Th 06
Say nắng, say nóng là hiện tượng rất thường gặp trong mùa hè. Tình trạng say nắng, say nóng xảy ra khi nhiệt độ cơ thể tăng nhanh và không thể hạ nhiệt. Say nắng có thể gây ra những tổn thương cho não và các cơ quan quan trọng khác, thậm chí đe dọa tính mạng. Do đó say nắng/ nóng được xem là một chấn thương nhiệt quan trọng và cần được cấp cứu y tế khẩn cấp. 1.SAY NẮNG/ NÓNG LÀ GÌ? Say nóng là tình trạng cơ thể tăng nhiệt do ảnh hưởng nhiệt từ môi trường xung quanh ở mức cao và/ hoặc do hoạt động thể lực quá mức, gây ra các biến chứng liên quan đến hệ thần kinh trung ương khiến bộ phận này bị rối loạn và mất kiểm soát. Tình trạng say nóng có thể phát triển thành say nắng. Say nắng là tình trạng cơ thể tăng nhiệt độ cao (trên 40 độ C), thường kết hợp với mất nước. Hệ quả là hệ thống điều hòa nhiệt của cơ thể bị mất kiểm soát, gây ra những rối loạn hệ hô hấp, thần kinh, tuần hoàn… Nguyên nhân là do tác động của nắng nóng hay các hoạt động thể lực quá mức. Tình trạng say nắng thường đi kèm với say nóng. 2.ĐỐI TƯỢNG THƯỜNG BỊ SAY NẮNG/ NÓNG Khả năng đối phó với nhiệt độ cao của bạn phụ thuộc vào sức mạnh của hệ thống thần kinh trung ương. Hệ thống thần kinh trung ương của trẻ em chưa phát triển đầy đủ, khả năng điều hòa thân nhiệt chưa hoàn thiện khiến trẻ chậm thích nghi với nhiệt hơn so với người lớn. Ngược lại người lớn trên 65 tuổi thì hệ thống thần kinh trung ương bắt đầu yếu đi, vì thế khả năng mắc bệnh khi trời nóng rất dễ xảy ra. Ngoài ra những người bị các bệnh mãn tính như bệnh tim, bệnh phổi, thận, tăng huyết áp, bệnh tiểu đường cũng có nguy cơ cao bị say nắng. 3.NGUYÊN NHÂN KHIẾN BẠN BỊ SAY NẮNG/ NÓNG Không uống đủ nước khi thời tiết nắng nóng, không khí lưu thông trong nhà kém, ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào nơi ở. Nếu tiếp xúc với ánh nắng quá nhiều có thể làm tăng chỉ số nhiệt độ cơ thể lên tới 15 độ. Ngoài ra, sốc nhiệt cũng có liên quan tới chỉ số nhiệt. Độ ẩm tương đối từ 60% trở lên sẽ gây cản trở sự bay hơi của mồ hôi và khả năng tự làm mát của cơ thể. Những yếu tố thuận lợi khác bao gồm: Khả năng điều nhiệt, thích nghi kém với nắng nóng ở trẻ em hoặc người già. Tập luyện và làm việc quá lâu trong môi trường nắng nóng. Mặc trang phục quá dày, không thấm nước, dễ hấp thu nhiệt. Không uống đủ lượng nước cần thiết khi ở trong môi trường quá nóng. Sử dụng thuốc có tác dụng phụ giảm tiết mồ hôi. Mắc các bệnh lý, rối loạn nội tiết tố, béo phì… Người lớn tuổi, người lao động ngoài trời…. là đối tượng dễ bị say nóng, say nắng nhất bởi nguy cơ say nắng cũng tăng cao khi chỉ số nhiệt tăng cao. Do đó, cần phải chú ý đến chỉ số nhiệt trong các bản tin dự báo thời tiết, đặc biệt là trong các đợt nắng nóng cao điểm. 4.CÁCH XỬ TRÍ Trước một trường hợp say nắng, say nóng cần nhanh chóng tiến hành các biện pháp sơ cứu ngay lập tức khi chưa có sự hỗ trợ của nhân viên y tế hay phương tiện y tế: Nhanh chóng tiến hành giảm nhiệt cho nạn nhân: chuyển ngay nạn nhân vào chỗ mát, thoáng gió, cởi bỏ bớt quần áo, cho uống nước mát có pha muối, chườm lạnh bằng khăn mát hoặc nước đá ở những chỗ có động mạch lớn đi gần ngoài da như nách, bẹn, cổ. Nếu nạn nhân hôn mê không uống được nước hoặc nôn liên tục, sốt tăng liên tục, kèm các triệu chứng đau bụng, đau ngực, khó thở thì phải nhanh chóng chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất. Trong quá trình vận chuyển vẫn thường xuyên chườm mát cho nạn nhân. Tại các trung tâm y tế, nạn nhân sẽ được truyền bù nước điện giải cũng như các biện pháp hỗ trợ. Trong trường hợp nạn nhân sốt cao có thể dùng paracetamol để hỗ trợ hạ sốt. Nếu có co giật phải dùng các thuốc chống co giật cho nạn nhân. Trường hợp nạn nhân hôn mê có thể phải đặt ống nội khí quản. 5.CÁCH PHÒNG TRÁNH SAY NẮNG HIỆU QUẢ Tránh ánh nắng trực tiếp Bạn nên tránh ra ngoài lúc trời nắng nóng và vào giờ cao điểm. Nếu có thể thì bạn nên hạn chế ra đường trong khoảng thời gian từ 12 giờ đến 15 giờ mỗi ngày. Mỗi khi ra ngoài đường, bạn nên mặc trang phục kín đáo che nắng với khẩu trang, khăn choàng, áo khoác, váy chống nắng… Ngoài ra, bạn cần trang bị thêm mũ, nón rộng vành hoặc ô dù để che nắng tốt hơn. Bạn cũng nên bôi kem chống nắng thường xuyên để bảo vệ cơ thể chống ánh nắng trực tiếp. Nghỉ ngơi hợp lý Bạn cần tránh làm việc quá sức, đặc biệt là dưới nhiệt độ cao. Bạn chỉ nên thực hiện những hoạt động nhẹ nhàng vào những thời điểm nóng nhất trong ngày. Nếu bạn không thể tránh hoạt động gắng sức trong thời tiết nóng thì hãy uống nước và trong lúc tập luyện nên xen kẽ việc nghỉ ngơi ở nơi mát mẻ. Uống nhiều nước để tránh bị say nắng Nước sẽ giúp cơ thể bạn đổ mồ hôi và duy trì nhiệt độ cơ thể bình thường. Bên cạnh đó, bạn hãy ăn nhiều thực phẩm góp phần phòng ngừa say nắng như rau quả xanh, đặc biệt thời tiết khô hanh nóng nực. Bạn không quên uống bù lượng nước mà cơ thể mất đi do trời quá nóng hoặc hoạt động quá nhiều gây ra. Thận trọng khi sử dụng thuốc Hãy cảnh giác với các vấn đề liên quan đến nhiệt nếu bạn dùng các loại thuốc có thể ảnh hưởng đến khả năng giữ nước và tản nhiệt của cơ thể. Một số loại thuốc cũng có thể làm người sử dụng có nguy cơ cao bị say nắng như thuốc ức chế beta, thuốc lợi tiểu và một số loại thuốc được sử dụng để điều trị trầm cảm, rối loạn tâm thần hoặc hội chứng rối loạn tăng động giảm chú ý. Không ở lâu trong xe oto đang đậu Trên các phương tiện truyền thông đã ghi nhận rằng có nhiều trường hợp tử vong khi để trẻ em ở lại trong chiếc oto đang được đậu vì nhiệt độ của xe có thể tăng lên khá cao. Khi đậu xe dưới ánh nắng mặt trời, nhiệt độ trong xe của bạn có thể tăng hơn 6, 7 độ C trong 10 phút. Khi chạy xe thì bạn thường bật điều hòa để duy trì nhiệt độ ổn định nên tránh được tình trạng này.
