CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ DƯỢC PHẨM HADU

9 TRÁI CÂY TỐT CHO NGƯỜI TIỂU ĐƯỜNG
03

Th 08

9 TRÁI CÂY TỐT CHO NGƯỜI TIỂU ĐƯỜNG

  • admin
  • 0 bình luận

Trái cây là loại thực phẩm giàu carb, nhưng lại cung cấp nguồn chất dinh dưỡng quan trọng cho cơ thể. Do đó, người bệnh tiểu đường cần lựa chọn loại trái cây và hàm lượng phù hợp để kiểm soát tốt đường huyết, cùng các lợi ích sức khỏe khác. 1.VAI TRÒ CỦA TRÁI CÂY ĐỐI VỚI SỨC KHỎE VÀ NGƯỜI BỆNH TIỂU ĐƯỜNG Đối với con người, trái cây là một trong những thức ăn quan trọng, không thể thay thế. Trái cây giúp con người khỏe mạnh cả thể chất lẫn tinh thần. Trái cây chứa ít calo và là nguồn cung cấp tuyệt vời của chất xơ, vitamin và khoáng chất. Đồng thời trái cây cung cấp các chất chống oxy hóa, axit folic và những hợp chất hóa sinh quan trọng có những tác dụng tuyệt vời sau: Phòng ngừa bệnh ung thư Ngăn ngừa các bệnh mãn tính: tim mạch, tiểu đường Tăng cường trí não Làm đẹp da Giảm cân Nâng cao sức đề kháng và miễn dịch Với người tiểu đường, sử dụng đúng loại trái cây giúp kiểm soát đường huyết. Qua đó giảm các nguy cơ trầm trọng thêm và biến chứng tiểu đường. 2.NHỮNG LOẠI TRÁI CÂY NGƯỜI TIỂU ĐƯỜNG NÊN ĂN 2.1.CÁC LOẠI TRÁI CÂY CÓ MÚI Người bị bệnh tiểu đường nên ăn hoa quả gì? Đầu tiên trong danh sách những loại trái cây tốt cho người tiểu đường là các loại trái cây có múi. Các loại trái cây có múi với màu sắc rực rỡ, hương vị thơm ngon khó cưỡng là sự lựa chọn hoàn hảo cho người bệnh tiểu đường. Trái cây có múi tốt cho người tiểu đường Bưởi: Bưởi là một trong những loại hoa quả được đánh giá tốt nhất với người bệnh tiểu đường. Với thành phần có tới 91% là nước, rất giàu vitamin C, có lượng chất xơ hòa tan cao, trong khi chỉ số đường huyết GI chỉ là 25. Bên cạnh đó bưởi có chứa naringenin - một loại flavonoid có vị đắng tự nhiên, có tác dụng làm tăng độ nhạy insulin, có tác dụng làm giảm đáng kể tình trạng kháng insulin ở người bệnh tiểu đường tuýp 2. Nửa quả bưởi mỗi ngày sẽ giúp người bệnh tiểu đường tăng kiểm soát glucose trong máu. Cam, quýt: trong 1 quả cam cỡ trung bình chứa 69 calo, 17g carbohydrate và 3g chất xơ. Ngoài ra, cam, quýt còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất khác như vitamin C, kali, vitamin A giúp tăng cường sức đề kháng và chống lại bệnh tật. Không những thế, cam, quýt còn chứa một lượng không nhỏ nước và chất xơ giúp làm chậm quá trình hấp thụ đường, giảm tình trạng đường huyết tăng đột ngột sau ăn. 2.2.TRÁI CÂY QUẢ MỌNG Không những mang lại hương vị tươi ngon, nhiều loại quả mọng còn chứa hoạt chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa sự tấn công của các gốc tự do gây hại cho cơ thể. Ngoài ra hàm lượng carbohydrate trong quả mọng ở mức thấp nên phù hợp với người bệnh tiểu đường. Dâu tây: Dâu tây có chỉ số GI là 41, chứa nhiều vitamin C, chúng có thể cải thiện đáng kể khả năng miễn dịch và sức khỏe tổng thể của bạn. Loại trái cây ít calo, nhiều chất xơ này cũng cung cấp vitamin A, C, folate, photpho và mangan. Anh đào: Anh đào giàu các chất chống oxy hóa như polyphenol, vitamin C,... góp phần làm giảm các phản ứng viêm trong cơ thể và phòng ngừa các bệnh tim mạch, ung thư… Mặt khác, 1 cốc anh đào chỉ 52 calo và 12,5 carbohydrate nên không gây ảnh hưởng nhiều đến lượng đường huyết trong cơ thể. Nho đen, mâm xôi: đây là 2 loại quả dồi dào vitamin và khoáng chất giúp tăng cường sức khỏe cho người bệnh tiểu đường. Đồng thời, 2 loại quả này cũng nằm trong nhóm trái cây ít carbohydrate. Việt quất: chứa hàm lượng lớn chất xơ, flavonoid, anthocyanins… có lợi cho tim mạch và giảm các biến chứng của bệnh tiểu đường type 2. Trong một cốc việt quất chỉ có 82 calo và 21g carbohydrate. 