Hầu như ai trong chúng ta cũng đều mong muốn được sống lâu, sống thọ và khỏe mạnh. Thực tế là các nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh vực ở khắp nơi trên thế giới đang liên tục tìm kiếm thông tin mới về cách kéo dài tuổi thọ con người.
Một người sống thọ hay không không chỉ liên quan đến môi trường sống và gen di truyền, mà quan trọng hơn là chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt. Muốn sống lâu, khỏe mạnh, tốt nhất bạn nên bỏ 4 thói quen xấu sau đây:
1.HÚT THUỐC
Theo nghiên cứu đăng tải trên PNAS, những người đang hút thuốc và những người có tiền sử hút thuốc có nguy cơ tử vong sớm cao nhất.
Thống kê của trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ cũng góp phần chứng minh cho điều này: hút thuốc lá gây ra 480.000 ca tử vong mỗi năm ở Mỹ, trong đó có hơn 41.000 ca tử vong do hít phải khói thuốc. Những người hút thuốc lá tử vong sớm hơn khoảng 10 năm so với những người không hút thuốc.
Hút thuốc lá không tốt cho sức khỏe và tuổi thọ
Nồng độ nicotin cao trong thuốc lá có tác động lớn đến phổi và tim. Không chỉ vậy, hút thuốc còn làm suy yếu hệ thống miễn dịch, gây nhiễm trùng nặng hơn.
Ngoài ung thư hút thuốc có thể gây nhiều bệnh về phổi như viêm tiểu phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) và viêm phổi.
2.ĂN QUÁ NHIỀU, CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG DINH DƯỠNG KHÔNG CÂN BẰNG
Duy trì lâu dài thói quen ăn uống không hợp lý dễ khiến con người béo phì, mắc các bệnh cao huyết áp, đường huyết cao, mỡ máu cao. 3 bệnh này thường được gọi chung là bệnh “3 cao”, là nguyên nhân chính dẫn đến xơ vữa động mạch. Bên cạnh đó sau khi mắc “3 cao” là đột quỵ, bệnh tim mạch vành và bệnh tiểu đường rất dễ phát triển theo.
Chế độ dinh dưỡng không lành mạnh
Vì vậy, trong cuộc sống hằng ngày, việc hình thành thói quen ăn uống hợp lý là vô cùng quan trọng. Thói quen ăn uống hợp lý là: ba bữa đều đặn, thịt và rau kết hợp, đa dạng nguyên liệu, ăn no 70% mỗi bữa.
3.THIẾU TẬP THỂ DỤC
Ngày nay, dưới áp lực công việc, nhiều người, đặc biệt là người trẻ đi theo một xu hướng gọi là thiếu vận động. Điều kiện sống được nâng cao khiến con người nạp vào cơ thể nhiều chất dinh dưỡng hơn nhưng lại ít vận động đi dẫn đến dư thừa những chất dinh dưỡng này, từ đó gây béo phì và hàng loạt biến chứng đi kèm.
Lười vận động
Đồng thời thiếu vận động trong thời gian dài cũng dẫn đến giảm khả năng miễn dịch và độ nhớt của máu, từ đó gây ra các loại bệnh. Đặc biệt là đối với những người trung niên và cao tuổi, khả năng trao đổi chất và khả năng miễn dịch của cơ thể suy giảm, nếu không vận động sẽ dễ mang đến nhiều mối nguy tiềm ẩn cho cơ thể.
4.NGỦ QUÁ ÍT (HOẶC QUÁ NHIỀU)
Thời gian ngủ có thể ảnh hưởng đến tuổi thọ. Trong các nghiên cứu dịch tễ học, ngủ quá ít (dưới 6 tiếng), ngủ quá nhiều (hơn 9 tiếng) đã được chứng minh là khiến con người có nguy cơ tử vong cao hơn.
Chất lượng cuộc sống cũng có ảnh hưởng: một giấc ngủ ngon có thể giúp bạn tránh khỏi căng thẳng, trầm cảm và bệnh tim.
Ngủ quá ít hoặc quá nhiều
Bạn có thể thực hiện một số mẹo giúp cải thiện chất lượng và thời gian ngủ, chẳng hạn như tắt đèn tối, điều chỉnh nhiệt độ ở mức mát mẻ, tránh xa thiết bị điện tử trước khi đi ngủ. Thiền có thể tạo tiền đề để có một giấc ngủ ngon và nghe nhạc nhẹ nhàng hay đọc sách có thể giúp bạn thư giãn.