Th 07
Vitamin C là một trong 13 loại vitamin thiết yếu đối với sức khỏe con người. Một chế độ ăn uống khoa học sẽ đảm bảo cơ thể luôn có đủ loại vitamin này. Tuy nhiên việc bổ sung vitamin C quá liều lại gây ra những tác dụng phụ không mong muốn và có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cách bổ sung vitamin C đúng cách và những lưu ý quan trọng khi sử dụng vitamin C để đảm bảo an toàn cho cơ thể. 1.VITAMIN C LÀ GÌ? Vitamin C là tên của hợp chất hóa học Acid ascorbic - dễ tan trong nước, ít tan trong rượu và dung môi hữu cơ. Vitamin C tương đối bền với nhiệt, tuy nhiên rất dễ bị oxy hóa bởi không khí. Vitamin C có nhiều trong các thực phẩm tự nhiên, cơ thể người cũng chủ yếu hấp thu và sử dụng dưỡng chất này từ đây. Vitamin C tham gia vào rất nhiều hoạt động của cơ thể, có vai trò và chức năng quan trọng với hệ miễn dịch, phòng ngừa lão hóa, tăng cường sức khỏe chung. Ngoài bổ sung từ thực phẩm, vitamin C được tổng hợp dưới nhiều dạng như bột, viên nén, viên con nhộng, tinh thể… để bổ sung tăng cường. 2.BỔ SUNG VITAMIN C CÓ TÁC DỤNG GÌ? Bổ sung vitamin C có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh mãn tính Vitamin C là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và khả năng đề kháng của cơ thể. Nhiều nghiên cứu y học cũng chỉ ra rằng việc tiêu thụ nhiều vitamin C mỗi ngày có thể giúp làm tăng mức chống oxy hóa trong máu lên đến 30%. Từ đó, vitamin C hỗ trợ bảo vệ các tế bào tránh khỏi những tác động tiêu cực của các gốc tự do và giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh mãn tính như tim mạch, viêm, hen suyễn, ung thư, suy giảm trí nhớ do tuổi tác… Bổ sung vitamin C giúp kiểm soát đường huyết Huyết áp cao là một trong những nguyên nhân chính làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Trong khi đó, các nghiên cứu chỉ ra rằng việc bổ sung vitamin C đều đặn mỗi ngày có thể giúp ngăn ngừa tình trạng huyết áp cao ở người trưởng thành. Đồng thời giúp cho các mạch máu trong cơ thể được thư giãn và giảm mức huyết áp hằng ngày. Bổ sung vitamin C có tác dụng gì? Hơn nữa, một nghiên cứu khác cũng cho thấy việc bổ sung vitamin C còn giúp làm giảm huyết áp tâm thu 3.8mmHg và huyết áp tâm trương 1.5mmHg ở người trưởng thành khỏe mạnh. Còn đối với bệnh nhân bị huyết áp cao, bổ sung vitamin C hằng ngày giúp làm giảm huyết áp tâm thu 4.9mmHg và huyết áp tâm trương trung bình 1.7mmHg. Bổ sung vitamin C giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim Bệnh tim mạch là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim bao gồm huyết áp cao, mức cholesterol (LDL) có hại cao và mức cholesterol HDL (có lợi) thấp. Tuy nhiên việc bổ sung vitamin C có thể giúp làm giảm những yếu tố này từ đó làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Bổ sung vitamin C làm giảm nồng độ axit uric trong máu Bệnh gout là một căn bệnh viêm khớp khá phổ biến đối với những người trưởng thành. Người bị bệnh gout thường bị viêm nhiễm trùng khớp dẫn đến sưng tấy kèm theo đó là những cơn đau dữ dội và đột ngột. Một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh gout đó là khi nồng độ axit uric trong máu tăng cao. Axit uric là một hợp chất tự nhiên có trong cơ thể. Khi cơ thể sản sinh ra quá nhiều axit uric, chất này sẽ kết tinh và lắng đọng trong các khớp, từ đó gây nên bệnh gout. Tuy nhiên, một số nghiên cứu y khoa đã chỉ ra rằng việc bổ sung vitamin C có thể giúp làm giảm đáng kể hàm lượng axit uric trong cơ thể. Đồng thời giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh gout lên đến 44%. 