2.3.TÁO Từ lâu táo đã trở thành một loại trái cây quen thuộc, được sử dụng hằng ngày ở Việt Nam. Táo được biết đến với rất nhiều công dụng cho: hệ thần kinh, tim mạch, tiêu hóa, miễn dịch… Cùng khả năng phòng ngừa táo bón, hỗ trợ một số bệnh lý, cải thiện đường huyết và rất hữu ích với những người muốn giảm cân. Táo tốt cho người tiểu đường Táo chứa rất nhiều chất xơ, các loại vitamin, khoáng chất…. cùng với tỷ lệ nước lên đến 85,56%. Các nghiên cứu chỉ ra rằng trong táo có chứa pectin giúp đào thải độc tố và giảm nhu cầu insulin ở người bệnh tiểu đường lên đến 35%. Loại trái cây tốt cho người bệnh tiểu đường, đặc biệt tiểu đường tuýp 1. Táo có chỉ số đường huyết GI ở mức 38, mức  thấp. Một chế độ ăn với 1-2 quả táo mỗi ngày là lựa chọn vô cùng tuyệt vời. 2.4.LÊ Lê có chỉ số GI là 38. Có nhiều chất xơ, chúng có thể thúc đẩy cảm giác no và do đó giúp giảm cân. Lê cũng chứa vitamin C, vitamin K, cũng như kali và đồng. Chúng rất giàu chất chống oxy hóa polyphenol, có thể tăng cường sức khỏe lâu dài cho bệnh nhân tiểu đường. 2.5.MẬN HẬU Chỉ với 30 calo và 8g carbohydrate, mận xứng đáng nằm trong danh sách trái cây tốt cho người tiểu đường. Bên cạnh đó mận còn chứa hàm lượng không nhỏ các loại vitamin và khoáng chất như vitamin A, vitamin C, đồng, mangan, photpho, magie… giúp tăng cường sức khỏe cho người bệnh. Chưa dừng lại ở đó, mận còn chứa rất nhiều chất chống oxy hóa polyphenol, đặc biệt là anthocyanins giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở người tiểu đường. Mận còn có khả năng kiểm soát lượng đường trong máu do làm tăng nồng độ Adiponectin - một loại hormone giúp làm giảm lượng đường trong máu. 2.6.ỔI Ổi có chứa nhiều vitamin C, chất chống oxy hóa, kali và chất xơ… Do đó loại trái cây thơm ngon này cũng được coi là tốt cho bệnh nhân tiểu đường. Ổi chứa ít calo và được biết đến với công dụng tăng cường khả năng miễn dịch, sức khỏe đường ruột và hỗ trợ giảm cân. Ổi tốt cho người tiểu đường 2.7.QUẢ ĐÀO Với chỉ số GI khoảng 42, đào là một loại trái cây giàu vitamin và các lợi ích sức khỏe khác. Chúng được cho là tốt cho tiêu hóa, sức khỏe tim mạch và làn da. Đào cũng cung cấp một lượng chất xơ và chất chống oxy hóa. 2.8.ĐU ĐỦ Trong một quả đu đủ nhỏ (khoảng 152g) chỉ chứa 59 calo và 15g carbohydrate nên lượng đường huyết sau ăn không thay đổi quá nhiều. Ngoài ra, đu đủ còn chứa hàm lượng lớn chất xơ, vitamin A, vitamin C, kali, Folate (vitamin B9), vitamin B, K, E… và chất chống oxy hóa Lycopene. Chất chống oxy hóa trong đu đủ có tác dụng trung hòa các gốc tự do, tăng cường sức khỏe tim mạch, từ đó ngăn ngừa các biến chứng tim mạch của bệnh tiểu đường. Đu đủ cũng được coi là loại trái cây tuyệt vời giúp cải thiện các triệu chứng trên đường tiêu hóa như táo bón, đầy hơi. 2.9.QUẢ MƠ KHÔ Quả mơ khô có thể là một sự lựa chọn hoàn hảo cho chế độ ăn kiêng cho bệnh tiểu đường. Chúng có chỉ số GI là 32, khá thấp. Hơn nữa, loại trái cây này cũng là nguồn cung cấp sắt, đồng, kali, vitamin A và E dồi dào.  

