miễn dịch. Khai thác năng lượng: giữa các bữa ăn hoặc khi không có glucose, chất béo trung tính được phân hủy và chuyển hóa thành năng lượng, trong những thời điểm cần thiết, tế bào thần kinh của bộ não có thể sử dụng. Hệ thần kinh: Sợi trục là một phần của dây thần kinh (neuron) truyền tín hiệu điện từ não đến khắp cơ thể để bắt đầu tất cả các chức năng. Lớp phủ bảo vệ của sợi trục là lớp vỏ myelin được làm từ 80% lipid (chất béo) và phải được cung cấp bởi chế độ ăn uống. Chất béo cung cấp cho chúng ta hầu hết năng lượng. Bằng cách đó chất béo tiết kiệm protein bằng việc khỏi dùng năng lượng và cho phép chúng ta thực hiện vai trò quan trọng hơn là xây dựng và sửa chữa các mô. Nó cung cấp một nguồn vitamin tan trong chất béo A-K-D-E vào cơ thể giúp hấp thu các vitamin này vào trong ruột. Chất béo tham gia vào quá trình hình thành mỡ giúp bạn giữ ấm cơ thể. 2.THIẾU CHẤT BÉO CƠ THỂ SẼ NHƯ THẾ NÀO? Thiếu chất béo có thể gây rụng tóc, cơ thể mệt mỏi, thường xuyên đau ốm do sức đề kháng suy giảm trầm trọng. Các axit béo omega-3 và axit docosahexaenoic (DHA) giúp duy trì sức khỏe của não, hệ thần kinh trung ương, võng mạc, chữa lành vết thương… Thiếu chất béo trong chế độ ăn uống có thể gây thiếu hụt vitamin, dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe tiềm ẩn. THIẾU VITAMIN Cơ thể cần chất béo trong chế độ ăn uống để hấp thụ các vitamin tan trong chất béo như vitamin A,D,E và K. Khi cơ thể không nhận đủ chất dinh dưỡng thiết yếu này sẽ tăng nguy cơ quáng gà, bầm tím, tóc khô, viêm da. Nhiều nghiên cứu phát hiện ra rằng, chất béo là một phần cấu trúc tế bào da, giúp da duy trì độ ẩm. Viêm da do chế độ ăn thiếu chất béo thường biểu hiện dưới dạng phát ban khô, có vảy. Sự thiếu hụt omega-3 có thể dẫn đến viêm da, tăng nguy cơ bị mụn trứng cá, các tình trạng da liễu khác. ẢNH HƯỞNG ĐẾN TIM Theo một nghiên cứu, những người ăn đủ chất béo lành mạnh (hơn nửa muỗng canh dầu oliu mỗi ngày) có ít hơn 15% nguy cơ mắc bất kỳ loại bệnh tim mạch nào. THƯỜNG XUYÊN ỐM VÌ THIẾU CHẤT BÉO Hạn chế nghiêm ngặt lượng chất béo có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch, cơ thể ốm đau thường xuyên hơn. Cơ thể cần axit béo omega-3 axit alpha-linolenic và axit béo omega-6 axit linoleic trong chế độ ăn uống để tạo ra một số phân tử kích thích hoạt động của các tế bào miễn dịch. Nếu đang ăn đủ rau, trái cây và carbs mà vẫn thường xuyên bị ốm, người bệnh nên kiểm tra xem cơ thể có đủ chất béo không. Thiếu chất béo có thể dẫn đến kém hấp thu chất dinh dưỡng, dẫn đến làm suy yếu sức đề kháng. Thiếu chất béo khiến cơ thể ốm yếu SUY GIẢM TRÍ NHỚ Nhiều nghiên cứu về thần kinh học chỉ ra rằng chế độ ăn Địa Trung Hải bao gồm các chất béo lành mạnh như dầu oliu, các loại hạt, cá, có thể giúp bảo tồn trí nhớ, giảm nguy cơ mắc bệnh về nhận thức. Chế độ ăn Địa Trung Hải với mức tiêu thụ chất béo vừa phải có lợi cho sức khỏe của tim và hệ thần kinh hơn so với chế độ ăn ít hoặc không có chất béo. Chất béo không bão hòa đơn làm tăng mức cholesterol “tốt” trong cơ thể, giảm nguy cơ mắc bệnh tim. LÀM TĂNG NGUY CƠ MẮC BỆNH UNG THƯ Ngày nay nhiều nghiên cứu đã được cố gắng thực hiện nhằm tìm ra nguyên nhân của ung thư. Một số trong đó đã chỉ ra rằng, tình trạng thiếu chất béo có thể là một trong các nguyên nhân khiến cơ thể mắc các bệnh ung thư như ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt. Cụ thể những thí nghiệm với những người có chế độ ăn đầy đủ các chất bao gồm cả chất béo thường có tỷ lệ mắc ung thư rất thấp. Trong khi đó với những người càng cố gắng thực hiện chế độ ăn kiêng, tỷ lệ mắc bệnh ung thư càng cao hơn. Do đó, nếu không được bổ sung, cung cấp các loại chất béo lành mạnh thì nguy cơ mắc ung thư của bạn sẽ tăng lên rất nhiều. Đừng để chất béo xấu khiến bạn đánh giá sai những lợi ích mà chúng thực sự có thể đem lại cho cơ thể và sức khỏe của bạn. Vì vậy, mỗi người cần có chế độ ăn hợp lý để bổ sung các loại chất béo cần thiết cho cơ thể khỏe mạnh.