3.BỔ SUNG VITAMIN C TỪ ĐÂU? Cơ thể con người hằng ngày cần sử dụng lượng lớn vitamin C cho các hoạt động sống chủ yếu từ nguồn thực phẩm tự nhiên. Ngoài ra viên sủi vitamin hoặc viên uống bổ sung vitamin, tiêm vitamin C… là những con đường khác để cơ thể nhận được nguồn dinh dưỡng này nhiều hơn. Vitamin C rất giàu trong thực phẩm tự nhiên, đặc biệt là trong: Ớt Ớt cay là gia vị không thể thiếu trong nhiều món ăn, hơn nữa chúng cũng chứa rất nhiều vitamin C. Trung bình 1 chén ớt cắt nhỏ cung cấp cho con người khoảng 107.8mg vitamin C. Hợp chất Capsaicin có trong ớt cay còn làm giảm triệu chứng đau nhức cơ, xương khớp. Ớt chuông Nhiều người cho rằng cam chứa nhiều nước và có vị chua sẽ giàu vitamin C song thực tế hàm lượng 1 chén ớt chuông đỏ cắt nhỏ chứa hơn 190mg vitamin C, gấp 3 lần hàm lượng dinh dưỡng này trong 1 quả cam. Ớt chuông đỏ chứa nhiều vitamin C hơn ớt chuông xanh, song có thể bổ sung cả 2 loại này theo khẩu vị của bạn và gia đình. Rau củ họ cải Một khẩu phần ăn cải xoăn thông thường chứa khoảng 80.4mg vitamin C. Các loại rau củ họ cải khác cũng chứa hàm lượng vitamin C cùng chất xơ, khoáng chất phong phú khác. Dâu tây Hương thơm cùng vị chua hấp dẫn của dâu tây khiến loại hoa quả này rất được yêu thích. Loại trái cây này chứa hàm lượng vitamin C rất lớn (khoảng 84.7mg vitamin C trong một tách đầy hoa quả). Ngoài ra ăn dâu tây còn giúp bạn trắng răng tự nhiên.
Th 07
Dinh dưỡng là một phần thiết yếu đối với sức khỏe của con người. Thông qua chế độ dinh dưỡng hằng ngày, bạn có thể nhận biết được tình trạng sức khỏe hiện tại và tương lai của mình. Một chế độ dinh dưỡng không lành mạnh có thể gây ra các vấn đề sức khỏe như ung thư, tiểu đường, tim mạch, cao huyết áp,... 1.ẢNH HƯỞNG CỦA DINH DƯỠNG ĐỐI VỚI SỨC KHỎE Chế độ dinh dưỡng là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng, có liên quan mật thiết tới tình trạng sức khỏe con người. Một chế độ dinh dưỡng không lành mạnh có thể gây ra các vấn đề sức khỏe, chẳng hạn như ung thư, tiểu đường, tim mạch hoặc cao huyết áp. Theo thống kê tại Hoa Kỳ có khoảng ⅓ số người trưởng thành (33,8%) và khoảng 17% trẻ em ở độ tuổi từ 2-19 bị mắc bệnh béo phì do thói quen ăn uống không lành mạnh. Ngay cả những người khỏe mạnh, nếu áp dụng chế độ ăn uống kém khoa học trong một thời gian dài sẽ gặp phải các rủi ro lớn về sức khỏe, như bệnh tật và thậm chí là tử vong. Đặc biệt các yếu tố nguy cơ của các căn bệnh mãn tính ở người trưởng thành như bệnh lý cao huyết áp hay tiểu đường ngày càng xuất hiện nhiều ở lớp trẻ. Có lẽ, đây chính là kết quả của những thói quen ăn uống vô bổ. Một chế độ dinh dưỡng hợp lý chính là cầu nối cho một cơ thể khỏe mạnh, từ đó giúp làm giảm đáng kể các nguy cơ mắc bệnh mãn tính. Đây là điều vô cùng quan trọng mà bạn không nên bỏ qua. Bằng cách lựa chọn thực phẩm thông minh và thực hiện chế độ ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng sẽ giúp cơ thể luôn khỏe mạnh, dẻo dai và năng động. 2.CÁC DẤU HIỆU CƠ THỂ BỊ THIẾU HỤT CHẤT DINH DƯỠNG Những dấu hiệu thiếu hụt chất dinh dưỡng Xuất hiện các vấn đề tiêu hóa như: táo bón, khó tiêu vì không ăn đủ chất xơ, không uống đủ nước, thường xuyên căng thẳng, ít vận động, … Tóc xơ, rối và chẻ ngọn gặp phải khi cơ thể bạn thiếu sắt, omega-3, kẽm và các loại vitamin A, C, D… Da dẻ xỉn màu, nổi mụn, ửng đỏ, không căng mịn, … khi không nạp đủ các vitamin A, các vitamin nhóm B, chất béo… Thường xuyên nhức đầu, nhức cơ thể: do thiếu vitamin nhóm B và nhóm D. Cơ thể mệt mỏi, là việc và học tập không tập trung khi bổ sung không đủ magie, protein, sắt và vitamin B, C, E… 3.NHỮNG LỜI KHUYẾN VỀ CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG LÀNH MẠNH Các loại thực phẩm mà chúng ta tiêu thụ hằng ngày là những yếu tố quyết định lớn đến sức khỏe tổng thể. Điều này cũng được thể hiện trong mỗi giai đoạn khác nhau của đời người. Đặc biệt ở những người trẻ tuổi, nếu tiếp tục duy trì các thói quen ăn uống không lành mạnh sẽ sớm phải đối mặt với nguy cơ về bệnh tật sau này. Vì vậy, thiết lập và tuân theo chế độ dinh dưỡng cân đối, phù hợp ngay từ khi còn trẻ sẽ giúp cải thiện và bảo vệ cơ thể luôn khỏe mạnh. Dưới đây là một số lời khuyên giúp bạn đảm bảo được một chế độ dinh dưỡng đầy đủ và tốt cho sức khỏe. Cụ thể là: Bổ sung protein: protein là một trong những chất dinh dưỡng quan trọng nhất đối với cơ thể. Nó cung cấp nguồn năng lượng dồi dào để giúp duy trì sức mạnh và trọng lượng của cơ thể. Bạn có thể bổ sung protein vào chế độ ăn hằng ngày thông qua các loại thực phẩm, như trứng, sữa, các loại hạt, súp lơ, chuối, bơ… Bổ sung canxi: canxi là một khoáng chất rất cần thiết cho sức khỏe của xương. Khi cơ thể bị thiếu canxi sẽ dẫn đến các vấn đề về xương, bao gồm loãng xương, gãy xương, giảm mật độ xương. Để ngăn ngừa những rủi ro này, bạn có thể bổ sung canxi thông qua các nguồn thực phẩm tự nhiên, ví dụ như sữa chua, các loại hạt, đậu xanh, khoai lang, bông cải xanh, cam… Uống vitamin tổng hợp: các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo rằng, mọi người nên thường xuyên uống vitamin tổng hợp, nhất là những người cao tuổi hoặc người bị mắc bệnh mãn tính như tim mạch hoặc tiểu đường. Tăng cường chất xơ: hầu hết cơ thể của mỗi người cần khoảng 20-35 gram chất xơ mỗi ngày, tùy theo độ tuổi và giới tính. Việc cung cấp đầy đủ lượng chất xơ có thể ngăn ngừa một số bệnh như táo bón, bệnh tim và ung thư. Chất xơ thường có nhiều nhất trong các loại ngũ cốc, trái cây và rau củ. Hạn chế đồ ăn nhanh: các loại snack, đồ ăn nhanh đều mang tính chất tiện lợi, ngon, rẻ, nhưng chúng có chứa rất nhiều chất béo, đường và muối, không mang lại lợi ích cho sức khỏe. Đây là món ăn yêu thích của rất nhiều người, đặc biệt là trẻ nhỏ và vị thành niên. Thường xuyên ăn đồ ăn nhanh sẽ dẫn tới nguy cơ cao mắc các bệnh như béo phì, tim mạch hoặc tiểu đường. Thực hiện các thói quen lành mạnh khác: ngoài việc áp dụng một chế độ dinh dưỡng cân đối, bạn có thể kết hợp với việc luyện tập thể dục đều đặn, hạn chế rượu bia, thuốc lá để cải thiện hiệu quả các tình trạng sức khỏe và giữ cho tinh thần luôn linh hoạt, dẻo dai.
Th 07
Bổ sung Probiotics là việc làm rất phổ biến hiện nay, nó giúp ích rất nhiều trong việc bảo vệ và hồi phục sức khỏe. Không chỉ dùng cho người lớn, việc bổ sung Probiotics cho trẻ sơ sinh cũng được các bà mẹ rất quan tâm, giúp mang lại sức khỏe tốt hơn cho các bé. Vì trẻ sơ sinh là đối tượng có hệ tiêu hóa còn chưa phát triển, các vi sinh vật đường ruột vẫn đang trên quá trình định vị và ổn định, chính vì vậy rất dễ gặp phải các vấn đề về tiêu hóa. Vậy bổ sung Probiotics cho trẻ sơ sinh như thế nào cho hiệu quả? Hãy cùng Hadu tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé! 1.PROBIOTICS LÀ GÌ? Probiotics là một loạt các vi sinh vật hữu ích sống trong hệ tiêu hóa. Chúng cùng với các vi khuẩn tự nhiên trong đường ruột có khả năng giúp chống lại các vi sinh vật gây hại khác. Có rất nhiều các chủng probiotics khác nhau và mỗi chủng lại có những lợi ích riêng, do đó nếu bạn muốn bổ sung probiotics cho trẻ hãy hỏi ý kiến bác sĩ nha khoa trước để biết cách sử dụng cho hợp lý. 2.LỢI ÍCH CỦA PROBIOTICS ĐỐI VỚI TRẺ SƠ SINH? Một trong những lợi ích lớn nhất của Probiotics đối với trẻ sơ sinh là điều trị chứng tiêu chảy gây ra do rotavirus và nhiễm E.coli. Các chủng vi khuẩn được sử dụng trong điều trị tiêu chảy cho trẻ thường bao gồm: ST Lactobacillus rhamnosum, Lactobacillus acidophilus, Enterococcus faecium và Bifidobacterium bifidum. Ngoài ra bổ sung probiotics cho trẻ sơ sinh còn có thể mang lại những tác dụng tích cực trong việc điều trị nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau như: bệnh chàm da, dị ứng và không dung nạp lactose… 3.CÁCH BỔ SUNG PROBIOTICS CHO TRẺ Qua chế độ ăn Một số loại sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh có thể được bổ sung thêm Bifidobacterium lactis – một chủng probiotics tương tự như vi khuẩn tìm thấy trong sữa mẹ. Do đó, những trẻ sơ sinh được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ sẽ không cần sử dụng thêm bất cứ sản phẩm bổ sung nào. Tuy nhiên nếu mẹ không đủ sữa cho bé bú hoặc khi bé bắt đầu ăn dặm (thường là khoảng từ 6 tháng tuổi), mẹ có thể cân nhắc việc sử dụng thêm các sản phẩm bổ sung probiotics. Dùng sản phẩm bổ sung cho trẻ sơ sinh Các chất bổ sung probiotics có nhiều dạng như giọt lỏng, dạng bột, có thể trộn vào sữa mẹ, nước hoặc sữa công thức. Bạn có thể nhỏ trực tiếp các giọt probiotics vào miệng trẻ. Nếu bạn đang cho con bú, bạn thậm chí có thể nhỏ thuốc vào vú ngay trước khi cho trẻ bú. Hoặc bạn có thể thêm chúng vào bình sữa công thức hoặc sữa mẹ. Chỉ cần không làm nóng chai trên 38 độ C, nếu không bạn sẽ có nguy cơ tiêu diệt vi sinh vật. Sữa công thức có chứa men vi sinh cũng là lựa chọn tốt. Lưu ý, men vi sinh sẽ bị phá hủy nếu bạn cho nước quá nóng để hòa sữa.
Th 07
Gan nhiễm mỡ là tình trạng khi quá nhiều chất béo tích tụ trong gan. Cách tốt nhất để điều trị bệnh này là ăn các thực phẩm giúp phục hồi trao đổi chất và giảm cân. 10-25% gan nhiễm mỡ có thể tiến triển đến xơ gan và tử vong. Người bị gan nhiễm mỡ hầu hết có chế độ ăn uống không hợp lý. Bài viết dưới đây Hadu sẽ chia sẻ những thực phẩm nên tránh khi mắc bệnh gan nhiễm mỡ! 1.TỔNG QUAN VỀ BỆNH GAN NHIỄM MỠ Gan là cơ quan quan trọng với cơ thể, có chức năng tiết ra mật giúp hấp thu chất béo và các loại vitamin như A,D,E,K. Gan cũng là nơi sản xuất chất dinh dưỡng (protein, lipid, glucid) giúp cấu trúc cơ thể, tạo ra các loại men tiêu hóa, men chuyển hóa… Gan còn giúp chuyển hóa các chất độc trong cơ thể. Đây là bệnh lý phổ biến, xảy ra khi chất béo tích tụ ở gan, ảnh hưởng đến các chức năng cơ bản của gan, đồng thời gây viêm. Gan nhiễm mỡ là khi lượng mỡ trong gan chiếm trên 5% tổng trọng lượng lá gan. Tùy thuộc vào hàm lượng mỡ trong gan, bệnh được chia thành các loại sau: -Loại nhẹ: mỡ trong gan chiếm từ 5-10% trọng lượng gan. -Loại vừa: mỡ trong gan chiếm khoảng từ 10-25% trọng lượng gan. -Loại nặng: mỡ trong gan chiếm từ 30% trọng lượng gan trở lên. Điều trị bệnh gan nhiễm mỡ hiệu quả phải kết hợp với chế độ ăn uống khoa học, nên tránh ăn gì để hỗ trợ điều trị bệnh. Khi bị gan nhiễm mỡ bạn cần thực hiện chế độ ăn uống nghiêm ngặt. 2.NHỮNG LOẠI THỰC PHẨM BỆNH NHÂN GAN NHIỄM MỠ KHÔNG NÊN ĂN Đồ cay nóng Các đồ ăn cay nóng có nguy cơ làm suy giảm chức năng gan khiến gan không thể bài tiết chất béo, gây tồn đọng khiến tình trạng bệnh ngày càng nghiêm trọng. Đồ ăn cay nóng Chất béo, mỡ động vật Mỡ động vật khi dung nạp vào cơ thể sẽ đi qua gan, bài tiết ra ngoài ở gan. Nếu sử dụng quá nhiều mỡ động vật sẽ gây gánh nặng cho gan. Gan không thể bài tiết mỡ, dẫn đến tích tụ gây nên tình trạng gan nhiễm mỡ. Bạn nên thay thế mỡ động vật bằng các loại dầu có nguồn gốc thực vật. Thực phẩm chứa nhiều đường Tiêu thụ thực phẩm chứa nhiều đường dẫn tới thừa cân, béo phì, tiểu đường type 2. Đây là nguyên nhân gián tiếp gây ra các biến chứng nguy hiểm ở người bệnh gan nhiễm mỡ do làm gia tăng lượng mỡ gan. Ở người thừa cân, béo phì, lượng calo không được chuyển hóa hết thành năng lượng sẽ bị tích trữ dưới dạng mỡ béo triglyceride. Hàm