Th 06
Vết thương bị bỏng có thể gây biến chứng nhiễm trùng hoặc để lại sẹo vĩnh viễn trên cơ thể nếu không được chăm sóc đúng cách. Vậy bỏng rát phải làm sao? Hãy cùng Hadu tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé! 1.KHÔNG MAY BỊ BỎNG RÁT DA CẦN LÀM GÌ NGAY? Như đã nói quá trình chăm sóc da ngay sau khi bị bỏng cần sự cẩn thận, tỉ mỉ rất cao. Trong đó, việc xử lý vết bỏng sớm và đúng cách giúp làm giảm diện tích da tổn thương, giảm độ sâu và diễn biến của bỏng nhẹ hơn. Cùng với đó, quá trình da lành lại sau tổn thương sẽ trở nên dễ dàng hơn, nhanh chóng và hạn chế hình thành sẹo thâm gây mất thẩm mỹ. Muốn vậy công tác sơ cứu cần thực hiện ngay từ lúc đầu để da sớm hết bỏng rát. 2.NHỮNG MẸO CHỮA TRỊ BỎNG RÁT NGAY TẠI NHÀ VỚI TRƯỜNG HỢP BỎNG NHẸ Nha đam Cắt lá nha đam, lấy phần gel đắp lên vết bỏng giúp làm giảm đau rát, làm dịu vết thương, giảm khả năng phồng rộp, sưng tấy. Chữa bỏng bằng nha đam Rửa nước lạnh Rửa vết thương nhẹ nhàng bằng nước lạnh là phương pháp áp dụng cho trường hợp bỏng nhẹ với tác dụng làm giảm hoặc dứt cơn đau, đồng thời ngăn ngừa tổn thương sâu vào da. Theo đó điều đầu tiên bạn nên làm khi bị bỏng nhẹ đó là để vết thương dưới vòi nước lạnh trong khoảng 20 phút. Sau đó bạn có thể rửa lại vùng da bị bỏng bằng xà phòng dịu nhẹ và nước. Việc này sẽ ngăn tình trạng nhiễm trùng phát triển, loại bỏ yếu tố cản trở quá trình phục hồi tổn thương. Dầu dừa và chanh Dầu dừa chứa nhiều vitamin E và chất béo, chanh tươi chứa nhiều axit. Kết hợp dầu dừa và vài giọt nước cốt chanh bôi lên vết bỏng có tác dụng kháng viêm tại chỗ, giảm đau hiệu quả. Mật ong Bạn có thể sử dụng mật ong làm dịu vùng da bị bỏng. Mật ong là một chất chống viêm, kháng viêm và kháng nấm tự nhiên rất hiệu quả. Để áp dụng, bạn có thể thoa mật ong lên miếng gạc, sau đó đặt lên vị trí bị bỏng để ngăn ngừa nhiễm trùng. Điều này cũng giúp giảm bớt phần nào cơn đau khó chịu. Trị bỏng bằng mật ong Trà xanh Dùng túi lọc trà hoặc bã trà xanh mới pha, chà nhẹ nhàng lên vết bỏng để giúp giảm đau rát, và nóng của vết bỏng. Cũng có thể đắp bã trà lên vết bỏng rồi dùng gạc cố định lại. CHÚ Ý: Có 2 cách trị bỏng sai cha mẹ cần tránh Không bôi dầu mỡ lên vết bỏng, làm vết bỏng lâu lành, dễ nhiễm trùng Không để đá hoặc nước đá lên vết bỏng gây tổn thương biểu bì da
Th 06
Nhiều người nghĩ rằng chỉ cần sử dụng điều hòa là có thể giải quyết tất cả nhưng điều đó không khả thi. Đặc biệt gia đình bạn có người già hay trẻ nhỏ việc dùng máy lạnh quá thường xuyên cũng không phải là giải pháp hay. Hôm nay Hadu sẽ chia sẻ cho bạn mẹo tránh nóng hiệu quả mà không nhất thiết cần sử dụng điều hòa! 1.TẬN DỤNG RÈM CỬA Có tới 30% lượng nhiệt không mong muốn trong phòng đến từ cửa sổ nên đây là khu vực bạn cần quan tâm nếu muốn giảm nhiệt độ phòng. Vào ban ngày, bạn chỉ cần kéo rèm xuống là có thể giảm nhiệt độ nhà tới 20 độ C và tiết kiệm tới 7% hóa đơn tiền điện. Ban đêm khi không khí đã mát mẻ hơn, bạn có thể mở cửa sổ tận dụng không gian mát mẻ có sẵn. Ngoài rèm cửa bạn cũng có thể chống nóng cho cửa sổ bằng miếng dán chống nắng hoặc cây cối xung quanh nhà. Bạn có thể tìm hiểu và đặt một số loại cây trồng lên cửa sổ để che bớt ánh nắng từ bên ngoài cũng như tận dụng bóng râm của cây. Nếu thích, bạn cũng có thể trồng cây leo để thêm phần thẩm mỹ cho căn nhà. Bạn cũng nên chú tâm đến các cửa chính trong nhà. Bạn nên đóng các cửa phòng không sử dụng để ngăn không khí mát mẻ tràn vào các phòng này khiến căn phòng bạn đang dùng bị nóng. 2.GIẢM NHIỆT BẰNG CÁCH UỐNG NHIỀU NƯỚC HƠN Bạn biết đấy, 70% cơ thể chúng ta là nước. Mùa hè nắng nóng bạn có thể tăng lượng nước nạp vào cơ thể hơn bình thường để chống lại cái nóng vô cùng hiệu quả. Uống nhiều nước 3.LÀM MÁT TỪ BÊN TRONG Để cảm thấy mát mẻ hơn, bạn không những cần hạ nhiệt độ phòng mà còn cần hạ nhiệt độ cơ thể. Một số cách giảm nóng trong người bạn có thể tham khảo là uống đồ uống có đá và ăn thực phẩm giải nhiệt mùa hè như cà chua, cam, sữa chua… Bạn cũng có thể hạ thân nhiệt bằng cách chọn những loại quần áo sáng màu, thông thoáng, mát mẻ, và tránh quan hệ tình dục khi đang thấy nóng trong người. Ngoài ra bạn cũng có thể đắp vải lạnh lên vùng có nhiều mạch máu như cổ và cổ tay hay đặt một bát nước mát dưới giường để ngâm chân nếu thấy nóng giữa đêm. 4.ĐI BƠI LÀM MÁT NGAY Nếu bạn đang gần bể bơi nào đó thì còn chờ đợi gì nữa mà không phi ra và bơi ngay. Đây là phương pháp giảm nhiệt mùa hè được nhiều người thích.
Th 06
Thuốc được xem là con dao hai lưỡi. Nếu bạn dùng đúng liều, đúng thuốc, đúng cách thì sẽ tốt nhưng nếu dùng quá liều lượng sẽ dẫn đến những tác hại khôn lường. Vậy khi uống thuốc quá liều phải làm sao và làm gì để hạn chế tình trạng này? Hãy cùng Hadu tìm hiểu qua bài viết dưới đây! 1.QUÁ LIỀU THUỐC LÀ GÌ? Quá liều thuốc có thể xảy ra một cách vô tình hoặc cố ý do người bệnh dùng thuốc với liều nhiều hơn bác sĩ đã chỉ định. Ngoài ra một số người có thể nhạy cảm với các thuốc nhất định, nên có thể bị ngộ độc mặc dù vẫn dùng đúng liều lượng của bác sĩ kê. Đối với các thuốc gây nghiện dùng để hưng phấn tinh thần, nếu dùng quá liều thì quá trình trao đổi chất sẽ không thể loại bỏ độc tố của thuốc nhanh, do đó bạn sẽ dễ mắc các tác dụng phụ. Thực tế, phản ứng khi dùng thuốc quá liều ở mỗi người sẽ khác nhau. Vì vậy các phương pháp điều trị cũng khác nhau. 2.MỘT SỐ NGUY CƠ DẪN ĐẾN QUÁ LIỀU THUỐC Có một số nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan gây ra tình trạng quá liều thuốc như: Một số nguy cơ dẫn đến uống thuốc quá liều Để thuốc không đúng nơi trong nhà: đây là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng quá liều ở trẻ em. Khi thuốc được để ở những nơi dễ dàng nhìn thấy và trong tầm tay có thể kích thích tò mò của trẻ nhỏ dẫn đến chúng tự đưa thuốc vào miệng uống. Không đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng hoặc không tuân theo hướng dẫn sử dụng thuốc. Người lớn cũng có thể dùng quá liều thuốc do thiếu thận trọng không đọc kỹ thông tin trước khi sử dụng hoặc không tuân theo sự kê đơn của bác sĩ trong quá trình sử dụng. Điều này làm cho thuốc có thể dẫn đến những hậu quả khôn lường thay vì giúp ích cho người bệnh. Bệnh nhân có tình trạng rối loạn tâm thần: Rối loạn tâm thần là 1 trong những yếu tố có thể dẫn đến tình trạng dùng quá liều thuốc. 3.DẤU HIỆU NHẬN BIẾT NGƯỜI DÙNG THUỐC QUÁ LIỀU Nhiệt độ cơ thể, nhịp tim, hô hấp và huyết áp tăng, giảm hoặc không có bất cứ dấu hiệu nào. Buồn ngủ, nhầm lẫn và hôn mê. Các triệu chứng này thường phổ biến và có thể nguy hiểm nếu bạn hít chất nôn vào phổi. Da có thể mát và ra nhiều mồ hôi. Hoặc nóng và khô. Đau ngực do tổn thương tim hoặc phổi. Khó thở. Hơi thở có thể trở nên nhanh, chậm hoặc sâu, nông. Đau bụng, buồn nôn, nôn và tiêu chảy. Nôn ra máu hoặc có máu khi đi tiêu. 4.CÁCH XỬ LÝ KHI UỐNG THUỐC QUÁ LIỀU Nếu sự quá liều không thái quá, tức uống hơi lố một ít, cơ thể chuyển hóa tốt, có thể sẽ chẳng việc gì. Nhưng nếu sau khi uống thuốc quá liều (do vô tình nhưng cũng có thể do tự tử) mà bắt đầu thấy các rối loạn (tùy theo các loại thuốc mà tình trạng rối loạn sẽ khác nhau) thì có thể đã bị ngộ độc thuốc, lập tức phải xử trí theo cấp cứu ngộ độc. Trước hết nếu người ngộ độc còn tỉnh thì phải làm cho ói mửa. Nếu có sự ngưng thở, phải hô hấp nhân tạo. Sau đó, nhanh chóng đưa họ đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu.