Th 06
Mùa hè năm nay dự đoán sẽ nắng nóng trên diện rộng và nhiệt độ cao hơn trung bình nhiều năm. Đặc biệt, các đợt nắng nóng có thể kéo dài lên đến 7 ngày. Theo Almanac, nắng nóng kéo dài và nhiệt độ cao hơn nền nhiệt các năm khác có thể dẫn đến tình trạng sóng nhiệt. Sóng nhiệt hình thành khi không khí tĩnh (ít di chuyển) tại một địa phương hoặc một vùng. Sóng nhiệt có thể gây ra các bệnh như chuột rút, suy kiệt, đột quỵ do nhiệt… thậm chí tử vong. Sóng nhiệt được quan tâm khi bắt đầu trở thành nguyên nhân chính của những rủi ro về sức khỏe, môi trường,... Trẻ nhỏ, người già là đối tượng dễ mắc các bệnh liên quan đến nắng nóng nhất. Tuy nhiên, bất cứ ai cũng có thể mắc các bệnh liên quan đến nắng nóng nếu họ làm việc quá sức hoặc đơn giản là không coi trọng các cảnh báo về nhiệt. Để đối phó với tình trạng nắng nóng kéo dài như hiện nay, bạn nên lưu ý một số điều dưới đây: 1.TRÁNH TIẾP XÚC TRỰC TIẾP VỚI ÁNH MẶT TRỜI Cách phòng ngừa tốt nhất là tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh mặt trời càng nhiều càng tốt trong thời gian nóng nhất trong ngày. Bạn có thể đội mũ, mặc quần áo chống nắng, bôi kem chống nắng và ở trong bóng râm. 2.GIỮ ĐỦ NƯỚC Nước là chìa khóa duy trì nhiệt độ cơ thể khỏe mạnh, đặc biệt trong khi tập thể dục. Bạn cũng nên tiêu thụ đủ từ 1,5 đến 2 lít nước hoặc hơn vào mùa hè. Giữ đủ nước cho cơ thể Trong khi tập thể dục, hãy chuẩn bị sẵn đồ uống chứa muối, chất điện giải và một lượng nhỏ đường để bổ sung những chất bạn đã mất khi đổ mồ hôi. Bạn có thể bổ sung nước trái cây, nước dừa, và ăn trái cây mọng nước. 3.LÀM QUEN VỚI CÁI NÓNG Nếu bạn dành phần lớn thời gian trong điều hòa và đột nhiên cố gắng chạy lâu ngoài trời, cơ thể bạn chưa sẵn sàng tiếp xúc với nhiệt độ như vậy. Sẽ an toàn hơn nếu bạn tiếp xúc từ từ với hoạt động bên ngoài trong mùa hè. 4.KHÔNG BAO GIỜ ĐỂ TRẺ EM TRONG XE MỘT MÌNH DƯỚI THỜI TIẾT NẮNG NÓNG Tuyệt đối không được để trẻ nhỏ ở trên xe oto dưới thời tiết nắng nóng dù chỉ một giây. Trẻ em tạo ra nhiệt nhiều hơn so với kích thước cơ thể. Học Viện Nhi Khoa Hoa Kỳ lưu ý rằng, cơ thể trẻ em nóng lên nhanh gấp 3-5 lần so với người lớn. Ngoài ra khả năng làm mát qua mồ hôi của trẻ không được phát triển như người lớn. Vì vậy nếu một đứa trẻ bị bỏ lại trên một chiếc xe oto quá nóng chỉ vài phút cũng cực kì nguy hiểm đến tính mạng. 5.CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC VÀ NGHỈ NGƠI HỢP LÝ Nếu phải làm việc ngoài trời nóng, cần điều chỉnh hợp lý giữa chế độ làm việc và thời gian nghỉ ngơi để tránh bị mất sức, thậm chí mắc bệnh do thời tiết nắng nóng. Mặc dù áp lực công việc nặng nề nhưng mỗi người dân cần cố gắng cân bằng giữa làm việc và nghỉ ngơi để cơ thể không rơi vào trạng thái mệt mỏi. Đặc biệt, nên tránh làm việc ngoài trời quá lâu vào những thời điểm nhiệt độ tăng cao như giữa trưa nắng. Do đó cần tranh thủ sắp xếp làm các công việc nặng nhọc vào sáng sớm hoặc buổi chiều. Dân công sở mặc dù làm việc trong điều kiện có điều hòa nhưng cũng không nên để nhiệt độ trong phòng làm việc quá cao so với nhiệt độ ngoài trời, vì nếu phải ra ngoài, chênh lệch nhiệt độ lớn khiến cơ thể khó thích nghi. 6.TRANG PHỤC THOẢI MÁI Bạn nên mặc quần áo nhẹ, rộng rãi, thoáng mát, sáng màu và đội mũ làm bằng chất liệu thoáng khí. Mặc trang phục thoải mái Ngoài ra nếu bạn vẫn cảm thấy quá nóng, hãy làm mát cơ thể bằng cách đắp khăn ướt trên cổ tay và cổ. Mang theo chai xịt nước lạnh hoặc xịt khoáng làm mát da mặt và xịt nước lạnh vào các điểm để hạ nhiệt độ. 7.CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG HỢP LÝ Trong chế độ ăn uống, yếu tố đầu tiên là mọi người nên ăn chín, uống sôi để giữ vệ sinh vì thời tiết nắng nóng là điều kiện lý tưởng cho các loại vi khuẩn phát triển. Đồ ăn, thức uống mùa hè rất dễ bị nhiễm khuẩn, hư hỏng nếu chế độ bảo quản thực phẩm không đảm bảo vệ sinh. Do đó cần lưu ý đến chọn thực phẩm tươi, sạch và đảm bảo vệ sinh. Thời tiết nắng nóng, sức khỏe có chút giảm sút khiến việc ăn uống của mọi người bị ảnh hưởng. Nhiều người cho biết, hễ cứ đến mùa hè là không ăn uống được nhiều và bị sút cân, thậm chí mệt mỏi thường xuyên. Để tăng cường sức khỏe trong mùa hè, bạn cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng hợp lý. Nên chọn các thực phẩm mát, có tính hàn. Cách nấu nướng cũng chú ý nên hạn chế đồ dầu mỡ, nhiều gia vị cay… dễ khiến nóng trong người.
Th 06
Mỡ máu cao gây nhiều rủi ro cho sức khỏe, trong đó nguy hiểm nhất là tai biến mạch máu não với tỷ lệ tử vong rất cao. Tuy nhiên có những người ăn uống rất bình thường, nhưng vì sao các chỉ số mỡ máu, cholesterol vẫn cứ tăng lên? Người bệnh mỡ máu cao nên kiêng ăn thực phẩm gì để tốt cho sức khỏe? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của Hadu nha! 1.MỠ MÁU CAO LÀ GÌ VÀ LÀM SAO ĐỂ GIẢM? Mỡ máu cao là hiện tượng cholesterol, triglyceride tăng cao khi cơ thể dư thừa chất béo không kịp đào thải hoặc chuyển hóa. Điều này sẽ làm tăng lượng mỡ trong máu. Lượng mỡ tích tụ lâu ngày gây ra các biến chứng nguy hiểm ở gan, tim, thận… Cuối cùng hình thành các mảng xơ vữa động mạch, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim… Cholesterol là một chất béo mềm, màu vàng nhạt được sản xuất hằng ngày trong gan. Cholesterol được hấp thụ qua việc ăn uống là chủ yếu. Chúng đóng vai trò chất chống oxy hóa nhưng lại được biết nhiều hơn do gây ra các bệnh liên quan đến tim mạch. Mỡ máu cao Chứng mỡ máu cao thường biểu hiện ở người béo, thừa cân. Toàn thân có cảm giác nặng nề, ăn kém ngon, hay bực bội, cáu gắt, nhức đầu… Những người có mỡ máu cao không nên ăn hoặc ăn hạn chế các món từ nội tạng động vật, lòng đỏ trứng, mỡ động vật, đường và không dùng nhiều rượu. Hàm lượng chất béo chỉ nên chiếm 15-20% tổng năng lượng cung cấp cho cơ thể hằng ngày. 2.NGƯỜI MỠ MÁU CAO NÊN ĂN GÌ? CHẤT XƠ HÒA TAN Chất xơ hòa tan có nhiều trong các loại đậu, hạt ngũ cốc, hạt lanh, táo và các loại trái cây họ cam chanh. Cơ thể thực ra không có các enzym nhất định để phá vỡ chất xơ hòa tan, nên chất xơ sẽ đi qua đường tiêu hóa, hút nước và tạo thành một hỗn hợp sền sệt. Trên đường di chuyển, chất xơ hòa tan cũng sẽ hấp thụ mật, một chất được sản xuất bởi gan để tiêu hóa chất béo. Sau đó, chất xơ và mật kèm theo sẽ được bài tiết ra theo phân. Mật được tạo ra từ cholesterol, thế nên khi gan tạo ra nhiều mật hơn, nó sẽ kéo cholesterol ra khỏi máu, từ đó làm giảm cholesterol trong máu. CÁC LOẠI THỊT TRẮNG Các loại thịt trắng như thịt gà bỏ da, thịt ngỗng, thịt nạc (thịt thăn), cá là những loại ít chất béo bão hòa, có thể khiến hàm lượng cholesterol trong máu giảm đi đáng kể. Tuy nhiên ăn thịt trắng thường xuyên không phải là việc tốt. Vì điều này có thể dẫn tới giảm cholesterol tốt phục vụ năng lượng cho các hoạt động trong cơ thể. RAU CỦ QUẢ Rau củ quả là câu trả lời tuyệt vời nhất cho vấn đề “Mỡ máu cao nên ăn gì?” Rau củ quả là những thành phần tự nhiên giúp giảm nồng độ cholesterol. Nhóm thực phẩm này có chứa hàm lượng cao chất chống oxy hóa , giúp ngăn ngừa cholesterol LDL khỏi oxy hóa và hình thành các mảng bám trong động mạch. Bên cạnh tác dụng giảm cholesterol và ngăn chặn quá trình oxy hóa, các loại rau củ quả còn giúp giảm nguy cơ tim mạch đáng kể. Nghiên cứu đã phát hiện thấy những người ăn nhiều rau củ quả thường xuyên giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch đến 17% trong 10 năm. TRÀ XANH Có nhiều cách sử dụng trà xanh để giảm chất béo trung tính. Ví dụ như uống trực tiếp, các sản phẩm chiết xuất từ lá trà xanh… Sau khi ăn, uống khoảng 3-5 tách trà xanh mỗi ngày sẽ gây gián đoạn tổng hợp cholesterol xấu trong gan và loại bỏ cholesterol từ máu. Lá trà xanh Ngoài ra trà xanh còn chứa chất chống oxy hóa có khả năng ngăn chặn quá trình oxy hóa cholesterol LDL, từ đó ngăn ngừa quá trình hình thành các mảng xơ vữa động mạch. Xin lưu ý: không uống trà xanh khi đói bụng hoặc trước khi đi ngủ. Tác dụng phụ của lá chè bao gồm buồn nôn và nôn. Caffeine chứa trong trà xanh là một chất kích thích. CÁC LOẠI GIA VỊ GIÚP GIẢM MỠ MÁU Bạn nên bổ sung một số loại gia vị có chứa nhiều vitamin, khoáng chất và các chất chống oxy hóa ở hàm lượng cao. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng tỏi, nghệ và gừng đặc biệt có hiệu quả giảm cholesterol khi ăn thường xuyên. Nếu bạn duy trì thói quen ăn một tép tỏi mỗi ngày trong 3 tháng thì lượng cholesterol toàn phần có thể giảm đến 9%. Ngoài công dụng giảm cholesterol, một số gia vị còn chứa chất chống oxy hóa ngăn ngừa cholesterol LDL bị oxy hóa, giảm nguy cơ hình thành mảng xơ vữa bên trong động mạch. Các loại gia vị như bạc hà, đinh hương, tiêu và quế sẽ tăng thêm hương vị cho món ăn và giúp bạn hạ mỡ máu thông qua thực đơn hằng ngày.