lượng triglyceride dư thừa không được hấp thụ hết sẽ tích tụ trong gan, khiến gan nhiễm mỡ. Ngoài ra chế độ ăn giàu đường còn thúc đẩy kháng insulin. Điều này làm glucose không thể xâm nhập vào tế bào mà tích tụ trong máu. Để cân bằng lượng đường máu, tuyến tụy sẽ sản xuất và tiết nhiều insulin hơn. Nồng độ insulin trong máu cao làm tăng lượng chất béo trung tính, gây lắng đọng axit béo trong gan. Thực phẩm nhiều đường Bệnh nhân tiểu đường khi hạ đường huyết, axit béo tự do sẽ được tăng điều động từ mô mỡ vào máu, đồng thời gan chuyển hóa axit béo tự do thành triglyceride, khiến gan nhiễm mỡ. Do đó, người có lượng đường trong máu cao hoặc kháng insulin nên tránh ăn thực phẩm chứa nhiều đường như bánh kẹo ngọt, kem, chè… và hạn chế ăn các loại hoa quả có hàm lượng fructose cao như vải, táo, chuối, nho… Thực phẩm giàu cholesterol Nội tạng động vật, lòng đỏ trứng thường rất giàu năng lượng và làm tăng cholesterol trong cơ thể. Bạn nên giảm tiêu thụ thực phẩm này để giảm lượng chất béo trong gan. Thực phẩm đóng hộp hoặc chứa nhiều muối Lạm dụng thức ăn nhiều muối như thịt muối, dưa cá muối, thức ăn nhanh, thực phẩm đóng hộp dễ hình thành thói quen ăn mặn. Trong khi điều này có thể làm gia tăng lượng mỡ tích tụ trong gan. Một nghiên cứu trên chuột cho thấy, ăn nhiều muối giúp tăng cường độ nhạy insulin ở tế bào mỡ, cải thiện sự hấp thu glucose và chuyển hóa glucose do insulin gây ra, đồng thời thúc đẩy phi đại tế bào mỡ. Chế độ ăn nhiều muối khiến nồng độ leptin tăng cao; cơ thể phù, giữ nước; làm tăng chỉ số khói BMI hoặc tỷ lệ mỡ cơ thể, dẫn đến béo phì, kháng insulin khiến gan nhiễm mỡ. Lượng muối nạp vào cơ thể quá nhiều cũng điều chỉnh hệ thống hormone làm nhiệm vụ điều hòa cân bằng huyết áp và dịch ngoại bào, thúc đẩy quá trình viêm gan và xơ hóa, dẫn đến sự tiến triển của gan nhiễm mỡ. Thực phẩm giàu carbohydrate Ăn thực phẩm nhiều carbohydrate như cơm trắng, khoai tây, bánh mì, mì tôm, bánh quy, bánh gạo… khiến cơ thể chuyển hóa carbohydrate dư thừa thành chất béo. Nếu chất béo lắng đọng lâu ngày trong gan sẽ khiến gan nhiễm mỡ. Bạn nên thay thế bằng gạo lứt, các loại ngũ cốc nguyên hạt. Những thực phẩm này tăng đáng kể chất xơ, giảm chất béo và các thành phần gây viêm có nhiều trong các loại carb tinh chế.