Chế độ dinh dưỡng hằng ngày có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của hệ xương khớp con người. Bệnh xương khớp không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn khiến cho cuộc sống sinh hoạt của người bệnh gặp nhiều phiền toái, thậm chí một số trường hợp bệnh nhân. Do đó ngoài việc uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ, chế độ ăn cho người mắc bệnh xương khớp cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng góp phần tăng hiệu quả điều trị.
1.CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG CÓ ẢNH HƯỞNG NHƯ THẾ NÀO ĐỐI VỚI BỆNH XƯƠNG KHỚP?
Thoái hóa khớp là tình trạng suy giảm chức năng của đĩa đệm và lớp sụn. Những người bị thoái hóa khớp thường gặp phải các vấn đề như đau khớp, viêm khớp, khó cử động hoặc giảm dịch nhầy bôi trơn gây cứng khớp.
Theo các chuyên gia, chế độ ăn uống hằng ngày của bệnh nhân có ảnh hưởng rất lớn đến sự tiến triển và các triệu chứng của bệnh thoái hóa khớp. Những gì mà người bệnh tiêu thụ mỗi ngày có thể đem đến tác động tốt hoặc xấu với hệ xương khớp.
Một số nghiên cứu gần đây cho thấy, chế độ dinh dưỡng bị thiếu hụt các loại vitamin D, K và giàu cholesterol có thể làm trầm trọng thêm các cơn đau khớp do thoái hóa khớp. Do đó, việc chú trọng xây dựng một thói quen ăn uống lành mạnh và khoa học được xem là một bước vô cùng cần thiết để hỗ trợ xương khớp của bạn.
Những loại thực phẩm cho người thoái hóa khớp cần đảm bảo tính tự nhiên và khả năng chống viêm cao. Ngoài ra, người bệnh cũng cần tránh tiêu thụ các thực phẩm đã chế biến hoặc chứa chất béo chuyển hóa như thịt xông khói hoặc thịt nướng, vì chúng có thể làm tăng tình trạng viêm nhiễm và kích hoạt cơn đau khớp.
Bên cạnh xây dựng một chế độ ăn uống khoa học và cân bằng, người bị thoái hóa khớp cũng nên chăm sóc tốt bản thân bằng cách kết hợp tập luyện thể dục đều đặn. Đây đều là những chìa khóa quan trọng.
2.BẠN NÊN ĂN GÌ ĐỂ HỖ TRỢ TỐT CHO HỆ XƯƠNG KHỚP
Những người mắc bệnh xương khớp nên có chế độ ăn uống dinh dưỡng cân bằng dưỡng chất, đặc biệt cần bổ sung nhiều vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa và nhiều chất dinh dưỡng khác.
Đối với những trường hợp thừa cân béo phì, bệnh nhân cần lên kế hoạch ăn uống khoa học có thể giảm cân nhưng vẫn đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể. Đối với những bệnh nhân bị viêm đa khớp dạng thấp, có thể trạng gầy yếu thì nên tăng cường bổ sung dinh dưỡng, có thể chia nhỏ bữa ăn để cơ thể hấp thu dinh dưỡng một cách tốt nhất.
Nên bổ sung những thực phẩm dưới đây vào chế độ ăn cho người mắc bệnh xương khớp:
Thực phẩm tốt cho người xương khớp
Trái cây và rau xanh
Trái cây và rau xanh là những thực phẩm có chứa nhiều vitamin và các loại khoáng chất chẳng hạn như vitamin A, C, B, canxi, kali… rất tốt với các bệnh nhân mắc bệnh xương khớp.
Một số loại trái cây nên bổ sung như cam, đu đủ, dâu tây… Một số loại rau nên ăn chẳng hạn như rau cải, xoăn, rau bina, bông cải xanh… Đây đều là những thực phẩm góp phần cải thiện tình trạng đau nhức cho bệnh nhân bị bệnh xương khớp.
Thực phẩm chứa axit béo omega-3
Những thực phẩm có chứa nhiều axit béo omega-3 giúp ngăn cản những phản ứng của hệ miễn dịch gây ra tình trạng viêm khớp, do đó có thể giảm đau nhức xương khớp một cách hiệu quả. Tuy nhiên, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ về liều lượng bổ sung, vì nếu bổ sung quá nhiều có thể gây ra những ảnh hưởng không tốt đối với sức khỏe, đặc biệt có thể gây ảnh hưởng đến quá trình đông máu.
Một số thực phẩm có chứa nhiều axit béo omega-3 mà bạn nên bổ sung là các loại cá, dầu hạt cải và dầu đậu nành, các loại rau màu xanh đậm, súp lơ, đậu phụ… Khi chế biến, nên luộc thực phẩm để giữ được tối đa lượng dưỡng chất của thực phẩm, đồng thời lưu ý hạn chế chiên xào thực phẩm.
Sữa
Sữa và những sản phẩm chế biến từ sữa luôn mang lại lợi ích sức khỏe rất tốt cho những người gặp phải những vấn đề về xương khớp. Sữa có nhiều dưỡng chất quan trọng đối với hệ xương khớp, đặc biệt đây cũng chính là nguồn bổ sung canxi vô cùng dồi dào. Do đó, uống sữa đều đặn sẽ giúp xương chắc khỏe, hạn chế nguy cơ loãng xương và cải thiện tình trạng viêm, thoái hóa khớp.
Ngũ cốc
Phần lớn các loại ngũ cốc đều có chứa nhiều vitamin và khoáng chất để tăng cường hệ miễn dịch, làm chậm quá trình oxy hóa và quá trình lão hóa xương. Một số loại ngũ cốc mà bệnh nhân xương khớp nên bổ sung là gạo lứt, lúa mạch đen…
Nấm
Nấm có chứa nhiều chất dinh dưỡng, rất tốt để tăng cường sức đề kháng, hạn chế quá trình thoái hóa xương khớp. Bên cạnh đó, nấm cũng là loại thực phẩm rất tốt với bệnh nhân mắc các bệnh về tim mạch, bệnh tiểu đường, các bệnh ung thư. Bạn có thể kết hợp nấm với nhiều loại thực phẩm khác để tạo nên những bữa ăn hấp dẫn chẳng hạn như ớt chuông, bông cải xanh hay cà rốt.
Gia vị
Một số loại gia vị không chỉ giúp món ăn thêm ngon, hấp dẫn mà còn đóng vai trò giống như một vị thuốc góp phần hỗ trợ điều trị các bệnh lý về xương khớp. Chẳng hạn như gừng, hạt tiêu, hành…
Trà xanh
Từ lâu, trà xanh đã được biết đến như một loại nước uống phòng ngừa ung thư. Không những vậy, trong trà xanh còn có chứa nhiều hợp chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa tình trạng thoái hóa khớp và loãng xương khá hiệu quả. Tuy nhiên, nên lưu ý không nên uống quá nhiều trà xanh để tránh gây ra tình trạng đau đầu, khó tiêu, đau bụng, đặc biệt tránh uống trà xanh trước hay sau bữa ăn 30 phút.
Giá đỗ
Trong giá đỗ có chứa nhiều hoạt chất Phyto-oestrogen có thể phòng ngừa quá trình loãng xương rất tốt, đồng thời giảm đau nhức xương hiệu quả. Vì thế nên bổ sung giá đỗ trong chế độ ăn cho người mắc bệnh xương khớp.
3.NÊN TRÁNH BỔ SUNG GÌ CHO NGƯỜI MẮC BỆNH XƯƠNG KHỚP
Thực phẩm nên tránh cho người xương khớp
Dưới đây là những thực phẩm bạn không nên ăn để phòng tránh tình trạng các bệnh xương khớp trở nên trầm trọng hơn.
-Thực phẩm chứa nhiều photpho vì nếu bổ sung quá nhiều photpho thì sẽ ảnh hưởng đến lượng canxi trong cơ thể và khiến cho tình trạng bệnh xương khớp càng trở nên nghiêm trọng hơn. Những thực phẩm chứa nhiều photpho cần tránh xa là các loại thực phẩm chế biến sẵn, gan động vật…
-Thịt đỏ: Loại thịt này có chứa hàm lượng đạm và axit béo bão hòa cao, thúc đẩy tăng axit uric trong máu tăng cao khiến tình trạng viêm khớp càng trở nên nặng nề hơn.
-Đường và thực phẩm chứa đường làm tăng nguy cơ giải phóng cytokine gây viêm khớp cũng cần được loại bỏ trong chế độ ăn.
-Chất béo bão hòa có nhiều trong các loại đồ ăn nhanh hay carbohydrate tinh chế có nhiều trong khoai tây chiên, bánh mì… cũng gây ảnh hưởng xấu đến hệ xương khớp.
Ngoài ra, người bệnh cũng nên tăng cường vận động, lựa chọn những bài tập phù hợp để cải thiện sức khỏe xương khớp.