ĂN CÀ TÍM KHÔNG SỢ CÓ ĐỘC MÀ CÒN CÓ LỢI CHO SỨC KHỎE
02

Th 08

ĂN CÀ TÍM KHÔNG SỢ CÓ ĐỘC MÀ CÒN CÓ LỢI CHO SỨC KHỎE

  • admin
  • 0 bình luận

Cà tím không chỉ là một loại rau phổ biến trong chế độ ăn uống mà còn rất có lợi ích đối với sức khỏe. Tuy nhiên cũng cần lưu ý về những tác hại của việc ăn quá nhiều cà tím. Bài viết dưới đây Hadu sẽ chia sẻ tới bạn ăn cà tím có tốt không?  1.GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG CỦA CÀ TÍM Cà tím là một thành viên của thực vật họ cà, được các nhà nghiên cứu xếp vào nhóm danh sách cây trồng có giá trị do chúng chứa các hợp chất chống oxy hóa anthocyanin đặc biệt có lợi cho sức khỏe.  Cà tím có rất nhiều lợi ích, nó chứa một lượng lớn chất chống oxy hóa, các chất dinh dưỡng thực vật đặc biệt gồm các hợp chất phenolic, flavonoid như nasunin, cũng như nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Theo phân tích thành phần dinh dưỡng, trong 1 cốc cà tím sống (82g) có chứa: 20,5 calo 4,8 carbohydrate 0,1g chất béo 2,5g chất xơ 0,2 miligam mangan (10% giá trị hằng ngày DV) 18 microgam folate (5% DV) 189 miligam kali (5% DV) 2,9 microgam vitamin K (4% DV) 1,8 microgam vitamin C (3% DV) 0,5 miligam niacin (3% DV) 0,1 miligam vitamin B6 (3% DV) 11,5 miligam magie (3% DV) 0,1 miligam đồng (3% DV) Cà tím có hàm lượng calo thấp nhờ hàm lượng chất xơ và nước cao, cho nên đây là thực phẩm lành mạnh tốt cho hệ tiêu hóa và hữu ích cho những người muốn giảm cân. 2.CÁC LỢI ÍCH KHI ĂN CÀ TÍM Cà tím là một loại rau quả rất phổ biến trong ẩm thực Việt Nam, có nhiều công dụng đối với sức khỏe. Tuy nhiên ít người biết rõ về các thành phần dinh dưỡng của cà tím và lợi ích của việc ăn cà tím. Dưới đây là 10 lợi ích tuyệt vời khi ăn cà tím. Món ăn được chế biến từ cà tím Tốt cho tim mạch Trong cà tím có chứa chất xơ, kali, vitamin C, vitamin B6 và chất chống oxy hóa. Những loại chất này đều hỗ trợ sức khỏe tim mạch từ đó giảm nguy cơ gây bệnh tim mạch cho người. Bên cạnh đó cà tím cũng làm giảm cholesterol xấu trong máu giúp giảm nguy cơ mắc bệnh. Giúp xương chắc khỏe Cà tím là một nguồn mangan tốt, một khoáng chất cần thiết cho một số chức năng trong cơ thể con người, bao gồm các quá trình giúp xương khỏe mạnh. Bổ sung mangan có thể làm tăng cả mật độ khoáng xương và quá trình hình thành xương. Do đó cà tím cũng giúp xương chắc khỏe hơn. Tốt cho mắt Cà tím có chứa các chất chống oxy hóa lutein và zeaxanthin. Lutein đóng vai trò trong sức khỏe mắt và nó có thể giúp ngăn ngừa thoái hóa đục thủy tinh thể liên quan đến thị giác, gây mất thị lực ở người cao tuổi. Kiểm soát cân nặng Chất xơ có thể giúp mọi người kiểm soát cân nặng của họ. Một người theo chế độ ăn nhiều chất xơ ít có khả năng ăn quá nhiều, vì chất xơ có thể giúp một người cảm thấy no lâu hơn. Cà tím chứa chất xơ và ít calo - chúng có thể đóng góp vào chế độ ăn ít calo, lạnh mạnh do đó cà tím hỗ trợ giảm cân nếu biết chế biến bằng những phương pháp không sử dụng dầu mỡ như luộc, hấp… Ngăn ngừa suy giảm trí nhớ Nasunin là một loại anthocyanin trong vỏ cà tím, có thể giúp bảo vệ màng tế bào não khỏi bị hư hại do các gốc tự do gây ra. Anthocyanin cũng giúp ngăn ngừa viêm thần kinh và tạo điều kiện cho máu lưu thông lên não. Điều này có thể giúp ngăn ngừa mất trí nhớ và các khía cạnh khác nhau của sự suy giảm tinh thần liên quan đến tuổi tác. Giảm nguy cơ bị bệnh ung thư Các polyphenol trong cà tím có thể giúp bảo vệ cơ thể khỏi ung thư. Anthocyanin và axit chlorogenic bảo vệ tế bào khỏi bị hư hại do các gốc tự do gây ra. Về lâu dài, điều này có thể giúp ngăn chặn sự phát triển của khối u và sự lây lan của các tế bào ung thư. Cải thiện tiêu hóa Chất xơ trong cà tím có thể giúp giữ cho hệ tiêu hóa của bạn luôn khỏe mạnh. Chất xơ là phần khó tiêu hóa của carbohydrate. Nó giúp điều hòa ruột bằng cách điều chỉnh lượng thức ăn vào, tiêu hóa, hấp thụ, chuyển hóa. Chống oxy hóa Vỏ của cà tím có chứa anthocyanin, khiến chúng có màu tím. Anthocyanin đã được chứng minh là có khả năng chống oxy hóa. Đây là dưỡng chất tuyệt vời chống lại các gốc tự do, bảo vệ tế bào bằng cách làm chậm sự lão hóa tế bào. Ngoài ra nó còn giúp loại bỏ chất độc ra khỏi cơ thể.  

TOP 8 THỰC PHẨM GIÀU SẮT
02

Th 08

TOP 8 THỰC PHẨM GIÀU SẮT

  • admin
  • 0 bình luận

Sắt là khoáng chất thiết yếu đối với cơ thể, nếu thiếu hụt sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng. Việc bổ sung đầy đủ các thực phẩm giàu sắt hay thực phẩm chứa nhiều sắt trong chế độ ăn hằng ngày là rất quan trọng. Cơ thể con người không tự sản xuất được sắt, ngược lại còn làm “tiêu hao” chúng trong một số trường hợp như chu kỳ kinh nguyệt, đi đại tiện… Sắt được cơ thể sử dụng để sản xuất hemoglobin (huyết sắc tố) - một protein có chứa sắt trong RBCs (tế bào hồng cầu), giúp máu vận chuyển oxy đến tất cả mọi tế bào, mô, cơ quan trong cơ thể. Nếu thiếu thực phẩm giàu sắt đặc biệt trong thời gian dài, sẽ gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như thiếu máu do thiếu sắt, suy giảm hệ miễn dịch, dễ mắc các bệnh nhiễm trùng, và bệnh ở đường tiêu hóa, hô hấp, yếu cơ, kỹ năng vận động kém…. Theo đó việc thực hiện chế độ ăn uống hằng ngày tăng cường các thực phẩm nhiều sắt hay thức ăn chứa nhiều sắt rất quan trọng. Hãy cùng Hadu tìm hiểu các loại thực phẩm bổ sung sắt cho cơ thể qua bài viết dưới đây nhé! 1.VAI TRÒ CỦA SẮT ĐỐI VỚI CƠ THỂ Sắt là một khoáng chất có nhiệm vụ vận chuyển oxy trong máu đến các cơ quan, tế bào trong cơ thể. Đây là một trong nhiều vi chất vô cùng quan trọng đối với sức khỏe con người nên việc bổ sung sắt đầy đủ rất cần thiết. Không chỉ với người trưởng thành mà phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ hay cả người già thì sắt luôn đóng vai trò quan trọng không chỉ trong quá trình tạo máu mà còn có nhiều vai trò giúp cơ thể khỏe mạnh hơn. Sắt giúp tế bào hồng cầu khỏe mạnh Theo các chuyên gia cho biết đến 70% sắt trong cơ thể đều nằm trong các tế bào hồng cầu và gần một nửa tế bào trong cơ thể giúp chúng ta chính là tế bào hồng cầu. Sắt chính là thành phần chính để tạo nên một loại protein là hemoglobin, đây cũng là thành phần chính của tế bào hồng cầu. Loại protein sắt này có vai trò vận chuyển oxy trong máu đến các mô giúp cơ thể khỏe mạnh. Cải thiện cơ bắp Sắt không chỉ là thành phần chính của hemoglobin giúp cơ thể vận chuyển oxy đến các mô mà còn có trong myoglobin có chức năng chấp nhận, lưu trữ, vận chuyển và giải phóng oxy trong các tế bào, đặc biệt là cơ bắp. Sắt chính là một trong những yếu tố giúp cơ bắp rắn chắc và mạnh mẽ nên việc cung cấp đủ hàm lượng sắt sẽ giúp cho cơ bắp của bạn có độ đàn hồi và chắc khỏe. Tăng cường chức năng nhận thức Một vai trò quan trọng khác của sắt đó là vận chuyển oxy cho các cơ quan trong cơ thể đặc biệt là não bộ. Não cần oxy để thực hiện các chức năng điều khiển cơ thể và nồng độ oxy ảnh hưởng rất lớn đến khả năng nhận thức của trẻ nhỏ. Khi não được cung cấp đủ oxy và lưu lượng máu thì chức năng nhận thức sẽ tăng cường, đồng thời sản sinh các nơ ron thần kinh mới giúp con người minh mẫn hơn. Tăng cường hệ thống miễn dịch Sắt là một trong những chất dinh dưỡng quan trọng tham gia vào quá trình tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể chúng ta. Nếu thiếu sắt thì đồng nghĩa với việc hệ miễn dịch của cơ thể sẽ bị suy yếu rất nhiều. Sắt tham gia sản sinh các tế bào bạch cầu và tế bào T-Lymphocytes có vai trò chống lại sự tấn công của vi khuẩn nếu thiếu sắt hệ miễn dịch sẽ yếu đi tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể khiến hệ thống miễn dịch yếu đi gây ra bệnh tật. Điều chỉnh nhiệt độ cơ thể Sắt còn là chất hỗ trợ rất quan trọng trong quá trình điều chỉnh nhiệt độ cơ thể. Sắt tham gia vào việc chuyển hóa các enzyme nên làm tăng khả năng hấp thụ của cơ thể từ đó giữ ổn định nhiệt độ cơ thể theo thời tiết khác nhau. Duy trì năng lượng cho cơ thể Sắt góp phần quan trọng trong quá trình vận chuyển hóa năng lượng bên trong cơ thể con người. Quá trình này chính là quá trình giải phóng từ những thực phẩm tiêu thụ hằng ngày và phân phối đến các bộ phận trên cơ thể. Nếu thiếu sắt sẽ dần dẫn đến thiếu máu nên việc hấp thu dưỡng chất từ thực phẩm cũng bị hạn chế, từ đó các bộ phận trên cơ thể cũng không được cung cấp đủ năng lượng dẫn đến mệt mỏi, ảnh hưởng đến cuộc sống và công việc của bạn. 2.CÁC THỰC PHẨM NHIỀU SẮT NÊN BỔ SUNG Các loại hạt Các loại hạt như óc chó, quả phỉ, hạt thông, hạnh nhân, lạc, hạt điều mà chúng ta thêm vào khẩu phần ăn hằng ngày sẽ giúp bữa ăn của bạn phong phú hơn. Với 100g hạt cung cấp 3,7mg chất sắt cho cơ thể. Các loại hạt có chứa nhiều sắt Động vật thân mềm Những loại động vật thân mềm như sò, trai, hàu, điệp, ốc… không chỉ giúp bạn tạo ra những món ăn lạ miệng, hấp dẫn mà còn chứa hàm lượng sắt rất lớn. Hãy thêm vào chế độ ăn uống hằng ngày để đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể. Gan động vật Một số bộ phận trong cơ thể động vật như gan, lòng, cổ, cánh và chân là một trong những bộ phận cung cấp sắt heme tốt nhất, ngoài ra các loại thịt này còn chứa nhiều khoáng chất, vitamin và các loại protein cần thiết khác. Trong gan bò còn chứa hàm lượng sắt cực kỳ cao với hàm lượng 5mg mỗi miếng, lượng sắt này chiếm đến ¼ nhu cầu bổ sung khoáng chất hằng ngày của một người trưởng thành. Gan lợn lại là một sự lựa chọn quá hoàn hảo bởi nó có độ nạc nhẹ và chứa hàm lượng sắt cũng như vitamin C cao hơn gan bò.  Tuy gan chứa nhiều sắt và các khoáng chất tốt cho cơ thể nhưng chúng có chứa hàm lượng cholesterol cao nên bạn cũng chỉ nên ăn ở mức độ vừa phải mà thôi. Đặc biệt đối với phụ nữ mang thai cũng nên hạn chế việc lạm dụng gan động vật vào cơ thể vì gan chứa nhiều vitamin A khả năng cao gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi. Thịt đỏ Một trong những loại thực phẩm giàu sắt phải kể đến các loại thịt đỏ. Một số loại thịt có màu đỏ tươi như thịt heo, thịt bò rất giàu dinh dưỡng và là một nguồn thực phẩm giàu protein và sắt rất tốt cho cơ thể. Thịt đỏ có chứa nhiều sắt Với 100gr thịt cho bữa ăn hằng ngày bạn đang dung nạp cho cơ thể 2,7gr sắt và còn có thêm những chất dinh dưỡng khác như protein, selen và vitamin B giúp tăng năng lượng cho cơ thể. Theo nhiều nghiên cứu y khoa cho thấy, những người có thói quen ăn các loại thịt đỏ, các loại cá và thịt gia cầm còn có khả năng giữ sắt tốt hơn và có ít nguy cơ thiếu máu, thiếu sắt. Các loại cá Một số là nguồn thức ăn chứa nhiều sắt, có thể kể đến như: cá nục (chứa 3,25mg sắt), cá thu đao (chứa 3mg sắt), cá trích (chứa 2,8mg sắt), cá ngừ (chứa 1,4mg sắt).... Không chỉ chứa sắt trong thành phần các loại cá cũng chứa nhiều axit béo omega-3, selen, vitamin B12… rất tốt cho sức khỏe hệ tim mạch, hệ miễn dịch, hệ thần kinh…. Đậu nành, đậu lăng và các loại đậu Tương tự các loại ngũ cốc, các loại đậu như đậu Hà Lan, đậu nành, đậu lăng,... là các thực phẩm chứa nhiều sắt. Theo tính toán, nếu tiêu thụ một cốc đậu lăng chín 198g cơ thể sẽ được cung cấp khoảng 6,6mg sắt, tương đương 37% D, đậu trắng 6,8mg, đậu Hà Lan (4,4mg), hạt điều (3,8mg)... Không chỉ chứa chất sắt mà còn có đầy đủ vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể như kali, magie, folate cho cơ thể rất tốt. Do đó chúng xứng đáng có mặt trong thực đơn cho người thiếu sắt với mật độ thường xuyên. Bông cải xanh Thuộc thành viên họ rau cải, bông cải xanh là thực phẩm giàu chất sắt. Trong 100g bông cải xanh chứa tới 2,7mg sắt, vitamin C giúp hỗ trợ hấp thu sắt hiệu quả, chất xơ, folate, vitamin K… Các loại rau củ Các loại rau như rau dền đỏ (chứa tới 5,4mg sắt), rau đay (chứa 7,7mg sắt), cần tây (chứa 8mg sắt), khoai sọ (chứa 1,5mg sắt)... cũng được xếp vào danh sách các thực phẩm giàu sắt được chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng thường xuyên. Có thể nấu canh những loại rau này cùng tôm, thịt bò, thịt heo… để tăng cường bổ sung lượng sắt từ thực phẩm cho cơ thể.  

THỜI ĐIỂM ĂN SÁNG TỐT NHẤT ĐỂ GIẢM CÂN HIỆU QUẢ
01

Th 08

THỜI ĐIỂM ĂN SÁNG TỐT NHẤT ĐỂ GIẢM CÂN HIỆU QUẢ

  • admin
  • 0 bình luận

Để giảm cân, nhiều người lên hẳn thực đơn, tuân theo chế độ ăn kiêng khác nhau. Nhưng bạn có bao giờ tự hỏi thời điểm ăn lúc nào là tốt nhất cho việc giảm cân chưa? Theo các nghiên cứu chìa khóa giúp bạn giảm cân thành công nằm ở thời gian của các bữa ăn trong ngày mà bạn tuyệt đối không nên bỏ qua. THỜI ĐIỂM ĂN SÁNG TỐT NHẤT LÀ 9H Theo tiến sĩ Phelan, thời điểm ăn sáng tốt nhất để giảm cân là 9h. “Đối với nhiều người, thời gian này sẽ muộn hơn so với thời điểm ăn sáng bình thường của họ nhưng nó sẽ làm giảm khoảng cách giữa bữa sáng và bữa trưa. Điều này giúp giảm việc ăn vặt giữa bữa sáng và bữa trưa, giảm lượng calo nạp vào cơ thể.” Ngoài ra mốc thời gian ăn sáng này còn có liên quan đến phương pháp nhịn ăn gián đoạn. Kiểu nhịn ăn gián đoạn phổ biến và đạt hiệu quả cao là 16:8. Theo đó, bạn chỉ ăn trong khung thời gian 8 tiếng và nhịn hoàn toàn trong 16 tiếng. Theo phương pháp nhịn ăn 16:8, nếu bạn ăn bữa tối vào lúc 17h thì bữa ăn đầu tiên vào sáng hôm sau là vào lúc 9h. Nghiên cứu đã chỉ ra, nhịn ăn gián đoạn không chỉ giúp giảm lượng calo cung cấp cho cơ thể mà còn giúp tăng trao đổi chất, từ đó hỗ trợ giảm cân nhanh chóng. Ngoài ra nhịn ăn gián đoạn có tác dụng ổn định đường huyết, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Nhịn ăn gián đoạn 16:8 là một cách cải thiện sức khỏe bền vững, an toàn, dễ thực hiện khi kết hợp với chế độ ăn uống dinh dưỡng và lối sống lành mạnh. LỰA CHỌN BỮA ĂN SÁNG TỐT NHẤT ĐỂ GIẢM CÂN Không chỉ thời điểm ăn sáng ảnh hưởng đến quá trình giảm cân, việc lựa chọn bữa ăn phù hợp cũng sẽ thúc đẩy giảm béo hiệu quả. Theo đó, bữa ăn phải có đủ các nhóm thực phẩm như protein, carb, chất xơ. Ví dụ về một số tùy chọn:  -Bánh mì, sữa đậu và rau củ. -Yến mạch thực vật với sữa hoặc sữa tách bơ. -Burger đậu phụ với sữa. Về cơ bản bạn có thể lên thực đơn sáng giảm cân dựa vào các thực phẩm sau đây: trứng, yến mạch, sữa chua, mầm lúa mì, chuối, sinh tố, trà xanh. LƯU Ý KHI ĂN SÁNG ĐỂ GIẢM CÂN Biết được nên ăn sáng mấy giờ để giảm cân, nhiều người áp dụng đúng giờ nhưng cảm thấy vẫn rất khó giảm cân. Thực tế là những gì bạn ăn cũng sẽ ảnh hưởng lớn đến quá trình đốt cháy calo này. Bởi vậy hãy lưu ý những điểm sau khi ăn sáng nếu muốn giảm cân: Không bỏ bữa sáng Nhiều người cho rằng nhịn ăn buổi sáng sẽ giúp cơ thể giảm béo nhanh hơn. Thế nhưng, quan điểm này hoàn toàn sai lầm vì bạn để cơ thể mình quá đói sẽ dẫn đến tình trạng ăn không kiểm soát vào các bữa sau đó. Việc ăn nhiều vào bữa tối để nhịn ăn vào bữa sáng gây dư thừa calo, biến nó thành mỡ thừa. Do đó, tốt nhất là bạn không nên bỏ bữa sáng, mà hãy ăn vừa đủ, vừa để hỗ trợ kiểm soát cơn đói, vừa giúp cơ thể có năng lượng để hoạt động cả ngày. Bổ sung nhiều chất xơ Chất xơ có vai trò quan trọng trong việc giúp bạn nhanh no và làm sạch cho hệ tiêu hóa. Nhiều khuyến cáo cho thấy việc ăn 8g chất xơ vào bữa sáng có thể hỗ trợ quá trình giảm cân của bạn. Ngoài ra bạn cũng nên ăn chất xơ vào các bữa chính - phụ còn lại trong ngày. Đảm bảo lượng protein Protein là dưỡng chất có thể hỗ trợ giảm cân an toàn. Bạn không nên loại bỏ hoàn toàn protein ra khỏi bữa ăn. Thay vào đó hãy chọn lọc các thực phẩm giàu đạm nhưng ít calo để bổ sung cho cơ thể.  Hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ Dù là bữa sáng hay bất kỳ bữa ăn nào trong ngày, bạn cũng không nên ăn đồ nhiều dầu mỡ. Các đồ chiên rán sẽ gây tích tụ chất béo và khiến bạn rất khó để giảm cân. Chia nhỏ bữa ăn trong ngày Ngoài 3 bữa chính trong ngày, bạn nên có thêm 2 bữa phụ với những thực phẩm hỗ trợ giảm cân. Cách chia nhỏ bữa ăn vừa có thể giúp bạn tiêu hóa dễ hơn, vừa có thể giúp bạn ổn định đường huyết trong ngày. Nhờ đó, cơ thể tránh nguy cơ mệt mỏi, ợ nóng gây khó chịu. Ngoài ra đây cũng là mẹo tuyệt vời giúp kiểm soát cân nặng của bạn. Uống đủ nước mỗi ngày Uống đủ nước mỗi ngày là điều chúng ta nên làm vừa để tốt cho sức khỏe vừa hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn. Đặc biệt nếu muốn giảm cân, bạn nên uống một cốc nước trước khi ăn để tạo cảm giác no khiến bạn ăn ít hơn trong bữa ăn.  

Đối tác chiến lược

Hotline 1900 633 486
popup

Số lượng:

Tổng tiền: