Chất béo được chia thành 2 loại là chất béo tốt và chất béo xấu. Chất béo tốt đảm nhiệm vai trò quan trọng trong việc tham gia xây dựng cấu trúc của cơ thể. Đặc biệt rất cần thiết cho việc cấu tạo màng tế bào, hỗ trợ sự phát triển của trí não, xương, thị giác, hệ miễn dịch… Người trưởng thành có tới 24% chất béo trong tổng trọng lượng của cơ thể.
Chất béo luôn luôn có trong chế độ ăn uống của mọi người, nhưng hiện nay đang được tiêu thụ ít đi bởi chất béo được coi là thủ phạm làm tăng tỷ lệ béo phì, thừa cân và tiểu đường loại 2. Vậy cơ thể thiếu chất béo có ảnh hưởng gì không?
Hãy cùng Hadu tìm hiểu cụ thể qua bài viết dưới đây:
1.KHI NÀO CƠ THỂ THIẾU CHẤT BÉO
Chất béo là một chất dinh dưỡng đa lượng cần thiết cho sức khỏe của chúng ta. Nếu không có đủ chất béo trong chế độ ăn uống, da, tóc, hormone, mức năng lượng và chức năng trao đổi chất có thể bị ảnh hưởng. Chúng được biết đến về mặt hóa học là các phân tử của trieste của glixerol (chất béo trung tính) và axit béo, đây là một trong ba chất dinh dưỡng đa lượng (chất béo, carbohydrate, protein).
Chất béo rất cần thiết với cơ thể
Chất béo rất quan trọng đối với các quá trình chuyển hóa của cơ thể như tiêu hóa, vận chuyển, chuyển hóa, và khai thác năng lượng. Đó là nguồn năng lượng dự trữ chính của cơ thể chúng ta, và tính theo trọng lượng, nó chứa gấp ba lần năng lượng được cung cấp bởi glucose vốn phải được cung cấp cho não liên tục hằng ngày. Chúng ta không thể tồn tại khi không có chất béo vì những lý do sau:
- Tiêu hóa: chất béo không tan trong máu, vì vậy các axit mật được tạo ra từ cholesterol trong gan sẽ nhũ hóa chất béo này để có khả năng tham gia vào các quá trình trao đổi chất khác. Nó lưu trữ các vitamin A, vitamin D, vitamin K, vitamin E hòa tan trong chất béo trong gan và các mô mỡ. Vì chất béo cần được phân hủy thông qua nhiều quá trình bao gồm dạ dày, tá tràng, gan, túi mật tuyến tụy và ruột non, nên chất béo sẽ tồn tại trong một thời gian dài và khiến bạn no lâu.
- Vận chuyển: chất béo là một phần của mỗi màng tế bào trong cơ thể. Nó giúp vận chuyển các chất dinh dưỡng và chất chuyển hóa qua màng tế bào.
- Chuyển đổi: cơ thể của bạn sử dụng chất béo cho nhiều việc từ kích hoạt hormone đến xây dựng chức năng miễn dịch.
- Khai thác năng lượng: giữa các bữa ăn hoặc khi không có glucose, chất béo trung tính được phân hủy và chuyển hóa thành năng lượng, trong những thời điểm cần thiết, tế bào thần kinh của bộ não có thể sử dụng.
- Hệ thần kinh: Sợi trục là một phần của dây thần kinh (neuron) truyền tín hiệu điện từ não đến khắp cơ thể để bắt đầu tất cả các chức năng. Lớp phủ bảo vệ của sợi trục là lớp vỏ myelin được làm từ 80% lipid (chất béo) và phải được cung cấp bởi chế độ ăn uống.
Chất béo cung cấp cho chúng ta hầu hết năng lượng. Bằng cách đó chất béo tiết kiệm protein bằng việc khỏi dùng năng lượng và cho phép chúng ta thực hiện vai trò quan trọng hơn là xây dựng và sửa chữa các mô. Nó cung cấp một nguồn vitamin tan trong chất béo A-K-D-E vào cơ thể giúp hấp thu các vitamin này vào trong ruột.
Chất béo tham gia vào quá trình hình thành mỡ giúp bạn giữ ấm cơ thể.
2.THIẾU CHẤT BÉO CƠ THỂ SẼ NHƯ THẾ NÀO?
Thiếu chất béo có thể gây rụng tóc, cơ thể mệt mỏi, thường xuyên đau ốm do sức đề kháng suy giảm trầm trọng.
Các axit béo omega-3 và axit docosahexaenoic (DHA) giúp duy trì sức khỏe của não, hệ thần kinh trung ương, võng mạc, chữa lành vết thương… Thiếu chất béo trong chế độ ăn uống có thể gây thiếu hụt vitamin, dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe tiềm ẩn.
THIẾU VITAMIN
Cơ thể cần chất béo trong chế độ ăn uống để hấp thụ các vitamin tan trong chất béo như vitamin A,D,E và K. Khi cơ thể không nhận đủ chất dinh dưỡng thiết yếu này sẽ tăng nguy cơ quáng gà, bầm tím, tóc khô, viêm da.
Nhiều nghiên cứu phát hiện ra rằng, chất béo là một phần cấu trúc tế bào da, giúp da duy trì độ ẩm. Viêm da do chế độ ăn thiếu chất béo thường biểu hiện dưới dạng phát ban khô, có vảy. Sự thiếu hụt omega-3 có thể dẫn đến viêm da, tăng nguy cơ bị mụn trứng cá, các tình trạng da liễu khác.
ẢNH HƯỞNG ĐẾN TIM
Theo một nghiên cứu, những người ăn đủ chất béo lành mạnh (hơn nửa muỗng canh dầu oliu mỗi ngày) có ít hơn 15% nguy cơ mắc bất kỳ loại bệnh tim mạch nào.
THƯỜNG XUYÊN ỐM VÌ THIẾU CHẤT BÉO
Hạn chế nghiêm ngặt lượng chất béo có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch, cơ thể ốm đau thường xuyên hơn. Cơ thể cần axit béo omega-3 axit alpha-linolenic và axit béo omega-6 axit linoleic trong chế độ ăn uống để tạo ra một số phân tử kích thích hoạt động của các tế bào miễn dịch.
Nếu đang ăn đủ rau, trái cây và carbs mà vẫn thường xuyên bị ốm, người bệnh nên kiểm tra xem cơ thể có đủ chất béo không. Thiếu chất béo có thể dẫn đến kém hấp thu chất dinh dưỡng, dẫn đến làm suy yếu sức đề kháng.
Thiếu chất béo khiến cơ thể ốm yếu
SUY GIẢM TRÍ NHỚ
Nhiều nghiên cứu về thần kinh học chỉ ra rằng chế độ ăn Địa Trung Hải bao gồm các chất béo lành mạnh như dầu oliu, các loại hạt, cá, có thể giúp bảo tồn trí nhớ, giảm nguy cơ mắc bệnh về nhận thức.
Chế độ ăn Địa Trung Hải với mức tiêu thụ chất béo vừa phải có lợi cho sức khỏe của tim và hệ thần kinh hơn so với chế độ ăn ít hoặc không có chất béo. Chất béo không bão hòa đơn làm tăng mức cholesterol “tốt” trong cơ thể, giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
LÀM TĂNG NGUY CƠ MẮC BỆNH UNG THƯ
Ngày nay nhiều nghiên cứu đã được cố gắng thực hiện nhằm tìm ra nguyên nhân của ung thư. Một số trong đó đã chỉ ra rằng, tình trạng thiếu chất béo có thể là một trong các nguyên nhân khiến cơ thể mắc các bệnh ung thư như ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt.
Cụ thể những thí nghiệm với những người có chế độ ăn đầy đủ các chất bao gồm cả chất béo thường có tỷ lệ mắc ung thư rất thấp. Trong khi đó với những người càng cố gắng thực hiện chế độ ăn kiêng, tỷ lệ mắc bệnh ung thư càng cao hơn.
Do đó, nếu không được bổ sung, cung cấp các loại chất béo lành mạnh thì nguy cơ mắc ung thư của bạn sẽ tăng lên rất nhiều.
Đừng để chất béo xấu khiến bạn đánh giá sai những lợi ích mà chúng thực sự có thể đem lại cho cơ thể và sức khỏe của bạn. Vì vậy, mỗi người cần có chế độ ăn hợp lý để bổ sung các loại chất béo cần thiết cho cơ thể khỏe mạnh.