Th 06
Mướp đắng là loại thực phẩm phổ biến nhưng được sử dụng nhiều trong các bài thuốc chữa bệnh. Vậy mướp đắng có những tác dụng tuyệt vời gì, cùng Hadu tìm hiểu qua bài viết dưới đây! 1.ĐẶC ĐIỂM CÂY MƯỚP ĐẮNG Cây có thân nhỏ, đường kính khoảng 3-6mm, có lá mỏng, có từ 4-6 cạnh nhô ra từ mũi giáo. Quả mướp đắng sần sùi dài khoảng 15-20cm, đường kính 3-4cm, có vị đắng đặc trưng. Là loại đắng nhất trong tất cả các dòng rau củ quả. Tuy rằng vị của chúng không dễ ăn nhưng có rất nhiều tác dụng với chúng ta. Đặc điểm của mướp đắng Mướp đắng hoàn toàn có thể sử dụng rễ, quả, và cả hoa dùng làm thuốc chữa bệnh. Theo như Đông Y nghiên cứu, mướp đắng có tác dụng ngăn ngừa sốt xuất huyết, giúp bảo vệ thành tế bào, phòng ngừa biến chứng xơ vữa động mạch, điều trị ung thư, tăng sức đề kháng, và chữa cảm mạo hiệu quả. Ngoài ra, mướp đắng còn có tác dụng điều hòa lượng đường trong máu nhờ vào hoạt chất glycosid, nên có hiệu quả trị liệu với bệnh đái tháo đường. 2.CÁC THÀNH PHẦN HÓA HỌC TRONG MƯỚP ĐẮNG VÀ TÁC DỤNG CỦA NÓ Thành phần các chất dinh dưỡng có trong 100g mướp đắng như sau: -Năng lượng: 16 kcal -Nước: 94,4 g -Protein: 0,9 g -Glucid: 3 g -Chất xơ: 1,1 g -Canxi: 18 mg -Photpho: 29 mg -Sắt: 0,6 mg -Kali: 296 mg -Vitamin C: 84 mg -Vitamin A: 471 IU (16% nhu cầu cơ thể cần hằng ngày) Công dụng của mướp đắng Ngoài ra mướp đắng còn chứa các hoạt chất vô cùng có lơi cho cơ thể như: saponin, alkaloid, beta-carotene, adenine, vitamin nhóm B… Mướp đắng tăng thành phần oxy hóa glucose, giảm sự hấp thu glucose vào các tế bào. Giảm hoạt tính của các men tổng hợp, có tác dụng đối sinh học giống như các tế bào insulin, giúp điều hòa lượng đường trong máu và rất tốt cho những người bệnh tiểu đường. Hạt của chúng cũng có thành phần chiết xuất ra để có thể phân giải đường, nó có tác dụng chuyển hóa đường dư thừa trong cơ thể thành năng lượng, làm giảm béo, giảm mỡ đọng lại trong cơ thể và mạch máu. Có chứa nhiều axit amino đây là một loại axit chứa nhiều vị đắng, ở loại axit này có tác dụng tiêu diệt các tế bào ung thư, vì vậy khi bị ung thư chúng ta nên dùng nhiều khổ qua để làm giảm bớt bệnh. Các protein và các chất oxy hóa trong mướp đắng không chỉ có tác dụng kháng khuẩn mà còn có tác dụng kích thích các phản ứng ở mảng tế bào giúp cho việc giảm và tiêu diệt các tế bào ung thư vú ở phụ nữ, ngừng di căn đối với các tế bào này. Dầu chiết xuất từ chúng có rất nhiều chất như cis, trats, và axit linoleic t13 những chất này cũng có tác dụng triệt tiêu các mầm bệnh gây ung thư tá tràng và các loại bệnh nguy hiểm khác. Khổ qua chứa nhiều tiền tố tạo nên vitamin A đây là loại vitamin rất tốt cho việc sáng mắt và cải thiện thị giác. Kết hợp với vitamin C và các chất chống oxy hóa chúng còn hạn chế bệnh về mắt do bị oxy hóa, giúp lợi tiểu, bổ sung khí huyết, tuần hoàn máu tốt hơn. Đối với chị em phụ nữ không lạ gì việc cải thiện da mình bằng cách đắp mặt và ép nước với mướp đắng để uống. Việc này nhằm giúp cho da dẻ mịn màng, giảm và tiêu diệt mụn trứng cá, mụn đầu đen. Trong loại quả này còn có nhiều nước và vitamin nên sẽ tái tạo da rất nhanh, ngoài ra mướp đắng còn có tác dụng chữa hôi chân, hôi nách và đặc biệt là giảm cân cho các chị em.
Th 05
Thời điểm giao mùa là lúc các loại virus phát triển mạnh mẽ, xâm nhập vào cơ thể con người và gây ra các bệnh đường hô hấp. Với những bệnh nhân mắc bệnh hô hấp mãn tính, tình trạng sẽ chuyển biến nặng hơn, ảnh hưởng tới sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. Vậy làm thế nào tăng sức đề kháng cho đường hô hấp? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây của Hadu để tìm câu trả lời nhé! 1.ĐỀ KHÁNG HÔ HẤP QUAN TRỌNG NHƯ THẾ NÀO VỚI SỨC KHỎE? Sau khi “lọt lòng” mẹ, các bé sẽ nhận được lượng kháng thể lớn từ mẹ gọi là miễn dịch thụ động. Đây chính là tấm áo giáp tự nhiên mà mẹ có thể bảo vệ các bé khỏi nhiễm trùng trong những tháng đầu. Tuy nhiên, sau khoảng 6 tháng, chất lượng sữa giảm, trẻ bắt đầu ăn thì lượng kháng thể mẹ truyền sang cho bé giảm đi rất nhiều. Phải đến lúc 3 hoặc 5 tuổi, hệ miễn dịch của trẻ mới được hoàn thiện. Lúc này con người mới có thể sản xuất kháng thể chống lại virus, vi khuẩn gây bệnh hô hấp. Bên cạnh đó trẻ nhỏ là đối tượng dễ bị virus, vi khuẩn tấn công do hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Theo nghiên cứu của WHO, nguyên nhân gây viêm hô hấp ở trẻ phần lớn là do virus. Điều này cho thấy, trẻ không bị bệnh hoặc điều trị nhanh có thể liên quan đến khả năng miễn dịch cũng như đề kháng. Theo các chuyên gia, virus gây bệnh viêm đường hô hấp phát triển và lan truyền trong điều kiện khí hậu ẩm ướt. Đường hô hấp chính là nơi mà các mầm bệnh có thể dễ dàng xâm nhập do chúng ta hít thở mỗi ngày. Đây chính là lý do vì sao chúng ta dễ mắc cảm cúm, viêm phế quản, hen suyễn vào thời điểm giao mùa hoặc dịch bệnh. 2.CÁC BỆNH ĐƯỜNG HÔ HẤP THƯỜNG GẶP KHI GIAO MÙA VIÊM HỌNG CẤP TÍNH Viêm họng cấp tính thường hay xảy ra vào lúc giao mùa, xuất hiện ở cả trẻ em và người lớn. Triệu chứng đầu tiên của viêm họng cấp là: đau họng, khàn tiếng, ho khan, ho có đờm, cổ họng khô rát, sốt cao (38-39 độ C) kèm theo sổ mũi. Nguyên nhân chính gây ra tình trạng này là do vi khuẩn liên cầu tan máu beta nhóm A hoặc do virus xâm nhập gây bệnh. Viêm họng nếu không được can thiệp điều trị có thể dẫn đến nhiều bệnh lý hô hấp nguy hiểm khác như: viêm mũi, áp xe thành họng… Viêm họng cấp tính VIÊM KHÍ PHẾ QUẢN Nguyên nhân gây ra viêm khí phế quản thường là do thay đổi thời tiết, viêm mũi, viêm họng nhưng không được điều trị kịp thời khiến bệnh tiến triển nặng hơn. Nếu tình trạng này không được điều trị dứt điểm sẽ khiến nhiễm trùng lan vào các nang phế phổi, gây ra các triệu chứng nguy cấp như: sốt cao li bì, ho khan, tức ngực, khó thở, khạc ra đờm xanh hoặc vàng. CÚM MÙA Trẻ em và trẻ sơ sinh là đối tượng dễ mắc cúm mùa do sức đề kháng yếu, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Cúm dễ lây lan khi trẻ tiếp xúc gần với người mắc bệnh. Các triệu chứng dễ thấy nhất là: đau đầu, chóng mặt, sốt nhẹ, ớn lạnh, ho, đau họng, hắt hơi và chảy nước mũi trong. Ở các đối tượng như trẻ em, người cao tuổi, và phụ nữ có thai, cúm mùa dễ trở nên nặng hơn và diễn tiến nhanh chóng thành suy hô hấp, gây đe dọa đến tính mạng. HEN SUYỄN Hen suyễn là bệnh dễ tái phát đặc biệt vào thời điểm giao mùa. Khi mùa thu chuyển dần sang đông chính là giai đoạn tồi tệ nhất đối với những bệnh nhân bị mắc bệnh hen suyễn. Bên cạnh đó, thời điểm cuối tháng 8 và đầu tháng 9 cũng là lúc có nhiều người lên cơn hen phế quản do lúc này là mùa tựu trường, mật độ đi lại tăng cao kết hợp với sự gia tăng lây nhiễm của nhiều loại virus gây bệnh. Ngoài ra như đề cập, thời tiết thay đổi đồng nghĩa với nhiệt độ, độ ẩm không khí thay đổi, thậm chí là sự xuất hiện của nhiều loài hoa cỏ khác nhau… càng là những yếu tố kích hoạt bệnh hen suyễn tái phát. Người bị hen suyễn sẽ dễ bị dị ứng với các tác nhân khác nhau như khói bụi, phấn hoa,... và bệnh sẽ càng nghiêm trọng hơn khi cơ thể bị nhiễm virus đường hô hấp. 3.CÁCH TĂNG SỨC ĐỀ KHÁNG ĐƯỜNG HÔ HẤP KHI GIAO MÙA GIỮ ẤM CƠ THỂ KHI THỜI TIẾT GIAO MÙA Giữ ấm cơ thể là cách phòng bệnh hiệu quả khi thời tiết giao mùa. Khi trời trở lạnh, bạn nên giữ ấm vùng ngực, cổ, gan bàn chân bằng cách mặc ấm, che chắn bằng khăn quàng cổ, đội mũ, đi tất,... Với những người có hệ miễn dịch kém có thể mang theo 1 túi chườm nhỏ để giữ cho nhiệt độ cơ thể luôn ở mức vừa phải, tránh bị hạ thân nhiệt. Giữ ấm cơ thể khi thời tiết giao mùa Ngoài ra khi tắm hoặc rửa tay nên dùng nước ấm ở nơi kín gió. Mỗi khi tắm xong dùng khăn khô lau người rồi mới mặc quần áo. Khi lạnh nên dùng các thức uống ấm như súp, trà, cháo để tăng nhiệt độ cơ thể tự nhiên. XÂY DỰNG CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG HỢP LÝ Vào thời điểm giao mùa, họng và mũi là 2 bộ phận nhạy cảm nên rất dễ bị ảnh hưởng. Do vậy trong chế độ ăn hằng ngày bạn không nên ăn nhiều đồ quá lạnh hoặc quá nóng gây tổn thương họng. Thay vào đó, hãy khéo léo cân bằng 4 nhóm dinh dưỡng trong khẩu phần ăn gồm: chất béo, chất đạm, tinh bột, vitamin và khoáng chất (A.C.D.E). Cụ thể: Nguồn thực phẩm giàu vitamin A là trứng, gan, các thực phẩm giàu beta caroten (tiền vitamin A) như: bí đỏ, cà rốt, dầu gấc, các loại rau xanh đậm như mồng tơi, rau ngót. Các thực phẩm giàu vitamin C gồm hoa quả, trái cây và rau tươi như: quýt, bưởi, cam, đu đủ, xoài, ổi, táo, nho, súp lơ, kiwi, cà chua, củ cải, rau ngót, rau bina, ớt chuông,... Bổ sung vitamin D, mỗi người cần tiếp xúc với ánh nắng mặt trời từ 15-30 phút/ngày. Bên cạnh đó cần tang cường các thực phẩm giàu vitamin D như thực phẩm từ trứng, gan cá, cá, các loại sữa, ngũ cốc… Thực phẩm giàu vitamin E có nhiều trong các loại hạt như hạt hướng dương, các sản phẩm từ đậu nành như giá đỗ, lúa mì, rau mầm,... Bên cạnh chế độ ăn uống, người bệnh cũng cần cung cấp đủ nước cho cơ thể (khoảng 2 lít mỗi ngày). Uống đủ nước sẽ duy trì thân nhiệt ổn định, hỗ trợ loại bỏ các độc tố trong cơ thể. Thói quen hút thuốc lá cũng không được khuyến khích vì nó làm tăng nguy cơ mắc hoặc làm trầm trọng hơn các bệnh đường hô hấp. VỆ SINH CƠ THỂ VÀ MÔI TRƯỜNG SỐNG Các loại vi khuẩn và virus tồn tại ở khắp nơi, có cả ở trong không khí ta hít thở. Vì vậy những người thường xuyên làm việc ngoài trời, tiếp xúc với môi trường không khí ô nhiễm, khói bụi, thì cần vệ sinh cơ thể thường xuyên, đặc biệt đường hô hấp. Sau mỗi ngày làm việc, bạn nên vệ sinh mũi họng bằng nước muối sinh lý 0,9%, giữ thói quen súc miệng mỗi sáng hoặc tối bằng nước muối ấm pha loãng. Bên cạnh đó, việc rửa tay thường xuyên bằng xà phòng diệt khuẩn, giữ môi trường sống luôn sạch sẽ, khô thoáng cũng hạn chế nguy cơ lây bệnh. TIÊM PHÒNG VẮC XIN CÚM HẰNG NĂM Việc chủ động phòng cúm trước khi bước vào mùa lạnh hằng năm giúp tăng sức đề kháng hô hấp cho trẻ, hạn chế mắc cúm hoặc nếu có thì tình trạng cũng giảm nhẹ đáng kể. Ngoài ra trẻ em cũng cần được tiêm phòng vắc xin phòng phế cầu để phòng tránh nguy cơ nhiễm phế cầu.