Cà tím không chỉ là một loại rau phổ biến trong chế độ ăn uống mà còn rất có lợi ích đối với sức khỏe. Tuy nhiên cũng cần lưu ý về những tác hại của việc ăn quá nhiều cà tím.
Bài viết dưới đây Hadu sẽ chia sẻ tới bạn ăn cà tím có tốt không?
1.GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG CỦA CÀ TÍM
Cà tím là một thành viên của thực vật họ cà, được các nhà nghiên cứu xếp vào nhóm danh sách cây trồng có giá trị do chúng chứa các hợp chất chống oxy hóa anthocyanin đặc biệt có lợi cho sức khỏe.
Cà tím có rất nhiều lợi ích, nó chứa một lượng lớn chất chống oxy hóa, các chất dinh dưỡng thực vật đặc biệt gồm các hợp chất phenolic, flavonoid như nasunin, cũng như nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
Theo phân tích thành phần dinh dưỡng, trong 1 cốc cà tím sống (82g) có chứa:
- 20,5 calo
- 4,8 carbohydrate
- 0,1g chất béo
- 2,5g chất xơ
- 0,2 miligam mangan (10% giá trị hằng ngày DV)
- 18 microgam folate (5% DV)
- 189 miligam kali (5% DV)
- 2,9 microgam vitamin K (4% DV)
- 1,8 microgam vitamin C (3% DV)
- 0,5 miligam niacin (3% DV)
- 0,1 miligam vitamin B6 (3% DV)
- 11,5 miligam magie (3% DV)
- 0,1 miligam đồng (3% DV)
Cà tím có hàm lượng calo thấp nhờ hàm lượng chất xơ và nước cao, cho nên đây là thực phẩm lành mạnh tốt cho hệ tiêu hóa và hữu ích cho những người muốn giảm cân.
2.CÁC LỢI ÍCH KHI ĂN CÀ TÍM
Cà tím là một loại rau quả rất phổ biến trong ẩm thực Việt Nam, có nhiều công dụng đối với sức khỏe. Tuy nhiên ít người biết rõ về các thành phần dinh dưỡng của cà tím và lợi ích của việc ăn cà tím. Dưới đây là 10 lợi ích tuyệt vời khi ăn cà tím.
Món ăn được chế biến từ cà tím
Tốt cho tim mạch
Trong cà tím có chứa chất xơ, kali, vitamin C, vitamin B6 và chất chống oxy hóa. Những loại chất này đều hỗ trợ sức khỏe tim mạch từ đó giảm nguy cơ gây bệnh tim mạch cho người. Bên cạnh đó cà tím cũng làm giảm cholesterol xấu trong máu giúp giảm nguy cơ mắc bệnh.
Giúp xương chắc khỏe
Cà tím là một nguồn mangan tốt, một khoáng chất cần thiết cho một số chức năng trong cơ thể con người, bao gồm các quá trình giúp xương khỏe mạnh. Bổ sung mangan có thể làm tăng cả mật độ khoáng xương và quá trình hình thành xương. Do đó cà tím cũng giúp xương chắc khỏe hơn.
Tốt cho mắt
Cà tím có chứa các chất chống oxy hóa lutein và zeaxanthin. Lutein đóng vai trò trong sức khỏe mắt và nó có thể giúp ngăn ngừa thoái hóa đục thủy tinh thể liên quan đến thị giác, gây mất thị lực ở người cao tuổi.
Kiểm soát cân nặng
Chất xơ có thể giúp mọi người kiểm soát cân nặng của họ. Một người theo chế độ ăn nhiều chất xơ ít có khả năng ăn quá nhiều, vì chất xơ có thể giúp một người cảm thấy no lâu hơn. Cà tím chứa chất xơ và ít calo - chúng có thể đóng góp vào chế độ ăn ít calo, lạnh mạnh do đó cà tím hỗ trợ giảm cân nếu biết chế biến bằng những phương pháp không sử dụng dầu mỡ như luộc, hấp…
Ngăn ngừa suy giảm trí nhớ
Nasunin là một loại anthocyanin trong vỏ cà tím, có thể giúp bảo vệ màng tế bào não khỏi bị hư hại do các gốc tự do gây ra. Anthocyanin cũng giúp ngăn ngừa viêm thần kinh và tạo điều kiện cho máu lưu thông lên não. Điều này có thể giúp ngăn ngừa mất trí nhớ và các khía cạnh khác nhau của sự suy giảm tinh thần liên quan đến tuổi tác.
Giảm nguy cơ bị bệnh ung thư
Các polyphenol trong cà tím có thể giúp bảo vệ cơ thể khỏi ung thư. Anthocyanin và axit chlorogenic bảo vệ tế bào khỏi bị hư hại do các gốc tự do gây ra. Về lâu dài, điều này có thể giúp ngăn chặn sự phát triển của khối u và sự lây lan của các tế bào ung thư.
Cải thiện tiêu hóa
Chất xơ trong cà tím có thể giúp giữ cho hệ tiêu hóa của bạn luôn khỏe mạnh. Chất xơ là phần khó tiêu hóa của carbohydrate. Nó giúp điều hòa ruột bằng cách điều chỉnh lượng thức ăn vào, tiêu hóa, hấp thụ, chuyển hóa.
Chống oxy hóa
Vỏ của cà tím có chứa anthocyanin, khiến chúng có màu tím. Anthocyanin đã được chứng minh là có khả năng chống oxy hóa. Đây là dưỡng chất tuyệt vời chống lại các gốc tự do, bảo vệ tế bào bằng cách làm chậm sự lão hóa tế bào. Ngoài ra nó còn giúp loại bỏ chất độc ra khỏi cơ thể.