CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ DƯỢC PHẨM HADU

31

Th 05

CÁCH TĂNG CƯỜNG SỨC KHỎE HÔ HẤP KHI GIAO MÙA

CÁCH TĂNG CƯỜNG SỨC KHỎE HÔ HẤP KHI GIAO MÙA

  • admin
  • 0 bình luận

Thời điểm giao mùa là lúc các loại virus phát triển mạnh mẽ, xâm nhập vào cơ thể con người và gây ra các bệnh đường hô hấp. Với những bệnh nhân mắc bệnh hô hấp mãn tính, tình trạng sẽ chuyển biến nặng hơn, ảnh hưởng tới sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. Vậy làm thế nào tăng sức đề kháng cho đường hô hấp? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây của Hadu để tìm câu trả lời nhé!

1.ĐỀ KHÁNG HÔ HẤP QUAN TRỌNG NHƯ THẾ NÀO VỚI SỨC KHỎE?

Sau khi “lọt lòng” mẹ, các bé sẽ nhận được lượng kháng thể lớn từ mẹ gọi là miễn dịch thụ động. Đây chính là tấm áo giáp tự nhiên mà mẹ có thể bảo vệ các bé khỏi nhiễm trùng trong những tháng đầu.

Tuy nhiên, sau khoảng 6 tháng, chất lượng sữa giảm, trẻ bắt đầu ăn thì lượng kháng thể mẹ truyền sang cho bé giảm đi rất nhiều. Phải đến lúc 3 hoặc 5 tuổi, hệ miễn dịch của trẻ mới được hoàn thiện. Lúc này con người mới có thể sản xuất kháng thể chống lại virus, vi khuẩn gây bệnh hô hấp.

Bên cạnh đó trẻ nhỏ là đối tượng dễ bị virus, vi khuẩn tấn công do hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Theo nghiên cứu của WHO, nguyên nhân gây viêm hô hấp ở trẻ phần lớn là do virus. Điều này cho thấy, trẻ không bị bệnh hoặc điều trị nhanh có thể liên quan đến khả năng miễn dịch cũng như đề kháng.

Theo các chuyên gia, virus gây bệnh viêm đường hô hấp phát triển và lan truyền trong điều kiện khí hậu ẩm ướt. Đường hô hấp chính là nơi mà các mầm bệnh có thể dễ dàng xâm nhập do chúng ta hít thở mỗi ngày. Đây chính là lý do vì sao chúng ta dễ mắc cảm cúm, viêm phế quản, hen suyễn vào thời điểm giao mùa hoặc dịch bệnh.

2.CÁC BỆNH ĐƯỜNG HÔ HẤP THƯỜNG GẶP KHI GIAO MÙA

VIÊM HỌNG CẤP TÍNH

Viêm họng cấp tính thường hay xảy ra vào lúc giao mùa, xuất hiện ở cả trẻ em và người lớn. Triệu chứng đầu tiên của viêm họng cấp là: đau họng, khàn tiếng, ho khan, ho có đờm, cổ họng khô rát, sốt cao (38-39 độ C) kèm theo sổ mũi.

Nguyên nhân chính gây ra tình trạng này là do vi khuẩn liên cầu tan máu beta nhóm A hoặc do virus xâm nhập gây bệnh. Viêm họng nếu không được can thiệp điều trị có thể dẫn đến nhiều bệnh lý hô hấp nguy hiểm khác như: viêm mũi, áp xe thành họng…

Viêm họng cấp tính

VIÊM KHÍ PHẾ QUẢN

Nguyên nhân gây ra viêm khí phế quản thường là do thay đổi thời tiết, viêm mũi, viêm họng nhưng không được điều trị kịp thời khiến bệnh tiến triển nặng hơn. Nếu tình trạng này không được điều trị dứt điểm sẽ khiến nhiễm trùng lan vào các nang phế phổi, gây ra các triệu chứng nguy cấp như: sốt cao li bì, ho khan, tức ngực, khó thở, khạc ra đờm xanh hoặc vàng.

CÚM MÙA

Trẻ em và trẻ sơ sinh là đối tượng dễ mắc cúm mùa do sức đề kháng yếu, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Cúm dễ lây lan khi trẻ tiếp xúc gần với người mắc bệnh. Các triệu chứng dễ thấy nhất là: đau đầu, chóng mặt, sốt nhẹ, ớn lạnh, ho, đau họng, hắt hơi và chảy nước mũi trong. Ở các đối tượng như trẻ em, người cao tuổi, và phụ nữ có thai, cúm mùa dễ trở nên nặng hơn và diễn tiến nhanh chóng thành suy hô hấp, gây đe dọa đến tính mạng.

HEN SUYỄN

Hen suyễn là bệnh dễ tái phát đặc biệt vào thời điểm giao mùa. Khi mùa thu chuyển dần sang đông chính là giai đoạn tồi tệ nhất đối với những bệnh nhân bị mắc bệnh hen suyễn. Bên cạnh đó, thời điểm cuối tháng 8 và đầu tháng 9 cũng là lúc có nhiều người lên cơn hen phế quản do lúc này là mùa tựu trường, mật độ đi lại tăng cao kết hợp với sự gia tăng lây nhiễm của nhiều loại virus gây bệnh.

Ngoài ra như đề cập, thời tiết thay đổi đồng nghĩa với nhiệt độ, độ ẩm không khí thay đổi, thậm chí là sự xuất hiện của nhiều loài hoa cỏ khác nhau… càng là những yếu tố kích hoạt bệnh hen suyễn tái phát. Người bị hen suyễn sẽ dễ bị dị ứng với các tác nhân khác nhau như khói bụi, phấn hoa,... và bệnh sẽ càng nghiêm trọng hơn khi cơ thể bị nhiễm virus đường hô hấp.

3.CÁCH TĂNG SỨC ĐỀ KHÁNG ĐƯỜNG HÔ HẤP KHI GIAO MÙA

GIỮ ẤM CƠ THỂ KHI THỜI TIẾT GIAO MÙA

Giữ ấm cơ thể là cách phòng bệnh hiệu quả khi thời tiết giao mùa. Khi trời trở lạnh, bạn nên giữ ấm vùng ngực, cổ, gan bàn chân bằng cách mặc ấm, che chắn bằng khăn quàng cổ, đội mũ, đi tất,... Với những người có hệ miễn dịch kém có thể mang theo 1 túi chườm nhỏ để giữ cho nhiệt độ cơ thể luôn ở mức vừa phải, tránh bị hạ thân nhiệt.

Giữ ấm cơ thể khi thời tiết giao mùa

Ngoài ra khi tắm hoặc rửa tay nên dùng nước ấm ở nơi kín gió. Mỗi khi tắm xong dùng khăn khô lau người rồi mới mặc quần áo. Khi lạnh nên dùng các thức uống ấm như súp, trà, cháo để tăng nhiệt độ cơ thể tự nhiên.

XÂY DỰNG CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG HỢP LÝ

Vào thời điểm giao mùa, họng và mũi là 2 bộ phận nhạy cảm nên rất dễ bị ảnh hưởng. Do vậy trong chế độ ăn hằng ngày bạn không nên ăn nhiều đồ quá lạnh hoặc quá nóng gây tổn thương họng. Thay vào đó, hãy khéo léo cân bằng 4 nhóm dinh dưỡng trong khẩu phần ăn gồm: chất béo, chất đạm, tinh bột, vitamin và khoáng chất (A.C.D.E). Cụ thể:

Nguồn thực phẩm giàu vitamin A là trứng, gan, các thực phẩm giàu beta caroten (tiền vitamin A) như: bí đỏ, cà rốt, dầu gấc, các loại rau xanh đậm như mồng tơi, rau ngót.

Các thực phẩm giàu vitamin C gồm hoa quả, trái cây và rau tươi như: quýt, bưởi, cam, đu đủ, xoài, ổi, táo, nho, súp lơ, kiwi, cà chua, củ cải, rau ngót, rau bina, ớt chuông,...

Bổ sung vitamin D, mỗi người cần tiếp xúc với ánh nắng mặt trời từ 15-30 phút/ngày. Bên cạnh đó cần tang cường các thực phẩm giàu vitamin D như thực phẩm từ trứng, gan cá, cá, các loại sữa, ngũ cốc…

Thực phẩm giàu vitamin E có nhiều trong các loại hạt như hạt hướng dương, các sản phẩm từ đậu nành như giá đỗ, lúa mì, rau mầm,...

Bên cạnh chế độ ăn uống, người bệnh cũng cần cung cấp đủ nước cho cơ thể (khoảng 2 lít mỗi ngày). Uống đủ nước sẽ duy trì thân nhiệt ổn định, hỗ trợ loại bỏ các độc tố trong cơ thể.

Thói quen hút thuốc lá cũng không được khuyến khích vì nó làm tăng nguy cơ mắc hoặc làm trầm trọng hơn các bệnh đường hô hấp.

VỆ SINH CƠ THỂ VÀ MÔI TRƯỜNG SỐNG

Các loại vi khuẩn và virus tồn tại ở khắp nơi, có cả ở trong không khí ta hít thở. Vì vậy những người thường xuyên làm việc ngoài trời, tiếp xúc với môi trường không khí ô nhiễm, khói bụi, thì cần vệ sinh cơ thể thường xuyên, đặc biệt đường hô hấp. Sau mỗi ngày làm việc, bạn nên vệ sinh mũi họng bằng nước muối sinh lý 0,9%, giữ thói quen súc miệng mỗi sáng hoặc tối bằng nước muối ấm pha loãng. Bên cạnh đó, việc rửa tay thường xuyên bằng xà phòng diệt khuẩn, giữ môi trường sống luôn sạch sẽ, khô thoáng cũng hạn chế nguy cơ lây bệnh.

TIÊM PHÒNG VẮC XIN CÚM HẰNG NĂM

Việc chủ động phòng cúm trước khi bước vào mùa lạnh hằng năm giúp tăng sức đề kháng hô hấp cho trẻ, hạn chế mắc cúm hoặc nếu có thì tình trạng cũng giảm nhẹ đáng kể. Ngoài ra trẻ em cũng cần được tiêm phòng vắc xin phòng phế cầu để phòng tránh nguy cơ nhiễm phế cầu. 

 

Đối tác chiến lược

Hotline 1900 633 486
popup

Số lượng:

Tổng tiền: